TRUMP TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN VỚI TOKYO VỀ XUNG ĐỘT THUẾ QUAN GIỮA NHẬT BẢN VÀ HOA KỲ
Sau khi lấy lòng Trump bằng những lời xã giao, tuần trước ông đã công khai đe dọa rằng các công ty Nhật Bản, là những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Hoa Kỳ trong nhiều năm và có thể sớm sẽ xây ít nhà máy hơn đáng kể và không còn tạo ra nhiều việc làm như những năm trước đây.
Sự kinh hoàng ở Tokyo vì Trump thật lớn. Hoa Kỳ là thị trường bán hàng quan trọng nhất của nhiều tập đoàn và Nhật Bản cũng phụ thuộc vào Mỹ về mặt quân sự như một thế lực bảo vệ. Tuần này, Ishiba sẽ cử các nhà đàm phán tới Washington để giảm bớt gánh nặng cho các nhà xuất cảng Nhật Bản và khôi phục lòng tin lẩn nhau.
Nhật Bản là quốc gia jỹ nghệ đầu tiên bắt đầu đàm phán sau lệnh áp thuế của Trump. Theo báo cáo, có 75 quốc gia và khu vực khác đã yêu cầu đàm phán tại Washington. Do đó, những gì Nhật Bản đang đàm phán có thể trở thành văn bản mẫu chung cho nhiều nước khác và dành cho Âu châu, bởi vì cả nền kinh tế xuất cảng và bảo vệ quân sự ở Nhật đều phụ thuộc phần lớn vào Hoa Kỳ.
Tokyo muốn chỉ đàm phán về thuế quan và các hạn chế thương mại khác. Nhưng phía Mỹ đã bày tỏ mong muốn kết hợp các cuộc đàm phán với một số chủ đề khác. Trong số những cáo buộc khác, Trump cáo buộc Nhật Bản xử dụng biện pháp thao túng tiền tệ để giữ đồng Xen ở mức thấp một cách giả tạo và qua đó mang lại lợi thế cho các công ty của nước này so với các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ. Tuy nhiên, ông Ishiba muốn tạm thời giữ chủ đề này không được đưa vào các cuộc đàm phán về hải quan.
Thỏa thuận an ninh “không công bằng”
Nhưng Tokyo còn lo ngại hơn nữa rằng Trump có thể gây nguy hiểm cho thỏa thuận an ninh năm 1960 giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tổng thống đã nhiều lần mô tả thỏa thuận này là “không công bằng” vì mặc dù nó buộc người Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản, nhưng đổi lại Nhật Bản không phải giúp Hoa Kỳ.
Theo quan điểm của người Nhật, lời hứa bảo vệ này rất quan trọng cho sự sống còn. Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Hoa Kỳ vẫn duy trì quy mô quân sự nhỏ ỏ Nhật. Hiến pháp của nước này hoàn toàn theo chủ nghĩa hòa bình và lực lượng tự vệ cũng yếu hơn quân đội Đức. 50.000 lính Mỹ ở nước này chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ khỏi các nước láng giềng bất ổn là Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
Vào tháng 2, ban đầu Nhật Bản cảm thấy nhẹ nhõm khi ông Ishiba và ông Trump có vẻ khá hòa hợp trong cuộc gặp đầu tiên ở Washington. Ishiba mang theo một chiếc mũ samurai bằng vàng và hứa với Trump sẽ mua một lượng lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Alaska. Tổng thống Mỹ bảo đảm với khách rằng đất nước ông sẽ tiếp tục bảo vệ Nhật Bản “100%”. Nhưng sau đòn bất ngờ trong chính sách thương mại, câu hỏi ở Tokyo là: Đất nước có thể trông cậy vào sức mạnh bảo hộ đến mức nào với một vị tổng tư lệnh thất thường như vậy?
Thuế quan và đầu tư
Con át chủ bài của Nhật Bản là Trump coi Trung Quốc là kẻ thù chính của Hoa Kỳ. Mục tiêu chính của ông là đưa Bắc Kinh vào đúng vị thế của mình, cả về mặt quân sự lẫn chính sách hải quan. Về mặt quân sự, nước này cũng phụ thuộc vào Nhật Bản. Riêng đảo Okinawa, chỉ cách bờ biển Đài Loan và Trung Quốc vài trăm km, nơi có khoảng 25.000 binh lính đồn trú, được người Mỹ coi là "Hàng Không Mẫu Hạm không thể chìm".
Ông Ishiba đã nói rõ với Trump rằng các khoản đầu tư của các công ty Nhật Bản có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Ông cũng cố gắng tăng cường mối quan hệ với các đồng minh khác. Tuần trước, ông đã chào đón Tổng thư ký NATO Mark Rutte tới Nhật Bản trong hai ngày để tìm hiểu về sự hợp tác chặt chẽ hơn với liên minh quân sự này. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Keir Starmer, cả hai đều cam kết mở rộng thương mại tự do và phản ứng với các mức thuế quan của Trump một cách "bình tĩnh, điềm đạm và thực tế".
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng nhận thấy cơ hội của mình và gần đây đã ủng hộ một khu vực thương mại tự do với Nhật Bản và Nam Hàn. Tuy nhiên, cho đến nay, cả Tokyo và Seoul đều không mấy nhiệt tình với vấn đề này, mặc dù cả hai đều có mối quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc cũng như với Hoa Kỳ. Chỉ vì sự phụ thuộc về mặt quân sự, Tokyo không muốn khiêu khích Trump thêm nữa.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 17 April 2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét