Powered By Blogger
TRUYỀN THÔNG GIA NÔ CỦA ĐẢNG DỒN 
NĂNG LƯỢNG CA NGỢI TÂN THỦ TƯỚNG NHẬT THỨ 63.
        
Gần một tuần nay, đám truyền thông gia nô của đảng trong nước thay nhau tung nhiều bài báo tâng bốc ông Yoshihide Suga, tân thủ tướng Nhật, người kế nhiệm ông Abe Shinzo - nhậm chức Thủ Tướng của chế độ Quân Chủ Lập Hiến vào hôm nay. Nhưng có một điều khác thường là truyền thông chxhcnvn giành nhiều thời giờ cho việc tâng bốc Thủ Tướng Nhật ?? chúng tôi sẽ lần lược phân tích trong bài này theo cái nhìn của những người trẻ hậu duệ VNCH.

Sau tuyên bố từ chức của ông Abe Shinzo vào tháng 8 vừa qua, ông  Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản ,71 tuổi, trở thành ứng cử viên hàng đầu thay thế ông trong cuộc bầu cử lãnh đạo sắp tới, nhờ được sự ủng hộ của Phó Thủ tướng Aso Taro, Tổng thư ký đảng LDP Nikai Toshihiro (hai người quyền lực nhất trong LDP, sau Abe) vào ngày 2 tháng 9 ông đã chính thức ra tuyên bố ứng cử. Các đối thủ cạnh tranh của Suga trong cuộc đua lãnh đạo LDP bao gồm đối thủ lâu năm của Abe là cựu Tổng thư ký LDP Ishiba Shigeru và cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio. Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Suga Yoshihide giành chiến thắnng áp đảo với 377 phiếu chiếm 70,47% trong cuộc bầu cử chủ tịch đảng LDP để giữ chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do và cũng đồng nghĩa với việc ông sẽ đảm nhận chức vụ Thủ tướng Nhật Bản vào ngày hôm nay 16 tháng 9 năm 2020 do đảng LDP hiện đang chiếm đa số trong Quốc hội Nhật Bản.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRI NHẬT BẢN.

Nhật Bản theo hệ thống chính trị đa đảng phái, trong đó Đảng Dân chủ tự do (LDP) là đảng chính trị lớn nhất và cầm quyền gần như liên tục trong giai đoạn 1955-2009. Từ năm 2009-2012, đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lên cầm quyền thay đảng LDP. Từ 12/2012, Đảng Dân chủ Tự do trở lại nắm quyền và kiểm soát được cả hai Viện trong Quốc hội.

Quốc hội Nhật Bản hiện nay bao gồm các nghị sỹ thuộc 10 đảng phái khác nhau, trong đó 2 đảng lớn nhất là LDP và DPJ. 

* Tại Hạ viện (kết quả bầu cử 14/12/2014): LDP 291/475 ghế, Công Minh 35/475, DPJ 73/475, Duy Tân 41/475, Cộng sản 21/475…. Trong đó, Liên minh cầm quyền LDP-Công Minh chiếm 326/475 ghế, hơn 2/3 số ghế tại Hạ viện.

* Tại Thượng viện: LDP 114/242 ghế, Công Minh 20/242, DPJ 58/242, Duy Tân 9/242, Đảng của mọi người 18/242, Cộng sản 11/242… Trong đó, Liên minh cầm quyền LDP-Công Minh chiếm 135/242 ghế, quá bán tại Thượng viện.

Nhật là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên chỉ sau 10 năm sau khi hiến tranh két thúc, kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973), tăng trưởng chậm lại (1974-1990). Hiện tại, tuy tiếp tục có nhiều vấn đề nan giải song Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới.

Nhìn người lại nghỉ  đến nước độc tài toàn trị, dưới sự lãnh đạo của các đỉnh cao trí tuệ VN, người dân thật ngao ngán với 45 năm sau ngày cướp được miền nam VN từ tháng tư 1975, nhưng mải đến nay 2020, chỉ mới thoát được nghèo, đang ở mức thấp nhất trong nhóm có thu nhật đầu người dân trung bình. Theo sự xếp hạng của VN với thế giới: Ngân Hàng thế giới xếp hạng 124/181 năm 2017, còn theo CIA xếp hạng thì 127/193 năm 2017, theo quỉ tiền tệ thế giới thì 122/188 năm 2018. Nếu so với Nhật hiện tại là 25/181. Năm 2018 bình quân đầu người năm của Nhật 41.021 đô la Mỹ (hạng 26) còn chxhcnvn chỉ  2.750 USD (hạng 129). Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Vietnam

Nếu cứ đem sự thành công của Nhật so với  thành quả của bác và đảng trong việc xây dựng hạnh phúc cho người dân VN, thì chỉ có biết khóc thầm cho sô phận bất hạnh, nếu như người dân Việt cứ tiếp tục vô cảm với chính trị và sự bất công đang xảy ra quá nhiều trên 3 miền đất nước.

Nhật, tuy là cường quốc số 3 về kinh tế, từng đánh bai Trung Hoa và thống trị nước khổng lồ TH, ngoài ra còn chiếm đóng một phần VN từ tháng 6/1940, đến 9.3.1945 thì hoàn toàn chiếm đóng và cai trị VN, nhưng chưa bao giờ Nhật tự hào có nhiều GS.TS, PGS.TS và nhiều trí thức nhất khu vực, không như đảng csVN và Ban Tuyên Giáo thường hay rêu rao điều này - Thật tội nghiệp cho một đất nước chỉ là thùng rổng nhưng kêu quá to.

MỐI QUAN HỆ NHẬT - CHXHCNVN.

Nhật và chxhcnvn thiết lập mối quan hệ bắt đầu từ 1990, tức là 15 năm sau ngày cộng sản bắc Việt chiếm miền nam. Trước 1975 Nhật chỉ thiết lập ngoại giao với Quốc Gia VN và VNCH, không có liên hệ ngoại giao với VNDCCH. Nhật từng xây dựng nhà máy thuỷ điện Đa Nhim ở Đà Lạt, nâng cấp Bệnh Viện Chợ Rẩy và Viện Đại Học Cần Thơ....cho VNCH, Nhật là một người bạn thân thiết của miền nam VN.

Mối quan hệ Nhật - CHXHCNVN phát triển từ tháng 3/2014, hai nước nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược sâu rộng  ở Châu Á”. Về hợp tác về kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Mặc dù VN cho tới nay vẩn chưa thật sư là Kinh Tế Thị Trường như các quốc gia theo chế độ Tự Do Dân Chủ khác trên thế giới.

Tính đến nay đến nay, Nhật Bản là nước cung cấp nguồn tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam và cũng là nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2014).

Hiện, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ Việt Nam khai triển Kế hoạch kèm theo Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 tầm nhìn 2030. 

Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho nguồn điện có tổng công suất 4.500 MW (bằng 14% tổng công suất phát điện cả nước), gồm cả các công trình đang được thi công; xây dựng các trạm biến áp, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện.

Tính đến nay, kể cả những công trình đang thi công, NB đã hỗ trợ VN  xây dựng tổng cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu. Đặc biệt, NB đã hỗ trợ VN phát triển và xây dựng 650 km quốc lộ, tương đương 70% trong hệ thống đường cao tốc quốc gia của Việt Nam.

Về thương mại:

Hai nước đã dành ưu tiên thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Năm 2014, Nhật Bản là bạn hàng thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 27,612 tỷ USD (tăng 9,7% so với năm 2013), trong đó xuất cảng  của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,704 tỷ USD (tăng 8,2%), nhập cảng đạt 12,908 tỷ USD (giảm 4,45%) (Tổng cục hải quan Việt Nam).

Về đầu tư trực tiếp: 

Trong năm 2014 (tính đến 20/12/2014), Nhật Bản đứng thứ 4 (sau Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore), tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư.

Về hợp tác lao động: 

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện có khoảng 18.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên,  của Việt Nam (trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011), đợt đầu tiên gồm 138, đợt 2 (tháng 5/2015) gồm 137 y tá và điều dưỡng viên đã sang Nhật Bản.

Nhật Bản từng có 2.661 dự án với tổng vốn đăng ký là 37,72 tỷ USD, đứng thứ 2 (sau HQ) trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung trong công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 83,3% vốn), kinh doanh bất động sản, xây dựng. Trong 6 tháng đầu năm 2015 (tính đến 20/6/2015), Nhật Bản đứng thứ 5 với 131 dự án cấp mới và 61 dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt 496,38 triệu USD (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài).



Về viện trợ phát triển chính thức ODA:

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2014 (31/3/2014), Nhật Bản đã cam kết khoảng 27, 05 tỷ USD (theo tỷ giá hiện nay) vốn vay ODA cho Việt Nam. Giải ngân ODA của Việt Nam (không kể các khoản vay chương trình hỗ trợ ngân sách) đạt 22%, tương đương 147 tỷ Yên, đứng thứ 2 (sau Ấn Độ) trong số các nước sử dụng ODA vốn vay Nhật Bản.

VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

Tuần qua vào ngày 7/9/2020, tại Hà Nội diễn ra lễ ký Công hàm trao đổi (Exchange Note) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về khoản viện trợ không hoàn lại để phòng, chống dịch COVID-19.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam với những diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc và tử vong, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dành cho Việt Nam khoản viện trợ phi Dự án: “Cung cấp trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện Trung ương”. Mục tiêu chung của khoản viện trợ này là hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp các trang thiết bị y tế đối với 4 bệnh viện của Bộ Y tế đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phòng, chống đại dịch COVID-19, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do SARS-CoV-2; đáp ứng các nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân.

Tổng giá trị khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 2 tỷ Yên Nhật, trong đó phía Việt Nam thụ hưởng 1,8 tỷ Yên, tương đương khoảng 455 tỷ đồng.

Sự tâng bốc của VN với tân thủ tướng cho thấy đảng cộng sản VN đang hưởng ơn mưa móc quá nhiều từ phía Nhật, nên phải ra sức tâng bốc là bình thường. Nhưng nếu nhìn nguồn gốc xuất thân để trở thành một chính trị gia lão luyện từ con số không, không nhờ thân thích hay bè bạn giúp đở trên con đường quan lộ, ông Yoshihide Suga đã đi từ số không lên tới đỉnh danh vọng hoàn toàn bằng chính khả năng của mình mà không cần một ngoại lực nào khác hổ trợĐây là điểm khác biệt lớn nhất so với hầu hết các đảng viên lãnh đạo ở VN hiện nay. Di sản của hcm, đến từ truyền thống của thế hệ Lê Chiêu Thống xưa, kém khả năng lãnh đạo, nhưng thừa bản lãnh lưu manh. 

Con đường thăng quan tiến chức và đường học vấn của các đảng viên lãnh đạo  chế đô đều nhờ ơn bác, đảng, kế đó là nhờ vào thân thế, hầu hết không thể tự phát triển bằng chính khả năng của mình như tân thủ tướng Nhật Yoshihide Suga. Sự khác biệt  quá xa giửa người lãnh đạo nước Nhật và đám ký sinh trùng Bắc Bộ Phủ sẽ báo hiệu nhều khó khăn trong chiến lược đối ngoại của Nhật trong thời gian sắp tới, không còn suôn sẻ và thuận lợi như thời cựu Thủ Tướng Abe Shinzo. Tuy nhiên cũng còn quá sớm để tiên đoán được số phận cúa VN trong cái nhìn của Tân Thủ Tướng Yoshihide Suga vì ông mới nhận trách nhiệm Thủ Tướng chưa quá 24 tiếng đồng hồ. 

TIỂU SỬ TÂN THỦ TƯỚNG


Ông Suga Yoshihide  sinh ngày 6 tháng 12 năm 1948), tại làng Akinomiya, nay thuộc thành phố Yuzawa, tỉnh Akita thuộc miền trung Nhật Bản,là một chính trị gia người Nhật Bản và là tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức vào ngày hôm nay. Trước đây ông từng giữ chức vụ Chánh Văn phòng Nội các từ năm 2012 đến năm 2020 trong nội các Abe lần 2, trong nội các Abe lần 3 và nội các Abe lần 4 ; Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông trong nội các Abe lần 1 từ năm 2006–2007

Ông cam kết tiếp tục các chính sách của Thủ tướng Abe, trong đó có các chính sách nới lỏng tiền tệ, tăng chi tiêu công để kích thích tăng trưởng và cải cách cơ cấu mang tên “Abenomics”.
Ông tốt nghiệp trường Luật của Đại học Hosei ở Tokyo năm 1973. Ông YOSHIHIDE SUGA  từng là Huyền đai II đẳng Karate-Do, khi còn là sinh viên theo học Đại Học Hosei, đã luyện tập tại câu lạc bộ Karate-Do Goju-ryu (Cương Nhu Không Thủ Đạo).

Từ năm 1975, trong 11 năm ông là thư ký của Phó Hạ viện, từ năm 1984 ông làm việc tại Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Nhật Bản.
Năm 1987, ông trở thành thành viên của Hội đồng thành phố Yokohama.
Năm 1996, ông lần đầu tiên được bầu vào Hạ viện và sau đó được bầu lại nhiều lần.
Năm 1997, ông đứng đầu chi nhánh Yokohama của đảng Dân chủ Tự do.
Từ năm 2001 - Phó Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do.
Từ năm 2002 - Thứ trưởng, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản
Từ năm 2003 - Thứ trưởng, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Từ tháng 11/2005 - Thứ trưởng cấp cao Bộ Nội vụ và Truyền thông trong Nội các thứ ba của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi.

Năm 2006-2007, ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông trong nội các đầu tiên của Thủ tướng Shinzo Abe.

Từ tháng 10/2007 - Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do.
Từ tháng 9/2012 - Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do.
Từ tháng 12/2012 - Chánh Thư ký Nội các Bộ trưởng.

Ngày 2/9/2020, ông Yoshihide Suga thông báo quyết định tự đề cử vị trí kế nhiệm người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ngày 14/9/2020, ông Yoshihide Suga được bầu làm lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản.

Trước đó, hôm 28/8, Thủ tướng Abe xác nhận trong cuộc họp báo rằng ông chính thức từ chức vì lý do sức khỏe. Theo ông Abe, trong 8 năm làm Thủ tướng Nhật Bản, “ông đã chống chọi được với căn bệnh viêm loét đường ruột, nhưng vào tháng 6 căn bệnh này đã quay trở lại”.

Căn bệnh này cũng là lý do khiến ông Abe từ chức vào năm 2006. Tuy nhiên, sau đó tình trạng của ông đã ổn định và năm 2012 ông được bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản. Tính đến ngày 24/8, thời gian tại vị của ông đã vượt quá 2.799 ngày, đây là thời gian cầm quyền dài nhất đối với một Thủ tướng Nhật Bản, vượt qua người chú là cố Thủ tướng Sato Eisaku (1901-1975) với thời gian cầm quyền từ năm 1964 đến 1972.

TÓM LẠI:

Nhìn các phân tích trên, để thấy Nhật đã hổ trợ lớn lao cho chxhcnvn trong thời gian 30 năm qua, từ đó để thấy sự bạc nhược của trí thức VN và các trí tuệ của đảng, đã không làm gì được cho đất nước. Toàn là nhờ bám vào sự giúp đở của các nước tư bản - nhưng thường cho đó là công trình xây dựng của mình. Đó là sự lưu manh của đám lãnh đạo và Ban Tuyên Giáo VN. Đây cũng là câu trả lời cho bà chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân: Bà và đảng csVN đã làm gì cho đất nước??  hay chỉ nhờ vào sự giúp đở của chính phủ Nhật ?. Một niềm đau khác của Việt tộc, là từ khi có chương trình xuất cảng lao động và các du sinh sang Nhật để học và thực tập, đã mang quá nhiều tai tiếng về tính ăn cắp của con cháu bác hù.

Bình luận thời sự chính trị từ hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 16.9.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét