Powered By Blogger
CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HOÀ


Là hậu duệ VNCH chúng ta cần nên biết một số điểm căn bản về những ngày đầu thành lập chính thể VNCH, một guồng máy điều hành miền nam VN từ 20-7.1954 tới ngày 30.4.1975, từng bị nguỵ quyền cộng sản Bắc Việt tuyên truyền xuyên tạc lẩn mạ lỵ trong nhiều thập niên qua. Bài viết này sẽ đưa ra tính chính danh của VNCH và nói lên bản chất NGUỴ của cộng sản Bắc Việt trong việc hình thành nước VNDCCH và CHXHCNVN.

KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ

Thuật ngữ “chính thể” là một từ Hán Việt cổ, dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước (regime). Nói tới chính thể, là nói đến hình dáng  của một nhà nước được thành lập thông qua lá phiếu người dân. Cấu trúc thành lập từ thượng tầng xuống là một guồng máy hành chánh chặt chẻ để quản lý toàn bộ đất nước, trong khuôn khổ do hiến pháp qui định.

Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản. Đó là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Chính thể quân chủ ở Á Châu là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia do truyền ngôi từ cha xướng tới con, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cõi “hư vô”, do trời định đoạt, vì vua là con thiên tử (con trời). Trong thời phong kiến chính thể quân chủ rất thịnh hành, vua là người lãnh đạo duy nhất. Chính thể cộng hoà là chính thể có nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. 
Ngày nay, còn có một loại nhà nước theo thể chế Cộng hoà XHCN. Các nước còn tồn tại trên thế giới có bộ máy cầm quyền theo cấu trúc công hoà này như: Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa , Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng Hoà XHCNVN...Đây là những chính thể dùng cụm từ "Cộng Hoà" để che đậy một cấu trúc độc tài phi dân chủ do một nhóm thiểu số lãnh đạo, xuất phát từ những người Bolshevik (phe đa số) vào năm 1903. Phe gọi là Bolshevik chính thức xuất hiện từ hội nghị đảng lần thứ hai của đảng Xã hội Dân chủ Công nhân Nga (SDAPR) tổ chức tại Bruxelles (Bỉ) và London (Anh).


Chính thể này được thành lập với người lãnh đạo hoặc tập doàn lãnh đạo (Bộ Chính Trị) không thông qua lá phiếu của người dân. Tất cả hình thức bỏ phiếu đều là những thức mỵ dân để duy trì bộ máy cầm quyền do một đảng duy nhất khống chế và tổ chức, người dân không có quyền bầu cử người lãnh đạo. Nền tảng chính trị là loại "dân chủ tập trung" sau được đảng cộng sản VN gọi đó là "Dân Chủ XHCN" làm đối trọng với "Dân chủ Tự Do".


Thuật ngữ “cộng hoà” có nguồn gốc từ thành ngữ Hy Lạp “Respublica est res populi”. Mô hình tổ chức nhà nước này xuất hiện từ thời cổ đại La Mã - Hy Lạp. Nhưng sang đến chế độ chính trị phong kiến nó bị loại dần, mãi đến  khi chủ nghĩa tư bản ra đời cuối thế kỷ 18, thì các quốc gia theo mô hình kinh tế tư bản đã nhen nhúm một mô hình về chính thể Cộng Hoà. Đây là cấu trúc của một bộ máy cầm quyền lấy dân chủ tự do làm phương châm quản trị quốc gia. Ngày nay cộng hoà là xu hướng thời đại dưới hình thức bầu cử tự do người lãnh đạo quốc gia.

THÀNH LẬP VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Miền nam VN thiết lập chế đô. cộng hoà sau khi chia đôi đất nước lấy vĩ tuyến thứ 17 làm ranh giới theo hiệp định đình chiến Genève 1954, miền bắc theo chủ nghĩa cộng sản thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ Chí Minh lãnh đạo, một người lãnh đạo  tự biên tự diển, không thông qua bầu cử trực tiếp từ người dân.

Chính thể Cộng Hoà ở miền nam VN được thành lập và Thủ tướng Ngô Đình Diệm được dân tín nhiệm qua 5.721.735 lá phiếu đồng thuận của người miền nam. Việc đầu phiếu được tổ chức dưới hình thức trưng cầu dân ý vào ngày 23.10.1955 cho người lãnh đạo quốc gia trong cương vị Tổng Thống.
Tổng thống Ngô Đình Diệm tuyên bố ngày 26 tháng 10 năm 1955 là quốc khánh, khai sinh nước Việt Nam Cộng hòa và thành lập Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Dựa trên Hiến ước Tạm thời số 1 quy định việc điều hành quốc gia tạm thời trước khi có cuộc bầu Quốc Hội lập Hiến. Tới tháng 3 năm 1956, chính phủ tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội Lập hiến sau đó vài tháng ban hành Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956. Xem toàn bộ văn bản:http://www.vietnamvanhien.org/HienPhapVIETNAMCONGHOA1956.pdf



Ngày 26-10-1956, lễ ban hành Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (theo khuôn mẫu Tổng Thống Chế của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, do Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 năm 1956 biên soạn và biểu quyết chuẩn thuận) được tổ chức rất trang trọng tại Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Buổi lễ này cũng đồng thời là Lễ Tuyên Thệ chính thức nhậm chức Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên tại miền Nam Việt Nam của ông Ngô Đình Diệm, trước toàn dân và Ngoại giao đoàn quốc tế đã có mặt tại Sài Gòn từ thời Quốc gia Việt Nam còn thuộc quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại. 



Ngày 26.10.1956 Tuyên bố hiến pháp VNCH. Dân chúng được phép đốt pháo trong ngày 26, 27 và 28.10.1956 và các chợ trên toàn quốc được miển thuế trong ngày 26.10.1956.



Một chính thể chính trị theo mô hình Cộng Hoà tư bản tại miền nam ra đời, còn được gọi là nền Cộng Hoà Đệ Nhất, từ 1956-1.11.1963. Với một nền kinh tế thị trường tự do. Trong năm năm đầu thành lập nước VNCH, người dân miền nam đã sống hết sức hạnh phúc và an bình, phúc lợi hơn nhiều nước trong khu vực lúc bấy giờ, xem biểu đồ :


Biểu đồ So sánh GDP (US$) đầu người giữa vài quốc gia Á châu năm 1960-Theo biểu đồ , vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).


Nhưng ngày nay, tại thời điểm này. GDP Việt Nam bị các nước láng giềng bỏ xa. Đảng csVN phải quay lại lấy Kinh tế thị trường của Tư Bản để xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và tổ chức cho hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ Việt Nam qua Nam Hàn và nhiều nước khác trên thế giới để “ở đợ”, làm Osin cho tư bản, còn gọi là " xuất khẩu lao động".

Địa lý nước nước Việt Nam Cộng Hoà được tính từ phía Bắc, bắt đầu từ vỉ tuyến 17 kéo dài tới tới mủi Cà Mau bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
Chính thể dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường và một hệ thống tam quyền phân lập.


Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955), Ngân hàng Thế giới (1956), và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966).

Trích Hiến Pháp VNCH 26-10-1956

Bản HP nước VNCH đầu tiên là một văn bản nổi bật về sự kết hợp hai truyền thống nhân bản của Đông và Tây, một cấu trúc xây dựng đất nước bắt kịp được sự phát triển về dân chủ thế giới lúc bấy giờ và là một văn bản nổi bật nhất trong vùng Đông Nam Á trong cùng thời điểm nầy.

Nền Cộng Hòa là nền tảng của một chế độ chính trị với chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, theo học thuyết chính trị dân chủ Phương Tây, tương tự quan niệm dân chủ Phương Đông “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, đều lấy “Dân làm gốc”. Tiếc rằng, quan niệm dân chủ này chỉ có trong sách vở trong chế độ “Quân chủ chuyên chế”, thực tế Vua vẫn là tối thượng, chủ quyền quốc gia thuộc về vua, chứ không phải của toàn dân. Cũng như trong “nền chuyên chính vô sản” chủ quyền quốc gia thuộc về đảng cộng sản, quyền “Làm chủ của nhân dân” chỉ là bánh vẽ.

Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956 được sọan thảo dựa trên nền tảng triết lý Nhân vị. Đó chính là nền tảng triết lý là triết học duy tâm, lấy con nguời là trung tâm, là chủ thể xã hội và là đối tượng phục vụ của xã hội. HP của VNCH luôn xác định vị trí của Ải Nam Quan trong văn bản HP đầu tiên của miền nam VN năm 1956 và trong bộ môn sử học của chương trình Giáo dục nước VNCH. Trong khi đó hiến pháp của VNDCCH và CHXHCNVN bản mới năm 2013 đều không có vị trí của Ải Nam Quan là nơi giáp biên giới với Trung Cộng, mà chỉ ghi là từ Lạng Sơn  tới Cà Mau. Đây là bản chất của NGUỴ của csVN trong hiến pháp, một trò lừa bịp nhân dân cã nước về vị trí của Ải Nam Quan, một điđầu giới tuyến của VN có từ ngàn xưa nằm trong tỉnh Lạng Sơn, nơi tiếp giáp với Trung Hoa trong quá kh. Trong NGUỴ SỬ của VC viết đều không có đề cập đến Ải Nam Quan vì chúng đã bán Ải Nam Quan cho Tàu cộng.

Trước hết, nhìn từ mắt thế giới bên ngoài, khó ai có thể phủ nhận một thực tế lịch sử của VNCH, là một quốc gia đã từng có một chính thể đại diện cho một nửa nhân dân và tổ quốc Việt Nam ở phía Nam vĩ tuyến 17. Chính thể này được phần lớn các quốc gia không cộng sản trên thế giới công nhận. 

Ngay từ năm đầu thành lập có tất cả 35 nước công nhận chính thể VNCH, 2 năm sau con số này lên đên 48 nước tiếp tục công nhận VNCH và 8 nước cảm tình với VNCH nhưng không có trao dổi ngoại giao. Có hai nước Ấn Độ và Miến Điện bổ nhiệm Tổng lãnh sự ở Việt Nam dù không có giấy chấp nhận lãnh sự. Cambodia đã trao đổi đại diện.Tính tới thời điểm 14/9/1958, sau 3 năm xây dựng nhà nước VNCH đệ nhất trên thực tế VNCH cũng đã đảm bảo được 3 tiêu chuẩn dân số, lãnh thổ, chính phủ; và tiêu chuẩn có năng lực tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác. Theo danh sách các nước công nhận VNCH cho tới ngày 7/8/1958 lưu ở Văn khố quốc gia Úc (NAA) có tới 62 nước chính thức hoặc hàm ý công nhận VNCH. Danh sách này ở trang 40-42 (và 44,45) trong hồ sơ "Saigon - Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam]” gồm 157 trang số hiệu NAA: A4531, V221/5, có thể truy cập trực tuyến ở recordsearch.naa.gov.au.

Và trong suốt 5 năm đầu thành lập nước VNDCCH từ 9/1945 đến đầu năm 1950 hoàn toàn không có một quốc gia nào trên thế giới công nhận chính thể này. Như thế mới biết chính thể VNDCH do HCM thành lập mới đúng là chính thể NGUỴ , quốc gia đầu tiên công nhận VNDCCH là Trung Cộng vào ngày 18/1/1950, LX ngày 30/1/1950...


Tuy chỉ hiện diện trong khoảng 20 năm ngắn ngủi với hai nền cộng hoà đệ nhất và đệ nhị, nước Việt Nam Cộng Hoà cũng kịp ghi lại nhiều dấu ấn. Các chánh phủ VNCH, ở thời đệ Nhất và đệ Nhị Cộng hoà, dù đối diện vô vàn thách thức, dù phải đương đầu với võ lực xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản từ phương bắc, vẫn đủ sức điều hành một xứ sở với gần 20 triệu người một cách hiệu quả trong chừng mực có thể. VNCH với những thành tựu trong vấn đề xây dựng kinh tế, lãnh vực kỹ nghệ, giáo dục, văn hoá… VNCH đóng góp một cái nền, một cái khung rất chắc chắn cho chế độ dân chủ tự do. Thời VNCH đã đào tạo ra một lớp người mới, có tri thức, chính trực, bằng triết lý nhân bản dân tộc khai phóng, nên hết lòng phụng sự quốc gia đặt quyền lợi tổ quốc lên vị trí cao nhất. 

Chỉ tiếc rằng sau một cơn biến động, đa phần trong số họ không có cơ hội giúp phục hưng xứ sở, thậm chí còn phải hứng chịu nhiều sự trả thù ác hiểm của phe gọi là thắng cuộc, tức phe chủ chiến trong việc chiếm đoạt miền nam bằng vũ lực. Thế cho nên, dù đã thôi tồn tại 43 năm rồi, VNCH vẫn còn được nhiều người nhắc nhở, nửa như niềm hãnh diện chưa phôi phai, nửa như nỗi lưu luyến dịu dàng, về một thời an bình thịnh vượng , một thời mà người dân nam hưởng được nhiều phúc lợi nhất từ các chính thể cộng hoà đệ nhất và đệ nhị.

Nhớ ngày kỷ niệm Quốc Khánh của nền đệ nhất Cộng Hoà, tức ngày ban hành Hiến Pháp 26.10.1956, hậu duệ VNCH miền nam Đức xin được thắp nén tâm nhang để tưởng kính đến công ơn dựng nước VNCH của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chúng tôi những hậu duệ VNCH ngày hôm nay, nguyện sẽ tiếp nối công trình dựng nước còn đang dang dở của ông.

Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng, 18.10.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét