Powered By Blogger

PHẢN ỨNG CỦA THẾ GIỚI VỀ GÓI THUẾ QUAN CHO NHIỀU QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - MÀ TRUMP VỪA MỚI CÔNG BỐ.

Gói thuế quan của Donald Trump vượt qua mọi nỗi sợ hãi. Những người bị ảnh hưởng có thể cảm thấy lo lắng hoặc tức giận. Bà Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen nói về “một đòn giáng nghiêm trọng vào nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia muốn tự bảo vệ mình trước cơn địa chấn này..

Chính phủ và đại diện doanh nghiệp trên toàn thế giới đã phản ứng với sự lo ngại và phẫn nộ trước gói thuế quan khổng lồ do Donald Trump công bố. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết trong chuyến thăm thành phố Samarkand của Uzbekistan là: mức thuế quan mới là "đòn giáng nghiêm trọng vào nền kinh tế toàn cầu". Bà ấy vô cùng tiếc r về quyết định này của Trump.

Bà Von der Leyen nói thêm rằng "chưa quá muộn" để đàm phán. Tuy nhiên, người Âu châu đã “sẵn sàng phản ứng”. Các quốc gia thành viên EU hiện đang xây dựng một “gói” biện pháp để trả đũa lại gói thuế quan mới của Trump. "Chúng tôi hiện đang chuẩn bị các biện pháp đối phó tiếp theo để bảo vệ lợi ích và công ty của chúng tôi nếu các cuộc đàm phán thất bại", bà Chủ tịch Ủy ban EU cho biết.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố mức thuế mới đối với các đối tác thương mại trên toàn thế giới vào thứ Tư 2/4. Hàng nhập cảng từ Liên minh Âu châu sẽ phải chịu mức thuế phụ thu 20%, và hàng nhập vảo từ Trung Quốc thậm chí còn phải chịu mức thuế 34%. Tổng thống Hoa Kỳ đã nêu mức thuế tối thiểu là 10% đối với các quốc gia khác.

Trung Quốc cũng đe dọa sẽ có biện pháp đối phó với Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích mức thuế quan qua lại này, dựa trên "những đánh giá chủ quan và phiếm diện của Hoa Kỳ", là không phù hợp với các quy tắc thương mại quốc tế. “Quyền và lợi ích của các bên liên quan” đang bị xâm phạm; đó là "hình thức quấy rối thường chỉ diễn ra một chiều". Trung Quốc sẽ có biện pháp đối phó kiên quyết để bảo vệ quyền và lợi ích của nước mình.

Nhật Bản mô tả thông báo này là "việc làm hết sức đáng tiếc". Người phát ngôn chính phủ Yoshimasa Hayashi cho biết họ đã "yêu cầu mạnh mẽ" xem xét lại các biện pháp này. Theo các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, Thủ tướng Shigeru Ishiba đã chỉ đạo các bộ trưởng bị ảnh hưởng trong chính phủ của mình xem xét kỹ lưỡng tác động đối với đất nước họ. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yoji Muto được cho là đã nói chuyện với người đồng cấp Hoa Kỳ Howard Lutnick và nói rằng gói thuế quan của Hoa Kỳ sẽ khiến các công ty Nhật gặp khó khăn khi đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ hơn và do đó gây tổn hại đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thủ tướng Kanada Mark Carney cũng đã công bố các biện pháp đối phó. Ông cho biết những điều này sẽ được công bố vào thứ năm trước cuộc họp nội các. "Điều quan trọng là phải hành động có mục đích và quyết đoán, và đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ làm."

Bà Thủ tướng cánh hữu của Ý Giorgia Meloni chỉ trích mức thuế quan này là biện pháp "sai trái". Gói thuế quan này không mang lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Âu Châu, bà Meloni viết trên mạng xã hội. Bà được coi là đầu mối liên lạc ưa thích của Trump trong số những người Âu châu và đã nhiều lần đề nghị đóng vai trò là cầu nối giữa Hoa Kỳ và EU. Bà Meloni cho biết: "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để hướng tới một thỏa thuận với Hoa Kỳ nhằm mục đích ngăn chặn một cuộc chiến thương mại chắc chắn sẽ làm suy yếu Tây phương theo hướng có lợi cho các thế lực trên thế giới khác".

Chủ tịch Ủy ban Thương mại tại Nghị viện châu Âu, Bernd Lange (đảng SPD), dự đoán sẽ có những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. "Những biện pháp phi lý, bất hợp pháp và không cân xứng này chỉ có thể dẫn đến sự leo thang hơn nữa và kéo theo sự suy thoái kinh tế đối với Hoa Kỳ và thế giới nói chung." Trump cho đó là  "ngày giải phóng", nhưng theo quan điểm của người dân bình thường, thì đó giống "ngày lạm phát" hơn. Gánh nặng lớn nhất trong cuộc chiến thương mại đè lên người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Nếu Hoa Kỳ không muốn đàm phán, Lange dự đoán sẽ có một cuộc đối đầu gay gắt. "Chúng tôi sẽ không nhượng bộ: chúng tôi sẽ bảo vệ chủ quyền của mình", ông cảnh báo.

Các Nghị sĩ Âu châu khác cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự. "Những thông báo này hoàn toàn là một thảm họa và thật không may là sự tiếp diễn của chính sách thương mại ma quái của Donald Trump", chủ tịch nhóm CDU/CSU, Daniel Caspary (CDU), bình luận.

Người phát ngôn về chính sách kinh tế và tài chính của Đảng Xanh, Rasmus Andresen, cho biết đã đến lúc trừng phạt các công ty k nghệ và ngân hàng Mỹ. Cần phải có biện pháp trừng phạt Trump và những người ủng hộ ông như Elon Musk và Mark Zuckerberg về vấn đề này. Bao gồm thuế kỹ thuật số của EU và các biện pháp cơ cấu nhằm hạn chế các mô hình kinh doanh.

Các công ty Đức lo ngại doanh số bán hàng giảm

Đối với Đức, Bộ trưởng Ngoại thương Dirk Jandura dự kiến ​​mức thuế được công bố sẽ gây ra hậu quả đáng kể. "Tôi sẽ nói thẳng thắn rằng: chúng ta sẽ cảm nhận được điều này", Chủ tịch Hiệp hội bán buôn, thương mại và giao dịch liên bang (BGA) cho biết. "Chúng tôi sẽ phải chuyển thuế quan thành tăng giá và trong nhiều trường hợp, điều đó có nghĩa là doanh số sẽ giảm." Đối với các công ty nhỏ hơn vốn đã suy yếu sau những năm khó khăn vừa qua, điều này cũng có thể có nghĩa là kết thúc.

Hiệp hội kỹ ngh Hóa chất Đức (VCI) lấy làm tiếc về quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. "Bây giờ điều quan trọng là tất cả mọi người liên quan phải giữ được cái đầu lạnh", Giám đốc điều hành VCI Wolfgang Große Entrup cho biết. »Một vòng xoáy leo thang chỉ làm tăng thêm thiệt hại. Đất nước chúng ta không được trở thành quân cờ trong cuộc chiến thương mại đang leo thang."

Theo chuyên gia ô tô Ferdinand Dudenhöffer, thuế quan của Hoa Kỳ sẽ dẫn đến việc di dời sản xuất sang Hoa Kỳ và mất việc làm ở Đức. "Nếu mức thuế quan vẫn được áp dụng trong thời gian dài, các nhà sản xuất ô tô Đức sẽ tiếp tục chuyển hoạt động sản xuất sang Hoa Kỳ", chuyên gia kinh tế này chia sẻ với tờ báo Funke Media Group. "Trump đang đẩy các tập đoàn vào tình trạng thua lỗ và cướp đi việc làm." "Do đó, ông ấy có lẽ là kẻ thù kinh tế lớn hơn đối với chúng ta so với Putin."

Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức và là nước mua hàng hóa “Made in Germany” lớn nhất. Tổng sản lượng xuất cảng của Đức sang nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt hơn 161 tỷ Euro vào năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục. Hoa Kỳ là nước mua ô tô lớn nhất từ ​​Đức: 13,1% tổng số xe mới được xuất cảng đã đến M vào nămỳ024.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 4 April 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét