Powered By Blogger
EM GÁI BIỆT KÍCH DÙ-CÔ GIÁO PHA
Tháng tư đen lại trở về, hậu duệ VNCH tìm những dấu vết binh lửa xưa trước 1975 của những người chiến sĩ hào hùng QL.VNCH - nhằm giới thiêu với giới trẻ hậu duệ VNCH trong và ngoài nước, để biết những việc làm của cha ông chúng ta, những người trai đã hy sinh tuổi trẻ của mình vào cuộc chiến tự vệ, trước sự tấn công để cướp miền nam VN của cs Bắc Việt.

Đầu mùa mưa năm 1972, lợi dụng số vũ khí được lén lút vận chuyển vào nam, CS Bắc việt tận dụng các giàn đại pháo 130 Ly, pháo kích (tiền pháo, hậu xung) cùng lúc huy động cả hàng chục Sư đoàn Bộ đội cùng vũ khí đạn dược băng qua sông Bến hải và vượt Trường sơn. Chúng khai triển kế hoạch, mở các cuộc tấn công đại qui mô vào Khu Phi Quân sự, phía nam Vĩ tuyến 17. Bắc quân CS thực hiện chủ trương của Hồ Chí Minh (ngay từ lúc còn sống) là “Tận dụng vũ lực, quyết tâm xâm lược miền nam VNCH, bằng mọi giá”. Vì thế sau hiệp định Genève, họ Hồ tiếp tục kéo dài chiến tranh, gây thêm tang tóc trên sinh mạng đồng bào của cả hai miền Nam và Bắc VN. Kết quả là những cuộc giao tranh đẫm máu đã được phát khởi đồng loạt trên 4 vùng chiến thuật thuộc lãnh thổ VNCH, một trong những trận chiến khốc liệt nhất đó là trận An Lộc 1972.

An Lộc một thị trấn nhỏ bé, nằm ém trong vùng rừng cây, giữa những đồn điền cao xu trải dài ngút tầm mắt của Tỉnh Bình-long; cho nên vào thời điễm đó, khiến cả thế giới bỗng chốc được nghe nhắc đến tên An-Lộc.

An-Lộc 1972! được coi như là biểu tượng của một cuộc tranh chấp quyết định giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản (tưc miền Nam tự-do và CS miền Bắc độc tài, khát máu).

An-Lộc! một danh từ kép, là địa danh được nhắc nhở một cách trang trọng, ghi dấu một trận chiến thắng ‘Anh dũng’ của quân và dân Tỉnh Bình Long vào đầu mùa Hè năm 72. An-Lộc, mặc dù chỉ là một thị xã hành chánh thuộc Quận Châu thành tỉnh Bình-Long, bỗng dưng được coi là một trong 3 mặt trận quan trọng nhất, lúc đó đang đồng loạt bùng nổ tại các Quân khu 1, QK 2 và QK 3; của VNCH.

Quân sử tất nhiên đã ghi nhận, suốt hơn hai tháng trời ròng rã, thị trấn An-Lộc bị Bắc quân CS bao vây, pháo kích và cường tập gồm cả gần chục lần.
* Về phần không gian, với một diện tích rộng chỉ gần 4 cây số vuông, An-Lộc đã có lúc bị Cộng quân tấn công nhắm ‘dứt điểm’ cho một cuộc xâm lược bằng vũ lực, đã buộc phải co lại chỉ còn gần một nửa phần thị trấn ở phía đông nam thị xã.

*Về phương diện chính-trị, ngược lại, thì quả thật là to lớn “vĩ đại” theo đúng như lối tuyên truyền của phía Bắc quân CS. Do cung từ của một trong những tù binh bộ đội, CS Bắc việt và VC (Trung ương Cục miền Nam) mưu toan chiếm lấy cho được thị trấn An-Lộc để làm địa điểm ra mắt cho một chính phủ “ma” của bọn ‘Mặt trận Giải phóng’! Với mục đích đó, Bắc quân Bộ đội do Tướng Võ Nguyên Giáp (VC), tổng chỉ huy, đã cho phát động chiến dịch mang tên Nguyễn-Huệ, như đã đề cập: nhằm tung toàn lực các binh đoàn chính qui cùng xe Tăng và vũ khí ồ ạt tràn qua khu phi quân sự, trước tiên tạo nên mặt trận phía cực bắc của VNCH.

Quân CS Bắc việt (Tổng số đông gấp khoảng 5 lần lực lượng VNCH trấn giữ An-Lộc) bao gồm toàn bộ của hơn 4 Sư đoàn- thuộc Công trường 5, 7, 9 và Công trường Bình Long (Địa phương) và Đoàn 28 Đặc công + 429 Đặc công Miền; với một tổng lượng quân số vào khoảng từ 60 đến 70 ngàn lính, cộng thêm các đơn vị yểm trợ ở cấp Trung đoàn, như: đơn vị Tăng với các chiến xa đủ loại (T 54, T 59, PT 76,..), đơn vị Pháo và đặc biệt là các loại vũ khí gồm pháo và phòng không tối tân nhất (?) do Nga sô viện trợ như: Đại bác 75 và 90 Ly, Cao xạ phòng không 37 Ly, Hỏa tiễn SA 7, giàn phóng Hỏa tiễn 107 và 122 Ly, đại pháo 130 Ly…

Về phiá VNCH lực lượng bảo vệ thị trấn An-Lộc, quân số hiện diện vào cỡ15 Tiểu đoàn, khoảng 7.500, với thành phần chủ lực thuộc SĐ 5 Bộ Binh, dưới quyền chỉ-huy trực tiếp của Tướng Lê-văn-Hưng, cộng thêm đơn vị Địa Phương Quân, lính cơ hữu và Cảnh sát của Tiểu khu Bình Long; Với sự yểm trợ của một Pháo đội với vài khẩu Đại bác 105 và 155 Ly.

Do sự chi phối của các mặt trận khác tại QK1 và QK 2 cùng xẩy ra vào lúc đó, quân số tăng viện cho Quân Khu 3 cũng chỉ lên được tới khoảng hơn 10,000; Gồm những đơn vị Tổng trừ bị trực thuộc Bộ TTM (Đơn vị Nhẩy Dù, LĐ 81 Biệt Cách Dù), Không quân, Thiết giáp, Biệt động quân và vài Trung đoàn Bộ Binh thuộc Quân khu 4 tăng phái cho chiến trường Bình long (thuộc QK 3).

Trong trận quyết đấu này các chiến sĩ thuộc đũ loại binh chủng VNCH đã sát cánh với các chiến sĩ BKD 81 chiến đấu rất anh dũng nhằm đẩy lùi bọn cs Bắc Việt và MTGPMN ra khỏi thị xã An Lộc.

Trong cuộc chiến đẩm máu này tại An Lộc  đã làm 68 chiến sĩ Biệt Kích Dù hy sinh. Cô giáo Pha người đã tận mắt chứng kiến sự hy sinh cao cả của những người lính Biệt-Kích mà xuất thần cảm đề được 2 câu thơ tuyệt cú đi vào quân sử VNCH. 



Cô giáo Pha còn có một bài thơ khác để lại trên tấm bia trước nghĩa trang Biệt Cách 81 Dù tại An Lộc, cô viết tặng cho binh chủng kiêu hùng này của QLVNCH.

Gửi anh người lính trận

Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng .

Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ 
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ 
Xin giữ đó hề chừ thương nhớ mãi .
(Cô Giáo Pha)


Về hai câu đối ghi ở Đài Tử Sĩ Tổ Quốc Tri Ơn, phát xuất từ hai Câu Thơ của Cô Giáo Pha dạy ở Trường Tiểu Học Thị Xã Bình Long. Cô Pha trúng đạn pháo kích bị thương ở chân, không di chuyển được. Biệt Cách Dù đưa Cô về Trạm Xá Dã Chiến ở cạnh Bộ Chỉ Huy chăm sóc. Khi thương tích đã bớt, đi lại được bằng đôi nạng gỗ do các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù tự chế, hằng ngày cô nhìn qua cửa sổ, thấy chúng tôi dưới làn mưa đạn, mịt mù khói lửa đang cặm cụi chôn cất, đắp mộ, dựng bia cho các đồng đội đã hy sinh. Xúc cảm trước những tử vong cao cả này và với lòng cảm mến, đội ơn sâu xa của một người dân với Quân Đội VNCH nói chung và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói riêng, cô đã sáng tác hai câu thơ:

“An Lộc Địa Sử lưu chiến tích,
Biệt Cách Dù vị Quốc vong thân”

Khi tình hình Thị Xã tạm yên. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1972, trong chuyến viếng thăm chiến trường An Lộc, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Tổng Trưởng Dân Vận Hoàng Đức Nhã và Tướng tử thủ Lê Văn Hưng đã đến kính cẩn quỳ lạy, niệm hương cầu nguyện và rơi nước mắt trước Đài Tử Sĩ của Nghĩa Trang 81 Biệt Cách Dù. Sau sự kiện này, Thị Xã An Lộc đã hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sau 68 ngày chiến đấu đã hy sinh 68 Chiến sĩ và hơn 300 Quân Nhân bị thương tích. Đến ngày 24 tháng 6 năm 1972, Liên Đoàn được lệnh rút khỏi An Lộc, về nghỉ dưỡng quân 2 ngày tại Bộ Chỉ Huy đơn vị ở ngã tư An Sương để bổ sung quân số, trang bị lại đầy đủ vũ khí, quân trang, quân dụng, và 48 tiếng đồng hồ sau đó, ngày 28 tháng 6 năm 1972 lại khăn gói lên đường ra Vùng I hỏa tuyến để tham gia tái chiếm Cổ Thành, Quảng Trị. Hết “Bình Long Anh Dũng”, bây giờ là “Trị Thiên Vùng Dậy”.


Hậu duệ VNCH nhân mùa quốc nạn 2019 đã ghi lại những nét hào hùng của những anh chiến sĩ thuộc lực lượng Biệt Cách Dù 81 qua cái nhìn của cô giáo Pha, cô giáo dạy trường tiểu học An Lộc, ngày nay cô đang sống ở Hoa Kỳ.
Tham khảo:
1.Lê Đắc Lực – Tàn Cơn Binh Lửa (10) – An Lộc Địa
Chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực
2.An Lộc địa danh anh dũng
3.Ảnh cô giáo Pha (An Lộc) hiện nay nguồn:
http://conhungnguoianh.blogspot.com/2012/01/loc-ia-su-luu-chien-tich.html
4.Tướng Giáp (VC) Đánh Thua Trận An Lộc Năm 1972 “Huyền Thoại Điện Biên” Sụp Đổ! http://nguyentin.tripod.com/tung_anloc.htm

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 31.3.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét