Powered By Blogger
LỜI CẢM ƠN ĐẾN LINH MỤC NGUYỄN DUY TÂN!

Nghĩa trang Quân Đội VNCH nằm trên xa lộ Biên Hòa, nay gọi là xa lộ Hà Nội, thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn 25 km là một bãi đất rộng 125 hecta, nơi yên nghỉ ngàn thu của 18.318 binh lính, sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa: Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa nơi gìn giữ những gì còn lại của những người lính đã chết cho quê hương. Hơn 30 năm sau ngày 30/4/1975, di tích này đã gần như hoang phế, theo lời của nhiều người kể lại, nhiều cây xà cừ được trồng lên giữa các ngôi mộ, khung cảnh hoang tàn, cỏ dại mọc tràn lan, người dân cất nhà và tăng gia chăn nuôi ngay bên cạnh. Dưới sự quản lý của quân đội, tuy thân nhân ngày nay có thể vào thăm mộ nhưng nghĩa trang này hàng chục năm không được trùng tu nên đã xuống cấp trầm trọng biến một nơi trang nghiêm thành bãi đất hoang của các linh hồn tử sĩ. Nghĩa trang được khởi công vào tháng 11 năm 1967,  theo mô hình con ong, do kiến trúc sư Lê Văn Mậu phụ trách xây dựng ở giai đoạn 2, thời gian sáu năm, chi phí 100 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng hòa (thời giá năm 1973). Nghĩa trang tọa lạc trên một đồi thấp diện tích 125 ha, được phân chia thành tám khu từ A đến I. Mặt tiền nghĩa trang có một bức tượng có tên gọi là Thương tiếc cao 5 m và được đặt trên bệ cao 3 m, là một sáng tác của nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu , đó là hình ảnh một quân nhân Việt Nam Cộng hòa cầm súng ngồi canh gác, được dựng vào năm 1966. 

Theo quy hoạch, nghĩa trang có sức chứa 30.000 mộ. Cao điểm vào Tết Mậu Thân 1968 và Mùa hè đỏ lửa 1972, nghĩa trang tiếp nhận trên 10.000 chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến. Tính đến năm 1975, nghĩa trang là nơi chôn cất của 18.318 lính và sĩ quan, chiếm 1/3 diện tích nghĩa trang. Bên cạnh tiếp nhận các quân nhân tử trận.

Ngày 1.11.2018 vừa qua, một phái đoàn của của linh mục Nguyễn duy Tân gồm 9 người trên đường đến đọc kinh tại mộ phần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Bình Dương,  Cha và phái đoàn đã ghé qua nghĩa trang quân đội Biên Hoà, nay gọi là Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An để thắp nhang và đọc kinh cho các tử sĩ VNCH đang an nghĩ tại đây. Việc làm của Cha Tân và những anh chị em tháp tùng, thật ý nghĩa, mang tính nhân văn rất cao  đáng được ca ngợi và vinh danh trước cộng đồng người Việt tự do trên thế giới. Chúng tôi những hậu duệ VNCH đang cư ngụ tại hải ngoại rất xúc động và nói lời tri ân đến Cha và phái đoàn. Nghĩa cử cao đẹp này của Cha đã đáp ứng được ước muốn của những người lính già hiện đang sống khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước, điển hình là ước muốn của một người lính già mà chúng tôi đã từng biết trong một bài viết cách đây 10 tháng trên FB, qua bài viết của vị này chúng tôi có thấy ông đã lên tiếng kêu gọi  các vị lãnh đạo tinh thần nhín chút thời giờ ghé qua đây để thắp nhang hay cầu nguyện nhằm an ủi các anh linh tử sĩ VNCH, đã thiếu vắng  hơn 43 năm qua, vì sự ích kỷ và lòng thù hận của phe thắng cuộc.  Xem bài viết ngày 16.1.2018 của người lính già Trịnh Khánh Tuấn ở đoạn cuối:http://lybichthuy.blogspot.com/2018/01/nghia-trang-quan-oi-bien-hoa-canh-o.html

Lời kinh cầu nguyện từ các vị lãnh đạo tinh thần  của các tôn giáo đang có mặt tại VN, từ lâu đã không còn thấy vang lên tại nghĩa trang này -  sự  thăm viếng của Cha Tân đã để lại dấu ấn mang đậm tính nhân văn của một người con Thiên Chúa. Chúng tôi, hậu duệ VNCH Hải Ngoại, rất trân trọng công đức này của Cha Nguyễn Duy Tân và các Anh, Chị, Em tháp tùng với Cha. Được biết, Cha Tân trước đây cũng đã từng nhiều lần có mặt tại các buổi giúp đở những người thương phế binh VNCH " còn gọi là ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa”, được tổ chức hàng năm tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Tấm lònh cao cả vị tha này của Cha Tân thật đáng quý trọng.


Sự có mặt của Cha và phái đoàn đã làm ấm lại  bầu không khí trong nghĩa trang quân đội VNCH vốn đã lạnh lẽo từ hơn 43 năm qua, khi những tên cướp nước bắt đầu quản lý nghĩa trang này từ sau ngày 30.4.1975. Từ đó người dân miền nam và thế giới  mới thấy được sự phi nhân vô đạo và lòng hận thù của cái gọi là phe thắng cuộc tại nơi an nghĩ của nhưng các chiến sĩ VNCH. Họ luôn miệng kêu gọi Hoà Giải Hoà Hợp dân tộc , nhưng chính tại nơi nầy các mồ mả đã bị đập phá không được trùng tu trở nên hoang phế một cách thãm hại làm rơi lệ hầu hết con dân nước VNCH và thế giới . Họ trả thù và cầm tù người sống lẩn người chết, nơi đây một thời đã bị phe thắng cuộc cấm đoán không cho thân nhân những tử sĩ đang nằm tại đây đến thắp nhang hay cầu nguyện cho linh hồn của những người quá cố. Mải cho đến khi bị áp lực từ Hao Kỳ và cộng đồng người Việt tự do, phe thắng cuộc mới nhượng bộ, tuy nhiên việc tự do ra vào thăm viếng  cũng còn bị hạn chế, khi ra vào phải xuất trình chứng minh thư tại cổng gác và thường bị công an thường phục theo dõi...

Phe thắng cuộc từ khi chiếm được miền nam đã bất chấp các hiệp định quốc tế đã ký vào năm 1973, trong đó có những điều khoản về vấn đề nhân đạo, liên quan tới các nghĩa trang và mộ phần của phe đối nghịch, đúng theo tinh thần của hiến chương Liên Hiêp Quốc năm 1945 -  bắt buộc các thành viên phải tuân thủ, mà CHXHCNVN là một thành viên của LHQ từ năm 1977

Trích:  Chương III-Điều 8-khoản (b) của Hiệp Định Paris 1973:
Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí và bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dẽ dàng cho việc cất bốc và hồi hương các hài cốt và có những phương pháp cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.....



Có thể nói, LM Nguyễn Duy Tân là một người lãnh đạo tinh thần đầu tiên được ghi nhận đã dặt chân đến vùng cấm địa này của tà quyền csVN. Chúng tôi coi đó là vùng cấm địa thật không sai, vì từ ngày quân khu 7 quản lý nghĩa Trang này sau 30.4.1975, không một ai được bén mảng đến để phúng điếu hay thắp hương, nghĩa trang quân đội Biên Hoà đã hoang phế và vắng bóng lui tới của các vị lãnh đạo tinh thần và thân nhân của các tử sĩ hơn 2 thập niên sau 1975.


Năm 2007, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương bày tỏ rằng tỉnh "ủng hộ việc bà con tiến hành chỉnh trang, sửa sang lại những phần mộ ở đây để có một nghĩa trang nhân dân đẹp đẽ." Lợi dụng dịp nầy, từ đầu năm 2007, Sáng hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Foundation - VAF) đã xây bàn bằng đá ở khu G7, được sử dụng làm chỗ thắp hương và để hoa quả cúng. Hiện nay tất cả các khu đều có bàn đá mà theo ông Nguyễn Đạc Thành - chủ tịch VAF - thì các bàn này là do chính quyền tỉnh Bình Dương xây. Nghĩa Dũng đài cũng được trùng tu như quét sơn, làm lại bằng gạch, trồng cây cảnh và hoa, ở phía trước có một bệ thắp hương bằng đá đen. Theo Ông Nguyễn Quang Hạnh - chủ tịch Hội Nạng Gỗ ở Pháp - thì phía ông đã sửa sang, đắp đất lại, dọn cỏ, dựng lại những bia gãy đổ, quét vôi lại cho những mộ xi măng được 2.642 mộ và xây mới 382 mộ. 

Tà quyền CsVN trước áp lực của công luận quốc tế và đề nghị của cộng đồng người Việt hải ngoại nên đã cho phép thân nhân tử sĩ VNCH được tự do trùng tu phần mộ. Trong số 18.318 ngôi mộ trước năm 1975 thì nay chỉ còn khoảng hơn 14.000 ngôi mộ mà hầu hết đã bị đập phá mộ bia. Khoảng trên 2.500 ngôi mộ đã được thân nhân cải táng dời đi nơi khác. Số còn lại bị san bằng không còn dấu vết. 

Tính đến ngày hôm nay đã có khoảng hơn 10.000 ngôi mộ các tử sĩ VNCH tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đã được tu sửa do ông Đỗ Hữu Nhơn Hội Trưởng Hội Lực Lượng Đặc Biệt Bắc California và Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc California đảm trách với sự đóng góp tài chánh của các anh em cựu quân nhân Quân Lực VNCH trên toàn thế giới.

Cách đây không lâu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J Kritenbrink từ Hà Nội và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka tại thành phố Saigon cùng với đại diện VAF là Giáo Sư Phạm Huy Khuê đã cùng Đại tá Tôn Thất Tuấn Tùy Viên Quốc Phòng Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đến Nghĩa trang Quân đội VNCH tại Biên Hòa ngày 29/3/2018 để đốt nhang tưởng niệm các anh linh tử sĩ VNCH hy sinh nằm xuống bảo vệ biển, đảo, đất liền Miền Nam Việt Nam.

Hậu duệ VNCH Nguyễn Thi Hồng, 3.11.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét