Powered By Blogger
NHỮNG VIỆC CẦN BIẾT KHI THAM KHẢO TRÊN WIKIPEDIA 
(BÁCH KHOA TOÀN THƯ MỞ)

Trả lời chung cho một số thân hữu của Hậu Duệ VNCH hỏi về Bách Khoa Toàn thư mở (Wikipedia). Vì quí thân hữu này hay thấy chúng tôi cảnh báo về việc xử dụng cuốn từ điển Wikipedia tiếng Việt, bởi các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt đều thiếu tính trung thực nhất là viết về chính trị và một số bài viết về lịch sử cận đại trong cuộc chiến Quốc- Cộng.

Người Việt tự do chúng ta thường rất ít người tham gia trên diển đàn của Wikipedia tiếng Việt, nên sân chơi trên Wikipedia tiếng Việt hầu hết là dùng các bài viết trong cuốn "Từ Điển Bách Khoa" do Viện Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn theo yêu cầu của đảng csVN.

Thưa quí thân hữu
Khi tham khảo các tài liệu trên Wikipedia, tức cái gọi là Bách Khoa Toàn Thư mở (BKTTM), chúng ta nên biết qua nguồn gốc xuất xứ của nó, để biết tại sao các lời văn trên BKTTM phần lớn toàn không giống giọng văn viết của người Việt tự do ở hải ngoại, tức là lối viết như những người miền nam tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Lý do là 1200 người viết trong cuốn " từ điển bách khoa toàn thư VN" đều là trí thức đỏ. Họ viết theo đơn đặt hàng của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1978, đảng cs đã có chủ trương giao cho Ban Tuyên huấn Trung ương và Bộ Văn hóa – Thông tin chỉ đạo việc nghiên cứu, chuẩn bị biên soạn "Từ điển bách khoa Việt Nam". Sau đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981 về "Xúc tiến việc biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam".

Trên cơ sở Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1981, một biên soạn Ban Từ điển bách khoa được thành lập trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày 10 tháng 10 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 167/HĐBT thành lập Viện Từ điển bách khoa trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.

Ngày 28 tháng 12 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) ra Quyết định số 321-CT giải thể Viện Từ điển bách khoa, thành lập Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ngày 24 tháng 12 năm 1997, Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cho ý kiến đồng ý chuyển Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam thành Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Từ đó bộ từ điển bách khoa toàn thư được biên soạn

Ngày 30 tháng 6 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ cộng sản lại ra Quyết định số 112/1998/QĐ-TTg xác định cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản là Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. Ngày 8/12/1998 Nhà xuất bản Từ điển bách khoa được thành lập.

"Tập 1 của Bộ Từ điển đã được in thử (tháng 12 năm 1994), gửi đi trưng cầu ý kiến trước khi in chính thức và đã nhận được 160 bản nhận xét của các uỷ viên Bộ chính trị, các bộ trưởng, các chuyên gia khoa học đầu ngành". Sau 6 năm biên soạn, bộ Từ điển bách khoa Việt Nam được hoàn thành vào ngày 12 tháng 9 năm 1995 và được Trung tâm Biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam in và nộp lưu chiểu tại Công ty in Tiến Bộ tháng 12 năm 1995

Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1055/QĐ-TTg quy định Nhà xuất bản Từ điển bách khoa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày 17 tháng 9 năm 2008, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Quyết định số 1038/QĐ-KHXH thành lập Nhà xuất bản Từ điển bách khoa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Nét chính của từ điển

Từ điển có mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay và những tri thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật của thế giới. 1.200 nhà khoa học XHCNVN biên soạn trong 15 năm, với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam, với kinh phí 32 tỷ đồng.

Bộ sách được xuất bản lần đầu tiên năm 2005 và tái bản năm 2011, gồm bốn tập và mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19×27, gồm khoảng 40 ngàn mục từ thuộc 40 ngành khoa học khác nhau. Giáo sư Hà Học Trạc, là Chủ tịch Hội đồng Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

Tóm lại:
Tuy Wikipedia và nhà nước CHXHCNVN tuy là hai bộ phận khác nhau, nhưng Wikipedia đã lấy gần như toàn bộ từ có trong "bộ từ điển bách khoa toàn thư VN" làm nồng cốt và chủ lực cho các bài viết trong "Wikipedia tiếng Việt".

Thế nên, các bài viết trong Wikipedia coi như được viết theo định hướng của XHCNVN. Người tham khảo Wikipedia thường thấy lối viết xuyên tạc về chế độ và Quân Lực VNCH là điều khó tránh vì nó là sân chơi của các bút nô đỏ. Đây cũng là một mặt trận Văn Hoá Chính trị mà người Việt tự do chúng ta còn thiếu sót bàn tay đóng góp, để thay đổi được sự xuyên tạc của đám bút nô của đảng csVN.

Biên khảo, Hậu duệ VNCH 07.05.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét