Powered By Blogger
PHÓ TỔNG THỐNG VNCH NGUYỄN NGỌC THƠ
Bỏ qua những sự thương ghét bình thường trong làng chính trị bảo thủ VNCH trước 1975, chúng tôi hậu duệ VNCH đứng ngoài vòng ảnh hưởng của những người đi trước, sẽ lần lượt giới thiệu những khuôn mặt lịch sử trong chính giới miền nam VN như đã từng làm trong nhiều năm qua. Hôm nay, một nhân vật mà chúng tôi muốn giới thiệu với diển đàn này là cố Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Ngọc Thơ của nền đệ nhất cộng hòa, một người đã có công không nhỏ trong việc  xây dựng nền đệ nhất cộng hòa.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ là Phó Tổng Thống (1908-1976) của nền Đệ Nhất Cộng Hoà 1956-1963 và là Thủ Tướng nền Đệ Nhị Cộng Hoà, ông người gốc ở làng An Vĩnh, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Sự nghiệp của Ông Nguyễn Ngọc Thơ bắt đầu từ cấp Quận trưởng, Tỉnh Trưởng rồi đến Bộ trưởng, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng của nước Việt Nam Cộng Hoà là con cháu dòng họ Nguyễn đã từng theo phò chúa Nguyễn Phúc Ánh năm 1774.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ và cuộc đời:

Ông Nguyễn Ngọc Thơ sinh ngày 26 tháng 5 năm 1908 ở Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang. Cha ông là Nguyễn Ngọc Chơn. Gia đình rất giàu có - Ông Chơn có đầu óc canh tân và Tây học.
Thời niên thiếu ông Nguyễn Ngọc Thơ học trường Chasseloup-Laubat, rất giỏi về Pháp văn. Sau khi đậu tú tài phần triết học (Bachot metro-politain, Mentio Philo) ông không được đi du học vì lúc đó ông có bịnh đau tim. Nhưng sau nầy, người anh con ông bác ruột tốt nghiệp bác sĩ khám bịnh cho ông thì biết bịnh đau tim của ông không còn nữa.

Kể từ năm 1930, ông Nguyễn Ngọc Thơ đã bắt đầu làm việc ngạch hành chánh. Sau khi thi đậu vào Tri Huyện, ông làm việc ở Phủ Thượng Thơ, rồi Phủ Toàn quyền và làm Bộ trưởng Nội vụ của Quốc Gia Việt Nam.

Năm 1946 ông được bổ nhiệm làm quận trưởng Ô Môn, rồi Thốt Nốt. Năm 1948 làm quận trưởng Châu thành, Long Xuyên.

Những năm 1948, 1949, 1950, 1951 ông Nguyễn ngọc Thơ được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Long Xuyên, Cần Thơ.

Với chức vụ Tỉnh Trưởng ông có dịp trổ hết tài tổ chức của mình để sửa sang Châu Thành, Long Xuyên. Ông đã kiến thiết lại tất cả phố xá có nền nhà thấp, hàng năm bị ngập nước vào mùa lũ lụt phải đắp nền móng cao hơn hoặc sửa chửa hoặc xây cất trở lại.
Những con đường giao thông thấp phải được đắp cao. Những con đường hẹp phải được mở rộng cho việc lưu thông dễ dàng. Mở thêm công viên để cho dân chúng có nơi thăm viếng. Ông Nguyễn Ngọc Thơ đã cho lấp kinh Mỹ An Kiều và cho xây đắp một đại lộ lịch sự nhất Châu Thành lúc đó là đường Tự Do hiện nay. Các công sở cũng được kiến thiết và xây cất trở lại, tốt đẹp và rộng rãi hơn xưa.

Về việc Giáo Dục trong tỉnh, Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Thơ cũng cho mở thêm trường học năm 1948, 1949. Mặc dù không có sự tài trợ của chính phủ lúc bấy giờ, nhưng với quyết tâm ông Nguyễn Ngọc Thơ đã tạo nhiều điều kiện học tập cao hơn bậc tiểu học cho con em trong tỉnh nhà bằng cách cho xây dựng thêm trường trung học. Ban đầu chỉ có 2 lớp đệ nhất niên. Sau đó mỗi năm mở thêm được 2 lớp cho tới tú tài 1, rồi tú tài 2. Các trường tiểu học và sơ học cũng được mở thêm rất nhiều.

Khi nền Đệ nhất Cọng hoà được thành lập năm 1955, ông Nguyễn Ngọc Thơ được bổ nhiệm làm Đại sứ nước Việt Nam Cộng Hoà tại Nhật Bản.

Năm 1956 Tổng thống Ngô Đình Diệm triệu hồi ông về Việt Nam và bổ nhiệm làm Quốc Vụ Khanh Kinh tế Quốc gia (tương đương cấp Bộ Trưởng). Vào tháng 11 năm 1956 ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Thống và được Quốc Hội phê chuẩn vào tháng 12 cùng năm chiếu theo Hiến Pháp nền Đệ Nhất Cộng Hoà. 
Trong thời gian cộng tác với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ông Nguyễn Ngọc Thơ  thường có sự bất đồng quan điểm  với Ông Diệm về việc không lệ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ và sự chồng chéo trong việc điều hành guồng máy quốc gia của ông Ngô Đình Nhu. 

Kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 2 năm 1964 ông Nguyễn Ngọc Thơ được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bổ nhiệm làm Thủ Tướng nước Việt Nam Cộng Hoà.

Ngày 30.1.1964 Trung tướng Nguyễn Khánh làm 1 cuộc chỉnh lý và truất phế các tướng lãnh chủ chốt trong cuộc Cách Mạng 1.11.1963.

Ngày 28.2.1964 Nguyễn Khánh truất phế chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Sau đó, vì lý do sức khoẻ ông Nguyễn Ngọc Thơ không tham dự vào chính trường. Ông mất năm 1976 tại Sài Gòn.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ và quê hương Quảng Ngãi:

Quảng Ngãi đã được khai phá từ đầu thế kỷ 15 (năm 1402) khi Hồ Quý Ly đem quân đánh Chiêm Thành. Lúc đó Quảng Ngãi được gọi là châu Thăng, châu Hoa, châu Tư, châu Nghĩa và nằm ở phía Nam của Quảng Nam trấn. Từ những năm 1414-1427, thời gian quân Minh qua xâm chiếm nước ta, quân Chiêm Thành đã quấy phá và chiếm lại 4 châu Thăng Hoa Tư Nghĩa. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1471) thì mới bình định được vùng đất nầy và được đặt tên là Phủ Tư Nghĩa. Đến khi chúa Nguyễn Hoàng(1558) vào trấn thủ đất Thuận Hoá, kiêm thủ lãnh trấn Quảng Nam gồm cả phủ Tư Nghĩa. Đến năm 1604, phủ Tư Nghĩa đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa.
Nói về nguồn gốc của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cũng nên đề cập về gia đình ông Nguyễn Hoàng vào hậu bán thế kỷ 17 (1660-1700) ở đất Bắc vào Quảng Nghĩa những năm 1750, rồi phò chúa và dấu chúa Nguyễn Phúc Ánh tại làng An Vĩnh, Quảng Nghĩa năm 1774. Sau đó dòng họ Nguyễn ở làng An Vĩnh phò chúa Nguyễn Phúc Ánh đi vào Nam và khai sinh dòng họ Nguyễn ở miền Nam, chi phái Nguyễn Ngọc Thơ.

Nghiên cứu tiếp tục về nguồn gốc của ông Cao tổ dòng họ Nguyễn Hoàng ở đất Bắc thì ông Nguyễn Hoàng là ông nội của ông Nguyễn Hửu Cúc thuộc dòng họ Nguyễn ở đất Bắc trực thuộc dòng họ Nguyễn Phi Khanh đời thứ 9.3. Như vậy ông Nguyễn Ngọc Thơ là đời thứ 16 so với Thuỷ tổ Nguyễn phi Khanh (1355-1428). http://www.vietnamgiapha.com/XemPhaHe/2067/pha_he.html

Tóm lại, nguồn gốc họ Nguyễn của ông Nguyễn Ngọc Thơ xuất phát từ dòng họ Nguyễn Hoàng (sinh vào thời kỳ hậu bán thế kỷ 17 (1660-1700) ở đất Bắc và ông Nguyễn Hoàng là con cháu đời thứ 9.3 của dòng họ Nguyễn, Thủy Tổ Nguyễn Phi Khanh. Những năm 1960, 1962 Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ đã về thăm quê hương Quảng Ngãi. 

 Nguồn tham khảo: Việt báo
https://vietbao.com/a196640/cuoc-doi-pho-tong-thong-nguyen-ngoc-tho

Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 13.3.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét