Powered By Blogger
SĨ PHU BẮC HÀ NGÀY NAY CÒN KHÔNG ?  
H CÓ BIẾT HỔ THẸN VỚI LỚP SĨ PHU ĐẦU THẾ KỶ XX ?

Sĩ phu Bắc Hà theo mô tả trong sử sách là lớp người có học thức, nhân cách và khí tiết cao ngất trời, có lối sống vì mình và vì người. Đấy là những loại người có khí tiết thanh cao, coi nhẹ vật chất tiền tài, danh vọng , không khiếp sợ trước bạo lực, họ sẳn sàng hy sinh cuộc sống cá nhân khi đất nước lâm nguy. Thứ mà họ theo đuổi và tôn thờ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay là lý tưởng phụng sự tổ quốc và dân tộc mình. Đặc tính của Sĩ phu Bắc Hà xưa là rất kiên quyết trong đấu tranh cho công bằng xã hội, lớp này ngã, lớp khác tiếp nối, họ không bao giờ chùn bước khi đất nước và dân tộc còn đau khổ. Họ là những tấm gương cho các thế hệ đi sau về tinh thần yêu nước nồng nàn. 

Nghĩa của cụm từ  sĩ phu ? : người có học;  những công dân hạng nhất trong chế độ quân chủ, phu: người thuộc phái nam, là đàn ông vì trong thời quân chũ, chỉ có người nam mới được đến trường đi học, phái nữ không bao giờ được đến trường, do đó tầng lờp sĩ phu không có sự hiện của người phụ nữ. Sĩ phu ngày xưa hay "nhân sĩ trí trức ngày nay" là những người có học vấn và có tiết tháo, chí lớn..họ là những người nhìn thấy trước được nguyên lý chuyễn động xã hội. Sĩ phu  luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội. Trong thời quân chủ sĩ phu là giai cấp đứng đầu trong xã hội ( sĩ, nông , công thương, binh).

Sĩ phu Bắc Hà xuất hiện trong thời kỳ đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài, thời kỳ mà những cuộc binh đao nội chiến giữa  Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn diễn ra liên miên. Về mặt địa lý. Bắc Hà là vùng đất Đàng ngoài, từ sông Gianh trở ra trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài 200 năm. Sĩ phu Bắc Hà được xem như là lớp người trí thức ở Đàng ngoài, sinh ra chủ yếu ở Hà Nội (ngày nay) và các vùng chung quanh. 

Lớp sĩ phu Bắc Hà được đồng bào vinh danh và kính trọng nhất là lớp trí thức yêu nước nhiệt thành vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX: tiêu biểu là : Nguyễn Trường Tộ (1828 -1871); Nguyễn Lộ Trạch (1852 - 1895); Phạm Phú Thứ (1820 - 1883)v.v... Họ là là những sỹ phu có đầu óc canh tân đất nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động làm cuộc  cách mạng cho dân tộc VN - đấu tranh quyết liệt với Thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, với đường lối bạo lực như các phong trào Cần vương (Phan Đình Phùng, 1844-1895), và Đông Du (Phan Bội Châu, 1867-1940); hoặc chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa - giáo dục như phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh, 1872-1920) và Đông kinh nghĩa thục (Lương Văn Can, 1854-1927).

Tầng lớp sĩ phu đông đảo và có những cuộc đấu tranh rộn rịp nhất trong thời VN mất quyền độc lập vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian này đất nước xuất hiện rất nhiều bậc sĩ phu đứng ra tập hợp tinh thần yêu nước của đồng bào lại để đánh đuổi quân thù cứu nước điển hình như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, họ không bao giờ cộng tác với thực dân Pháp, để đi ngược lại quyền lợi của đồng bào mình. Trong số đó một nhóm trí thức theo tây học rất tích cực trong việc cứu nước  đứng ra thành lập một đảng chính trị có võ trang, đó là Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), h tập hợp mọi giai cấp trong xã hội thời đó cùng nhau đứng dậy để tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Đảng được thành lập vào ngày 25.12.1927, hoạt động bí mật, để tránh theo dõi của mật thám Pháp. Đây là đảng chính đảng đầu tiên của VN, chủ trương dùng vũ lực lấy lại độc lập, cởi ách thống trị của thực dân trên đất nước VN, thiết lập một chế độ cộng hoà, dân chủ, tự do cho 3 nước trong Liên Bang Đông Dương ( Việt ,Miên, Lào).

Anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học
Tuổi trẻ, chí Cả, tâm, tầm rộng
Tiên phong đường Tự Do Dân Chủ
Cho Tổ quốc Dân tộc Việt Nam

Cởi ách thống trị thực dân Pháp
Giành lại chủ quyền cho đất nước
Một Việt Nam dân chủ tự do
Văn minh trong cộng đồng thế giới!..

( trích"GƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN THÁI HỌC" của thi sĩ Kiều Vũ)

Việt Nam Quốc Dân Đảng là một tập hợp quần chúng với 4 giai cấp trong xã hội thời đó là sĩ, nông, công , thương, binh - binh ở đây là những những người Việt đi lính cho Pháp, đó là lính khố xanh khố đỏ được Pháp huấn luyện và làm việc cho Pháp, họ hưởng ứng lời kêu gọi của VNQDĐ, đã âm thầm rời bỏ việc làm tay sai cho Pháp đứng về phía những người yêu nước góp phần cởi trói cho Việt tộc. Lớp sĩ phu này gồm có Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu ( Nguyễn Khác Nhu), Phó  Đức Chính....Đó là những người lãnh đạo cao cấp của VNQDĐ. Trong khi âm thầm gầy dựng cơ sở, phát triển lực lượng qui tụ quần chúng cách mạng để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều cơ sở bi mật thám Pháp khám phá, một số đảng viên bị bắt, nên các đồng chí lãnh đạo đã gấp rút soạn thảo một chương trình hành động vượt giai đoạn để không bị mật thám Pháp tiêu diệt thêm các cơ sở làm suy yếu lực lượng.

Một Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng được triệu tập ngày 26-1-1930 đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo dự kiến diễn ra vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930 (mùng 1-2 Tết Âm lịch năm Canh Ngọ). Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, người sĩ phu yêu nước Nguyễn thái học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là người chỉ huy cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy đã dõng dạc tuyên bố:

“ Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh

Tuy nhiên cuộc nổi dậy của VNQDĐ ở một số tỉnh thành chung quanh Hà Nội, có nơi thành công nhưng không trụ được lâu trước hoả lực quá mạnh của Pháp. Nhiều đảng viên đã hy sinh, một số khác bị bắt, đảng trường Nguyễn Thái Học và một số nhân vật lãnh đạo bị bắt và bị tử hình vào ngày 17.6.1930.

....Mười ba mái đầu xanh vô tội
Ngạo nghễ trừng trừng!… đao phủ gục đầu…
Pháp quan rụng rời!… gằm cúi mặt…
Hổ ngươi thế giới phải gục đầu!…
Đầu rơi mắt quắc!… cười sang sảng…
Máu Lạc Hồng nở Hoa Tự Do!…*
Máu đã tưới, hoa chưa kịp nở
Nụ vẫn tiềm tàng âm ỉ cho ngày mai
Ngày mai mầm sẽ đâm chồi
Tự Do Hoa Máu giữa trời quê hương
Đóa Hoa Đất Mẹ ngát hương

Đoá Hoa Chính Nghĩa Lạc Hồng Việt Nam!
( trích"GƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN THÁI HỌC" của thi sĩ Kiều Vũ)

Lớp người được gọi là sĩ phu của VNQDĐ thật xứng đáng được đồng bào ưu ái vinh danh là "nhân sĩ trí thức", một lớp người đã hết lòng vì đất nước,  nên họ đã đi sâu vào tâm thức của Việt tộc. Sĩ phu không phải là cụm từ tự phong mà đến từ sự ngưỡng mộ và kính phục của chính đồng bào mình. Đó còn là một vinh dự dành riếng cho những người thật sự yêu nước yêu dân với một khí phách vượt trội, một tác phong đầy đạo đức cách mạng -"Hữu xạ tự nhiên hương". 

Khi nói "phải quyết tử cho Tổ Quốc" trong  buổi họp ngày 26-1-1930, người sĩ phu Nguyễn Thái Học đã thể hiện một  hào khí ngất trời - mà cho tới nay không thể nào tìm thấy được nơi lớp "nhân sĩ trí thức" Bắc Hà. Lớp người này chỉ biết trùm chăn, chờ thời cơ tốt nhảy ra hót vài tiếng rồi lại chui vào chăn tiếp tục. nên dân tộc vẩn triền miên trong ngèo đói, khắp nơi bị đảng cướp đất cướp nhà, của người dân, nhưng họ vẩn cuộn mình trong chăn ấm.

Sĩ phu ngày xưa hiệu triệu quốc dân để cứu nước!!
Sĩ phu ngày hôm nay hô hào hiệu triệu quốc dân để cứu đảng!!

Thế nhưng tầng lớp trí thức này vẩn luôn tự nhận mình là những sĩ phu Bắc Hà (?!) - Một thứ sĩ phu giả mạo là nô tài cho đảng csVN, núp bóng tranh đấu cho nhân quyền dân chủ, nhưng thường xuất hiện khi đảng bị bế tắc, họ ra kiến nghị, tuyên cáo, dọn bải đáp an toàn để lập công với đảng. Nơi lớp sĩ phu này, người dân chỉ thấy một chử hèn và rất hèn, họ thà khom lưng trước tà quyền cộng sản, bịt mắt bưng tai trước một xã hội bất công, trước những tội ác hàng ngày xảy ra khắp nơi khắp chốn trên 3 miền đất nước, nhân quyền bị chà dạp - họ im lặng một cách đáng sợ để được sống chung cái ác từ khi đảng cs cầm quyền chính thức từ năm 1954 sau trận Điện Biên Phủ. Họ có thể im lặng quan ngại chung với đảng khi giặc Tàu tiến vào biển đông trong khu vực chủ quyền VN như ao nhà của mình, lớp sĩ phu này thích sống chung với sự ô nhiểm nặng của thủ đô ngàn năm văn vật, họ bặt tiếng trước Đặc Khu Vân Đồn bị đảng bán cho giặc 99 năm.  Sĩ phu Bắc Hà ngày hôm nay chỉ làm nhục vong linh của các sĩ phu thời chống Pháp h sống ích kỷ, mơ công danh, xa rời đồng bào, tổ quốc, chỉ biết lo phú quí, một thứ con hoang của mẹ VN. 

Suốt chiều dài thế kỳ XX, trong dòng sinh mệnh của Việt tộc chỉ thấy có 3 sĩ phu được lưu danh đó là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học. Lớp người sĩ phu nầy có nhân cách lớn có đạo đức cách mạng đánh được vinh danh là những nhân sĩ trí thức vì dân vì nước. 

Thật hổ thẹn, từ đó cho đến nay đều không còn thấy lớp sĩ phu nào trong nước có tầm cỡ như lớp sĩ phu đầu thế kỷ XX, có đũ đạo đức để đứng ra kêu gọi quần chúng giải thể bạo quyền. Có thể từ  bản chất: yếm thế, sợ khó, sợ hy sinh, ngại gian khổ, ích kỷ....Người dân hôm nay chỉ còn thấy lớp sĩ phu được đảng khoát cho cái áo dân chủ, sống lẩn lộn trong cộng đồng đấu tranh, để thi hành nghị quyết 36 do đảng csVN ban hành - Như ông Cù Huy Hà Vũ, một công tử đỏ, thứ dân chủ cuội, tuyên bố không chống đảng csVN, thật nực cười cho một nhân vật trong hàng ngũ sĩ phu Bắc Hà.

Viết cho mùa tưởng niệm mùa tang Yên Báy lần thứ 90 của những đảng viên VNQDĐ đã tuẫn quốc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong mùa xuân Canh Ngọ 1930. Hậu duệ VNCH vùng nam Đức không quên thắp nén tâm hương lên những anh hùng dân tộc đã nằm xuống vì Độc lập, Tự Do và Hạnh phúc của Việt tộc, trong suốt thời gian chống Pháp.

Hậu Duệ VNCH, Lý Bích Thuỷ 28.5.2020 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét