Powered By Blogger
 TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ ĐỈNH CAO 
CỦA CÁC ĐẠI TƯỚNG QĐND VÀ CAND

Cái học thời hồ chí minh không ra gì, nhỏ mà không học lớn làm đại tướng, đây chính là hợp đồng giửa hcm và gia nô trong đảng. Hãy xem khả năng văn hoá của 19 vị đại tướng, 15 vị tướng của QĐND và 4 vị tướng CAND trong bộ máy lãnh đạo của nước VNDCCH và CHXHCNVN hiện nay ra sao? .
Từ xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học,  trước hết là để làm người, rồi sau đó là tham gia việc làng, việc nước (làm quan):

 “Học là học để làm người
 Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”. 

Câu ca dao mang có ngụ ý là khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu. Cho nên, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, cha mẹ vẫn cố gắng cho con em mình đi học. Xưa ông cha ta đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học tập:

 “Người mà không học, khác gì đi đêm
 Người không học như ngọc không mài”;

hay:

 “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
 Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” -

Hai cấu ca dao mang hàm ý: nếu không học con người sẽ trở nên mù mờ, tăm tối, cho dù có là ngọc đi chăng nữa mà không được mài, được giũa thì ngọc ấy cũng chẳng có giá trị gì. 

Hay câu ca dao:

 “Người không học, không có sự hiểu biết
 Trẻ mà không học, lớn không làm được việc gì”;

Ông bà ta ngày xưa rất coi trọng cái học, vì có học mới giỏi dang. Người làm quan cần phải học, để có bản lĩnh trong trong việc trị dân. Nên ông bà ta thường khuyên con cháu phải học hành để giỏi dang: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Trong bối cảnh của thế kỷ 21 đã cho thấy việc học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, nó luôn đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của mỗi con người. Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.

Ngọc không mài không thành ngọc quý. 
Người không học không biết đạo lý

Hay:

Bộ long làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.

Con người khác con vật là nhờ vào bộ óc, và con người hình thành quốc gia. Trong các quốc gia thời phong kiến, người lãnh đạo quốc gia thời phong kiến là Vua, và trong hoàng tộc hầu hết được học hành cẩn thận, để có kiến thức chính trị làm lãnh đạo và trị dân. Ngược với thời phong kiến VNDCCH và CHXHCNVN lấy màu hông thay cái học.

Thời đại hồ chí minh, một thời đại mà các sự học không được coi trọng - chỉ có biết cách ăn cướp giỏi, giết người giỏi là có thể làm đại tướng. Một đất nước có hàng chục tên tiến sĩ cờ vua, một bằng cấp duy nhất trên thế giới chỉ có ở chxhcnvn. Thế nên Nguyễn Xuân Phúc từ khoe hàng: " Cây cột điện ở Mỹ biết đi nó cũng sẽ về VN", đúng thê! vì bên Mỹ không có bằng TS Cờ Vua nên phải qua VN để ghi danh học và thi.

Cái học ngày nay chả cần
Nhỏ không học lớn làm đại tướng
(ca dao thời XHCN)
-

Nước chxhcnvn hiện có hàng loạt các trung tâm tại chức, chuyên tu cũng như các trường đại học mọc lên khắp nơi, khắp chốn, từ cấp Trung ương, phát triển đến cấp Tỉnh, Thành phố. Người dân trong nước nói, rồi đây trong vài năm nửa thì chxhcnvn sẽ sẽ có Trường Đại học cấp… xã. Chính thế mà  khắp nơi người ta mới phát hiện ra hiện tượng không học cấp 2, cấp 3, nhưng có thể học xong đại học và thậm chí Thạc sĩ, Tiến sĩ… Đến khi bị phát giác ra, thì các ông bà lãnh đạo này mới về học lại cấp 2 để bổ sung, hoàn thiện bằng cấp. Đây cũng là hệ thống giáo dục mà ông hai ông đại tướng Trần Đại Quan và Tô Lâm đã đến đây để học lấy bằng cử nhân và tiến sĩ...

Thông thường trong quân đội các nước trên thế giới, những người chỉ huy các dơn vị của lực lượng bảo vệ an ninh và chủ quyền đất nước, thường là những người có học vấn về văn hoá cũng như quân sự. Duy đặc biệt có một nước nhỏ bên bờ biển đông, đã sinh sản ra rất nhiều đại tướng, nhưng 13/15 QĐND đều không có trình độ văn hoá cấp 2. Đó là một điều mà đảng csVN thường rất tự hào về những đỉnh cao trí tuệ con vẹt này của đảng. 

Một điều đặc biệt nửa là phần lớn trong họ được phong cấp đại tướng vượt cấp.  Tính đến đầu năm 2020, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 15 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng phần lớn đi thẳng từ dân hay từ lính lên thẳng đại tướngĐể viết bài này người viết đã lấy lý lịch các quan đại tướng từ Wikipedia, do các trí thức đỏ viết.

Không có một đại tướng nào tốt nghiệp ở một trường đào tạo sĩ quan danh tiếng. Nếu như đảng tự hào về các đại tướng, nhưng người dân chắc chắn sẽ rất hoài nghi về sự hiểu biết của các đại tướng này. Đại tuớng Ngô Xuân Lịch từng bj thuộc cấp đã cho rằng , không biết đọc bản đồ hành quân. Đó là lời tiết lộ của Thiếu Tướng Lê Mã Lương trong buổi Tọa Đàm liên quan đến Bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc tế diễn ra hôm 6 tháng Mười, 2019 tại Hà Nội Nguồn:https://www.thesaigonpost.com/2019/10/tin-sung-sot-bo-truong-quoc-phong-ngo.html

Trong số thất học đó có đại tướng Lê Đức Anh bò lên được tới vị trí Chủ Tịch nhà nước chxhcnvn. Nếu nói về gốc của các đại tướng QĐND thì:

*9 người gốc miền Bắc: Văn Tiến Dũng - Hà Nội;Lê Trọng Tấn - Hà Nội; Phùng Quang Thanh - Hà Nội; Đỗ Bá Tỵ - Hà Nội; Hoàng Văn Thái - Thái Bình; Nguyễn Quyết - Hưng Yên; Phạm Văn Trà - Bắc Ninh; Ngô Xuân Lịch - Hà Nam; Lương Cường - Phú Thọ

*5 người gốc miền Trung: Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình; Nguyễn Chí Thanh - Thừa Thiên-Huế; Chu Huy Mân - Nghệ An; Lê Đức Anh - Thừa Thiên-Huế; Đoàn Khuê - Quảng Trị

*1 người gốc miền Nam
Lê Văn Dũng - Bến Tre

Có 2 quân nhân được đặc cách phong cấp Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959). Về trình đọc vấn, 13/15 trong các đại tướng này không đạt trình độ học vấn cấp II.  Chỉ thấy có ông Giáp là sinh viên luật và Ngô Xuân Lịch, được ghi là trình độ cử nhân (?!) nhưng không thấy ghi tốt nghiệp năm nào và học ở trường đại học nào?

1. Võ Nguyên Giáp 1911–2013. Đại tướng được hcm phong năm 1948, không có chiến công đánh pháp và Nhật trước khi được mang cấp tướng QĐND. Từ ngày thành lập QĐND năm 1944, được hcm cử giử chức vụ chỉ huy 3 tiểu đội của "đoàn võ trang tuyên truyền". Văn hoá bậc đại học, trình độ quân sự không có khi làm đại tướng.

2. Nguyễn Chí Thanh 1914–1967. Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng ngang hông. Không có trình độ văn hoá lẩn quân sự.

3. Văn Tiến Dũng1917–2002. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông). Từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1943, ông đã hoạt động dưới danh nghĩa nhà sư tại Chùa Bột Xuyên (nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Năm1948 phong cấp bậc thiếu tướng; năm1959, được tặng Thượng Tướng, rồi Đại Tướng năm1974. Không có trình độ văn hoá và quân sự

4. Hoàng Văn Thái 1915–1986, tên thật là Hoàng Văn Xiêm
Là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được hcm cấp cho thiếu tướng năm 1948, cùng một lượt với Võ Nguyên Giáp; năm1958;được thăng Trung tướng; năm1974 được thăng Thượng tướng; rồi năm 1980 được thăng Đại Tướng. Trình độ văn hoá:Tốt nghiệp bằng tiểu học Pháp Việt , tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vào năm 13 tuổi, Xiêm đã phải bỏ học đi làm thuê rồi đi làm thợ cắt tóc. 
Năm 18 tuổi, Hoàng Văn Xiêm đi làm phu thợ ở mỏ than Hồng Gai (Quảng Ninh) sau đó làm phu thợ tại mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng). Trình độ vấn không có, quân sự không có.

5. Chu Huy Mân 1913–2006
Được thăng cấp thiếu tướng ngang hông năm1958, rồi lên luôn thượng tướng năm 1974, đại tướng năm 1982. Trình độc học vấn không có. Tuy không có học vấn nhưng ông từng làm Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (năm 1980). Trình độ vấn không có, quân sự không có.

6. Lê Trọng Tấn 1914–1986
Xuất thân từ một gia đình nhà giáo, thời niên thiếu, ông theo học trường Bưởi tại Hà Nội.  Là tiền vệ cho đội bóng tròn Eclair (Tia chớp) của thực dân Pháp . Nhờ thành tích đá banh nên ông được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp; sau đó nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ, phục vụ tại đơn vị đồn trú gần sân bay Tông (Sơn Tây). Cấp bậc trong quân đội Pháp là hạ sĩ. Được hcm phong cấp đại tá ngang hông năm 1959. Đến năm 1961 được phong thiếu tướng; năm1974 trung tướng; năm1980 thượng tướng vă năm 1984 được phong đại tướng. Trình độ vấn kém, quân sự không có.

7. Lê Đức Anh 1920–2019 tên khai sinh là Lê Văn Giác.11 tuổi, Lê Đức Anh được cho ra học tiểu học. Trình độ văn hoá của Lê Đức Ạnh  chỉ học hết tiểu học Pháp. Năm 1937, 17 tuổi, Lê Đức Anh bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng. Được hcm phong thẳng lên Đại tá  năm 1958: rồi lên thẳng trung tướng năm 1974 , thượng tướng năm 1980 , đại tướng năm1984. Từng là chủ tịch nước chxncnvn, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ trưởng BQP, Tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Là tên đã ra lệnh không cho quân đồn trú trên đảo gạc ma, không được nổ súng vào giặc xâm lược TQ, khi bọn này bắn vào gây thương vong cho 64 quân nhân đang thực thi trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đảo Gạc ma và năm 1988. Một tên Đại tướng có nhiều nợ máu với nhân dân. Trình độ vấn kém, quân sự không có.

8. Nguyễn Quyết: sinh năm 1922–.Học hết tiểu học, năm 15 tuổi.  Năm 1974 phong thẳngThiếu tướng;1980Trung tướng;1986 thương tướng,1990 Đại Tướng. Đại tướng không có trình độ văn hoá và quân sự

9. Đoàn Khuê 1923–1998. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1987 – 1991). Được phong cấp thiếu tướng nagng hông 1974, trung tướng năm 1980, thượng tướng năm1984 và đại tướng 1990. Trình độ vấn không có, quân sự không có.

10. Phạm Văn Trà (1935– ). Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006. Năm 1953, 18 tuổi, Phạm Văn Trà tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam, phục vụ với vai trò lính thông tin. Năm 1993 được thăng ngang hông cấp thượng tướng,  trung tướng năm 1999, rồi đại tướng năm 2003. Trình độ vấn không có, quân sự không có.

11. Lê Văn Dũng (1945–), tên thật là Nguyễn Văn Nới, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1945 . Ông từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (từ 2001 đến 2011) và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (từ 1998 đến 2001). Tháng 12 năm 1977 ông được triệu hồi về nước và cử đi học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng. Ông này đi từ lính lên đại tướng, không có trình độ văn hoá.

12. Phùng Quang Thanh (1949) – là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (2006–2016), Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (2001–2006), Ủy viên Bộ Chính trị khóa X và XI, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII,XIII. Tháng 10 năm 1971 đến tháng 6 năm 1972, ông được đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân. Đại tướng từ năm 2007. Tuy không  thấy có ghi về trình độ văn hoá, nhưng ông này có theo học các khoá quân sự dành cho cấp sĩ quan.

13. Đỗ Bá Tỵ(1954–)
 Là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV phụ trách quốc phòng - an ninh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lào Cai. Ông từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Quốc phòng (2010–2016). 
1954 Giáo dục phổ thông: 10/10 (Phổ thông). Chuyên môn nghiệp vụ: Đại học - Chỉ huy tham mưu. Học hàm, học vị: Không.
Năm 1972, ông nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam.
5/1972 - 7/1973: Chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 4- Trung đoàn 246
8/1973 - 5/1976: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 28- Sư đoàn 10- Quân đoàn 3
9/1992 - 7/1994: Học viên CHTM cao cấp, Học viện Quân sự cấp cao- Bộ Quốc phòng (nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam)
Ông này đi từ lính lên Đại Tướng (2015)

14. Ngô Xuân Lịch, sinh năm 1954. Là  Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
Cử nhân khoa học xã hội và nhân văn ( không thấy ghi tên trường ĐH nào)
Cử nhân xây dựng Đảng ( bằng do đảng cấp)
Cao cấp lí luận chính trị ( do đảng cấp)
Ông này đi từ lính lên Đại tướng. 
Tháng 01/1972 – 7/1973: Lính Tiểu đội phó, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 320, Sư đoàn 308.
Tháng 8/1973 – 10/1974: Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4......


15. Lương Cường (1957–2019). Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.  Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.
Được phong đại tá ngang hông năm 2001, thiếu tướng 2005, trung tướng 2009, thượng tướng năm 2014, đại tướng 2019. Không thấy có trình độ văn hoá.

Tóm lại 13/15 đại tướng QĐND, đều không có vốn liếng về văn hoá, như vậy vốn liếng về quân sự thì do đảng cấp văn bằng. Đây là thành tích đáng nể của các đại tướng bên QĐND, như vậy thì chúng ta nên xem bên 4 đại tướng CAND ra sao?

CẤP BẬC ĐẠI TƯỚNG CAND TỪ KHI NÀO?

Cấp bậc Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được quy định bởi Nghị định 331/TTG ngày 1 tháng 9 năm 1959, quy định hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng Việt Nam). Ba năm sau, Pháp lệnh 34/LCT ngày 20 tháng 7 năm 1962 quy định thêm hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài không có cá nhân nào được phong cấp bậc này. Mãi đến năm 1989, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ mới trở thành người đầu tiên được phong hàm cấp bậc đại tướng ngang hông này, đi thẳng không qua các cấp bậc trung gian và ông cũng là Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam. Cho tới nay lực lượng CAND của cộng sản VN đã có 4 đại tướng:

1. Mai Chí Thọ (1922–2007) em Lê Đức Thọ. Đước đảng csVN phong thẳng đại tướng CAND năm 1989. Là  Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh. Trình độ văn hoá không có.

2. Lê Hồng Anh sinh năm 1949, là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an. . Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1969. Trình độ học vấn tiểu học, trung học không thấy đảng ghi trong lý lịch.

Nhưng được đảng cho đi học ỏ trường  Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) năm 1978-1980: Học 2 năm sau đó tốt nghiệp bằng cử nhân Luật và cử nhân Chính trị (?!). 

3.Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018). Là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương .

Trình độ học vấn: Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.
Vào trường cấp 3 Kim Sơn B (nay là Trường THPT Kim Sơn B), ở xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình hệ lớp 10/10.
Tháng 7 năm 1972 – tháng 10 năm 1972: học viên trường Cảnh sát nhân dân lúc gần tròn 16 tuổi. (trường này lúc này đào tạo bậc trung học cho lực lượng cảnh sát nhân dân).
1981 – 1986: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo tại chức 5 năm, ngành Trinh sát, trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân.
Tháng 10 năm 1989 – tháng 4 năm 1991: học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc
1991 – 1994: học Đại học Luật Hà Nội, hệ đào tạo tại chức.
1994 – 1997: Nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Năm 1996: Học vị Phó tiến sĩ Luật học, đề tài "Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay".
Năm 2003: được đảng phong hàm Phó Giáo sư
Năm 2009: được đảng phong hàm Giáo sư ngành khoa học an ninh

Nhìn qua trình độ học vấn của Trần Đại Quang, đều xuất thân từ các trường tại chức. Coi như học vi Giáo sư của đẻng cấp, một thứ không có giá trị trong hệ thống văn bằng thế giới.

4.Tô Lâm (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957) là  Đại tướng và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh. Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Bắc Ninh.  Là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong lý lịch được đảng ghi có học hàm Giáo sư ngành Khoa học An ninh và học vị Tiến sĩ ngành Luật học(?!). Xét xem TL có thực học hay không?:
Giáo dục phổ thông: 10/10
Học viên khóa 6 (1974-1979) Trường Công an Trung ương, nay là Học viện An ninh nhân dân.
Tiến sĩ Luật học, không thấy ghi trường ĐH nào và năm tốt nghiệp với luận án nào?
Giáo sư ngành Khoa học An ninh (2015), đẻng phong.
Cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (?!)
Tóm lại, về trình độ học vấn của Tô lâm, không qua trường lớp, các bằng cấp và học vị do đảng phong, không có thực học!! Thời các ông đại tướng này đều là thời công kênh "hồng hơn chuyên" trong mọi lãnh vực, nên số ngu dốt quá nhiều trong đảng. Những nghịch lý ấy vẫn luôn  tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay, trong ngành giáo dục – một ngành giáo dục mà hồ chí minh, một lãnh tụ chưa qua được trung học cấp II,  đã từng tự hào từ 1945 rằng: Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Thế nên, hệ thống đào tạo ra các quan Tại chức, chuyên tu hay đại học tượng trưng vẫn là thứ giáo dục cần thiết cho những lãnh đạo ngu dốt trong đảng, Các tướng lãnh chỉ cần biết thượng đội hạ đạp là có thể mò tới cấp đại tướng hoặc chủ tịch nước hay các vị trí cao nhất trong bộ máy tà quyền hiện nay. Đảng có thế cấp quân hàm đại tướng , không có lý nào đảng không cấp nổi học vị Tiến sĩ hay Giáo sư cho đảng viên của mình? 

Biên khảo từ hậu duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 02.09.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét