Powered By Blogger
TẠI SAO NGÀY 19.5 ĐƯỢC CHO LÀ NGÀY
 SINH NHẬT CỦA HỒ CHÍ MINH??
Nhân vật Hồ chí Minh mà đảng csVN từng hổn xược vinh danh là "cha già dân tộc", một con người cho tới nay theo các tài liệu được công bố trên Internet, là Thiếu Tá Hồ Quang của quân đội nhân dân Trung Quốc, chứ nào phải là người VN. Trong cuộc đời hoạt động của HCM người dân hết sức ngạc nhiên với con người mang hàng trăm tên tuổi khác nhau, ông từ chối luôn cái tên cúng cơm do cha mẹ dặt ra, một đứa con hết sức bất hiếu vậy mà đảng thêu ra dệt nhiều huyền thoại, nay được phơi bày trước ánh sáng. Bác là một thứ dzõm từ tóc đến móng chân, xét cho cũng bác chẳng có gì là thật cả. Tên cũng giả, tuổi cũng giã, lý lịch hoàn toàn dõm. Vua đạo văn, trùm sát nhân được thế giới xếp hạng thứ 13 của thế kỷ 20, dâm ô không biết bao thiếu nữ mà chỉ biết được biết qua vài vụ bị bại lộ. Con rơi con rớt từ đầu trên xóm dưới....Một tên tội đồ dân tộc, tay sai ngoại bang mang tà thuyết không tưởng gieo tan tác cảnh nội chiến tương tàn. Tội ác này không sao kể hết được.
Trong cuốn Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại, ông Trần Gia Phụng khẳng định: "Tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành, thực chất không có gì hay ho đẹp đẽ như Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền, mà ngược lại chỉ là tuổi trẻ của con người tầm thường hơn rất nhiều tuổi trẻ của nhiều thế hệ sau Hồ". Cụ thể, trang 140, ông viết:
"Người ta có thể đi đến kết luận rằng trong khoảng thời gian 1908-1911, Thành là một lãng tử vô định. Việc học hành lỡ dở, gia cảnh ly tán vì người cha rượu chè bê tha, hung dữ, cậu đã vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của một người dưới phố. Có thể cậu đã theo cha vào Nam, học nghề bốc thuốc. Hoặc đã làm chân phụ bếp cho một khách sạn người Hoa, hay thư ký của một đồn điền nào đó. Trong một phút phẫn chí vì thất tình với một cô bán cơm chợ Đa Kao, cậu đã đăng ký làm bồi tàu, hy vọng cuộc sống phiêu lưu trôi nổi nơi đất lạ sẽ giúp quên đi dĩ vãng, phó mặc mọi sự, sống nổi trôi theo dòng đời. Ước muốn tìm "chân lý" giải phóng đất nước, nếu có, cũng chỉ thoáng hiện, thoáng biến, mập mờ hư ảnh."
Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), Hồ Chí Minh (HCM) sinh ngày 19-5-1890.  Tuy nhiên, trong đơn xin vào học Trường Thuộc Địa Paris (Pháp) năm 1911, lúc đó HCM có tên là Nguyễn Tất Thành, đã tự viết tay là ông sinh năm 1892.  Trong đơn gia nhập hội Tam Điểm Paris năm 1922, do một người thợ chạm tên là Boulanger giới thiệu, HCM lúc đó lấy tên Nguyễn Ái Quấc (Quốc), tự đề là sinh ngày 15-2-1895. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie colonial”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, tr. 105). Người ta còn tìm thấy trong một căn cước của Nguyễn Ái Quốc còn lưu ở Pháp thì ghi là 15.1.1894.   
  
Riêng về ngày sinh nhật của bác, đảng cũng mập mờ về cái ngày ra đời của bác, nên đành lấy cái ngày đón tên thực dân Pháp - Cao Uỷ Đông Dương đến Hà Nội là ngày 19.5.1946 làm ngày sinh nhật của bác.
Theo tài liệu được ghi trong Britain in Vietnam, Prelude to Disaster, 1945-1946 của tác giả Peter Neville:" On 18 May, d’Argenlieu made a visit to Hanoi to talk about the forthcoming peace talks. He was greated at the airport by Valluy, the Chinese General Lu Han, Giap. D’Argenlieu noticed how the local colons were smiling and applauding on his route into Hanoi. He met Ho Chi Minh the next day." - Vào ngày 18/5, d’Argenlieu đến viếng Hà Nội để nói về cuộc nói chuyện về hòa bình sắp diễn ra. Ông đã được tiếp đón tử tế tại phi trường bởi ông Valluy, Lữ Hán, Giáp. D’Argenlieu để ý thấy những người dân trong vùng mỉm cười vỗ tay trên đường ông tới Hà Nội. Ông đã gặp Hồ Chí Minh ngày hôm sau.

Ông Vũ thư Hiên từng viết trong cuốn " Đêm giửa ban ngày", ông cũng từng khẳn định: "ngày 19.5 không phải là ngày sinh của ông Hồ chí Minh". Ngày này chính là ngày mà Hồ Chí Minh tổ chức để đón tiếp đô đốc Georges Thierry d’ Argenlieu tới thăm Hà Nội - D’Argenlieu là cao uỷ Pháp tại Đông Dương. Trước đó vào ngày 6.3.1946 Hồ Chí Minh đã từng ký  "hiệp định Sơ bộ" giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh. Qua HĐ đó đặt Việt Nam nằm trong Liên Bang Đông Dương, thuộc Liên Hiệp Pháp. 
D’Argenlieu là đại diện của chính phủ Pháp tại Đông Dương, đứng đầu Liên bang Đông Dương, vì thế khi ông này có ý định đi thăm các nước thuộc địa trong địa bàn Đông Dương là Cam Bốt và Lào trước đó và ngày ra thăm Hà Nội là ngày 19.5.1946. Thế nên HCM phải cho treo cờ để đón tiếp D’Argenlieu-tên thực dân Pháp đứng đầu ở Đông Dương. Tuy nhiên vào thời điểm đó nếu HCM nói treo cờ để đón Cao Uỷ thực dân Pháp sẽ không được ai hưởng ứng và còn bị đồng bào lên án là phản bội lại quyền lợi quốc gia vì đã rước Pháp trở lại VN, nên HCM mượn cớ treo cờ mừng sinh nhật của mình, để tránh sự bất bình của dân chúng vì lúc đó tinh thần chống Pháp của dân chúng đang dâng trào rất cao. Mặt khác  ngày 19-5 cũng là ngày ra mắt Mặt Trận Việt Minh năm 1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng. 

Như thế, ngày 19-5 không phải là ngày sinh của HCM mà vì lý do chính trị, HCM và nhà cầm quyền VM công bố ngày nầy để treo cờ, đón tiếp cao ủy Pháp tại Đông Dương, đô đốc D’Argenlieu. Từ đó, đảng CSVN chọn luôn ngày nầy là ngày sinh nhật bất đắt dỉ của HCM. Một cú bịp đồng bào miền bắc trong việc rước thực dân Pháp trở lại VN sau khi ký hiệp định bán nước được gọi là " Hiệp Định sơ bộ 6.3.1946". 


Mục tiêu của Hồ là muốn được phe cộng sản Pháp công nhận chính phủ do ông thành lập là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Thứ đến, Hồ Chí Minh chấp nhận cho 15 ngàn quân Pháp đóng ở miền Bắc mà không gì hơn là dùng bàn tay Pháp để triệt tiêu các đảng phái quốc gia, và việc này lịch sử đã ghi rõ. Khi bị lên án về việc Hồ Chí Minh bán nước, Hồ lại viện cớ là mang Pháp về để thay thế quân Tưởng Giới Thạch, trong khi Pháp và phe Tưởng đã ký với nhau một thỏa thuận ngày 28/2/1946, trong đó quân Tưởng cam kết rút khỏi miền Bắc (khi làm tròn phận sự giải giới tàn quân Nhật mà thế giới đã giao cho sau đệ II thế chiến) bắt đầu ngày 15/3/1946, chậm lắm là đến  cuối tháng ba.

 ĐẢNG LỪA DÂN VỀ VIỆC "HCM LÀ DANH NHÂN VĂN HOÁ"


Người Việt tự do tại Pháp và một số các quốc gia khác đã tập hợp được một Tổ chức thành hình dưới tên gọi là Uỷ ban tố cáo tội ác Hồ Chí Minh, gọi tắt là Uỷ ban. Ông Nguyễn văn Trần (một tác giả quen thuộc của Đàn Chin Việt ) được tín nhiệm làm Tổng thư ký của Ủy ban gồm hơn mươi người. UB kêu gọi được 30 ngàn lá thư của người Việt tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi gởi về Ủy ban hoặc gởi thẳng tới UNESCO đồng thanh lên tiếng phản đối UNESCO tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 sinh nhật cho Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/1990), một tội phạm chống nhân loại. Ủy ban quả quyết với UNESCO là ngày 19/05 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh, với dẫn chứng ngày 19/05 không có trong những ngày sinh khác nhau do chính tay ông khai với Chánh phủ Pháp. Ủy ban cũng không quên nhắc lại ngày chết của Hồ Chí Minh là ngày 02/09/1969 bị đảng cộng sản sửa đổi. UNESCO là Cơ quan quốc tế về Văn Hóa, Khoa Học không thể chấp nhận sự gian dối của Hà Nội để ghi ngày 19/05 là ngày sinh của Hồ Chí Minh. 

Về văn hóa, Ủy ban phê phán những bản văn của Hồ Chí Minh viết chỉ có giá trị văn thư hành chánh, hoàn toàn không có giá trị văn học. Riêng tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, tức thơ trong Tù, nói là của Hồ Chí Minh, thật ra không phải của Hồ Chí Minh. Điều này được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh hoàn toàn thuyết phục.

Ủy Ban vận động sự ủng hộ của chánh giới Pháp như các Dân biểu, Thượng Nghị sĩ. Đặc biệt, Ủy Ban được sự nhiệt tình yểm trợ của Hội Cựu chiến binh và Bạn Đông dương (ANAI), đứng đầu là Trung tướng Guy Simon.

Các chánh khách Pháp, theo lời yêu cầu của Ủy Ban, viết thư can thiệp với Chánh quyền Pháp, với tư cách nước chủ nhà đón nhận trụ sở UNESCO tọa lạc tại Paris, bày tỏ thái độ khó chịu vì những tội ác của Hồ Chí Minh đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, mà những tội ác này ngày nay bị xếp vào tội chống nhân loại nên UNESCO, một cơ quan Văn Hóa và Khoa Học không thể tổ chức lễ kỷ niệm cho người ấy được. 

Đến trước ngày 19/05/1990, ông Nguyễn văn Trần, Tổng thư ký Ủy Ban được một vị Đại diện UNESCO mời đến để thông báo quyết định của UNESCO là không thi hành Quyết nghị số 126 EX/25 Add.3, ngày 25/04/1987, Paris. Bởi Văn phòng UNESCO không có quyền hủy bỏ một Quyết nghị của Đại Hội Đồng. UNESCO chỉ cho Sứ quán Hà Nội thuê một phòng trong trụ sở để tự tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho Hồ Chí Minh. UNESCO không cử người tham dự. Thành phố Paris, Chánh phủ Pháp không tham dự. Xem bài viết của sử gia Trần Gia Phụng: http://www.geocities.ws/xoathantuong/tgp_unesco.htm

UNESCO chưa từng trao tặng danh hiệu "danh nhân văn hóa thế giới" cho bất cứ ai cả. Nếu là "danh hiệu" thì theo thông lệ của UNESCO, phải có một trong các dấu hiệu sau:

– Bằng chứng nhận, bằng công nhận, bằng tưởng lệ
– Huy chương, huy hiệu, biểu tượng.

Cộng sản VN chưa bao giờ chưng ra được bằng chứng nhận hay Huy chương, huy hiệu của Unesco vinh danh cho HCM. Về việc tổ chức lễ kỷ niệm như vậy đã được UNESCO thực hiện từ năm 1954. Từ năm 1962, UNESCO lên kế hoạch kỷ niệm từng 2 năm một. Việc chọn kỷ niệm ai hoặc sự kiện lịch sử gì là do các nước thành viên UNESCO đề nghị, UNESCO chỉ nhận hồ sơ hợp lệ thì chấp thuận và lên một danh sách chung theo từng năm, chuyển cho các nước thành viện UNESCO.

Dù cho sự thật là vậy nhưng cho tới nay bọn đầu lĩnh Ba Đình vẩn trân tráo đánh lừa dư luận là UNESCO "tôn vinh Hồ Chí Minh". Bản chất của cộng sản là như vậy! Xem truyền hình VTV1 vẩn láo khoét với mọi người về cái gọi là:"30 năm UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh" nguồn:  https://www.youtube.com/watch?v=thExBLpm48U

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Tổ Chức UNESCO Không Vinh Danh Hồ Chí Minh  
2.Tội ác hữu hình, vô hình của Hồ Chí Minh
3.Hồ Chí Minh Có Bao Nhiêu Tên Gọi, Bút Danh, Bí Danh?
4.13 Deadliest Dictators - 13 Tên Độc Tài Khát Máu Nhất, HCM có trong danh sách này. Nguồn:http://www.thedailybeast.com/galleries/2011/10/21/the-20th-century-s-deadliest-dictators-photos.html
5. Tại Sao Có Ngày Sinh Nhật HCM 19/5/1946 tại Hà Nội?

Biên khảo chính trị Hậu duệ VNCH - Lý Bích Thuỷ 18.5.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét