Powered By Blogger
NHỮNG NƯỚC KHÁC ĐỀU CÓ THỂ VƯƠN LÊN KHI CUỘC CHIẾN CHẤM DỨT- CÒN CHXHCNVN THÌ KHÔNG?
Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt ba quốc gia vươn lên trong đổ nát sau chiến tranh, đó là Đức, Nhật và Nam Hàn. Chỉ 15 năm sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, dân tộc Đức vực dậy và hồi sinh chính nội lực của mình không mặc cảm vì thua cuộc và đất nước bị chiếm đóng bởi tứ cường Anh, Mỹ, Pháp, Nga. Tới nay hơn 7 thập niên tích cực phát triển đất nước GDP đạt được 3,405 ngàn tỷ Euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức ngày nay có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất Âu Châu. Đức là nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Ngân sách Đức trong những năm gần đây đều thặng dư, theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê (Destatis) cho thấy thặng dư ngân sách ở tất cả các cấp liên bang, khu vực và địa phương trong nửa đầu năm 2017 gộp lại là 18,3 tỷ Euro (21,6 tỷ USD), nên ngân sách của Chính phủ Đức vẫn rất "dư giả". Như vậy, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017 là 1,6 nghìn tỷ Euro, thặng dư ngân sách của Đức đang ở mức 1,1% GDP.  Bình quân đầu người năm 2015 là 41.267 USD (hạng 20)

Nội lực của nước Đức

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hitler bại trận kéo theo những hậu quả thật khó hình dung: nền công nghiệp thuộc loại hàng đầu chỉ còn lại 20%, gần phân nửa nhà cửa bị xóa sạch, 12% dân số tử vong, nạn đói kéo dài ba năm mà cao điểm là vào mùa đông 1946, lạm phát phi mã, trao đổi mua bán chủ yếu là ở các khu chợ trời, trộm cắp hoành hành khắp nơi.

Bức tranh kinh tế xã hội càng u ám hơn khi nước Đức bại trận phải chịu những khoản bồi thường chiến tranh vượt quá tiềm năng và bị chia cắt thành bốn vùng chiếm đóng của phe đồng minh chiến thắng áp đặt thể chế của riêng mình, điều đó trong thực tế là sự chia cắt đất nước thành hai miền Đông - Tây với hai chế độ chính trị đối lập. Đức tổn thất hàng triệu binh lính và thường dân, cùng hàng trăm nghìn người khác bị giết tại các vùng chiếm đóng ở phía đông châu Âu. Anh và Mỹ đã ném bom xuống nhiều thành phố ở Đức như Dresden, khiến 25.000 người thiệt mạng và xóa sổ luôn cả thành phố lịch sử. Vậy mà chỉ một thập niên năm sau đó, dân tộc Đức đã có những bước dài phát triển mà các nước phải ngưỡng mộ và nay trở thành nền kinh tế thứ ba của thế giới, là đầu tàu của  Âu Châu.

Kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy - khác với kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam) là một nền kinh tế hướng tới ba mục đích vốn là tiền đề phát triển lành mạnh, đó là (1) phục vụ tự do con người; (2) công bằng và an ninh xã hội và (3) hòa hợp giữa mọi xu hướng xã hội.


Đức là một một nước có nền dân chủ pháp trị - pháp quyền được hình thành ngay sau khi thành lập một nước cộng hòa liên bang, nên sớm Đức sớm thoát khỏi ảnh hưởng của lực lượng chiếm đóng.

NHỮNG BƯỚC ĐI LÊN CỦA NHẬT BẢN 
Trong hoàn cảnh tương tự, người Nhật đã đứng dậy trên điêu tàn với niềm hy vọng cùng giấc mơ lớn và họ đã làm được những kỳ tích đấng kể sau khi đầu hàng đầu minh vô điều kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Sau chiến tranh nước Nhật đứng lên từ đổ nát nền kinh tế hoàn toàn kiệt quệ sau chiến tranh. Trong những năm đầu bị chiếm đóng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản chìm đắm trong lạm phát, thiếu thốn. Nhưng cùng với những cải cách về chính trị-xã hội, các chính sách ổn định và phát triển kinh tế năm 1949-50 đã đặt cơ sở cho sự trở lại thị trường thế giới của Nhật Bản. Tiếp đó, Nhật bước vào thời kỳ tăng tốc cao cho nền kinh tế quốc dân kéo dài cho đến những năm đầu 1970. Tổng sản lượng quốc nội năm 1970 đạt 199,8 tỷ USD tăng hơn 8,3 lần so với 23,9 tỷ USD của năm 1955. GDP/đầu người là 6270 USD vào năm 1969. Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản"
Ngày nay Nhật Bản là thành viên của Liên Hợp Quốc, khối APEC, các nhóm G7, G8 và G20, đồng thời được xem như một cường quốc. Quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới theo GDP danh nghĩa và hạng tư thế giới theo sức mua tương đương. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và Chỉ số phát triển con người rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất châu Á.  Tổng sản lượng quốc nội GDP năm 2017 là $5,420 nghìn tỷ (hạng 4). Bình quân đầu người $42.860 (hạng 27).

NAM HÀN PHỤC HỒI SAU CHIẾN TRANH
Nam Hàn trải qua cuộc chiến ba năm huynh đệ tương tàn, cuộc chiến tranh toàn diện từ 25 tháng 6 năm 1950 cho đến hiệp định ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 được ký kết và chia đôi thành hai quốc gia riêng biệt . Bắc Hàn theo chế độ XHCN và Nam Hàn theo thể chế tự do với nền kinh tế thị trường. Vào thời điểm này Nam hàn được xem là một quốc gia thuộc hàng nghèo nhất Á  Châu ,  nhưng nay họ đã làm  cả thế giới phải ngưỡng mộ. GDP  (danh nghĩa) năm 2017 tổng số $1.498 nghìn tỷ (hạng 11) và Bình quân đầu người $29.114  (hạng 27).
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng sông Hàn mở đầu cho ngày hội thể thao toàn thế giới, người Nam Hàn ôm nhau nhảy múa trong niềm vui vỡ òa, đánh dấu ngày đất nước này đứng vào hàng ngũ các quốc gia cường thịnh.

Cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc Triều Tiên kéo dài ba năm, kết thúc vào năm 1953 đã tàn phá Nam Hàn, nhiều thành thị chỉ còn là đống tro tàn. Vào thời điểm ấy, thu nhập bình quân đầu người chỉ vào khoảng 67 đô la Mỹ, nhiều vùng nông thôn buộc phải ăn đến cọng rau ngọn cỏ, phải lên núi kiếm thức ăn. Đó là những tháng năm cùng cực đói nghèo sau chiến tranh.

Nhưng người dân Nam Hàn không đầu hàng số phận, họ biết tận dụng những khoản viện trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó chỉ riêng viện trợ của Hoa Kỳ đã chiếm đến hơn 30% ngân sách chính phủ. Người Mỹ đã giúp Hàn Quốc cho đến năm 1957 và họ đã chọn đúng đất nước biết sử dụng hiệu quả những khoản tiền vào nền công nghiệp tạo sức bật kinh tế sau này.

Sau khi hàng loạt tuyến đường sắt được xây dựng từ sự giúp đỡ tiền bạc của quốc tế, mạch máu kinh tế của đất nước thuộc vào hàng nghèo nhất thế giới bắt đầu nhịp đập cho sự phục hồi sau chiến tranh.
Một nền kinh tế tự chủ được sự đồng thuận sau khi nhiều ý kiến yêu cầu chính phủ bớt dần sự lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài, theo đó tập trung phát triển công nghiệp và kích thích tiêu dùng hàng trong nước bằng các giải pháp dứt khoát xem hàng tiêu dùng ngoại nhập là xa xỉ. Không hô khẩu hiệu, nhưng chính khát vọng xây dựng một đất nước độc lập tự chủ và cường thịnh đã đưa Nam Hàn trở thành nền kinh tế thứ ba của Á Châu và thứ 13 thế giới.

Sau 40 năm gây ngạc nhiên bằng tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%, người Nam Hàn đã vượt Âu Châu với thu nhập bình quân đầu người hơn 32.000 đô la Mỹ. Sản phẩm công nghiệp của Nam Hàn  chinh phục người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Nếu đem so sánh Nam Hàn với VNCH vào cuối thập niên 1960,  thì Nam hàn vẫn còn thua xa miền nam VN. Trong khi VNCH đã sản xuất chiếc xe du lịch thông dụng La Đalạt vào năm 1970,  thì tập đoàn Hyundai, Samsung còn đang làm ruộng ngoài đồng. Nói như thế để thấy sức bật của VNCH vào cùng thời với Nam Hàn rất mạnh Tập đoàn Hyundai sản xuất được chiếc du lịch đầu tiên vào năm 1975 tức là sau VNCH 5 năm. Miền nam VN mặc dù bị cộng sản Bắc Việt phá hoại, nhưng cũng vượt qua mặt rất nhiều nước trong khu vực và Sài Gòn cũng là niềm ước mơ của Tổng Thống Singapor Lý Quang Diệu.

Ba nước Đức, Nhật và Nam Hàn đã làm thế giới phải kính nể về tinh thần quật khởi và kiên trì xây dựng sau chiến tranh. Họ đã đứng lên từ những đổ nát của cuộc chiến, họ không có những đỉnh cao trí tuệ, họ không than thân trách phận và đổ lỗi cho chiến tranh và các thế lực thù địch. Họ chịu đựng và âm thầm xây dựng đất nước. Sau hơn hai thập niên họ đã vực dậy được nền kinh tê quốc dân một cách thần kỳ.
Từ 3 nước Đức, Nhật, Nam Hàn thế giới đã thấy sự cường thịnh. Olympic Tokyo được tổ chức tại Nhật năm 1964, chỉ 19 năm sau khi chấm dứt Thế chiến 2 làm suy sụp đất nước này. Đây là lần đầu tiên một đại hội thể thao mùa hè tổ chức tại Á Châu với sự tham dự của 90 quốc gia.

Olympic Munich tổ chức năm 1972, tuy chậm hơn Tokyo, nhưng cũng chỉ sau 27 năm nước Đức vươn lên từ sự hủy diệt. Vận động viên của 121 nước đã thi tài ở kỳ thế vận hội này. 

Olympic Seoul năm 1988, diễn ra sau 35 năm Nam Hàn vượt qua sự tàn phá khắc nghiệt của chiến tranh với hơn 159 đoàn thể thao các nước đã biết đến một “kỳ tích sông Hàn”.

Điều gì làm nên những kỳ tích nếu không phải là tổng lực và quyết tâm của cả dân tộc, một sự chọn lựa con đường đúng với những trí tuệ lãnh đạo xuất sắc. Các kỳ thế vận như vậy không chỉ giới thiệu về những đất nước mới mẻ với con người lạc quan, mà còn là sự khẳng định về nội lực của nền kinh tế, trình độ lãnh đạo - quản lý xã hội và các mối quan hệ cởi mở trong tinh thần hội nhập với cộng đồng thế giới.

Đây không chỉ là ước mơ mà còn là bài học cho nhiều quốc gia có cùng hoàn cảnh, trong đó có chúng ta. VN sau khi HCM tuyên bố độc lập năm 1945 cho tới nay đất nước không vực dậy được vì có quá nhiều đỉnh cao trí tệ của đảng csVN đái nát trên nền kinh tế quốc dân.  Bình quân đầu người chỉ đạt được: 2.546 USD (hạng 134). Đồng tiền bị lạm phát phi mả, xã hội suy đồi, giáo dục bất cập nếu không nói là rất tồi so với các nước trong khu vực. Người dân VN chưa bao giờ được thừa hưởng một phúc lợi nào từ nhà nước. Đến nổi bảo hiểm sức khoẻ của dân mà nhà nước cũng vay mượn để đấp vá các thiếu hụt của ngân sách địa phương. Đến nay chỉ thấy đám đầu lĩnh Ba Đình ra quyết định cho học sinh mần non được miển học phí, HS tiểu học và Trung học vẩn chưa thấy nói đến, không thu phí học sinh là một việc làm mà hầu hết các nước trong khu vực đều đã thực hiện hàng chục năm trước đây.

Các nước Nhật, Nam Hàn, Đức đều có hàng trăm thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Còn CHXHCNVN thì sao? nổi tiếng nhất thế giới là con cháu bác Hù ăn cắp khắp nơi làm kinh hoàng thế giới, hàng xuất khẩu của VN độc nhất vô nhị, đó là xuất khẩu thanh niên thanh nữ đi lao động khắp thế giới....đĩ điếm. Trước đây bộ máy tuyên truyền của quý vị từng chửi bới mạ lỵ "Kinh tế VNCH chỉ là phồn vinh giả tạo", nhưng chính quyền này chưa bao giờ làm được chuyện như quý vị đã làm là xuất cảng thanh niên nam nữ đi làm cu li khắp thế giới. VNCH cũng chưa từng làm chuyện tổn đức như quý vị đã làm, như là đi cướp đất, cướp nhà của dân lành, để ngày nay dân oan đầy dẫy khắp ba miền đất nước.

Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài

(ca dao)

Quý vị thường tự tôn là đảng thần thách, quang vinh vậy mà lại đi xuất khẩu những món hàng như thế sao? Ngày nay khi thất bại kinh tế, đi vay thì không ai cho nên nhà nước của quý vị còn tìm cách cướp vàng trong dân, bằng cách cho côn an giả cướp, đi trấn lột các tiệm vàng trên khắp 3 miền đất nước. Những hành động này được bảo kê của CAND, các nạn nhân thường tự hỏi, tại sao những vụ cướp vàng trong nước từ trước tới nay đều không bắt được thũ phạm là sao??

Người dân mong bà chủ tịch quốc hội nước CHXHCNVN trả lời cho câu hỏi: Bà Nguyễn thị Kim Ngân và băng đảng cướp csVN đã làm gì được cho phúc lợi người dân VN sau 43 năm cướp được miền nam VN?? 

Hôm qua Đảng hứa quyết lòng:
“Cái kim sợi chỉ, Đảng không tơ hào.”
Hôm nay ma quỉ ập vào
Cái kim để lại, bạc vàng lấy đi.

(ca dao)

Tóm lại các nước Đức, Nhật, Nam Hàn đi lên bằng chính nội lực của mình còn CHXHCNVN dưới sự lãnh đạo của đảng anh minh đi lên bằng cách trấn lột người dân, bán biển đảo, rừng dầu nguồn và tài nguyên khoáng sản của đất nước, đó chính là chiến lược phát triển kinh tế của đám cướp Ba Đình.
Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 5.10.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét