Powered By Blogger

HỒI ỨC MỘT THỜI XA LAM Ở SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975


Trong các phương tiện vận chuyển công cộng trước năm 1975 ở Sài Gòn và một số tỉnh thành ở miền nam VN trước 1975 xe lam và xích lô máy là một trong những phương tiên chuyên chở công cộng loại nhỏ, thông dụng bên cạnh xe Buýt.

Xe lam ban đầu được gọi về một phương tiện di chuyển công cộng một thời rất phổ biến ở miền nam Việt Nam, nhiều nhất là ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định. Xe nhỏ có 3 bánh. Xe bắt đầu xuất hiện từ Phong Trào "Hữu sản hóa" được phát động vào năm 1967. Đây là phương tiện di chuyển công cộng với một chiếc xe ba bánh nhỏ gọn và chỉ chuyên dùng dành cho những người lao động bình dân nên hay gọi là xe 3 bánh.

Và từ đó, cái tên gọi xe Lam cũng chính thức xuất hiện. Chính vì kiểu dáng của xe Lambro, là từ dòng xe Lambretta của nhà sản xuất Italy. Vào thời điểm này, những chiếc xe chuyên dụng vận chuyển 3 bánh này được nhập đều ở dạng không đóng thùng, thùng sẽ đóng tại VN. Đồng thời, tùy theo công dụng cũng như nhu cầu xử dụng cụ thể như chở người hay chở hàng hóa thì sẽ được đóng thùng theo yêu cầu của chủ xe.

Dòng xe Lam thời đó được nhập cảng vào Sài Gòn năm 1967: “Máy trước, vừa đề, vừa đạp. Đặc điểm hoàn toàn làm tại Ý Đại Lợi - Trọng tải hữu dụng là 550 ký… Xe có bán tại hãng Lambretta Việt Nam - VINACO và khắp các đại lý trên toàn quốc. Chú ý: không có xe Lam bốn bánh, chỉ có xe Lam ba bánh”. Câu quảng cáo đó như xác định đặc tính của xe Lam là chỉ có ba bánh, có thùng nhỏ phía sau chở được 8 người khách và gồm một phòng lái cho tài xế ngồi lái phía trước, dưới ghế ngồi của tài xế là thùng đặt máy xe. Khi ở vào thế kẹt thiếu chỗ ngồi, hoặc khi đông khách và đoạn đường nào vắng bóng cảnh sát công lộ, thì bác tài cho hai người ngồi cạnh mình trên băng tài xế phía trước thùng xe, nơi phòng lái.



Tại miền Nam Việt Nam,  xe lam  bắt nguồn từ ch Lambro và Lambretta từ thương hiệu của nhà sản xuất nhãn hiệu  “Innocenti do Ferdinando Innocenti” của Italy , từ năm 1920. Bên cạnh xe hơi, nhà sản xuất thương hiệu xe Innocenti còn cho ra mắt thị trường loại hai bánh với tên gọi đặc trưng là Lambretta xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1971.  Những dòng xe Lam cũng lần lượt được nhập vào miền Nam Việt Nam nhằm mục đích thay thế xe thổ mộ. Hay còn được nhiều người gọi là xe ngựa. 

Bắt đầu từ những năm 1966 đến 1967, chính phủ VNCH đã chính thức công khai tổ chức một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm mục đích cung cấp một phương tiện hành nghề di chuyển, chuyên chở công cộng dành cho những người lao động có nhu cầu tìm việc làm. 

Thời ấy do muốn phát triển mạng lưới hệ thống giao thông công cộng nên Nha Lộ vận Sài Gòn khuyến khích sự có mặt của xe Lam.  Thoạt đầu, chỉ những người nằm trong diện “chính sách” như gia đình công chức, những người chạy Taxi hay xích lô máy chuyển nghề mới được chạy xe Lam. Muốn mua được một chiếc xe Lam, theo quy định của Bộ Kinh tế ngày 29.3.1966, họ phải đóng trước 3/4 số tiền vào trương mục phong tỏa của hãng nhập cảng mở tại Tổng nha Ngân khố.

Đến tháng 7.1968, do số cung và số cầu về xe Lam đã quân bình cũng như thấy xe Lam đã trở thành phương tiện chuyên chở hành khách thông dụng, hàng hóa trên các trục lộ giao thông nên Tổng trưởng Kinh tế Âu Ngọc Hồ đã ký quyết định bãi bỏ quy định ngày 29.3.1966. Đô thành Sài Gòn năm đó tròm trèm hai triệu dân, đường thoáng hơn bây giờ nhưng ngoài xe buýt, xe Lam vẫn được sử dụng như một phương tiện chuyên chở thông dụng được giới lao động và cá học sinh rất yêu thích.

Điều này đã thúc đẩy số lượng xe Lam gia tăng. Lúc ấy, gồng gánh bằng ngân sách nhà nước không nổi nên tháng 12.1968, Thủ tướng Trần Văn Hương (Sài Gòn) đã ký sắc lệnh giải tán Công quản xe buýt Sài Gòn để giao cho tư nhân khai thác. Đến cuối năm 1968, toàn miền Nam có 17.615 xe Lam, trong đó đô thành Sài Gòn - Gia Định có 3.200 xe Lam, 7.400 taxi, 2.440 xích lô máy (nguồn: Đoàn Thêm - 1969 Việc từng ngày). Đến năm 1971, xe Lam là phương tiện vận chuyển quan trọng nhất Sài Gòn cũng như các tỉnh miền Nam vì hệ thống xe buýt đã ngưng hoạt động và chưa phục hồi. Theo báo chí lúc đó thì toàn miền Nam có 30.668 chiếc, số xe Lam lưu hành gấp 7 lần xe taxi.

Đồng thời cũng là một phương án cải thiện chất lượng đời sống giới thợ thuyền, phát triển lĩnh vực hạ tầng cơ sở vận tải đô thị có một hiệu quả là gọn và nhanh chóng, giá thành không cao, người dân có thu nhập trung bình có thể sắm loại xe này để khởi nghiệp, mà không cần vay mượn thêm.

Những xe lam chở khách, bên thành xe trái có hàng chữ “Hữu sản hóa Tự cường” và thành xe bên phải ghi tuyến đường “Hòa Hưng – Ngã sáu Sài Gòn”, bên dưới thùng xe cho in hình nổi màu xanh và màu đỏ hiệu xe Lambro 550. Ðó là hình dáng bên ngoài của chiếc xe lam ở Sài Gòn.

Xe Lam 3 bánh có cấu trúc như thế nào? 

Xe Lam là loại xe chuyên dụng vận chuyển với một thùng nhỏ, xe có 3 bánh xe. Chi tiết bao gồm một phoòg lái dành riêng cho tài xế ngồi lái ở phía trước. Tiếp đến là thùng xe dùng để chở hàng hóa hoặc hành khách phía sau, sức chứa có thể ước tính từ 8 đến 10 người. 

Xe lam được phân chia cụ thể thành ba bánh thì một bánh xe được đặt phía trước, người lái có thể dễ dàng điều khiển khi muốn quẹo phải hoặc trái. Còn hai bánh sau được thiết kế nhằm mục đích chịu đựng phần thùng xe. Dưới ghế ngồi của tài xế được xác định là vị trí của thùng đặt máy xe.



Điểm mạnh đầu tiên của mẫu xe này được nhiều người yêu thích và ưa chuộng nhất chính là giá thành hợp lý, vừa với túi tiền của một người có  thu nhập  trung bình trong giai cấp xã hội miền nam, thời bấy giờ. 

Xe Lam vì nhỏ gọn nên có thể đưa, đón khách mà không cần phải có nơi dừng đúng qui định hay đúng trạm dừng cố định. Nó có thể dừng để đón khách hay cho khách xuống xe, bất cứ ở đâu mà khách yêu vầu và khách có thể được cho lên xe để đi, cũng như bất cứ thời điểm nào khách có thể kêu xe ngừng để lên hay xuống.

Tài xế có thể điều khiển xe dễ dàng

Mẫu xe chuyên chở này được chế tạo với tay lái giống hệt như xe máy. Chính vì vậy,  xe lam sẽ giúp cho người lái có một cảm giác thân thiện và dễ điều khiển nhất. Đặc biệt hơn nữa, xe Lam còn được trang bị thêm những phụ tùng đi kèm như các đèn xin đường, đèn chiếu sáng giống hệt như ô tô nhằm mục đích mang đến sự an toàn cao nhất trong quá trình di chuyển. 

Xe lam 3 bánh ngày càng được khách hàng đánh giá rất cao về phong cách chế tạo thùng xe vô cùng tinh tế, đồng thời có độ linh hoạt hết sức cao. Tính năng này cho phép bạn có thể xử dụng mẫu xe chuyên chở này ở tất cả mọi công suất. 

Dù có nhiều điểm mạnh vượt trội là thế nhưng song song đó, mẫu xe chuyên chở thông dụng này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như sau: 

Do được chế tạo với một kích cỡ nhỏ gọn. Cho nên, dòng xe chuyên chở này không thể vận chuyển số lượng hàng hóa lớn. Cụ thể hơn là chỉ hạn chế trong một chuyến hàng. 

Cũng chính vì không gian chật hẹp  nên khi di chuyển bằng dòng xe này, bạn sẽ cảm thấy không được thoải mái. Chính vì vậy, nếu như bạn phải di chuyển đến một địa điểm xa trong khoảng một thời gian dài thì thật sự không nên lựa chọn mẫu xe này.

Xe lam ba bánh có động cơ đốt trong

Xe lam ba bánh chạy bằng động cơ đốt trong với phòng đốt ước tính khoảng từ 125cc cho đến 275cc. Động cơ đốt trong hoạt động bền bỉ cùng ưu điểm tối ưu chi phí sử dụng nhiên liệu rất tiết kiệm, ít hao xăng.

Xe lam, nay chỉ còn lại trong tiềm thức của nhiều người Sài Gòn, vẫn là một chút gì đó còn đọng lại của Sài Gòn thuở xa xưa, thuở mà những tiếng “bành… bành’’ từ xe lam phát ra, vì là động cơ xe lam là loại động cơ 2 thì đốt trong, nên tiếng phát ra từ ống thải, tiếng nghe không đều và không tròn vòng. Đó chính  là tiếng mà mọi người dân thành thị đều  thấy quen thuộc, thuở mà những bài hát về những mối tình chóng nở nhưng vội tàn trên những chuyến xe Lam xuất hiện và rồi làm lay động lòng người như trong bài hát “Chuyến xe lam chiều” của nhạc sĩ sáng tác  Vinh Sử:

“…
Trên chuyến xe lam đông người chiều nay
Nghe từng cô đơn nỗi niềm chua cay
Còn đâu một chuyến xe lam
Ngày nao mộng ước vô vàn
Nay kỷ niệm em một mình mang…”


Đã có một thời, một thời hoàng kim mà trên khắp các tuyến đường ở miền nam VN xe lam làm “bá chủ”. Và cũng đã có một thời, xe lam trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người con Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định. Một thời xa xăm chỉ còn lại trong ký ức của những người  Sài Gòn xa xứ như chúng tôi.

Tổng hợp của Vũ Thái An, ngày 20 April 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét