Powered By Blogger
NGẮM NÉT ĐÀI CÁC CỦA ĐỆ NHẤT PHU NHÂN VNCH VÀ
 ĐỆ NHẤT PHU NHÂN HOA KỲ MELANIA TRUMP 

Đệ Nhất Phu nhân không phải là một chức danh dân cử, cũng không có nhiệm vụ chính thức và không được cấp lương bổng. Tuy vậy, Đệ Nhất Phu nhân là người vợ hay em gái, hay em dâu như VNCH, nếu như người đứng đầu không có vợ, của người đứng đầu một cơ chế chính trị một quốc gia. Thông thường người đệ nhất phu nhân, tham dự nhiều nghi lễ chính thức cũng như tham gia quốc sự cùng với tổng thống hoặc thay mặt tổng thống. Thường khi, các Đệ Nhất Phu nhân dành nhiều thì giờ cho các hoạt động nhân đạo và từ thiện.

Vẻ đẹp của người phụ nữ có thể ví như tảng băng trôi, những gì chúng ta thấy bên trên mặt nước thuộc về hình thức căn bản chiếm khoảng 10% (mặc dù 10% đó rất quan trọng vì nó giúp tạo nên ấn tượng ngay từ ban đầu), 90% còn lại tích tụ ở phần chìm của tảng băng. Đó là vấn đề thuộc về vẻ đẹp tiềm ẩn, bao gồm sự tự tin, cá tính, văn hóa ứng xử và mức độ sở hữu của tri thức... Cái đẹp không tự có, cái đẹp chỉ hiện diện trong tâm trí của người đang ngắm nhìn nó và mỗi người cảm nhận cái đẹp một cách khác nhau. Người viết cho rằng, với người Việt Nam thì cái đẹp truyền thống của người phụ nữ VN, không chỉ là hình thức bên ngoài mà còn là khí chất và tâm hồn bên trong.

Ngắm nét thanh cao, đài các của đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ, bà Melania Trump ngày hôm nay, làm chúng tôi liên tưởng tới những nét tương đồng của bà với đệ nhất phu nhân của nền đệ nhất cộng hoà, từ năm 1956 đến 11/1963. Đó là bà Ngô Đình Nhu, khuê danh là Trần Lệ Xuân, có những phong cách nổi bật trước ông kính báo chí, trước quần chúng cũng như phong cách ứng xử với các chính khách trên chính trường. 


Hai gia đình có hai người con gái lớn rất xinh xắn và tham gia sinh hoạt chính trường với cha mẹ. Chúng tôi hậu duệ VNCH rất hãnh diện với những người đệ nhất phu nhân của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà. 

Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu và so sánh bà Melania Trump với đệ nhất phu nhân của nền đệ nhất Cộng Hoà, hai người có những nét tương đồng của một người ở đỉnh cao của quyền lực. Họ là những người đẹp với tài sắc vẹn toàn. Người viết muốn giới thiêu trong bài viết này là bà Ngô Đình Nhu và cô con gái lớn của bà Nhu. Hai mẹ con đã từng xông pha ở chính trường Mỹ vào tháng 10/1963.  Để giải độc cho chính quyền Sài Gòn, trước những sự xuyên tạc của đám phản tướng VNCH cũng như đám đám Diều Hâu Hoa Kỳ, hai mẹ con bà Nhu thân gái dậm trường đến Hoa Kỳ , xông pha nhiều nơi để thuyết trình, không hề nao núng trước những khuôn mặt sừng sỏ của chính giới Mỹ vào thời điểm đó. Đây cũng là lần đầu tiên một nữ chính khách của VN, trổ tài hùng biện với các chính trị gia và báo chí Hoa Kỳ. Một kỳ tích, rất đáng kính phục, cho tới nay hơn 60 năm qua chưa có người thứ hai. Bà thẳng thắn phê bình và chê trách chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ngay trên đất Hoa Kỳ, phải nói là một kỳ tài hiếm có trong hạng nữ lưu ở giửa thế kỷ 20. 

Bà Nhu nói lưu loát hai sinh ngữ Anh và Pháp. Xin mời xem bà thuyết trình bằng Anh ngữ trước báo chí và chính giới Mỹ tại đại học Fordham Newyork năm 1963https://www.youtube.com/watch?v=o_mrQfQEDrY.

Trong chế độ chxhcnvn hiện nay không có một người phụ nữ có thể so sánh tương đương với đệ nhất phu nhân VNCH, và càng không có một người có trình độ lý luận chính trị tầm cở như bà Ngô Đình Nhu của 60 năm về trước.


Bà Melania Trump và bà Ngô Đình Nhu đều là những người đệ nhất phu nhân biết cách ăn mặc thời thượng, sang trọng, quí phái. Đặc biệt đệ nhất phu nhân của VNCH lại là một nhà tạo mẩu áo dài, bà đã cách mạng chiếc áo dài Le Mur của hoạ sĩ Cát tường ở thập niên 1930. Chiếc áo dài do bà thiết kế là một chiếc áo hở cổ nhưng không hở hang  hay lố lăng như đám truyền thông xấu tính đã đem ra xuyên tạc.

ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN ( BÀ NGÔ ĐÌNH NHU)

Bà Trần Lệ Xuân sinh ra tại Huế, thuộc dòng dõi quý tộc phong kiến nhà Nguyễn nên bà có một vẻ đẹp sắc nước hương trời, cốt cách trâm anh. Dư luận đương thời rất kiêng nể bà bởi quyền lực và nhan sắc hơn người.

Bà Trần Lệ Xuân, thường được gọi là bà Nhu theo tên chồng Ngô Đình Nhu, sinh ngày 15/4/1924 tại Hà Nội, qua đời ngày 24/4/2011 tại Rome, Ý. Britannica mô tả bà Nhu là “chính khách có quyền lực đáng kể đứng sau người anh chồng - Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm từ năm 1955 đến khi ông bị ám sát năm 1963. Bà sinh ra trong một gia đình Phật giáo quyền quý, nhưng bà theo đạo Công giáo khi kết hôn với ông Ngô Đình Nhu năm 1943”.



Dù không phải là vợ của một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng người ta vẫn gọi bà là “Đệ Nhất Phu Nhân”, vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà được phong Đệ Nhất Phu Nhân, để thay mặt T.T. Diệm đón tiếp các vị Đệ Nhất Phu Nhân của các quốc gia khác theo đúng các nghi thức ngoại giao quốc tế.  Bà là vợ của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của T.T. Diệm.  Ông Ngô Đình Nhu là cố vấn chính trị của T.T. Diệm, một nhân vật quyền lực thứ hai của Việt Nam. 

Bà Ngô Đình Nhu là một phụ nữ nổi nhất đương thời. Trong thế kỷ 20, ở Việt Nam không có người đàn bà nào hoạt động chính trị mà lại có uy tín và được nhiều người biết tới cho bằng bà Ngô Đình Nhu.

Căn cứ vào các tài liêu của VNCH có trên mạng người viết được biết: Bà làm chính trị, làm dân biểu, làm công việc xã hội, nên gọi bà là Đệ Nhất Phu Nhân cũng rất xứng đáng. Những tướng lãnh gia nô rất sợ bóng vía bà, vì bà có cái oai của bà, bà dám nói thẳng, dám lên tiếng chỉ trích và chửi mắng những kẻ mà bà cho là phản nước, phản dân. Bà có cái khí phách như Hai Bà Trưng, có can đảm đương đầu với mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới như bà Triệu Trinh Nương.


Bà Nhu là một nữ lưu chính trị gia tài ba của nền đệ nhất Cộng Hoà và còn là nhà tạo mẩu cho các thời trang mà bà và con gái bà ăn mặc mổi lần xuất hiện trước công chúng. Các mẫu áo dài do bà sáng tác còn là những tác phẫm cải cách chiếc áo dài Le Mur, đã từng xuất hiện trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay (thời kỳ 1930-1945), Một số tranh cùa họa sĩ Việt Nam đầu tiên, họa sĩ Cát Tường - "cha đẻ" tà áo dài Le Mur nổi tiếng trong làng thời trang Việt Nam. 

Phong cách ăn mặc của bà Nhu là nét đẹp của người phụ nữ Á Đông truyền thống, khác với đệ nhất phu nhân Melania Trump, nét đẹp của người phụ nữ tân thời theo phong cách Tây Phương (bà người gốc Nam Tư).


Người phụ nữ Việt khi còn trẻ vào độ tuổi thanh xuân trông thanh tú, về già thì người đàn bà trở nên quí phái, mệnh phụ dễ coi hơn so với với phụ nữ Tây Phương. Về ngoại hình người phụ nữ VN rất đẹp rất hấp dẫn qua mấy câu ca dao truyền khẩu như sau:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh.
Để nhớ lại một thời thịnh trị trong chế độ tự do của miền VN và phong cách làm đep của người phụ nữ miền nam VN khi chưa bị người cộng sản "Giải Phóng", người viết xin phép ghi lại nơi đây một đoạn trích trong bài thơ “Thăng Long Thành Hoài Cổ” của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

Chiếc áo dài mà ngày hôm nay thường được nhắc tới đó là chiếc áo dài hở cổ, do bà sáng tác, được ghi nhận trong lịch sử áo dài VN - gọi là "áo dài bà Nhu". Với chiếc áo dài do bà thiết kế, đi đôi với vòng đeo tay bằng ngọc thạch, hay trang sức với hột trai, mà người ta thường thấy bà nơi bà.  không thích dùng những nữ trang bằng kim cương hay bằng vàng.


Bà thường mặc áo dài màu trắng hay màu hồng nhạt. Không thấy bà mặc đồ đầm, sơ mi, quần tây, dù là thấy ảnh. Những năm 1960, áo dài bà Nhu là chiếc áo dài văn minh nhất Sài Gòn. Làng báo chí thời đó phê bình khen có chê có, cũng có những người phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài hở cổ, nhưng có một điều lạ, không ai bảo ai, từ giới nữ sinh, sinh viên cho đến các mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó của bà.
Nhìn lại một chặng đường dài hơn 60 năm trước về thời trang phụ nữ, phải nói người phụ nữ miền nam vào thập niên 60-70 ( tk.20) trong chế độ tự do, phong cách ăn mặc rất thanh lịch và đẹp. Chiếc áo dài bà Nhu cũng góp phần không nhỏ trong cuộc cách mạng về áo dài VN trong thế kỷ 20.

Khi biết được thủ đoạn của Hoa Kỳ, âm mưu lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, bà đã đơn phương độc mã cùng con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ qua Mỹ, diễn thuyết, họp báo để tố cáo với thế giới ý đồ giết chết anh chồng là ông Ngô Đình Diệm và chồng bà là Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu hầu dễ bề mang quân Mỹ vô Việt Nam và nắm quyền chỉ huy quân đội. 

Bà thừa biết rằng chống Mỹ ngay trên đất Mỹ thì tính mạng của bà coi như được treo bằng sợi chỉ mành. Tuy nhiên bà vẩn không hề sợ hải coi như vào tận hang cọp, liều mạng để cứu nước. Nhưng sứ mạng của bà đã không thành trước quyết tâm của Hoa Kỳ. Nền đệ nhất Cộng Hoà bị các phản tướng nhận tiền của CIA để xoá đi một một nền độc lập, sự Tự Do Dân Chủ mà chí sĩ Ngô Đình Diệm đã dày công xây dựng.


Ngày 1/11/1963, khi bà Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu rồi cả Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tới ngày 15/11/1963, hai mẹ con bà Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles sau khi tuyên bố: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi”.

Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người ngay cả những người trước nay từng là những người cộng tác với ông Diệm và Nhu. Một vài người như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đã có dịp gặp bà đều nhận thấy bà sống một cuộc đời ẩn dật, sống chết với quá khứ đó. Kể như bà đã chết cùng với chồng và anh. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: đắng cay và tủi hận.

Đến nay, Sài Gòn sau ngày 30.4.1975 đã đổi tên, người Sài gòn với nét đẹp văn hóa truyền thống cũng chỉ còn trong hoài cảm.... Sài Gòn ngày nay đều cau mặt với tang thương, nhìn cảnh vật còn lại của SG ngày hôm nay mà lòng người SG không ai mà không luống đoạn trường. Những người đệ nhất , đệ nhị phu nhân của chế độ hiện hành chỉ làm cho người dân chao mài về phong cách đi đứng cũng như ăn mặc.

BÀ MELANIA KNAUSS TRUMP ĐẸ NHẤT PHU NHÂN HOA KỲ

Melania Knauss Trump (tên khai sinh là Melanija Knavs hay còn được biết đến với tên khác: Melania Knauss, sinh ngày 26 tháng 4 năm 1970), là một cựu người mẫu Mỹ gốc Slovenia, là vợ thứ ba của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump. Bà là Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ từ năm 2017. Bà đảm nhiệm vai trò là Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ kể từ ngày 20 tháng 1 năm 2017 khi Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.


Melania Trump bắt đầu sự nghiệp người mẫu ở tuổi 16, khi bà hợp tác với nhiếp ảnh gia chuyên về thời trang người Slovenia, Stane Jerko. Năm 18 tuổi, bà ký hợp đồng với một công ty người mẫu tại Milano, Ý. Bà giành giải Á hậu trong cuộc thi về thời trang “Look of the Year” do Tạp chí Jana tổ chức năm 1992 tại Ljubljana, và trở thành một trong 3 người mẫu được ký hợp đồng người mẫu quốc tế của họ. Sau khi rời bỏ trường Đại học Ljubljana, bà làm người mẫu cho các hãng thời trang tại Milano và Paris trước khi di cư tới thành phố New York năm 1996. Hợp đồng và việc đàm phán visa của bà được tiến hành bởi doanh nhân người Ý là Paolo Zampolii. Bà liên tục xuất hiện trên trang bìa của các tạp chí thời trang nổi tiếng Harper’s Bazaar (Bulgaria), Ocean Drive, In Style Weddings, New York Magazine, Avenue,Allure, Vanity Fair (Italy), Vogue và GQ (UK). 
Bà nói được 6 thứ tiếng: tiếng Slovenia bản địa, tiếng Serbia, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, và tiếng Đức.
Trên FB hiện nay vẩn còn có nhiều người phụ nữ hùa nhau chống Trump rồi còn phê bình cách ăn mặc và vẻ đẹp của bà Melania Trump, nhưng họ quên nhìn lại mình trong gương, đó là lối phê bình tôi cho là thiếu tri thức, hùa nhau dè biểu để thoả cái tự ái, tự ti...không biết những người phụ nữ này có nói được 6 ngoại ngữ như bà Trump hay không? Có là từng là người mẫu cho các hảng trình diển thời trang danh tiếng trên thế giới?? Đừng quên bà Melaia Trump là một người mẫu thời trang, nên phong cách ăn mặc của bà, cho dù là một người phụ nữ có tiền của cũng chưa bước tới được đẳng cấp như bà Melania Trump, chứ đừng nói là một người VN bình thường.

Đem bà Ngô Đình Nhu ra để dè biểu phê phán thiếu trung thực ở VN, chính là của đám truyền thông gia nô, xuất thân từ Pắc Bó, một hệ thống chuyên nghề phịa, cái bệnh trầm kha của đám bồi bút này, mổi khi cầm bút viết về VNCH thì phải viết đảo ngược và xuyên tạc.

Họ xuyên tạc tất cả những gì thuộc chế độ đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà, xuyên tạc luôn chiếc áo dài Bà Nhu và gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một gia đình hiếm có, rất nhiều người làm quan, nhưng là quan thanh liêm, trong sạch hiếm hoi trong thế kỷ 20. Phải nói, toàn bộ quan chức của chế độ chxhcnvn chỉ là một đám ký sinh trùng, di sản hồ chí minh, đang tàn phá đất nước. Một chế độ có đốt đuốc đi tìm, sẽ không bao giờ gặp được một quan, mà bàn tay không nhúng chàm.
Rất tiếc Việt sử ngày hôm nay được viết bắng những ngòi bút gia nô của chế độ, của phe thắng cuộc, nên thiếu trung thực, họ tha hồ viết theo cái tự ti mặc cảm thua kém quá xa với chế độ VNCH. Sự thật rồi đây sẽ trả lại trong một ngày không xa - Lịch sử sẽ được viết lại trung thực hơn, khi chế độ độc tài toàn trị đã bị người dân đào thải trên 3 miền đất nước.
Chúng tôi chỉ là những hậu duệ VNCH, cố viết lại sự thật về những giá trị của VNCH, để làm sử liệu cho các thế hệ sinh sau 1975 tham khảo về VNCH khi cần thiết.

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 08.09.2020 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét