Powered By Blogger
BÉ NGÂN KHÔNG BỊ KỲ THỊ TRƯỚc 1975, 
BÀ NGÂN HÔM NAY NGHỈ SAO VỀ BÉ TUỆ NHÃ ??
Chúng tôi, người viết được biết cựu Thủ Tướng Nguyễn Minh Triết và bà đương kim chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lúc bé khi ông này và bé Ngân còn sống chung với người quốc gia, đã không hề bị ngược đãi hay kỳ thị, mặc dù bà và đồng chí bà đã từng gọi đó là chế độ "nguỵ Sài Gòn". Một chế độ từng biết gia đình bà theo cộng sản, nhưng không hề cấm đứa trẻ con như bà đến trường để đi học, bà và các đồng chí của bà từng được đi học miển phí bậc tiểu học trung học và đại học trong chế độ do người quốc gia lãnh đạo. Như vậy, thì chắc hẳn bà đã biết giửa VNCH và CHXHCNVN chế độ nào mới là chế độ NGUỴ? chế độ nào mới là chế độ phi nhân và đối xử phân biệt với trẻ con như bé Tuệ Nhã, con của cô Huỳnh Thục Vi??

Bà thừa biết, tất cả các trẻ con sống trong chế độ mà người cộng sản từng gọi là "Nguỵ Sài Gòn" đều được đối xử bình đẳng, không phân biệt trẻ con quốc gia hay cộng sản, tất cả đều được cắp sách đến trường. 

Ở thế hệ bà và đồng chí cùng tuổi tác với bà, từng sống trong vùng quốc gia và từng được cắp sách đến trường - Lớp đồng chí đó của bà,có nhiều người đã từng biểu tình đốt xe Mỹ quậy phá hậu phương của VNCH, nhưng tất cả đều không bị cấm đến trường, như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Trương Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga, Phan Công Trình, Nguyễn Đình Mai,Tôn Thất Lập, Trần Long Ân, Nguyễn Văn Sanh, Lê Thành Yến, Trương Quốc Khánh, Huỳnh Ngọc Hải, Huỳnh Quang Thư, Dương Văn Đầy, Trần Ngọc Hảo, Hai Nam, Năm Sao, Trần Thị Ngọc Dung, Hà Văn Hùng, Trương Quốc Khoách..... Nguồn: https://www.nguoinam.com/phpbb/viewtopic.php?t=2162#p18208


Theo như lý lịch đã ghi của bà CTQH Ngân, người dân được biết bà đã được khai trí trong chế độ VNCH tới bậc đại học vào năm 1973 đến tháng 4/1975.  Nhưng ngày nay, khi bà trong vị trí lãnh đạo đất nước, thì lại đối xử bất công với đứa trẻ như bé Tuệ Nhã?? Vậy thì bản chất của bà và chế độ chxhcnvn đúng là CHÂN NGUỴ rồi!! Một thứ chế độ chỉ lừa bịp người người dân bằng nhiều thủ đoạ khác nhau. Dùng giáo dục như là một vũ khí để be bờ cho sự tồn tại của chế độ độc tài toàn trị.
Bé Tuệ Nhã bị cấm đến trường đũ để thấy Bà và những đỉnh cao trí tuệ Ba Đình, các đồng chí đồng rận của bà đã và đang vi phạm trầm trọng về "Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em" mà chxhcnvn đã đồng thuận phê chuẩn ngày 20/2/1990 và Luật chăm sóc, bảo về và giáo dục trẻ em có ghi trong  Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và 2013 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Nên biết thêm,  2/3 các quốc gia thành viên LHQ đã ký, phê chuẩn Nghị quyết số 44-25 ngày 20/11/1989 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó có chxhcnvn. Và công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9/1990.

Trích Điều 28 "Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em"

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, phải:

a. Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người;

b. Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, và thi hành các biện pháp thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phí và cung cấp hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết;

c. Dùng mọi phương tiện thích hợp để giúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học;

d. Làm cho những hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận được;

e. Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.

Trích Điều 28 "Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em" - mà chxhcnvn là một thành viên của LHQ từ năm 1977

1. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và để từng bước thực hiện quyền này trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, phải:
a. Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người;
b. Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, và thi hành các biện pháp thích hợp như đưa ra loại hình giáo dục miễn phí và cung cấp hỗ trợ tài chính trong trường hợp cần thiết;
c. Dùng mọi phương tiện thích hợp để giúp cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học;
d. Làm cho những hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và mọi trẻ em đều có thể tiếp cận được;
e. Có biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.
2. Các Quốc gia thành viên phải thi hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng kỷ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng Công ước này.
3. Các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xóa bỏ nạn dốt nát và mù chữ trên toàn thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các quốc gia đang phát triển phải được đặc biệt chú ý.

Điều 29.

1. Các Quốc gia thành viên nhất trí rằng, việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:

a. Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;

b. Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;

c. Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của nơi mà trẻ em sinh ra;

d. Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng giữa nam và nữ và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và những người gốc bản địa;

Công ước về "nhân quyền của trẻ em" – Bắt đầu có hiệu lực từ ngày  2 tháng 9 năm 1990. Công ước này được thế giới công nhận  sâu rộng nhất trong lịch sử các loại quy ước về nhân quyền, tronbg đó có chxhcnvn.

Nguồn tham khảo, tiếng Đức về "Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em" https://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/19983207/index.html#a28

Muốn biết thêm về Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, xin vào đường link của UNCEFF: https://www.unicef.org/vietnam/vi.

Ngoài ra những lãnh đạo đảng ờ các cấp đã vi phạm trầm trọng luật chxhcnvn qui định về việc bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trể em:

Trích:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội , Ngày 15 tháng 06 năm 2004

LUẬT

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

Trích Chương I
Những quy định chung

Điều 1. Trẻ em
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Hết trích:
Nguồn: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=29435


BẢN CHẤT NGUỴ CỦA CHẾ ĐỘ DO  NGƯỜI CỘNG SẢN ĐIỀU HÀNH.

Thông tin từ nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy chia sẻ về chuyện con mình bị tà quyền ko cho đến trường:
Hôm nay ngày 1/9/2020, là ngày đầu tiên con gái Tuệ Nhã đi học trường Sơ. Mẹ Nhã đã đến gặp Sơ chủ quản đăng ký cho Nhã đi học lớp Chồi từ hồi đầu năm nay. Sơ bảo chừng nào vô năm học mới rồi cho Nhã đến học. Mẹ bỏ bụng mừng vì cuối cùng đã có chỗ nhận Nhã vô học.
Sáng nay, O dẫn Nhã đi học vì mẹ đau chân. Sơ là người quen biết O nên Sơ đã chia sẻ thân tình như sau:

- Sơ chưa biết mẹ Tuệ Nhã, nhưng Sơ nghe tên "Tuệ Nhã" là Sơ đã "yên trí" rồi, Sơ mãi không quên được, cái tên Tuệ Nhã in trong đầu Sơ. "Nhiều người" đã nói với Sơ rồi, giờ Sơ không dám nhận TN vô học đâu.

O hiểu ý nên bảo Sơ:

- Thôi Sơ nói vậy thì con hiểu rồi. Nhưng Sơ cho Tuệ Nhã vào lớp chơi một chút, rồi 11h con đến đón cháu về, chứ giờ đưa cháu về liền thì sợ cháu ám ảnh về chuyện không được đi học.
Sơ ái ngại bảo:
- Vậy thì cho Sơ số điện thoại để có gì Sơ gọi chị đến đón cháu về sớm sớm chút. Nhã đi học ở đây rồi mẹ Nhã đưa đi đón vừa, có gì thì ảnh hưởng đến cả Sơ và cả trường.
Giờ mới 9.30h mình sốt ruột nhờ O đi đón Nhã sớm. Con gái về tới nhà đã líu lo:
-Chào ba mẹ con đi học về.
Thấy thương con quá sức! Nhã nó thèm bạn lắm, mình chỉ muốn con đến trường để có bạn thôi mà cũng không được.
Buồn cho con gái, buồn hơn cho một Việt Nam chưa thấy tương lai!
Được biết cô Huỳnh Thục Vy là nhà hoạt động xã hội, đã được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett vào năm 2012, mấy năm trước cô cũng bị khởi tố bởi tội “xúc phạm quốc kỳ” nhưng ở đây tôi muốn nói tới việc con gái của cô đến tuổi đi học nhưng bị chính quyền cấm cản không có trường nào nhận.

Bà Huỳnh Thục Vy là người xịt sơn trắng lên cờ đỏ sao vàng, cờ của chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiền thân là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bà bị tuyên án tù 2 năm nhưng tù treo, chờ đứa con sinh ra đến ngày bé lớn thì mẹ mới đi tù lãnh án. 


Anh Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết: “Bé Lucas nhà tôi cũng được nhận vào lớp mầm non ở Hà Nội nhưng chỉ học được 3 hôm thì tự nghỉ vì cô giáo mang công an ra doạ bắt bố, đêm ngủ ác mộng gào khóc. Rốt cuộc Lucas không học ở bất kỳ đâu, không học trước bất kỳ một chữ nào cho tới khi vào lớp 1.”

Cách đối xử kỳ thi và phân biệt của chế độ do người cộng sản lãnh đạo đã đưa bản chất tiểu nhân, hẹp hòi, thô bỉ ... của chế độ lên tầm cao mới, kể từ ngày 1.9.2020. Bất hạnh cho người dân VN đã phải sống trong một chế độ hại dân hại nước, một chế độ mà giai cấp đảng viên là giai cấp thống trị trên đầu trên cổ người dân. 

Mặc dù luật do QH nước chxhcnvn qui định cho những trẻ em dưới 16 tuổi, về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...(?!). Nhưng, thực tế trách nhiệm của nhà nước cộng sản với bé Tuệ Nhã  như thế nào ? Cấm không cho đến trường đi học mới là trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em của chế độ  chxhcnvn ngày hôm nay. Bản chất thật sự của cộng sản là nói một đằng làm một nẻo.

Bình luận thời sự chính trị từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 04.09.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét