Powered By Blogger

 NGƯỜI EM VĂN KHOA


Mỗi lần qua Văn Khoa

Bỗng dưng đôi mắt nhòa

Niềm đau theo lệ nhớ

Nay còn ta với ta

Mỗi lần qua Văn Khoa

Bỗng dưng ta thấy già

Em còn ôm sách vở

Hay âm thầm xót xa

Tan trường chờ em ra

Ngắm em trong nắng tà

Bàn chân son nhẹ bước

Tâm hồn anh thiết tha

Hỡi người em Văn Khoa

Dáng em chưa xóa mờ

Nghe chừng như sống lại

Trong chuỗi ngày đã qua

Ngày xưa trường Văn Khoa

Lá me xưa chưa già

Non màu xanh như biếc

Như tuổi hồng gấm hoa

Hôm nay về Văn Khoa

Lá me xưa đã già

Em sang trường năm đó

Từ buổi chiến chinh qua

Nay ngồi nhìn Văn Khoa

Nhìn lá và nhìn hoa

Lá hoa giờ rã cánh

Theo cuộc tình bay qua

Anh vào trường Văn Khoa

Giủ hết bụi đường xa

Giang hồ nay bạc áo

Còn đây suối lệ nhòa 

( thơ Hoài Hương Tú)

Nhớ những ngày, trong những lần về phép ghé ngang qua Đaị Học Văn Khoa để thăm người yêu của lính, em gái Văn Khoa của cuối thập niên 70 thế kỷ trước. Quen em trong môt buổi thật tình cờ trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong một lần về phép. Nàng trong chiếc áo dài dài tay Raglan vàng lợt, cùng với các bạn tung tăng như những đoa hoa xuân, làm trái tim ngưởi trai trẻ ngây ngất giao động... để rồi hình ảnh người em Văn Khoa đã rón rén bước vào con tim của người lính cộng hoà.

Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trong thập niên 70, là nơi mà tôi  có nhiều kỷ niệm khó quên của một thời vừa khoát lên mình bộ đồ trây di (treilli) của thời một chinh chiến, để bảo vệ miền nam tự do

 Đại Học Văn Khoa , nơi xuất phát mối tình đầu của tôi vào cuối thập niên 1960. Tình đầu cũng là tình cuối, người em Văn Khoa ngày nào của tôi nay đã bà nội bà ngoại của một đàn cháu...Người tình Văn Khoa nầy đã theo tôi suốt cuộc đời từ lúc cuộc chiến ở miền nam đang sôi động, cho đến khi tàn cuộc chiến....rồi tiếp đến öà những ngày lênh đênh trên biển cã tìm tự do. 


VÀI NÉT VỀ ĐẠI HỌC VĂN KHOA.

Đại học Văn Khoa nằm trên đương Cường Đẻ trước 1963 là doanh trại của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ, cũng là nơi mà cựu Đại Tướng VNCH  Cao Văn Viên, cac danh ca Hoàng Oang, Thanh Lan đã từng theo học tại đây. Lúc ban đầu, trường Đại học Văn khoa chỉ cấp bằng Cử nhân Văn chương Pháp và Anh,  đến niên học 1957-1958 thì chương trình Cử nhân Giáo khoa Văn chương Việt Nam mới được hoàn thiện. Cũng từ năm đó, chương trình Cử nhân Giáo khoa Triết học cũng được thành lập. Muốn nhập học chỉ cần có bằng Tú Tài 2. Trường có các ban cho các bằng Cử Nhân tương ứng: Việt Văn, Việt Hán, Pháp Văn, Anh Văn, Sử Học, Địa Lý, Triết Học, Nhân Văn. Sinh viên theo học ban nào thì phải học một môn chính bắt buộc, một môn phụ bắt buộc. Thí dụ: ban Pháp Văn, môn chính bắt buộc là Pháp Văn, môn phụ bắt buộc là Việt Văn, các môn khác là Anh Văn, Triết và Sử, Địa.

Cuối năm thứ nhất sinh viên thi lấy chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, nếu đỗ, được theo học các chứng chỉ thuộc ban đã chọn từ đầu. Chứng chỉ Dự Bị là cửa ngõ duy nhất, nhưng khi tốt nghiệp Cử Nhân chứng chỉ này không được ghi vào văn bằng. Nếu sinh viên đỗ 4 chứng chỉ trong đó có một chứng chỉ Văn Chương thuộc ngành đã chọn thì được cấp phát văn bằng Cử Nhân Tự Do (Licence Libre). Muốn lấy văn bằng Cử Nhân Giáo Khoa (Licence d’Enseignement) sinh viên phải đỗ đủ 4 chứng chỉ bắt buộc.

Thí dụ 1: Cử Nhân Giáo Khoa Việt Văn phải có các chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Văn Chuơng Việt Hán, Ngữ Học và một trong các chứng chỉ Văn Hóa Pháp, Pháp Văn Thực Hành, Văn Hóa Anh Mỹ, Anh Văn Thực Hành.

Thí dụ 2: Cử Nhân Giáo Khoa Pháp Văn phải có các chứng chỉ Văn Chương Pháp, Ngữ Học Pháp, Văn Hóa Pháp và một trong 2 chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm, Văn Chương Việt Hán.

Nếu đỗ Cử Nhân Giáo Khoa trong đó có 2 chứng chỉ hạng Bình Thứ trở lên và được một giáo sư bảo trợ sẽ đủ điều kiện ghi danh Cao học (Diplôme d’Études Supérieure). Sinh viên phải soạn tiểu luận tối thiểu 100 trang đánh máy. Nếu tiểu luận được Hội Đồng Giám Khảo, gồm 1 chủ tịch, 2 giám khảo (một vị là giáo sư bảo trợ), sau khi Hội Đồng đánh giá và thảo luận chấp thuận thì được cấp văn bằng Cao Học Văn Chương của từng ban. Từ niên khóa 1971-1972 bắt đầu có chương trình Tiến Sĩ Chuyên Khoa.

Hôm nay, một thoáng giao động về hồi ức xưa, người viết ghi vội vài hàng để nhớ lại một mối tình đẹp trong muà lửa đạn trước 1975 và để tặng các chiến hữu từng gá nghĩa trăm năm với những người em Văn Khoa. 

Người lính gìa xa quê hương Trinh Khánh Tuấn, 5.3.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét