Powered By Blogger
Văn Hóa ăn mặc của người phụ nữ Sài Gòn 
và Hà nội trong cùng thời gian. 
Người miền Sài Gòn cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Đất nước Việt Nam chia thành nhiều vùng miền rõ rệt trong đó có người của hai thủ đô trước 1975 đó là Sài Gòn và Hà Nội, những nơi đó có hai thứ văn hóa đặc thù rất cách biệt. Sự phân chia này ảnh hưởng rõ ràng đến lối sống và văn hóa mỗi nơi một khác. Ngay cả từ cách ăn mặc cho đến cách nói, những ngôn ngữ giao tiếp từ Bắc vào Nam đều có sự khác biệt rất lớn. Người Sài Gòn trong phong cách ứng xử  rất văn minh, lịch sự nhã nhặn hiếu khách hơn người Hà Nội.

Cái phồn vinh sung túc của người Sài Gòn được người Hà Nội trong Bắc Bộ Phủ gọi phồn vinh giả tạo (?!), cách nói này được thoát ra từ các bộ óc ích kỷ ganh tị vì thua kém Sài Gòn về mọi mặt nên họ đã cố bóp méo sự thật để lường gạt người miền Bắc. Cái hạnh phúc sung túc của người Sài Gòn có được trước 1975 cũng bị người Hà Nội tuyên truyền là nghèo đói, nên sau 30.4.1975, khi người Hà Nội vào thăm bà con mình ở Sài gòn đem theo vài cái chén sành để biếu người Sài gòn, vì họ từng được nghe bác và đảng tuyên truyền rằng người Sài Gòn bị Mỹ Ngụy bóc lột, họ nghèo đến nổi không có chén để ăn mà chỉ ăn cơm bằng gáo dừa...đến khi họ vào nhà thăm bà con thì cái ý định tặng cái chén sành biến mất, vì thấy được sự thật về cái phịa từ những người Hà Nội làm chính trị , đã làm cho người dân Hà Nội có cái nhìn ngược lại với sự thật về bộ mặt thật nếp sinh hoạt của người Sài Gòn.
Muốn biết thật sự như thế nào về Sài Gòn thì đừng nên nghe người Hà Nội làm chính trị bóp méo Sài Gòn, mà hãy nhìn những hình ảnh thật có trong bài viết này để quý vị có thể so sánh sự khác biệt giửa Sài Gòn trong tâm thức của người miền nam và trong cách nói của đám Mafia chính trị Hà Nội.

Sài gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!! đó là cách diễn tả một trong những nét đẹp mỹ quan của một thành phố nổi tiếng trong khu vực của Á Châu trong những năm trước 1975.  Nét đẹp của Sài Gòn bao gồm những công trình xây dựng của nhà kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma), công trình xây dựng mang tầm vóc khu vực như Dinh Độc Lập. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Xem các công trình xây dựng của KTS/ Ngô Viết Thụ: http://designs.vn/tin-tuc/-ngo-viet-thu-nguoi-tao-nen-bieu-tuong-dinh-doc-lap-cho-sai-gon_16514.html#.XNAnOegzbIU 

Một nét đẹp khác của Sài Gòn đẹp lắm mà thế giới biết đến đó là những tà Áo dài thướt tha hiện thân của văn hóa Việt tộc, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm,  một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, tà áo Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian là nét văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử của nước Việt ngàn năm văn hiến. Người phụ nữ Sài Gòn xưa trước 1975 là những người phụ nữ luôn biết tôn trọng nét đẹp văn hóa đó.
Qua trang phục áo dài mà người phụ nữ Sài Gòn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nhìn rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, nó đã trở thành niềm kiêu hãnh của người phụ nữ Sài Gòn về sản phẩm văn hoá truyền thống không thể thiếu cho nét duyên dáng của người phụ nữ miền nam. Ở Sài gòn trước 1975, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ, trong ngày cưới, trong ngày tết....  Áo dài là trang phục được phụ nữ phụ nữ Sài Gòn ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh của người phụ nữ Sài Gòn ra khắp nơi trên thế giới. Cùng thời gian đó thì người phụ nữ  Hà Nội chỉ biết nhìn người phụ nữ Sài Gòn ăn mặc mà thèm thuồng ganh tị một nét văn hóa đẹp về cách ăn mặc thời thượng văn minh mà người phụ nữ Sài Gòn, cái mà miền bắc XHCN không bao giờ có được trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20.
Sài Gòn và Hà Nội trong cùng một thời điểm nhưng văn hóa ăn mặc có khác nhau rất xa, nếu các bạn trẻ ở miền bắc hiện nay muốn tìm hiểu sự thật như thế nào thì xin hãy đọc hết bài viết này với những hình ảnh trung thực không Photoshop để thấy nét đẹp, nét văn minh của người phụ nữ Sài Gòn và Hà Nội trong cách ăn mặc để nhìn thấy có một sự cách biệt khá xa. Tôi, người viết từng được nghe nhà văn nữ miền Bắc, bà Dương Thu Hương đang tị nạn ở Pháp kể: "khi theo đoàn quân vào "giải phóng" Sài Gòn, bà đã khóc như đứa trẻ khi nhìn thấy những sự thật bà đã chứng kiến tận mắt cái văn minh của thủ đô Sài gòn, mà bác và đảng gạt gẩm tuyên truyền sai với sự thật đang hiện ra trước mắt".
Bà Dương Thu Hương đã nói: Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” 
Cách nhau 44 năm giửa Sài Gòn và Hà Nội nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raglan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khá bó buộc...

Nếu quý vị tò mò muốn biết phong cách ăn mặc, nếp sống văn minh  và ứng xử của các vị phu nhân thuộc loại VIP của VNCH và CHXHCNVN và giới thượng lưu miền Bắc XHCNVN ra sao ? thì có thể xem hình ảnh về họ có trong bài viết này để biết sự thật và đánh giá đúng mức phẩm vị của những người phụ nữ đứng đầu của chế độ qua những trang phục trong giao tiếp hàng ngày của họ.
Qua những chứng minh cụ thể để thấy trình độ văn minh, không khí tự do, nét thông thoáng trong nhịp sống và hạnh phúc con người của hai chế độ có sự cách biệt khá xa về nơi mà họ đang sống. Sài Gòn miền Nam không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp". Nhìn những hình ảnh có trong bài viết xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”?  Mượn đoạn thơ cuối của bài " Cảm tạ miền nam" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết cho bài viết.

Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do, dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ Miền Nam soi đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không phải Các Mác và Lê Nin ngoại tộc.

Cảm tạ Miền nam mở lòng khai phóng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ

Cảm tạ Miền Nam một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỉ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.
( Phan Huy)

Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 6.5.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét