Powered By Blogger

HÀ NỘI TUYỆT VỜI VỚI NHỮNG DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VỪA ĐỘI VỐN LẠI CHẬM TIẾN ĐỘ.

Thông tin cập nhật từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho thấy, hiện dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Trong đó, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội dự kiến đội vốn thêm hơn 1.900 tỷ đồng, dự án đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dự kiến đội vốn thêm hơn 16.000 tỷ đồng. Bên cạnh, thời hạn các dự án này đưa vào khai thác thương mại phục vụ người dân vẫn còn khó đoán định sau nhiều lần gia hạn.

ĐƯỜNG SẮT NHỔN-GA HÀ NỘI: 13 NĂM CHƯA XONG

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nhổn – ga Hà Nội dài hơn 12,5km (đoạn đi trên cao hơn 8,5km, còn lại đi ngầm), với 12 ga, khai thác 10 đoàn tàu (mỗi đoàn 4 toa). Tổng vốn đầu tư theo quyết định đã điều chỉnh lần gần nhất là 32.910 tỷ đồng (tương đương hơn 1,17 tỷ Euro), sử dụng vốn vay ODA và phần đối ứng trong nước. Khi phê duyệt dự án, Hà Nội đặt mục tiêu đưa vào sử dụng năm 2010, nhưng thực tế tới nay vẫn chưa rõ ngày về đích, và đang điều chỉnh tăng thêm vốn.

Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, (dài 12,5 km), có tổng mức đầu tư 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng 130 triệu Euro. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.176 triệu Euro. Như vậy, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án tăng khoảng 10.400 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư dự án từ ODA của 4 nhà tài trợ (Chính phủ Pháp; Cơ quan phát triển Pháp - AFD; Ngân hàng đầu tư châu Âu - EIB và Ngân hàng phát triển châu Á - ADB) và nguồn vốn đối ứng ngân sách TP Hà Nội.

Theo tiến độ được phê duyệt ban đầu, thời gian hoàn thành dự án là vào năm 2018, nhưng sau đó điều chỉnh thời gian vận hành đoạn trên cao đến tháng 4/2021; vận hành toàn tuyến tháng 12/2022. Tới nay tháng 4/2023 vẳn chưa thấy hoạt động...??

Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Hà Nội)

Theo quyết định 2054 ngày 13/11/2008 phê duyệt dự án của UBND TP Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài tuyến 11,5km. Trong đó, 8,5km đường đi ngầm, 3km đi cao. 

Trên cơ sở điều chỉnh quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư dự án được đề xuất điều chỉnh tăng lên 35.679 tỷ đồng, tăng 16.124 tỷ đồng (82%) so với quyết định được phê duyệt. Theo Bộ Giao thông Vận tải, có nhiều lý do khiến tổng mức đầu tư tăng, như: thay đổi về quy mô đầu tư, tỷ giá; biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công; tỷ lệ trượt giá...

Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2009-2015, thời gian bảo dưỡng dự kiến khoảng 5 năm. Tổng mức đầu tư dự án là 19.555 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 16.485 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội là 3.079 tỷ đồng. Như vậy tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo xin lùi ngày hoàn thiện tới năm 2027 - tức chậm tiến độ thi công tới 12 năm, mặc dù đã đượcchấp thuận cho đội vốn tới 82%.

Đây chính là căn bệnh trầm kha của những quan tham đang lãnh đạo Bộ Giao Thông VT và Cục Đường Sắt, một thứ lãnh đạo kém tài, nên việc đội vốn lên tới 82%. Nếu đám này có tâm và tầm, thì sự đội vốn không đến nổi phải đến 82% so với ban đầu. Với đám bất tài thì con số này không là gì ? vì chúng đâu có trách nhiệm với tiền thuế của dân đóng. Ai đóng mặc ai, miễn sao có thể thuyết phục được đám nghị gât trong QH và đám lãnh đạo thiếu tầm trong đảng và nhà nước. Từ hơn 2 thập niên qua không năm nào mà ngân sách không bị bội chi và cuối năm phải chạy đôn chạy đáo để vay mượn nợ khắp nơi trên thế giới về nuôi tiếp đám quan lợn của đảng csVN. 

Đây là những con số về nợ công mà Bộ tài chính chxhcnVN công bố chính thừc, dỉ nhiên là con số chính trị để trấn an lòng dân: về bội chi, dự toán năm 2021 là 343.670 tỷ đồng, tăng 108.870 tỷ đồng so với dự toán năm 2020, bằng khoảng 4% GDP. Tổng nhu cầu huy động của Chính phủ (chưa bao gồm vay về cho vay lại) khoảng 580.000 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2021, nợ công bằng khoảng 46,1% GDP.

Cũng từ cơ sở dự toán năm 2021, Bộ Tài chính kế hoạch tổng thu ngân sách 3 năm giai đoạn 2021-2023 đạt khoảng 4,33 triệu tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động thu vào ngân sách Nhà nước bình quân khoảng 15,5% GDP. Tỷ trọng thu ngân sách tiếp tục được cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa với mục tiêu đến năm 2023 chiếm khoảng 85-86% tổng thu ngân sách.

Ở chiều chi, dự kiến tổng chi cả giai đoạn này vào khoảng 5,4 triệu tỷ đồng, kéo theo bội chi ngân sách bình quân khoảng 3,8% GDP. Nợ công đến năm 2023 khoảng 48,1% GDP. 

Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/den-2023-no-cong-khoang-481-gdp-828999.vov#:~:text=N%E1%BB%A3%20c%C3%B4ng%20%C4%91%E1%BA%BFn%20n%C4%83m%202023%20kho%E1%BA%A3ng%2048%2C1%25%20GDP.,ho%E1%BA%A1ch%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%202021-2023.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 17.4.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét