Powered By Blogger
TỪ VỤ ÁN NÂNG ĐIỂM THI Ở HOÀ BÌNH ĐỂ THẤY
THỰC TRẠNG CỦA NỀN GIÁO DỤC NƯỚC CHXHCNVN 
Trong môi trường giáo dục đào tạo truyền thống ở VN người ta thường bắt gặp câu “thầy phải ra thầy, trò phải ra trò”, thầy, cô có vai trò của thầy cô, học trò có vai trò của học trò, nhưng cả hai phía đều phải biết tự rèn luyện để đạt được phẩm chát cao về đạo đức. Ngoài việc truyền đạt tri thức cho trò, thầy cô phải có phẩm chất, ám chỉ đến mặt tri thức và đạo đức - thầy cô làm gương cho trò thì mới dạy được trò. Ngược lại, trò có bổn phận phải tôn kính thầy, trò trước tiên phải học và hành được cái lễ cái nghĩa, kế đó mới nói đến cái học và hành; như thế, từ đó mới có thể hữu dụng cho bản thân, gia đình, xã hội, dân tộc và đất nước, đó là những căn bản ưu tiên trong nề nếp giáo dục truyền thống của Việt tộc:" tiên học lễ, hạu học văn".

Làm thầy, cô giáo mà có hành vi đội trên, đạp dưới, trừng phạt học sinh một cách dã man mất nhân tính, ham tiền ham lợi, ham chức vụ , thiếu đạo đức, hơn  lễ nghĩa, lẽ phải, dâm tính với học sinh vị thành niên, lấy dục tính đánh của mình đổi lấy điểm học, điểm thi, thầy cô trong mái trường XHCN ngày nay đã  từng xảy ra những vụ dâng nữ sinh cho các quan lớn hưởng thụ ...,  đưa đến hiện tượng học trò hỗn xược với giáo viên, thậm chí đưa dến việc bạo hành trong học đường, chuyện hành hung giáo viên là chuyện khó tránh được trong mái trường nước CHXHCNVN - từ những thầy cô giáo kém phẩm chất về đạo đức đã đưa đến việc hình thành một xã hội đầy dối trá và lừa lọc, thượng đội hạ đạp, đầy quan tham từ thượng tầng xuống tới hạ tầng làm băng hoại xã hội. quan chức trong bộ máy cầm quyền từ hành pháp, tư pháp, lập pháp và các cơ quan ban nghành đã cấu kết chặt chẻ với nhau để ăn cắp của công, rút ruột các công trình làm giàu cho cá nhân và nhóm lợi ích.



Theo VN Express - Sáng 21/5/2020, TAND tỉnh Hoà Bình ra phán quyết với 15 bị cáo trong vụ án nâng điểm 165 bài thi tại kỳ thi THTP 2018, sau 6 ngày xét xử. Bản án nhận định vì vụ lợi, lợi dụng chức vụ, 15 bị cáo đã can thiệp, nâng điểm 65 thí sinh ở kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Nhận định cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội, toà tuyên phạt ông Vinh 8 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng tội danh này, ông Chất lĩnh 6 năm tù, bà Diệp Thị Hồng Liên (cựu phó Phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình) 3 năm tù; Khắc Tuấn lãnh 5 năm tù; Đào Ngọc Thuật 30 tháng tù; Nguyễn Thị Thu Loan (giáo viên) 2 năm tù; Nguyễn Thị Hồng Chung (giáo viên) 21 tháng tù; Bùi Thanh Trà (giáo viên) 18 tháng tù treo, thử thách 36 tháng và được trả tự do tại toà; Nguyễn Đức Hoàng (cựu thanh tra viên Phòng Thanh tra) 2 năm tù treo; Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) 30 tháng tù treo; Quách Thanh Phúc (cựu hiệu phó trường THPT 19/5) và Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ Phòng Khảo thí) mỗi người 18 tháng tù treo; Phùng Văn Thụ (cựu trưởng phòng giáo dục thường xuyên) 15 tháng tù treo. Đỗ Mạnh Tuấn bị phạt 7 năm tù về tội Nhận hối lộ, 3 năm tù do Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng cộng 10 năm tù. Hồ Chúc (giáo viên trường THPT Thanh Hà, huyện Lạc Thủy) chịu 30 tháng tù về tội "đưa hối lộ". Nguồn:https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/chu-muu-vu-gian-lan-diem-thi-o-hoa-binh-linh-8-nam-tu-642812.html

Qua bản án ngày 21/5/2020 của TAND tỉnh Hoà Bình, để thấy được sự thối nát trong ngành giáo dục, ngành CAND và Thanh tra GD, phòng khảo thí - đã liên kết chặt chẻ để cùng nhau hối lộ và nêu những tấm gương tiêu biểu cho một xã hội thối nát với chiến lược 100 năm trồng người kinh hoàng của đảng csVN. 

Sự thối nát không chỉ riêng trong môi trường giáo dục, CAND, mà hầu hết cac ban nghành khác trong bộ máy cầm quyền XHCN nói chung,  trong môi trường quân đội, các tướng lãnh cũng thi nhau cạnh tranh tham nhũng với  các ban nghành khác - không thấy một ban nghành nào mà không có tham nhũng. Văn hoá tham nhũng gần như là truyền thống và đầu môi chót lưởi của giai cấp tư bản đỏ trong khi thi hành công vụ.

Ngoài ra bên quân đội người dân còn thấy một đám tướng hèn, vô sĩ làm kinh tế để trục lợi thay vì đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đám tướng tá của CHXHCNVN hôm nay là những tên bảo kê cho các băng đảng xã hội đen, các sòng bạc liên quốc gia, các ổ điếm, buôn bán xì ke ma tuý...Hàm trăm tướng tá  đã phải ra toà về những tội danh kể trên. Mới nhất là vụ án của ông Nguyễn Văn Hiến, cựu đô đốc, thứ trưởng Quốc Phòng CSVN, bị tuyên án 4 năm tù tại phiên toà xử vụ án Quân Chủng Hải Quân mất quyền quản lý ba lô “đất vàng” trong 49 năm ở đường Tôn Đức Thắng, Sài Gòn.



NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT CHO THẦY CÔ GIÁO
Từ xa xưa, cha ông ta đã dạy, làm Thầy cô là nghề cao quý nhất. Mỗi người Thầy, cô không chỉ tạo ra một lớp học sinh, mà thực chất là kiến tạo ra một tương lai của xã hội. Làm Thầy cô là một sự hi sinh lớn cho sự nghiệp trồng người. Thầy cô giáo xưa cũng như nay là những nhân để gây mầm tốt cho một mô hình giáo dục Chân, Thiện Mỹ trong việc xây dựng một xã hội nhân văn và phục vụ tốt con người. Học đường còn là nơi cung cấp nguyên khí cho quốc gia. 

Một giá trị tốt đẹp trong giáo dục theo truyền thống nhân bản của Việt tộc đó là "lá lành đùm lá rách", " một con ngựa đau cả tàu chê cỏ"," bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", " giấy rách phải giử lấy lề", " thương người như thể thương thân"... Khi thấy người hoạn nạn, đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thành. Quốc văn giáo khoa thư đã dùng bài thơ trong gia huấn ca của người xưa để dạy học sinh:

Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom,
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.

 (Nguyễn Trãi - Gia huấn ca)

Như Vijaya Lakshmi Pandit cũng đã từng nói: “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”.

Xã hội ngày càng phức tạp: tốt - xấu, thật - giả lẫn lộn. Ngay cả người lớn cũng mắc kẹt trong những cạm bẫy, huống là trẻ con vốn suy nghĩ giản đơn và hành động theo cảm tính. Trong thời đại công nghệ thông tin lên ngôi, học sinh chỉ cần lên mạng tra một từ khóa là biết bao thông tin, biết bao quan điểm chồng chéo hiện ra, khiến người ta mất phương hướng. 

Chân - Thiện - Mỹ và tiêu chuẩn về đạo đức không bao giờ thay đổi cho một thầy cô giáo, dù ở bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xã hội nào - Giáo dục là môi trường dạy học sinh thành những hạt nhân tốt trong việc cải tạo xã hội và góp bàn tay vào việc cải thiện cái ác thành thiện trong một xã hội nhân văn - Đó cũng chính là cái gốc của mọi sinh hoạt tốt trong một xã hội mà tỉ lệ người phạm pháp rất thấp, nhà tù lần lần không còn tù hình sự, chính trị hay tù nhân lương tâm..
VỊ TRÍ CỦA MỘT THẦY CÔ GIÁO

Những cụm từ như “quân, sư, phụ”, “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, "không thầy đố mày làm nên" là những câu nói truyền thống rất quen thuộc với hầu hết mọi người trong xã hội Việt Nam. Nói đến vai trò và vị thế của người thầy cô, trong xã hội xưa, và đó cũng là những triết lý căn bản cho nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà trước 1975. Trong môi trường giáo dục, người dân luôn mong đợi chất liệu đạo đức có tầm cao nơi các bậc thầy, cô - để làm tấm gương tốt cho học trò. 



 “Quân, sư, phụ” (君師父) là vua, thầy, cha: ba vị trí quan trọng mà người Việt tôn kính. Vị trí của người thầy được tôn vinh còn trên cả vị thế của người cha. Điều này chứng tỏ người thầy rất được quý trọng trong xã hội Việt Nam. Sự quý trọng này nâng cao được giá trị về đạo đức của một người thầy cô trong một xã hội nhân văn. Nền văn học cổ điển đầy dẫy những điển cố về sự kính trọng các bậc thầy. Trong kho tàng văn học dân gian, người ta có thể tìm thấy những câu như:

Nợ cũ chước nào báo bổ
Ơn thầy, ơn chúa, liễn ơn cha
(Nguyễn Trãi, 1380-1442, Quốc Âm Thi Tập)


Những bậc thầy nổi tiếng trong nền giáo dục thời phong kiến như: Hoàng Hậu Ỷ Lan (?–1117), Bà Đoàn Thị Điểm (1705-1749) , Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Lê Quý Đôn (1726-1784), Võ Trường Toản (? – 1792) - người được vinh danh là “bách niên sư biểu”- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Phan Bội Châu (1867-1940) đều là những bậc thầy trong lịch sử được học trò cũng như toàn dân ngưởng mộ, kính trọng.

NỀN GIÁO DỤC THỐI NÁT XHCN

Sau biến cố 1975, đảng CSVN đã cưỡng chiếm miền Nam, du nhập chủ nghĩa duy vật biện chứng Marx Lenin, dựa vào đấu tranh giai cấp xoá bỏ mọi giá trị cổ truyền, tôn ti trật tự, không coi trọng đạo đức trong môi trường giáo dục đào tạo, ngược lại chỉ đề cao về giáo dục "Hồng hơn Chuyên", đặt nặng chính trị trên hết. Sau đó, vào đầu thập niên 80, còn thất bại nặng nề vì áp dụng mô thức kinh tế chỉ huy, đảng CSVN đã thay đổi chính sách kinh tế và áp dụng một hình thái kinh tế tư bản man rợ không có luật lệ, trong đó cạnh tranh bất chính (dựa trên quen biết, bè phái) và đồng tiền là đối tượng tối cao của cuộc sống. 


Con người có thể làm bất cứ điều gì - dù phương hại đến quyền lợi, đến sự an nguy hay ngay cả sinh mạng của người khác, để có tiền, để thoả mãn những thú tính thấp hèn như: ăn, uống, tình dục bất chánh quá độ, không tôn trọng khuôn phép và phi luân vì xã hội không còn giá trị tinh thần nào tốt đẹp hơn như vị tha, độ lượng, tình yêu, và sự công bằng làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Nên một nền giáo dục không có một triết lý để định hướng cho việc đào tạo con người tốt cho xã hội, mà chỉ nhắm vào việc đào tạo con người phục vụ cho giai cấp thống tri, không đào tạo con người thành những nhân tốt cho xã hội kéo dài cho đến ngày hôm nay - xã hội ngày càng băng hoại vì cơ chế chính trị và kinh tế tạo môi trường chỉ khuyến khích bản năng thú vật nơi con người.



Kết quả trong gia đình ngày nay  là cha không ra cha, chồng không ra chồng, vợ không ra vợ, con không ra con, trò không ra trò và thầy cô cũng không ra thầy cô. Học đường nằm trong xã hội nên cũng phải chịu ảnh hưởng xấu từ một nền giáo dục tồi tệ gây ra: môi trường trang nghiêm, kỷ luật của nền giáo dục quốc gia bị phá huỷ với bao nhiêu là tệ nạn xấu xa trong mối liên hệ giữa thầy và trò và môi trường chung quanh.



Trong xã hội các quan lớn dốt nát thi nhau mua bằng cấp, đi lạy lục, quì bái giặc Tàu, mang mối quốc sỉ nhục về cho đất nước. Nơi học đường thì học sinh đánh đập giáo viên. Sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm vì nền kinh tế và thương mại, hoặc không trọng dụng kiến thức chuyên môn - vì sinh hoạt thương mại và tà quyền chỉ dựa trên bè phái và quen biết..... Học đường ngày nay ngày càng hỗn loạn, không còn tôn ty trật tự, vô kỷ luật nên không thể đào tạo được những công dân tốt để xây dựng quốc gia. 


TÓM LẠI:

Giáo dục bất cập ngày nay đã đưa đất nước đi vào tình trạng thối nát, đạo đức suy đồi, thầy cô ngày chỉ là những hình tượng thối nát của xã hội, không còn là những tấm gương tốt cho học trò. Nếu như ngày xưa người dân quí trọng  thầy cô, vì thầy cô chính là những biểu tượng gương mẫu của đạo đức, vì họ là những người giáo huấn học sinh thành những người biết hướng đến chân, thiện, mỹ và có đầy đũ kiến thức chuyên môn, để có thể bước ra giúp đời. 

Từ 1945, với chương trình giáo dục của quốc gia VN và tiếp theo là Việt nam Cộng Hoà cho đến 1975 với triết lý đào tạo theo hướng tiến: "Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng" nên đã đào tạo không biết bao nhiêu là nhân tài cho miền nam VN. Vì các thế hệ học sinh trong xã hội VNCH được các thầy cô có đũ kiến thức cũng như đạo đức để truyền đạt cho học sinh sinh viên những kiến thức chuyên môn như chữ nghĩa, khoa học, kỹ thuật và luân lý, đạo đức; với quan niệm “tiên học lễ, hậu học văn” đi sâu vào tiềm thức quần chúng. Còn nửa trong chương trình bậc tiểu học ( cấp 1) và trung học Đệ I cấp ( cấp 2), trước 1975, học sinh luôn được học môn Công Dân Giáo Dục với nội dung giáo trình như đã nói trên, tăng cường ý thức lễ nghĩa, đạo đức nơi học sinh. Hơn nữa, cơ chế chính trị ở miền Nam Việt Nam trước 1975 tôn trọng tự do cá nhân, bao gồm tự do tôn giáo, một yếu tố đưa đến sự tôn trọng và vinh danh những giá trị tinh thần cao đẹp.



Đó là sự khác biệt về nền giáo dục giửa VNCH và VNDCCH hay CHXHCNVN,  các bậc làm cha làm mẹ hôm nay đã có một sự hối tiếc vô vàn, khi đã đánh mất đi một nền giáo dục  hết sức lý tưởng để cung cấp những con người mà đất nước 
văn minh nhân bản mong muốn và trông đợi.

Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 25.5.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét