Powered By Blogger
VIỆT CỘNG VÀ PHẢN ĐỒ ĐANG GẶM NHẮM
 NỀN TẢNG VIỆT VÕ ĐẠO
Phải hiểu như thế nào để đúng với cụm từ Võ đạo ( Việt võ đạo) của Vovinam ?. Một Việt võ sĩ coi võ đạo là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Một người dụng võ phải hiểu biết rỏ mục đích vì sao phải dụng võ? Có được như vậy mới phân biệt một Việt võ sĩ và một võ phu. Người Việt võ sĩ luôn trau dồi trái tim từ ái theo đúng truyền thống văn hoá nhân bản của Việt tộc. Võ đạo và võ thuật là hai phạm trù khác nhau mà không thể hoà tan,  chỉ hổ trợ lẩn nhau để bù dấp những thiếu sót của một người dụng võ và làm cho võ thuật có ý nghĩa hơn, để con đường vương đạo luôn nở hoa và đầy ấp những người biết dụng võ sao cho có ý nghĩa.

Tâm nguyện của sáng tổ Nguyễn lộc là dùng chủ thuyết "Cách mạng Tâm Thân" để làm cái xương sống cho căn nhà Vovinam. Cái "chính đạo" mà sáng tổ chúng ta mong muốn là đưa môn phái tiến tới nhân võ đạo bằng truyền thống văn hoá nhân bản của Việt tộc, dưới cái tên gọi là Việt võ đạo; đó là một sự tích luỹ từ cái đạo làm người của Việt tộc dựa trên nền tảng văn hoá nhân văn, 
 Việt võ đạo là cái đạo của người dụng võ, xuất phát  từ cái vốn văn hoá tích luỹ  gần 5000 năm,  bao gồm  tinh thần chống giặc giữ nước... của dòng giống Lạc Việt; một giống dân cùng chào đời trong cùng một bọc để rồi làm chủ nền văn minh lúa nước, một nền văn minh xuất hiện đầu tiên trên thế giới, cách đây hơn 10.000 năm trước công nguyên.  Cũng từ nền văn minh lúa nước mới tụ hình được Văn hóa Hà Mỗ Độ, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình, rồi tới văn hoá làng mạc.v.v. 
Võ thuật và võ đạo có thể nói  là sự kết tinh  từ văn hoá làng mạc của người Việt cổ.  Vì từ khi người Việt cổ biết quây quần với nhau trong cùng một bộ tộc, nên xuất hiện được cái văn hoá làng mạc. Để bảo vệ sự tồn vong của giống nòi, nên nghệ thuật khéo léo trong việc sử dụng tay chân và vũ khí đã ra đời, sau đó dần dà theo thời gian để có một nghệ thuật cao trong các thao tác  về tay chân... rồi dẩn tới việc kết hợp với vũ khí. Bộ môn võ thuật được tom góp và cô đọng lại để trở thành một nghệ thuật giử nước, bảo vệ làng mạc.  Sau này nó trở thành một phương tiện hữu hiệu trong chiến tranh, diệt trừ cái ác, cứu khốn phò nguy. Một khi con người quây quần với nhau trong khuôn khổ một cái xã hội căn bản làng mạc, thì Việt tộc chúng ta nghĩ ra được những phương pháp để bảo vệ sự sinh tồn của giống nòi bằng nghệ thuật tự vệ và chiến đấu bằng tay chân với những vũ khí thô sơ lúc ban đầu, phương pháp tự bảo vệ ngày càng thăng hoa về mặt nghệ thuật để có thể hình thành những môn phái sử dụng võ thuật bản địa.

Cũng từ nền văn minh lúa nước đã sinh sản ra cái đạo của những người sinh ra cùng một bào thai và cùng lớn lên trong một xã hội nông nghiệp như người VN chúng ta. Khi sinh sống bằng nghề làm ruộng, nhà nông phải biết đến hoàn cảnh chung quanh để chu toàn và thu hoạch được thật nhiều thành quả nhất. 

Một người lãnh đạo của môn phái Vovinam không thể là một kẻ thất phu, chỉ biết thuần việc sơn đông mãi võ mà phải am tường qui luật tuần hoàn của trời đất và nội lực của mình, để thu hoạch được cao nhất như trong câu ca dao truyền khẩu:

Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề,
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời an, bể lặng mới yên tấm lòng.

Ca dao nói lên được tính hợp quần trong khai thác nguồn  sống trong văn hoá làng mạc, cũng từ tính hợp quần  trong một đơn vị nhỏ nhất là gia đình
đã đưa đến tinh thần đoàn kết một lòng từ già đến trẻ trong việc chống giặc được thể hiện nơi hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần, và cuối cùng đã đánh bại được đạo quân hung hản và tàn ác nhất là quân  Nguyên Mông đến xâm chiếm nước ta vào năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao còn đề cập được tính thực dụng của cây tre - trong văn hoá làng mạc cây tre dùng để làm vũ khí ngăn giặc ngoại xâm, gìn giử bảo vệ nền văn hoá truyền thống không bị đồng hoá bởi Hán tộc, Ngoài ra tre còn cho ra những sản phẩm gia dụng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, và cây tre còn là nguồn cội của nguyên lý cương nhu phối triển, một triết lý căn bản để hình thành nền võ thuật và võ đạo của môn phái Vovinam-Việt võ đạo chúng ta.

"thân gầy guộc, lá mong manh
mà sao nên lũy nên thành tre ơi
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu..."
Hay:

Tre già anh để pha nan,
Lớn đan nong né, bé đan giần sàng.
Gốc thì anh để kê bàn,
Ngọn ngành anh để cắm giàn trầu, dưa.

VIỆT CỘNG VÀ PHẢN ĐỒ HUỶ DIỆT NỀN TẢNG VIỆT VÕ ĐẠO ?

Cái đạo làm người của Việt đạo, có thể tìm thấy dể dàng trong kho tàng văn học trong những câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ của chúng ta, như: Lá làm đùm lá rách - Một con ngựa đau cả tàu chê cỏ - Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ một lóng thờ mẹ kính cha, cho tròn chử hiếu mới là đạo con....hay:  “Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu", " Máu chảy ruột mềm" ......Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao"......"Tiên học lễ hậu học văn" " Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạh là câu trao mình"..Tổ tiên chúng ta đã giáo dục các thế hệ con cháu Rồng Tiên bằng cách truyền khẩu từ nhiều ngàn năm qua để tạo ra một cái trật tự cho xã hội và làm cho con người sống chung trong cộng đồng xã hội có được một hướng đi vào chân thiện mỹ.

Việt võ đạo kết tinh của những sự chắt chiu từ nền văn hoá truyền thống dân tộc. Đó là gốc rể để xây dựng một xã hội tốt mà trong đó con người biết yêu thương đùm bọc nhau để cùng nhau thăng tiến.

Tuy nhiên, trong kho tàng văn học truyền khẩu của Việt tộc, người ta cũng thấy những câu như: "Cha làm thầy, con bán (đốt) sách" hay "Đời cha vo tròn, đời con bóp bẹp", hai câu có ý nghĩa gần giống nhau. Người nghe hay đọc được những câu tục ngữ này ít nhất cũng hiểu được rất rõ các câu nói của người xưa ấy muốn ám chỉ đến việc gì rồi. Truyền thống đạo lý Á Đông nói chung, Việt đạo nói riêng đều rất coi trọng người thầy (sư phụ). Một người Thầy dạy chữ hay dạy võ ngày xưa có vị trí cao hơn cả cha mẹ (quân, sư, phụ). Cho đến thế kỷ XX, người thầy trong chính thể nhân bản của VNCH, tinh thần "Tôn sư trọng đạo" vẩn còn được giử nguyên phong cách và giá trị của nó.

Coi thường cha mẹ bị coi là bất hiếu, mang trọng tội rồi, huống chi coi rẻ làm ngược lại lời thầy (sư phụ) thì được coi là phản đồ một thứ tội đại nghịch bất đạo. Tôn sư trọng đạo, tuy xuất hiện từ hàng ngàn năm trước ở VN đượm sắc thái Nho Giáo của xã hội phong kiến xưa, nhưng đó là một truyền thống tốt đẹp của đạo làm người , một thứ văn hoá đẹp còn được lưu giử đến ngày nay mà không bị đào thải, cuối cùng trở thành một kim chỉ nam trong môi trường giáo dục, tinh thần đó được chế độ VNCH tôn trọng tuyệt đối. Ngày xưa miền nam VN không có ngày nhà giáo như trong chế độ cộng sản trị, cộng sản chỉ dùng việc tôn vinh nhà giáo để làm bình phong cho một nền giáo dục phi đạo đức, làm băng hoại nhiều thế hệ sau 1975 ở miền nam.
Cộng sản đã áp đặt "tư tưởng HCM"ở mọi nơi mọi chốn, một thứ tư tưởng vô đạo đức của một tên đồ tể được báo chí thế giới xếp hạng cao trong những tên đồ tể khét tiếng  của thế kỷ XX. Xem nguồn:
Mặt trận văn hóa trong thời cộng sản trị rất quan trong, nó là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế và văn hóa) rất quan trọng mà người Cộng Sản phải chiếm lĩnh có bằng được sau khi chiếm được chính quyền. Mục tiêu tối hậu của đảng cs không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà phải làm cách mạng văn hóa nữa. Người CS quan niệm có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới có thể có được ảnh hưởng đến dư luận, việc tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản của Đảng mới có hiệu quả. Đó là lý do bắt buộc đảng cs phải triệt hạ nền tảng Việt võ đạo của Vovinam. Một khi triệt hạ được nền tảng này, người môn sinh Vovinam sẽ không còn tư duy quốc gia dân tộc trong trái tim từ ái, mât đi tinh thần ái quốc, từ đó người môn sinh dể dàng làm tay sai cho đảng hắc đạo csVN, và nhanh chóng trở thành kẻ vô cảm trước việc bán nước và làm tay sai cho thiên triều. Không những Vovinam là nạn nhân của thời ma quỷ và cái ác lên ngôi, mà các tôn giáo lớn như Phật Giáo và Công Giáo.... cũng chung số phận như Vovinam. 

Cái gọi là Chủ nghĩa Marx và "tư tưởng HCM" được các võ sư phản đồ trong Hội Đồng Chưởng Quản Môn Phái và Hội Đồng VS Tương Trợ Hải Ngoại tiếp tay với đảng cộng sản âm thầm đưa vào môn phái Vovinam, trước tiên là từ các võ đường trong nước, xong lan dần ra tới hải ngoại, đã đốt cháy hết nửa căn nhà truyền thống Vovinam - mà các bậc danh sư trong môn phái đả vất vã dựng lên tại miền nam từ năm 1954- đến tháng tư 1975. Vovinam Việt Võ Đạo dưới tấm bảng chỉ đường của đảng csVN đã từ vương đạo bước qua ranh giới chánh tà, để chính thức biến thành một thứ  hắc đạo trong giới võ thuật truyền thống dân tộc. Ngày nay Vovinam Quốc doanh hợp tác chặt chẻ vi bạo quyền cs để sản xuất ra một thế hệ hắc đạo đi ngược lại với tâm nguyện của sáng tổ Nguyễn Lộc và các danh sư tiền bối trong giai đoạn xây dựng tiên khởi 1964 dến 1975. Chủ nghĩa Marx và " Tư tưởng HCM" đều không thống thuộc văn hoá nhân bản của Việt tộc.

Từ ngày bầy ma quỷ có mặt trong sinh hoạt môn phái, thì nền tảng Việt Võ Đạo, lịch sử môn phái cùng với bảo vật trấn môn là "Chủ Thuyết Cách Mạng Tâm Thân" đã bị bọn phản đồ này bứng gốc ra khỏi môn pháiĐám ma quỷ còn sửa đổi điều tâm niệm và hệ thống điều hành môn phái. Nếu như thầy sáng tổ và các cao đồ của võ sư Nguyễn Lộc đã dày công xây dựng và phát triển môn phái, thì ngày hôm nay, các phản đồ đã đốt hết sách vở của thầy mình để chính thức đưa Vovinam Việt Võ Đạo tiến nhanh tiến mạnh trên con đường hắc đạo. 

MỘT ĐÔI NÉT VỀ SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC.

Khi HCM dùng cái chiêu bài Việt Minh ( tiền thân của cs) để qui tụ những người yêu nước chống Pháp vào năm 1944. Rất nhiều thành phần yêu nước và các đảng phái quốc gia cũng đã lầm như sáng tổ chúng ta. Nhưng cái bộ mặt xảo trá, phi nhân, vô đạo của HCM, một con người làm tay sai của đệ tam quốc tế quốc tế cộng sản, một thứ tôi mọi cho Stalin Mao Trạch Đông để nhuộm đỏ nước VN. Sau khi thấy mình đã lầm, sáng tổ Nguyễn Lộc đã không còn hợp tác với ác ma HCM, rời bỏ hàng ngũ Việt Minh như một số người yêu nước khác và trở về cộng tác với người quốc gia, mục đich là phát triển và gieo trồng những hạt nhân yêu nước trong giới thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên VN thời đó, bằng vào chủ nghĩa dân tộc lồng trong chủ thuyết "cách mạng tâm thân".

Môn sinh ngày nay là phận hậu bối, nếu không giử được nét truyền thống từ sáng tổ  thì cũng không nên bán rẻ hay đi ngược lại lý tưởng của sáng tổ Nguyễn Lộc. Sáng tổ là người yêu nước chân thành, tích cực chống lại chủ nghĩa Thực dân và Cộng sản một cách tuyệt đối, không chấp nhận ác đảng csVN và sự lãnh đạo của HCM trên đất Bắc trước khi ông di cư vào nam năm 1954.
Chúng tôi những người trẻ ở hải ngoại, là những hậu bối,  lên án tất cả những võ sư, HLV nào đã đốt cháy tinh thần quốc gia dân tộc của sáng tổ Nguyễn Lộc và lên án tất cả những môn sinh nào đang cộng tác với bạo quyền cộng sản, để trở thành những tội đồ trong việc gián tiếp buôn dân bán nước và hổ trợ cho các lực lượng vũ trang đàn áp, cướp đất, tài sản ...của nhân dân VN. 

Hình ảnh Vovinam quốc doanh trong nước và một số ở Hải Ngoại, hiện nay, là một nhóm hắc đạo, những đứa con hoang của môn phái đang đem từng tâm huyết của  võ sư Nguyễn Lộc ra vo tròn bóp méo.

TINH THẦN QUỐC GIA DÂN TỘC CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp đô hộ, là một thanh niên yêu nước sống trong cảnh nước mất nhà tan, cố võ sư đã hăng say tham gia phong trào thanh niên sinh viên yêu nước chống thực dân Pháp thời bấy giờ. Là một thanh niên yêu nước trong ban Lãnh đạo của “Thanh niên Ái Quốc Đoàn” với lý tưởng phục vụ quốc gia dân tộc do nhà cách mạng Đinh Khắc Thiệt lãnh đạo, Cố võ sư Sáng Tổ quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần phải gây cho thanh niên một tinh thần dân tộc, một ý thức học tập tu dưỡng, một ý chí quật cường, một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể khỏe mạnh, vững chắc, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hữu hiệu. Sự kiện Võ Sư Sáng Tổ là thành viên lãnh đạo trong Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Đoàn do LS Đinh Thạch Bính cháu của nhà cách mạng Đinh Khắc Thiệt kể lại cho sử gia Phạm Trần Anh - một thành viên của Tổng Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo trước 1975 (LS Đinh Thạch Bích đang ở Cali và là một nhân chứng sống qua nhiều thời kỳ của lịch sử...)


Ấp ủ hoài bão lớn lao ấy, nên ngoài việc trau dồi học vấn và đạo đức, võ sư Sáng Tổ còn nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, luyện tập nhiều môn võ thuật khác nhau. Với tố chất thông minh, Võ sư Nguyễn Lộc đã nhanh chóng tiếp nhận những tinh hoa võ thuật Việt Nam. Võ sư Sáng Tổ nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm, đặc điểm riêng, song với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt, nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi thì khó đạt được kết quả như ý. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại nên cố võ sư sáng tổ đã chủ trương xây dựng một nền Võ Đạo Việt Nam.


Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, người thanh niên Nguyễn Lộc đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO... (Tổng Đoàn Thanh Niên Võ Đạo Việt Nam)


Trong thời kỳ kháng chiến các môn sinh Việt Võ Đạo đã chiến đấu dũng cảm và đã có rất nhiều người hy sinh trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau một thời gian sống chung với Việt Minh, cố Võ sư đã nhận thấy rõ bộ mặt thật của đảng Cộng Sản núp dưới danh nghĩa kháng chiến để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản phi nhân và sát hại những người quốc gia kháng chiến nên tháng 8 năm 1948, võ sư Nguyễn Lộc rời bỏ vùng kháng chiến trở lại Hà Nội. 

Trong một di cảo của Võ sư Sáng Tổ viết trong một đêm mưa gió bão bùng của núi rừng Tam Đảo tỉnh Vĩnh Yên Việt Bắc, võ sư Sáng Tổ viết lại tâm tình trước khi rời bỏ cái gọi là Phong Trào Kháng Chiến của Việt Minh Cộng Sản: “Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời, nhưng ta đã được quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THỰC NGƯỜI. Nhưng ta đã vượt khởi lên trên những tối tăm, tội lỗi của NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI. Bao đớn đau tan hồn, nát xác người đã gieo ở ta, ta đã gặt hái những bông hoa cao đẹp nhất ở sự THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ”. 
Trở về Hà Nội, võ sư Sáng Tổ tiếp tục mở lớp dạy võ nhằm đào tạo một thế hệ thanh niên Quốc Gia Việt Nam với lý tưởng cách mạng Tâm Thân để cứu quốc và kiến quốc. Năm 1951, Võ sư Sáng Tổ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn vừa âm thầm chống thực dân Pháp vừa chống Việt Minh Cộng sản, mở rộng việc truyền bá võ thuật qua các lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội. 

Sau khi Việt Minh Cộng sản cấu kết với Thực dân Pháp chia đôi đất nước ngày 20-7-1954 nên Võ sư cùng các môn sinh đồng chí hướng di cư vào Nam. Nhận thức rõ bản chất độc tài, vô nhân của Cộng sản Bắc Việt, Võ sư Sáng tổ đã chính thức thành lập Võ đường Vovinam ở Sài Gòn, đồng thời cử các Võ sư môn đệ phụ trách huấn luyện võ thuật cho Hiến Binh Quốc gia (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa) tại Sài Gòn, Trung tâm Huấn luyện Hiến Binh Quốc gia Thủ Đức (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), các lớp võ cho Công binh (Quân lực Việt Nam Cộng Hòa).
Tóm lại, võ sư HLV Vovinam quốc doanh dưới tấm bảng chỉ đường của đảng hắc đạo csVN, đã trở thành những kẻ phản đồ, bất trung, phản phúc, khinh sư diệt tổ đi ngược với tâm nguyện sáng tổ . Rất may trong số môn đồ của Vovinam chính thống, vẩn còn những môn đồ trung trinh với lỳ tưởng của sáng tổ, quyết tâm giử vững giềng mối và những cột nhà chính của môn phái Vovinam, nên đã thành hình được một tập hợp ở hải ngoại để phát huy tinh thần vì quốc gia và dân tộc của sáng tổ đã đi. Đó là Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới (TLĐ/VVN-VVĐ/TG) ; La Fédération  Mondiale de Vovinam-Vietvodao ; The Vovinam- Vietvodao World Federation. Một điều mà chúng tôi những môn sinh hậu bối vẩn còn tôn trọng là cái chính danh của TLĐ/VVN-VVĐ/TG) - biết giử đúng truyền thống của môn phái từ ngày được thành lập chính thức vào năm 1964 và TLĐ sinh hoạt hoàn đoàn độc lập với hệ thống Vovinam quốc doanh mang màu sắc hắc đạo. Rất mong TLĐ/VVN-VVĐ/TG luôn giử vững tay chèo tay chống trên con đường chính đạo để  đưa con thuyền Vovinam chính thống vượt thắng những cơn sóng dử vươn ra bể lớn.

Môn sinh hậu bối Nguyễn Thị Hồng 24.11.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét