Powered By Blogger
VẨN CHƯA THẤY MỘT BÀI VIẾT TRUNG THỰC 
VỀ TIỂU SỬ CỦA VÕ SƯ NGUYỄN LỘC

Chúng tôi, những môn sinh hậu bối, đã từng tham khảo rất nhiều bài biết về tiểu sử của sáng tổ Nguyễn Lộc. Nhưng có một điều đáng buồn, sau khi đọc xong, chúng tôi nhận thấy hình như mổi hệ phái Vovinam có lối viết tiểu sử cố võ sư sáng tổ theo khuynh hướng riêng của mình. Hệ phái quốc doanh trong nước sống dưới cái dù của đảng csVN, nên đã sửa đổi nội dung tiểu  sử và luôn cả 10 điều tâm niệm cho phù hợp với xu thế chính trị của đảng cộng sản - cố tình dập tắt đi tinh thân yêu nước, yêu dân tộc của võ sư sáng tổ xuất phát từ học thuyết "Cách mạng Tâm Thân". Buồn hơn nửa là VVN quốc doanh được nhiều lợi thế về hê thống truyền thông của chế độ tà quyền hiện nay tiếp tay, nên tha hồ vo tròn bóp méo về lịch sử ra đời của môn phái và của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.

Còn các hệ phái khác không trực thuộc hệ phái quốc doanh, có xiển dương  tinh thần yêu nước chống Pháp, nhưng lại bớt xén đi tinh thần quốc gia dân tộc của sáng tổ. Chủ trương của các hệ phái này là cố gắng một cách miển cưởng hé lộ một ít về tinh thần yêu nước chống Pháp, nhưng dấu bớt đi tinh thần chống cộng của võ sư Nguyễn Lộc. 






Hình như họ cố làm như vậy để có cơ hội xích gần lại với nhau, trong tình thần gọi là đoàn kết môn phái cũng cố san bằng cách biệt lằn ranh chống cộng trong môn phái ?. Nếu thật sự những ai có tư duy nầy xin tự xét lại, nếu như thật sự có chuyện này xảy ra, sao trước đây quí võ sư không ở lại VN, chạy ra hải ngoại làm gì ??, để rồi đến ngày hôm nay ngồi ở hải ngoại hô hào đoàn kết? Nếu có đoàn kết thì chỉ nên đoàn kết các hệ phái Vovinam không trực thuộc hệ phái do cái gọi là "Hội Đồng Chưởng Quản" sinh hoạt dưới cây dù của đảng csVN. Chúng tôi dùng cụm từ hệ phái Vovinam để ám chỉ đến đến tình trạng xứ quân Vovinam lớn nhỏ hiện nay trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại, cũng như một số các võ  đường là bàn tay nối dài cho đảng csVN ở Hải Ngoại, đang núp sâu trong cộng đồng để tiếp tay với đảng csVN thực thi nghị quyết 36 về vấn đề Hoà Giải Hoà Hợp - Đây là những công cụ của đảng csVN, giống như một số các chùa Phật Giáo Quốc doanh, do các công an đội lốt mặc áo cà sa làm trụ trì, họ là những đảng viên cộng sản thuộc Tổng cục 5, một cơ quan tình báo thuộc Bộ Công an Việt Nam - dùng tôn giáo và văn hoá nghệ thuật làm phần mềm để đi sâu vào các hoạt động tình báo. Đó cũng là lý do mà trong cơ phận lãnh đạo VVN quốc doanh luôn có mặt một tướng thuộc An Ninh của Bộ Công An. Xem nguồn:http://lybichthuy.blogspot.com/2016/01/vovinam-trong-su-cham-soc-cua-tong-cuc.html

Các tướng CA có mặt trong thành phần lãnh đạo VVN, cho thấy Vovinam quốc doanh ở hải ngoại là ổ gián điệp.

Từ năm 2007 đến nay trong thượng tầng của VVN lúc nào cũng có 1 tướng Công An trong chức vụ lãnh đạo cao cấp:
1. Ngày 15/07/2007.Trung tướng Trương hòa Bình, Thứ trưởng Bộ Công An được đảng công cử làm Chủ tịch Liên đoàn VoViNam Việt nam,  Trương Hòa Bình (sinh 1955), thành viên ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
2. Võ Hoài Việt, Phó Chủ tịch Liên Đoàn VVN quốc doanh nầy là một ông Trung Tướng Công An, Tổng Cục Phó Tổng Cục II An Ninh, Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ, đang mang Hồng Đai đệ nhị cấp Danh Dự, đương kim Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Vovinam-VN. Vovinam ngày nay không làm chính trị nhưng làm tình báo chiến lược ở Hải Ngoại qua các cánh tay nối dài.

Hiện thực là như vậy, quí võ sư nên suy nghỉ và nghiền ngẫm các câu nói của:
1. C tổng thống Liên Bang Nga Boris Yeltsin:"Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó".
2.Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư  đảng cộng sản Liên Xô )
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
3.Alexandre Soljenitsym (Nhà văn Nga)
Khi thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.

Cũng vì biến cố 30.4.1975, Vovinam Việt Võ Đạo đã hoàn toàn thay da đổi thịt về cấu trủc của môn phái cũng như thái độ chính trị  của các võ sư rất rỏ rệt về lằn ranh quốc cộng.

Tóm lại mổi hệ phái có chiều hướng chính trị khác nhau nên có cách viết cách suy luận về tiểu sử của nguời sáng tổ của bộ môn Vovinam Việt Võ Đạo khác nhau, không có sự thống nhất, trung thực về người sáng lập môn phái. Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay các hệ phái ở hải ngoại đều có lập trường rỏ rệt. Nhiều võ đường treo hoàng kỳ và hát quốc ca VNCH trong những ngày hội lớn, đó là một cách thể hiện lập trường chính trị rất rỏ rệt. Một số các võ đường không treo lá hoàng kỳ cũng là một hành động chính trị của riêng vị võ sư trưởng của võ đường đó, chung qui cũng đều thể đã có một lập trường chính trị, đó là điều được khẳn định! Thế nhưng có điều khôi hài là, lúc nào cũng lấy tấm bình phông "không làm chính trị" để bịp dư luận. Hình như quí vị võ sư quá khinh thường trình độ hiểu biết của quần chúng. Chúng tôi người trẻ, đang sống ở Hải Ngoại không ngại nói lên suy nghỉ vá cái nhìn của giới trẻ chúng tôi với môn phái.

Qui lệ môn phái nào cũng từ người môn sinh VVN-VVĐ làm ra, nên không bao giờ đúng với mọi thời gian. Những hệ tư tưởng lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong cấu trúc xã hội như: Khổng, Lão, Marx-Lenin, đều bị thoái hoá theo thời gian và lần lượt bị ném vào thùng rác lịch sử, huống chi là một qui lệ nhỏ nhoi của một môn phái?? Các kinh thánh của Thiên Chúa Giáo cũng vì sợ bị thoái hoá trước sự phát triển của tư tưởng loài người, nên đã thành lập viện Hàn Lâm Khoa Học Giáo Hoàng.

THAY ĐỔI ĐẾ TỒN TẠI   

Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học (Pontificia Academia Scientiarum) để nghiên cứu các ngành khoa học tự nhiên, Toán học và Vật lý học cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan tới nhận thức luận, để có những thay đổi để bắt kịp với sự tiến hoá về mọi mặt để công giáo thuyết- Catholicism ( Kinh Thánh) không bị lỗi thời. 

Một thí du: "Thuyết Nhật Tâm" được cha đẻ là Galileo , một người công giáo thuần thành, đã cho ra đời năm 1610. Đây là một học thuyết đã đối chọi với những điều đã ghi trong kinh thánh. Galileo là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý . Cũng vì khám phá thuyết này mà ông đã bị Toà án dị giáo của Roma, năm 1633 đã lên án vì đi ngược với cách giải nghĩa Kinh Thánh phổ biến đương thời, và bị cấm phổ biến và ông bị nghi ngờ là một thành phần dị giáo. 

Galileo từ đó bị quản thúc tại gia và các hoạt động của ông bị Giáo hoàng kiểm soát cho đến khi qua đời.

"Thuyết Nhật tâm" của Galileo Galilei hoàn toàn phá vở những căn bản viết trong kinh thánh của Công Giáo đã ghi từ trước. Nên đã bị án oan sai từ Toà Án Dị Giáo của Giáo Hoàng thời đó.

Được biết  Kinh Thánh Kitô giáo Tây phương (dựa trên bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ) có đoạn nói rằng: "Chúa thiết lập Địa Cầu, Địa Cầu không lay chuyển". Cũng trong đoạn Thánh Vịnh 104:5 nói, "Chúa lập Địa Cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!". Hơn nữa, Sách Giảng viên 1:5 viết rằng: "Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên" v.v.

Một thời gian dài sau khi Galileo mất, thì án lệnh đã được  dỡ bỏ vì "thuyết nhật tâm" đúng và  các căn bản trong kinh thánh đã sai. Các tác phẩm của Galileo được Toà án dị giáo dỡ bỏ năm 1718 , đến năm 1741 Giáo hoàng Benedikt XIV, người gốc Đức  cho phép xuất bản một bộ hoàn chỉnh các tác phẩm khoa học của Galile.

Năm 1939, trong bài nói chuyện đầu tiên trước Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng được một vài tháng sau khi được bầu lên vị trí Giáo hoàng, Giáo hoàng Piô XII đã miêu tả Galileo là một trong số "các anh hùng táo bạo nhất trong nghiên cứu ... không sợ hãi trước những trở ngại và nguy hiểm khi thực hiện công việc, cũng không mù quáng tuân theo những gì có trong kinh thánh đã ghi". 

Cố vấn thân cận của ông trong 40 năm, Giáo sư Robert Leiber đã viết: "Piô XII đã rất cẩn thận để không đóng bất kỳ cánh cửa nào một cách vội vã (với khoa học). Ông là người nhiệt tâm về vấn đề này và đã hối tiếc về  trường hợp của Galileo.

Tóm lại thí dụ về Galileo chứng minh rằng tư tưởng con người nếu không bắt kịp với thời gian và sự phát triển của các khám phá khoa học sẽ bị loại bỏ và đào thải.

TẤT CẢ HỆ PHÁI CỦA VOVINAM ĐỀU ĐANG LÀM CHÍNH TRỊ

Trở lại với qui lệ 1964 của Vovinam không thể nào đứng vững với thời gian sau 1975 - qui lệ này bắt buộc phải  thay đổi để phù hợp với qui trình tiến hoá của con người và tình hình chính trị của mổi thời đại. Không phát triển, tự đứng lại trong khi thời gian thay đổi là tự đưa sự lạc hậu bảo thủ của mình vào cổ máy nghiền của thời gian.

Quý vị đang bóp méo, tròn võ sư sáng tổ theo cách hiểu của hệ phái mình, làm sao để đạt được nhu cầu phát triển cao. Chính vì thế mà quý võ sư lãnh đạo đang đi ngược với qui lệ của môn phái 1964 đã đặt ra trong việc "Vovinam không làm chính trị". Một mâu thuẩn lớn giửa qui lệ 1964 và việc làm của quí võ sư lãnh đạo. Chính vì điểm này mà người ngoài Vovinam và lớp trẻ hậu bối chúng tôi đã thấy được sự bế tắc về tư tưởng nơi các võ sư lãnh đạo môn phái của hai phía quốc cộng.

Muốn đoàn kết, việc này không phải một sớm một chiều mà thành tựu được. Mt thụ dụ: Vovinam quốc doanh chính là nguồn gốc của chia rẻ thế đoàn kết của Vovinam vì bám theo thế quyền, nhưng khổ nổi thế quyền ở đây không thu phục được lòng người trong một thời gian dài 45 năm sau ngày cưởng chiếm được miền nam VN cho tới ngày hôm nay
, nên đồng bào chúng ta gọi đó là tà quyền - một nhà nước thiếu tính chính danh núp trong bộ áo khoát vì dân, nhưng luôn tìm cách trấn áp dân, nô lệ và thần phục ngoại bang. Chiều dài xuất phát nhà nước do đảng csVN lãnh đạo là một đảng hèn với giặc ác với dân, chuyên lừa bịp đồng bào hai miền nam bắc, cuộc tàn sát đẩm máu như:
* Trận chiến quốc cộng 20 năm (1955-1975).
* Cuộc Cải cách Ruộng Đất (1953-1956) tại miền bắc.
* Mậu thân 1968.
* Cuộc trấn áp đồng bào miền nam để cướp đất đai, nhà cửa, tài sản, đày quân cán chính VNCH trong các trại cải tạo khổ sai, đánh tư  sản để đưa các nạn nhân lên vùng kinh tế mới, khỉ ho cò gáy, sau ngày 30.4.1975.

Một tà quyền với tội ác ngập trời, có chẻ hết tre rừng làm bút cũng không đũ để viết ra hết tội ác của đảng csVN và cái gọi là nhà nước mị dân hôm nay. Một ngươi Việt Võ Sĩ chân chính không thể nào nhắm mắt bán rẻ trái tim từ ái và bàn tay thép để chạy bám theo bạo quyền phát triển đào tạo thêm những thế hệ chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền.

Những thế hệ VVN được đào tạo trong nước sau này, chính là những hạt mầm phá hoại tính chính thống của môn phái VVN-VVĐ trong tương lai rất gần. Lịch sử về môn phái và sáng tổ sẽ bị trốc gốc bởi lớp môn sinh hiện đang được đào tạo trong nước bởi các võ sư, HLV quốc doanh.

VVN quốc doanh và cái bình phong của đảng là Hội Đồng Võ sư Chưởng Quản Môn Phái, do cố võ sư Nguyễn Văn Chiếu lãnh đạo với một bầy gia nô hám danh bu quanh, đang báo vào cái nhà không nền móng, chỉ là một thứ cây không rể. 


Chúng tôi những môn sinh trẻ của vùng nam Đức, xin được tâm tình với quí đồng môn, quí HLV và võ sư đang sinh hoạt ở hải ngoại - không lệ thuộc hệ thống Vovinam quốc doanh trong nước, về vấn đề tôn trọng sự thật trong khi viết về tiểu sử của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, một người đã từng cống hiến rất nhiều trong cuộc cách mạng dân tộc, thời chống Pháp. Võ sư Nguyễn Lộc với lòng yêu nước vô bờ bến và một tinh thần chống cộng triệt để , trước sau như một. Các bài viết của quí vị mà chúng tôi từng tham khảo qua trên Internet, hầu hết đều không xiển dương  tinh thần quốc gia dân tộc và chống cộng, một tà quyền, một hòn đá cản trong tiến trình thăng hoa dân tộc VN, của sáng tổ. Những bài viết về  sáng tổ Nguyễn Lộc đều tránh né một đức tính cao quí của ân sư mình, như né dịch Corona Vũ Hán. 

Võ sư Nguyễn Lộc không cộng tác với bạo quyền csVN, khi biết được đó là một đảng rất tàn ác với người dân, ông đã đem hết gia đình và các môn đệ tâm huyết di tản vào miền nam VN tháng 7/1954 để tránh nạn cộng sản, tìm không khí tự do để phát triển môn võ Vovinam.




Trở lại vấn đề xiển dương tinh thần chống bạo quyền csVN của sáng tổ, hầu hết những người lãnh đạo VVN ngày nay đều bẻ cong ngòi bút, không dám đề cập tinh thần chống bạo quyền cs (như điều tâm niệm số 8 của VVN theo qui lệ 1964) của VVN. Không biết đạo đức của những võ sư cầm bút để đâu? khi mình không viết không trung thực về người ân sư của mình?? Cố tình bưng bít một sự thật hiển nhiên về người đứng đầu môn phái, để Vovinam ngày nay với nhiều nhánh (hệ phái) VVN-VVĐ  cùng sinh hoạt chung màu áo, mà không chung lóng về một sáng tổ, mặc dù đó là những nhánh của các võ sư  VVN đã từng trốn chạy cộng sản như gia đình sáng tổ Nguyễn Lộc.

Đây là đoạn sử cần được tôn trọng, không nên quốc doanh hoá luôn đoạn sử này của sáng tổ. Rất tiếc, hầu hết các trang Web của các bô lão trong môn phái VVN cũng như các môn sinh yêu Vovinam viết trên mạng mà chúng tôi đã từng đọc qua, hiện có trên mạng đều viết gần giống nhau, gần như không có sự nhận định hay phân tích đúng đắn về sáng tổ.
Và nếu như ai đó muốn tìm hiểu về sáng tổ, vội vàng gỏ vào Wikipedia trên Google, thì lại càng sai lệch hơn. Lý do: Wikipedia là do  các trí thức XHCN viết, họ cố tình viết theo định hướng của Ban Tuyên Giáo đảng csVN, các môn sinh trong  nước và một số môn sinh ở hải ngoại thường hay tham khảo sử liệu trên Wiki, như thế sẽ bị Ban Tuyên Giáo đảng csVN dẩn dắt đi thật xa về tinh thần yêu nước nồng nàn của võ sư Nguyễn Lộc - Ông là người chủ trương cộng tác với chính quyền của người quốc gia, ông hợp tác và huấn luyện cho các nhân sự trong chính quyền quốc gia Trần Trọng Kim, hoặc các lực lượng võ trang của Thiên Chúa Giáo đương thời. Các hoạt động đó của sáng tổ Nguyễn Lộc để  cung cấp  nhân lực cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc VN ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Vovinam trong thời kháng Pháp đã từng cộng tác với hầu hết các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày Quốc Lễ: Giổ tổ Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng, các công cuộc cứu tế xã hội trong chương trình cứu trợ nạn đói, triệt hạ tượng đồng tại các vườn hoa Paul Bert, Canh Nông v. v… tại Hà Nội. đồng thời rất nhiều lớp võ tự vệ được mỡ ra ở trường Sư Phạm, Trường Bưởi, Việt Nam Học Xá, sân tập Ấu Trỉ Viên, Bãi Septo, Bãi Nhà Ðèn v.v… Ngoài ra, 2 đoàn đặc biệt được thành lập: Ðoàn Võ Sĩ Cảm Tử gồm các thanh niên võ sinh có sức vóc vạm vỡ hăng say hoạt động. Ðoàn Anh Hùng Ngày Mai gồm các võ sinh thiếu niên dưới 18 tuổi. Cùng lúc đó một lớp võ đại chúng chuyên luyện cách sử dụng gậy và mã tấu được mở ra tại Việt Nam Học Xá, thu hút hàng ngàn học viên để tạo niềm tin và tinh thần Võ Sĩ Ðạo trong quảng đại quần chúng. Đây là lối trang bị sức khoẻ cho thanh niên để có sức chịu đựng trong việc chống Pháp.

Sáng tổ cũng có một thời gian ngắn cộng tác với Việt Minh ( tiền thân của đảng Lao Động sau là đảng csVN), vì sáng tổ đã lầm như hàng triệu người yêu nước khác vào thời đó. Đến khi thấy tổ chức này chỉ núp trong cái áo khoát yêu nước, nhưng làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, và không phải là một tổ chức kháng Pháp đứng đắn,  Ông liền cùng môn đệ xuôi Phát Diệm, theo lời mời của Trần Thiện, tổng chỉ huy lực lượng võ trang Thiên Chúa Giáo, nơi đây sáng tổ đã cử môn đệ huấn luyện võ thuật cho lực lượng võ trang Nhà Chung và thanh niên Phát Diệm, là những cơ sở của Thiên Chúa giáo, những cơ sở tôn giáo đối lập với Việt Minh.

Tháng 8 năm 1948, sáng tổ trở về Hà Nội tái mở những lớp võ cho thanh niên để gây dựng lại phong trào học Vovinam. Kiến thiết lại đời sống xã hội, khơi lại tinh thần yêu nước trong hàng ngũ thanh niên. Sáng tổ chú trọng nhiều đến việc rèn luyện thể xác, để có sức khoẻ làm cuộc cách mạng dân tộc.

Tháng 7 năm 1954, cùng một số sõ sư môn đệ tâm huyết ông di cư vào Nam mở trường dạy võ tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn. Ông còn cử các võ sư môn đệ phụ trách huấn luyện võ thuật cho Hiến Binh Quốc Gia tại Sài Gòn, Trung Tâm Huấn Luyện Hiến Binh Quốc Gia , Trường Võ Khoa Thủ Ðức, các lớp võ cho Công Binh của Quân Lực Quốc Gia VN sau là QL.VNCH.


Tóm lại các hoạt động của sáng tổ Nguyễn Lộc trong thời gian phát triển môn phái ra quần chúng, là đi ngay vào việc huấn luyện cho thế hệ thanh niên ngoài bắc một tinh thần yêu nước nồng nàn và một thể chất cứng cáp để làm góp bàn tay cho cuộc cách mạng chống thực dân, với mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi sự cai trị của bạo quyền thực dân Pháp. và sau ông đã từ chối cộng tác với bạo quyền csVN,  Từ các hành động của sáng tổ từ 1938 cho đến khi ông nhắm mắt, đã cho thấy nơi ông môt tinh thần cách mạng rất cao, một người có tinh thần yêu nước nồng nàn, có đường đường lối và ý thức chính trị rất mạnh mẻ. Nơi ông người ta còn tìm thấy một chủ nghĩa dân tộc cao độ, từ đó lấy làm căn bản cho việc hình thành chủ thuyết " Cách mạng tâm thân" sau này của sáng tổ. Khi dùng võ cổ truyền hoà huyện với các môn võ khác đ hình một bộ môn văn hoá nghệ thuật riêng cho người Việt, các việc làm đó  đũ thấy ông là người  cưu mang chủ nghĩa dân tộc trước khi hình thành Vovinam.

WIKIPEDIA CỐ TÌNH ĐƯA VÕ SƯ NGUYỄN LỘC GẦN GŨI VỚI  BẠO QUYỀN CSVN.

Thưa quí đồng môn, danh dự của sáng tổ phải được tôn trọng và giử gìn cẩn thận , đó là di sản tinh thần chống giặc ngoại xâm một cách kiên cường bất khuât của người VN. Tinh thần yêu nước của sáng tổ phải được xiển dương để các thế hệ đi sau tiếp nối, hầu có thể còn tự hào là con cháu của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Thái Học trong việc chống giặc ngoại xâm. 

Vì không tôn trọng tinh thần yêu nước và các hoạt động kháng Pháp của võ sư Nguyễn Lộc, nay khi nhìn lại hành trình 45 năm sau ngày VNCH - cái nôi của môn phái Vovinam đã bị bạo quyền csVN cưởng chiếm bất hợp pháp vào ngày 30.4.1975, để thấy VVN chỉ đào tạo được những thế hệ bại hoại tinh thần yêu nước, luôn vô cảm trước sự xâm lược của giặc Trung Quốc lấn chiếm biển đảo của VN. Im lặng  và vô cảm trước những tội ác và bất công hàng ngày đang xãy ra trong xã hội ngày nay, gây nhiều đau khổ cho đồng bào chúng ta.

Điều này nói lên được điều gì? Lòng yêu nước của người môn sinh VVN ngày nay  đã không còn tồn đọng trong trái tim từ ái. Lòng yêu nước  của sáng tổ để lại cho các thế hệ đi sau, đều bị các võ sư đi sau, đem bỏ vào thùng rác. Những võ sư và HLV ngày hôm nay hầu hết đều đem lòng  yêu nước của sáng tổ Nguyễn Lộc chôn xuống 3 tấc đất. Thế nhưng trong các trang  Web hiện có trên mạng đều thấy họ hay nhai đi nhai lại điệp khúc " tôn sư trọng đạo"; "uống nước nhớ nguồn" ??... Một cái gì đó không thành thật với trái tim từ ái nơi họ. Nhiều khi nhìn họ như những diển viên hài kịch.  Họ diếm đi lòng yêu nước tinh thần chống cộng triệt để của sáng tổ một cách thô bạo.


Ngày nay số môn sinh có lòng yêu nước thương nòi trong trái tim từ ái chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Sau đây, chúng tôi xin phép được đưa hai chổ sai trái của đám trí thức đỏ trong Bách Khoa Toàn Thư ( Wikipedia) khi viết về võ sư Nguyễn Lộc: 

THỨ NHẤT:
Trích Wikipedia: "Năm 1946, khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Lộc đã cùng một số môn sinh mở nhiều lớp huấn luyện võ thuật tại vùng Thạch Thất, tại trường Quân chính Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 của Quân đội Nhân dân Việt Nam) tại phường Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, và nhiều địa phương lân cận khác: Đan Phượng, Vĩnh Tường. Rất nhiều môn sinh Việt Võ Đạo đã chiến đấu dũng cảm và đã có rất nhiều người hy sinh vẻ vang dưới ngọn cờ độc lập dân tộc. Hết trích. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_L%E1%BB%99c_(v%C3%B5_s%C6%B0)

Thưa quí đồng môn,

Wikipedia là do các học giả đỏ viết theo định hướng của đảng csVN nên hoàn toàn thiếu trung thực, rất ít đồng môn biết được vấn đề này. Wikipedia đã cố tình đánh lận con đen lịch sử về  Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn, người đọc Wiki. ai cũng lầm tưởng đó là trường của Sĩ Quan Lục Quân QĐND. 

Thật ra trường Quân chính Trần Quốc Tuấn là trường huấn luyện và đào tạo quân sự cho các cấp chỉ huy thuộc lực lượng võ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng - Một đảng đối lập với Việt Minh.

Trường chính thức khai giảng ngày 1-1-1946 tại Chapa thuộc tỉnh lào Kay. Chapa trước kia là một vùng trung tâm nghỉ mát vùng núi của người Pháp cũng giống như Đà Lạt ở cao nguyên miền Nam Việt Nam. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Cơ sở nhà trường đặt tại một căn cứ dưỡng quân của sĩ quan Pháp, nằm trên một dãy đồi cao. Từ đây có thể thấy rặng núi Fan Si Pan trùng điệp và biên giới Trung Hoa.

Ban Giám Đốc và ban Giảng Huấn Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn gồm các sĩ quan người Nhật, bỏ ngũ trước và sau ngày quân đội Nhật đầu hàng Đồng Minh, đến giúp để đào tạo các sĩ quan tương lai của quân đội Quốc Dân Đảng Việt Nam. Đứng đầu là một vị Đại Tá người Nhật, nhưng ông lấy tên Việt là Trần Anh Hùng, thường được gọi là Cao Hùng. Kế đến là ông Trần Thanh Dân, hay “Cao Dân”, nguyên là một Trung tá làm Phó Giám Đốc. Các vị giáo quan người Nhật đều lấy tên Việt Nam và chọn họ Trần. Người Nhật cho là trong lịch sử Việt Nam, binh nghiệp đời nhà Trần lẫy lừng nhất qua 3 lần đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi đất nước. Tất cả đều hãnh diện khi chọn họ Trần. Nguồn: http://doanket.orgfree.com/quansu/tqtplieu.html

THỨ HAI:

Trích Wikipedia: "Tháng 7 năm 1954, Nguyễn Lộc vào Nam, cùng một số đệ tử tâm huyết mở võ đường tại Sài Gòn. Nguyễn Lộc cử các võ sư môn đệ phụ trách huấn luyện võ thuật cho Hiến Binh Quốc gia (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa) tại Sài Gòn, Trung tâm Huấn luyện Hiến Binh Quốc gia Thủ Đức (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), các lớp võ cho Công binh (Quân lực Việt Nam Cộng Hòa). Hết trích.

Hành động xuôi nam với gần một triệu người miền Bắc di cư vào nam để lánh nạn cộng sản vào tháng 7/1954, của gia đình võ sư sáng tổ và các môn đệ tâm huyết, đã nói lên được  lập trường chính trị rất rỏ rệt của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc : "không thể chung sống với bạo quyền cs Hà Nội" lâp trường chính trị này của gia đình sáng tổ được khẳn định lại lần thứ hai vào năm 1975, sau khi bạo quyền chiếm miền nam VN. 

Tóm lại gia đình võ sư đã hai lần bỏ phiếu bằng chân không chấp nhận sống chung cũng như cộng tác với chế độ độc tài, độc đảng csVN. 


Ngoài trang Wikipedia (bách khoa toàn thư), người môn sinh chúng ta có thể tham khảo thêm về thân thế và sự nghiệp của võ sư sáng tổ nơi Tổng liên đoàn VVN-VVĐ Thế giới (Official website of the Vovinam-VietVoDao World Federation). Đây là trang Web chính thức của những võ sư kỳ cựu, trong đó có một số võ sư từng sinh hoạt môn phái với sáng tổ Nguyễn Lộc, khi ông thành lập võ đường ở số 51 đường Frères Luois - thời kỳ đầu tiên thành lập lớp võ VVN tại Sài Gòn. Nguồn: https://vovinamworldfederation.eu/vi/vovinam-viet-vo-dao-vi/vo-su-sang-to-nguyen-loc.html. Nơi trang Web này, các môn sinh sẻ không thấy nói đến sự hợp tác của võ sư sáng tổ với các tổ chức võ trang  kháng Pháp thuộc Tổng Đoàn Tự Vệ Phát Diệm.



Chúng tôi vì thấy những sự nghịch lý này trong các trang web của môn sinh VVN, khi viết về tiểu sử của sáng tổ, h đã không viết trung thực về sáng tổ và đi ngược với tính thần "tôn sư trọng đạo" của các thế hệ đi sau sáng tổ. Đó cũng là điều mà môn sinh trẻ chúng tôi muốn tâm tình với quí đồng môn đang có trách nhiệm trong việc viết tiểu sử của người một vị tôn sư đáng kính với tinh thần yêu nước nồng nàn, đang bị các loạn thần tặc tử trong môn phái bê lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc gia dân tộc của sáng tổ bỏ bên lề đường một cách thô bạo. Trung ngôn nghịch nhĩ, rất mong một  sự thông cảm cho tuổi trẻ đóng góp thẳng thắn với các võ sư đang lãnh đạo môn phái từ các phía.

Nghiêm lễ!!
Biên khảo, hậu duệ VNCH và VoViNam Lý Bích Thuỷ 15.5.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét