Powered By Blogger

THÁNG TƯ NHÌN LẠI VỚI CỤM TỪ "NO MORE VIETNAM" MÀ HẠ VIỆN HOA KỲ ĐÃ DÀNH CHO VNCH ĐỂ CÓ THỂ RÚT QUÂN TRONG DANH DỰ .

Một trong những nguyên nhân chính yếu làm người chiến sĩ VNCH phải ngậm ngùi trong uất hận chia tay đồng đội để rồi tan hàng trong ngày 30.4.1975, đó là sự thiếu thốn trầm trọng về đạn dược, khi nguồn quân viện hoàn toàn bị cắt hết,  ngay sau hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.

THÁNG TƯ NHÌN LẠI

Khi một quân đội kiêu hùng bách thắng

Buông súng bể nòng hết đạn cạn lương

Bao nhiêu tướng sĩ can trường tuẫn tiết

Mắt trợn trừng nhìn đất nước tang thương.


Khi một Sài Gòn phồn vinh nhân bản

Rực rở rạng ngời hòn ngọc Viễn Đông

Cay đắng uất hờn mang tên nghiệt súc

Bẽ bàng trôi theo số phận non sông

( Trích "Tháng tư nhìn lại" của Thi sĩ Phan Huy)

Với quyết tâm rút quân ra khỏi VN để chia lại biên giới trên bản đồ thế giới, từ đó Hoa Kỳ có thể bắt tay với Trung Cộng, nên hạ viện và Bộ Quốc phòng HK đã bỏ qua tất cả yếu tố nhân đạo mà đáng lẽ phải có trong kế hoạch rút quân ra khỏi VN, vì họ biết được tình trạng một quân lực bị thiếu thốn đạn dược và vũ khí sẽ bị bức tử và miền nam VN sẽ bị đối phương nuốt chửng. Tất cả cuộc hành quân lùng địch cũng như trong việc phòng thủ đều bị giới hạn, nhiên liệu thiếu thốn cũng làm cho cho sự chuyễn quân, tải thương các phi vụ tác chiến bị cắt giãm đến mức thấp nhất. Trong khi QL.VNCH bị thiếu thốn về khả năng tác chiến, ngược lại phiá đối phương đã nhận được sự tiếp tế dồi dào từ khối các nước XHCN. Nên việc mất miền nam VN là điều không thể tránh khỏi, trong một trận chiến không cân sức.  Từ 1973 trở đi, QL.VNCH đã phải đơn độc đảm đang chiến trường một cách hết sức khó khăn trước sự an bài của đồng minh lớn HK, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng bước mất khả năng điều động tổng thể QL.VNCH trên 4 vùng chiến thuật. 


Năm 1975 đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Hòa để thọc gậy bánh xe. Họ thường o bế giới bình dân, da đen, Mễ miếc, cu li cu leo khố rách áo ôm, đám trốn lính, chống chiến tranh … để lấy lòng kiếm phiếu. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà GS Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.

"Đến ngày 13 tháng Ba 1975, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đa số: chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam” , trích từ cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 245" của GS Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch và phát triển VNCH. 

Những vết nhơ lón của Hoa Kỳ đã thay đổi cách nhìn v chánh sách đối ngoại của Hoa Kmà hầu hết các nước thân Hoa Kỳ phải dè chng, đó là việc bỏ rơi Trung Hoa Quốc Dân Đảng vào năm 1949 và VNCH năm 1975 và mới đây là Afghanistan.

Đây cũng là những bài học bằng máu, nước mắt hết sức đau đớn cho các quốc gia nhỏ được Mỹ đỡ đầu và che chở:
*Khi người Mỹ muốn vào tham chiến  vì quyền lợi của họ, thì họ sẽ  tìm  mọi cách để bước vào - và không một sức lực nào có thể ngăn cản được.
*Khi người Mỹ rút lui vì tổn thất quá cao, làm nước Mỹ suy yếu thì bằng mọi giá , người Mỹ sẽ không ngần ngại rút lui và khôngbao giờ quan tâm tới số phận của đồng minh như Quốc Dân Đảng Trung Hoa năm 1949 và VNCH năm 1975 và hôm nay là Àghanistan. Kịch bản rút quân khỏi A-Phú-Hãn của Biden giống như kịch bản của Mỹ cộng vào năm 1975.

Mỹ tốn phí khoảng 1.000 đến 2.000 tỉ đô la cho chiến tranh A Phú Hãn, tùy theo cách tính. Có thể là ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn chi phí của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tính theo thời giá hiện hành. Mặt khác, cường độ và qui mô của chiến tranh A Phú Hãn lại chỉ bằng 1/10 hay 1/20 chiến tranh Việt Nam.

 

Trong chiến tranh Việt Nam ước lượng Mỹ chết 58 ngàn, phe Quốc gia Việt Nam chết trận 250 ngàn ; phe Cộng sản Việt Nam chết 1 triệu. Số bị thương gấp mấy lần số chết. Thường dân chết vì bom đạn cũng thêm cả triệu. Trong chiến tranh A Phú Hãn, Mỹ chết tổng cộng khoảng 6 ngàn (cả quân sự, dân sự) ; quân đội và cảnh sát của chính quyền Kabul chết khoảng 70 ngàn ; Taliban chết 60 ngàn ; thường dân chết vì bom đạn cũng khoảng 70 ngàn. Tại cao điểm của chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ hiện diện là hơn nửa triệu so với 100 ngàn tại cao điểm chiến tranh A Phú Hãn. Toàn bộ chiến tranh Việt Nam lấy đi ít nhất 3 triệu sinh mạng so với hơn 200 ngàn chết trong toàn bộ chiến tranh A Phú Hãn.


Trong dịp 48 năm kỷ niệm ngày tan hàng của quân lực và chính thể VNCH, chúng ta  cần phải nhắc nhở cho nhau về chính sách đối ngoại của người Mỹ để có thể có cách nhìn đứng đắn về người Mỹ khi có việc tiếp cận với họ, vì với họ, không bao giờ có chuyện hy sinh hết mình tới giọt máu cuối cùng để bảo vệ đồng minh của mình. Người viết xin nhắc lại chuyện xưa của Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan ngày nay để thấy được rỏ hơn về bản chất của người Mỹ trong chính sách đối ngoại của họ.

Ngày 1 tháng 1 năm 1942, Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan) ký bản Tuyên ngôn chung Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên dùng từ Liên Hợp Quốc để chỉ khối Đồng Minh. Tổng cộng 47 nước ký bản Tuyên ngôn chung LHQ. Bốn nước Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc được gọi là "Bốn nước thường trực", cũng là nước sáng lập.

Ngày 21 tháng 8 năm 1944, Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc họp Washington, D.C. để thảo luận về sự tổ chức của Liên Hợp Quốc. Vấn đề thành phần của HĐBA được đưa ra. Bốn nước đồng ý tự chọn mình làm ủy viên thường trực. Sau đó là bàn về quyền phũ quyết của 4 nước kể trên. Ngày 25 tháng 4 năm 1945, Hội nghị San Francisco khai mạc để soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc, có 50 nước thuộc khối Đồng Minh tham gia.

Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Hiến chương LHQ được phê chuẩn. Ngày 17 tháng 1 năm 1946, HĐBA họp lần đầu tiên ở Church House, Westminster tại Luân Đôn, Anh quốc. Sau đó đến ngày 25 tháng 10 năm 1971, Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) là nhà nước đại diện chính thức tại LHQ. Trung Hoa Dân quốc từ đó bị khai trừ khỏi LHQ,  trước sự bình thản của Hoa Kỳ. Trung Cộng từ đó tiếp quản quyền đại diện ở LHQ. Kết quả biểu quyết đánh dấu sự quay xe 180 độ của HK với Đài Loan một đồng minh với Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Đây cũng là thời gian mà Hoa Kỳ có quyết định đánh bài lận trong việc quay xe với VNCH, là đi đêm với TC và cs Bắc Việt, đồng thời ép Tổng thống Thiệu của chúng ta phải ký vào bản án tử hình có tên là Hiệp định Paris 1973.

Nay, Đài Loan với nền kinh tế phồn thịnh và phát triển được nhiều mặt về quốc phòng, nên thái độ của Hoa Kỳ lại thay đổi, họ tìm cách xích gần lại với Đải Loan để tìm cách bán vũ khí cho nước từng là đồng minh chiến lược của mình trước đây.  GDP của Đài Loan hôm nay đã vượt trên 820 tỷ USD . Thu nhập bình quân đầu người tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP per capita, current prices), của Đài Loan nay là 35.510 USD (1,1 triệu Đài tệ), tăng từ 33.140 USD năm ngoái.

Số liệu IMF công bố hôm 11/10/2022 đưa thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan năm 2022 lên cao hơn hai nước hàng đầu Đông Á là Hàn Quốc (33.590 USD, giảm đi 4% so với 2021), và Nhật Bản (34.360 USD, giảm 12% so với 2021). Trang Allianz Global Wealth Report 2022 nêu con số tài sản ròng của một người Đài Loan, tính trung bình, là 138.220 euro, cao hơn một chút so với người Singapore (134.150 euro). Đây chính là nguyên nhân mà người Mỹ đã quay xe một lần nửa với Đài Loan, nhưng lần quay xe này là chọn Đài Loan làm đồng minh chiến lược và chấp nhận đối đầu với Trung Cộng.

Trở lại với chúng tôi, những người đã từng hy sinh đời trai để bước vào cuộc chiến tự vệ của miền nam VN, trước sự xâm lăng của cs Bắc Việt, vào những năm trước 1975. Thế nên, mổi khi tháng tư đen về, chỉ thấy tồn tại một sự nuối tiếc cho số phận nghiệt ngã cuả những người lính cộng hoà trong việc bảo vệ sự tự do và tồn vong của VNCH. Moị việc liên quan đến sinh mệnh của đất nước, tất cả đều nằm ngoài tầm tay, mặc dù chúng tôi đã làm hết trách nhiệm của một người chiến sĩ VNCH trong lúc sơn hà nguy biến. Chúng tôi buộc phải ngậm ngùi chia tay, tan hàng trước một canh bạc lận giửa  HK với TC,  để rồi phải chấp nhận mang thân phận của bên thua cuộc hết sức bất đắc dĩ.


Từ 1974 trở đi, QL.VNCH đã phải cố thủ nhiều hơn là hành quân diệt địch, vì với những phương tiện quá thiếu thốn trên chiến trường, không cho phép QL.VNCH bung rộng ra để chiếm ưu thế như những năm chưa bị cắt quân viện. Tất cả mọi chương trình huấn luyện đều bị thu hẹp. Khả năng di động cho phi cơ vận tải và trực thăng giảm hơn 50%. Thiếu cơ phận thay thế, làm cho mọi loại phi cơ, tàu thuyền, quân xa phải ngưng hoạt động: cách giải quyết là tháo gỡ từ phương tiện này đễ tạm lắp vào phương tiện khác....chỉ là một phương cách của cái gọi là "ngộ biến tòng quyền, cốt chỉ làm hư hao và hủy hoại thêm quân cụ.  

Thiếu thốn đạn dược đưa đến thêm nhiều sự tổn thất về nhân sự và vùng lãnh thổ vì thiếu đạn dược để tự vệ cũng như không thể tãi thương kịp thời nơi chiến trường , việc di tản cấp cứu bị chậm trễ,  nhiều khi phải dùng..xe Honda, thuyền chèo hay 4, 5 xe cứu thương, hết xăng, được kéo bằng một xe vận tải. Thương binh được đưa đến quân y viện, là những nơi cũng đang bị thiếu thuốc men, băng, dịch truyền và các phương tiện cấp cứu khác..’ ( VietNam at War, trang 671-675)

Trước những thiệt hại nặng nề của QL VNCH trong khi chống trả lại các cuộc tấn công của CSBV. Và để tìm hiểu tình hình thực tế tại VN, ngày 25 tháng 3, 1975 ,TT Ford đã gửi một phái đoàn đặc biệt do Tuớng Frederic Weygand hướng dẫn đến VN. Phái đoàn của Tướng Weygand đã đưa ra những nhu cầu tối thiểu và khẩn cấp của VNCH để có thể tồn tại: ‘744 đại bác, 446 tank và thiết vận xa, trên 100 ngàn súng trường, trên 5000 súng máy, 11 ngàn súng phóng lựu, khoảng 120 ngàn tấn bom/đạn, cùng khoảng 12 ngàn xe vận tải more Vietnam’ (Without Honor: Defeat on Vietnam and Cambodia của Arnold Isaacs trang 146). Tuy nhiên bản báo cáo này không được Quốc Hội HK quan tâm vì lý do đơn giản: ‘No more VietNam’.

"No more Vietnam" chính là dấu chấm hết của Quốc Hội Hoa Kỳ dành cho số phận của 25 triệu người dân miền nam VN, và họ đã bình thản buông hết trách nhiệm với người đồng minh VNCH một cách không thương tiếc, bỏ mặc đề nghị khẩn cuối cùng của Tướng Weygand.  Số phận của VNCH theo đó đã đi vào lịch sử, và đó cũng là món quà tặng cuối cùng chính quyền Hoa Kỳ dành cho VNCH, là một bài học thấm thiá cho những ai muốn quàng vai làm bạn với Hoa Kỳ.

Chúng tôi, người lính VNCH kém may mắn vì thế cuộc đổi thay của một cuộc cờ còn đang dang dở, đã phải chia tay đồng đội và đồng bào để tr thành những nạn nhân của ván bài định mệnh mà mình và những người lãnh đạo lúc đó đều không có quyền quyết định. 

Giờ đây khi tháng tư đen về, chúng tôi phải ngồi viết lại những góc khuất, những đau thương của một nước nhược tiểu về của cuộc chiến vừa qua, nhằm trao lại cho các cháu hậu duệ VNCH còn tâm huyết, để có thêm những kinh nghiệm cho con đường quang phục tổ quốc sau này.

Chúng tôi cũng không quên thấp nén hương lòng gi đến các chiến hữu của tôi đã nằm xuống trên đất mẹ VN vì độc lập, tự do cho miền nam VN từ suốt chiều dài tồn tại của VNCH nhân muà quốc nạn của miền nam 48 năm trước đây.

Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 15.4.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét