Powered By Blogger
BÀ NGUYỄN THỊ DUỆ - NGƯỜI PHỤ NỮ VN DẪM NÁT
 KHNG THUYẾT CỦA VẠN THẾ SƯ BIỂU
Khổng Tử (Vạn Thế Sư Biểu)

Khổng Tử (tháng 9, 551 TCN - 11 tháng 4, 479 TCN) là nhà tư tưởng, nhà Triết học lớn của Trung Hoa. Các bài giảng và triết lý của ông không chỉ ảnh hưởng đến đời sống và tư tưởng của văn hóa Trung Hoa mà còn ảnh hưởng nhiều nền văn hóa Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Những tư tưởng của Khổng Tử  ảnh hưởng rất lớn đối với vai trò nhất nguyên trong cấu trúc chế độ quân chủ thời xưa và  ảnh hưởng tới người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Khổng Tử, người được Trung hoa tuyên dương là Vạn Thế Sư Biểu, chính là nguyên nhân đã kềm hảm sự phát triển về văn hoá của người phụ nữ VN trên 2000 năm, cũng là nguyên nhân của sự trọng nam khinh nữ. Thế mà, ông này đã được tôn sùng một thời khá dài trong nền văn học TH cũng như VN.

Trung Cộng ngày nay đã dùng hình ảnh Khổng Tử để phát triển phần mềm trong việc phục vụ tình báo khắp các quốc gia trên thế giới, sau trận dịch cúm Vũ Hán, Mỹ và Âu Châu đã thức tỉnh và đang tẩy chay các viện Khổng Tử do Trung Cộng xây dựng bên ngoài Đại Lục.  Đám đầu lĩnh Ba Đình rất trân trọng tuân theo chiếu chỉ của Bắc Kinh đã cho thành lập ở Hà Nội một Viện Khổng Tử để thờ phượng. Hậu duệ chúng tôi hôm nay xin được phát hoạ một số sai lầm trong Khổng Thuyết của người đàn ông khinh thường phụ nữ này. 

QUAN NIỆM HẸP HÒI CỦA KHỔNG TỬ VỀ PHỤ NỮ:

Khổng tử ngày xưa trong thời NHO THỊNH tại VN, được tôn vinh như một " vạn thế sư biểu" (người thầy của muôn đời). Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử sáng lập - Nhưng tư duy của ông rất khinh thường và chà đạp người phụ nữ. Có thể phát xuất từ chuyện cơm không lành canh không ngọt với người vợ chính thức của ông là bà Nguyên Quan, và sau nầy Khổng Tử đã xuất hôn với người đã hôn phối, để thong dong tự tại đi khắp thiên hạ truyền bá học thuyết của mình.
          
Khổng Tử nói:

"Duy nữ tứ dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã; cận chi tắc bắt tốn; viễn chi tắc oán!". Dịch nghĩa là: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”. Đây là một tư tưởng kỳ thị và  xúc phạm nhân phnặng nề về người phụ nữ của Vạn Thế Sư Biểu, một câu nói cần phải được nghiêm khắc lên án. 

Khổng Tử,một con người không hiểu được vai trò tri kỷ với sự đồng thuận trong tình yêu và phong cách sống chung trong môi trường lứa đôi. Lý do rất đơn giản , ông là một người không trọn đạo với gia đình, thường bỏ vợ con để đi lang thang khắp nơi truyền bá "Khổng thuyết". Nếu thích lang thang thì đừng cưới vợ. Khổng Tử kết hôn lúc 19 tuổi.

Còn vợ của Khổng Tử chính là "Nguyên Quan thị" người nước Tống. Sau khi kết hôn 1 năm thì Nguyên Quan thị sinh cho Khổng Tử người con cả chính là Bá Ngư. Nguyên Quan thị là người phụ nữ ra sao, xuất thân thế nào thì  không thấy sử sách nào nhắc tới. Ngay cả bản thân Khổng Tử cũng chưa bao giờ nhắc tới vợ của mình với người khác.

Sau khi Khổng Tử qua đời, các học trò của ông đem những bài giảng ông giảng trên lớp học hoặc những cuộc đối đáp giữa ông với học trò biên soạn thành cuốn “Luận Ngữ”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này người ta cũng  không thấy Khổng Tử nhắc tới Nguyên Quan thị, các học trò của Khổng Tử cũng không?

Thậm chí, trong cuốn “Luận Ngữ”, chỉ có một lần duy nhất Khổng Tử nhắc tới phụ nữ mà nhiều người cho rằng, phần nhiều có liên quan tới người vợ Nguyên Quan thị ít khi được nhắc tới của ông. Củng chính vì thế mà có nhiều người lầm tưởng Khổng Tử không có vợ.

Trở lại vấn đến đề “Tiểu nhân” trong quan niệm của Khổng Tử là khái niệm đối lập với “quân tử” vốn được coi là hình mẫu một con người lý tưởng. Nếu người quân tử là người có đạo đức, có chí khí, làm theo điều nhân nghĩa thì tiểu nhân là kẻ ti tiện, không có chí khí, làm theo điều lợi. 

Một điều nhận diện được từ quan niệm của Khổng Tử, ông nầy đã quá đáng khi ví người phụ nữ như một người tiểu nhân, trong khi một quân tử như Khổng Tử lại không làm tròn bổn phận với vợ và con. Đây là một nghịch lý đã được dung dưởng trên 2000 năm qua thời đại quân chủ nhất nguyên, tại các nước Á Châu.  

Khổng Tử cũng từng khuyên học trò là Tử Hạ rằng: “Nhữ vi Quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”. (Ngươi làm nho Quân tử, đừng làm nho tiểu nhân). Theo cách hiểu đó thì Khổng Tử xếp phụ nữ vào cùng một hạng với “tiểu nhân”, khó có thể “nuôi dưỡng, dạy dỗ” được. Nếu ngày Khổng Tử còn sống, chắc chắn ông này là người vi phạm nhân quyền nặng nề, cần phải được giáo dưởng thêm.

Để chối bỏ vai trò và trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình, Khổng Tử đã vạch ra một qủi đạo cho người phụ nữ vào thời phong kiến là phải tôn trọng: TAM TÒNG; TỨ ĐỨC. Tức là những quy định mang tính
áp đặt một trách nhiệm cho người phụ nữ phương Đông, xuất phát từ các quan niệm ích kỷ, hẹp hòi..của Khổng Thuyết. Từ đó Khổng Tử mới thong dong rời khỏi mái ấm gia đình vợ con, để lên đường lang thanh khắp nơi truyền dạy, phổ biến và duy trì cái qủi đạo quái ác.; bõ mặc vợ con cho trời sinh trời dưỡng, mà Khổng tử chưa bao giờ biết thế nào là bổn phận làm chồng làm cha?? Để chứng minh sự oán hận của Khổng Tữ với người phụ nữ trong quá khứ, người ta có thể căn cứ vào ngoại hình của Khổng Tử, để biết nếu ai làm vợ Khổng tử chỉ là một người phụ nữ sấu số và kém may mắn. Khổng Tử được mô tả trong các tài liệu là một người dị tướng xấu xí.

TAM TÒNG THEO KHỔNG THUYẾT:

1.Tại gia tòng phụ (在家從父): người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha.
2.Xuất giá tòng phu (出嫁從夫]: lúc lấy chồng phải nghe theo chồng.
3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.

Khổng thuyết chú trọng đến việc hướng người phụ nữ vào 2 con đường tiến thân trong xã hội phong kiến: thứ nhất là làm con trong lúc còn sống chung với cha mẹ, thứ hai là làm vợ, hầu hạ con cái và nhà chồng đến chết. Khổng thuyết cđoán người phụ nữ khai trí như nam nhân, tức là không được đến trường để học và tham chính trong chế độ quân chủ nhất nguyên. Đây là chính sách NGU DÂN của Khổng Tử đặt lên những người phụ nữ.

Trong thời phong kiến, vì ảnh hưởng của Khổng Thuyết, nên nước ta không bao giờ có nữ Tiến Sĩ, danh vị này chỉ dành cho phái nam mà thôi. Tuy nhiên có một người phụ nữ đã dẫm đạp Khổng Thuyết dưới bàn chân của bà, đó là chính là Bà Nguyễn Thị Duệ, một danh nử đỗ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong triều chúa Trịnh. Bà là người đã phá vỡ cái kim cô của Khổng T đặt lên đầu người phụ nữ các nước Đông Á trong đó có VN chúng ta trên 2000 năm kể từ khi có Khổng Thuyết.

NỮ TIẾN SĨ DUY NHẤT TRONG THỜI PHONG KIẾN

Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, là những cấu trúc cân bằng xã hội bằng hệ thống triết học của Khổng Tử, còn gọi là Khổng thuyết ( Konfuzianismus), qua đó người phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là một ngoại lệ. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử VN đã không coi cái hệ thống nho học do Khổng tử đặt ra làm khuôn vàng thước ngọc cho người phụ nữ trong thời phong kiến, ra giống gì hết. Trái lại bà đã lội ngược dòng sông Nho Giáo của Khổng Tử để vượt lên trong cái xã hội trọng nam khinh nữ, luôn nhận chìm người phụ nữ trong chiến lược ngu dân do Khổng Tử đặt ra.

Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng. Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.

Dù hiếu học nhưng thời đó nữ nhân không được đi học. Bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách. Khoa thi tiến sỹ năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khoa bảng khi vừa tròn 20. Triều đình có mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung khi ấy thấy vị trạng nguyên trẻ tuổi, dáng người mảnh mai, mặt mày thanh tú… nên hỏi dò.

Khi đã rõ chuyện, vua rất bất ngờ vì tân khoa trạng nguyên là nữ nhưng do quý mến hiền tài, lại tiếc nuối cho một tài năng trẻ, vua không những không trách tội mà còn cho Nguyễn Thị Duệ ở lại triều, bỏ danh trạng nguyên. Bà được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.

Tài năng, đức độ của bà Huệ khiến chúa Trịnh nể phục

Năm 1625, quân Trịnh tiến lên Cao Bằng đánh nhà Mạc. Khi bị bắt, nữ trạng nguyên vẫn rất an định. Bà dùng gươm kề cổ, uy hiếp quân lính phải giải bà đến trước chúa Trịnh nếu không bà sẽ tự tử. Đến gặp chúa Trịnh, nhờ tài đối đáp thông minh, Nguyễn Thị Duệ thoát tử tội. Không những vậy khi nhận ra tài năng, khí độ hiếm có của bà, chúa Trịnh còn giao trọng trách trông coi việc học của phủ chúa và rất trọng dụng bà.

Thời làm quan, Nguyễn Thị Duệ rất coi trọng việc học và bồi dưỡng nhân tài. Bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng cho canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo biết chăm chỉ. Tương truyền, để thúc đẩy phong trào học tập địa phương, cách một khoảng thời gian, bà cùng các bậc túc Nho lại đến giảng dạy tại các khu vực ấn định rồi soạn đề, tổ chức thi. Bài thi được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Cách làm này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao giáo dục tại các vùng xa kinh kỳ.



Nguyễn Thị Duệ sống trong thời buổi ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng tài năng của bà khiến người khác không thể không nể phục. Vì thế, trong phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội thời đó, bài thi đều qua tay bà chấm. Bà lấy hiệu là Nghi Ái Quan, được nhà vua ưu ái, cho bày tỏ ý kiến về một số văn bản của triều đình, cũng như nhận xét, đánh giá bài làm của thí sinh các khoa thi hội, thi đình.

Không chỉ tài năng, nữ trạng nguyên còn là người đức độ. Theo dân gian truyền lại, trước đây, khi còn nghèo khó, anh trai bà bị người trong làng hãm hại. Nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến thù riêng. Tấm lòng rộng mở cùng tài năng văn chương kết duyên bà gặp hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Trần Tông) trong một lần dự cuộc vui quan trường. Từ đó hai người trở nên thân thiết tri kỉ, bà thường cùng hoàng hậu đi lễ chùa, gặp gỡ các nhà thông tuệ, đạo hạnh; gặp gỡ các sỹ phu có tài như Giang Văn Minh, Khương Thế Hiền… mục đích là để hiểu rõ hơn tình hình chính trị quốc gia, kịp thời góp phần điều chỉnh chính sách giúp vua cho phù hợp.

CÁO QUAN VỀ HƯU

Khi cao tuổi, đứng trước thời cuộc bấy giờ khi mà nhà Mạc đã đến ngày tàn, vua Lê chỉ bù nhìn, nội chiến Trịnh – Nguyễn tiếp ngay sau Trịnh – Mạc, bà mang nặng nỗi niềm suy tư, trăn trở về dân về nước. Bà cáo quan về quê, mở am Đào Hoa, tiếp tục đọc sách và chỉ bảo các sĩ tử trong làng. Nhờ những đóng góp quan trọng cho giáo dục, thi cử, bà được triều đình hậu đãi, vua Lê giao cho bà số thuế hàng năm của tổng Kiệt Đặc để làm bổng lộc. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ vẫn sống cần kiệm, dành phần lớn bổng lộc kia để giúp đỡ người dân, đặc biệt các Nho sĩ nghèo.

Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, người dân làng Kiệt Đặc lập đền thờ bà chúa Sao. Bà còn được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng nhiều danh nhân, học sĩ danh tiếng khác. Trong Hậu cung Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương, bà được thờ cùng Khổng Tử và 7 vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.

Biên khảo lịch sử, hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 09.05.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét