Powered By Blogger

HỆ THỐNG PHÒNG THỦ HỎA TIỄN CỦA ISRAEL HOẠT ĐỘNG HIỆU QỦA RA SAO TRƯỚC TRẬN MƯA HỎA TIỄN CỦA IRAN ??

Vào tối thứ Ba 1/10/2024, Iran đã bắn khoảng 200 quả hỏa tiễn về phía Israel, và nói rằng: đó là hành động này nhằm đáp trả việc sát hại các thủ lĩnh Hisbollah được Teheran hậu thuẫn. Trận mưa hỏa tiễn đã khơi động toàn bộ hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tối tân của Israel, trong đó các thành phần chính là hệ thống Iron Dome, David's Sling và Arrow. Tư lệnh quân đội Israel Herzi Halewi sau đó thừa nhận rằng cuộc bắn phá của Iran đã được giảm nhẹ một phần nhờ "phòng không rất mạnh". Nhưng cách phòng thủ này hoạt động như thế nào? chúng ta thử tìm hiểu.

Từ lâu Israel đã phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài trong nhiều năm, đặc biệt là các cuộc tấn công hỏa tiễn từ các nước láng giềng, bao gồm Libanon và Iran. Để đối phó với những thách thức này, nước này đã xây dựng một trong những hệ thống phòng không hết sức tối tân, được xem là nhất thế giới hiện nay. Hệ thống phòng thủ bày của Israel là hệ thống nhiều lớp giúp bảo vệ lãnh thổ quốc gia trước các mối đe dọa trên không khác nhau - từ hỏa tiễn tầm ngắn đến hỏa tiễn đạn đạo tầm xa.

Tuy nhiên, mặc dù hệ thống này đạt được mức độ cao về khả năng chận bát các hỏa tiễn của đối phương, nhưng nó cũng không thể nào bảo đảm khả năng bảo vệ 100% trước hỏa tiễn và đạn pháo đang cùng một lúc bay tới với số lương quá nhiều. Dĩ nhiên là nó không thể diệt được hết toàn bộ hỏa tiễn của đối phương, nhưng ít ra nó sẽ giảm được sự thiệt hại xuống đến mức tối thiểu.

Điều này đặc biệt đúng trong những tình huống có số lượng lớn hỏa tiễn và đạn pháo được bắn vào Israel. Việc tấn công một số lượng lớn mục tiêu cùng lúc vượt quá khả năng của hầu hết các hệ thống phòng không hiện có, bao gồm cả hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Israel. Ngoài ra, điều này còn đi kèm với chi phí rất tốn kém.

HỆ THỐNG PHÒNG THỦ HỎA TIỄN CỦA ISRAEL

Lớp thấp nhất trong hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Israel là Iron Dome, hệ thống SHORAD , dùng để phòng thủ và chận bắt các hỏa tiễn tầm ngắn . Bên dưới hệ thống này còn có các hệ thống VSHORAD chọn lọc, dùng để chận bắt các hỏa tiễn có tầm rất ngắn và rất ngắn . Phía trên Iron Dome trải dài một lớp được hình thành bởi hệ thống có tên David's Sling, được coi là kỹ thuật của Israel dựa trên hệ thống Patriot của Mỹ. Hai lớp cuối cùng của hệ thống phòng thủ tạo thành hệ thống Homa (bức tường) để chận bắt với hỏa tiễn  Arrow 2 (Chetz-2) và Arrow 3 (Chetz-3). Những giải pháp này ở một mức độ nào đó tương đương với hệ thống THAAD của Mỹl.

HỆ THỐNG VÒM SẮT

Iron Dome là thành phần nổi tiếng nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ chống lại các tên lửa tầm ngắn (có thể đánh chặn chúng ở cự ly lên tới 70 km), chẳng hạn như những tên lửa thường được bắn bởi các nhóm như Hamas hoặc Hezbollah từ Dải Gaza hoặc Lebanon. Iron Dome đã đi vào hoạt động từ năm 2011 và đã nhiều lần chứng minh tính hiệu quả kể từ đó. Điều thú vị là hệ thống này được phát triển trong thời gian ngắn kỷ lục. Công việc trên nó bắt đầu vào năm 2006.



Hoạt động của Iron Dome dựa vào các Radar EL/M-2084 có khả năng xác định các viên đạn đang bay tới và các khẩu đội tên lửa đánh chặn có khả năng tiêu diệt mối đe dọa trên không trước khi nó tấn công các khu vực có người ở. Hệ thống tính toán quỹ đạo của đạn, đồng thời trung tâm điều khiển và chỉ huy sẽ lựa chọn mục tiêu cụ thể. Điều quan trọng là chúng sẽ bị phá hủy trên không và hệ thống có thể đánh giá liệu đạn có nhắm vào khu vực có người ở hay không.

Nếu không, Iron Dome sẽ không kích hoạt đánh chặn, giúp giảm đáng kể chi phí vận hành hệ thống. Theo tính toán của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington, chi phí của một tên lửa đánh chặn, tức tên lửa Tamir, là từ 35.000 đến 45.000 euro. Những tên lửa này nặng khoảng 90 kg và dài 3 mét. Chúng tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn phân mảnh được kích hoạt bằng cầu chì cận kề - thời điểm Tamir ở gần tên lửa đối phương.

ĐAI ĐEO CỦA DAVID

Lớp phòng không tiếp theo của Israel là David's Sling, được chế tạo để vô hiệu hóa các mối đe dọa phức tạp hơn như hỏa tiễn hành trình, hỏa tiễn tầm trung và một số đũ loại máy bay. Hệ thống này đã được sử dụng từ năm 2017. Nó hoạt động tương tự như Iron Dome nhưng có kỹ thuật tối tân hơn. Nó có thể theo dõi các hỏa tiễn có quỹ đạo phức tạp hơn và đánh chặn chúng ở độ cao và phạm vi lớn hơn. Nhiệm vụ của nó là thu hẹp khoảng cách giữa hệ thống Iron Dome và các giải pháp nặng hơn nhằm bảo vệ chống lại hỏa tiễn đạn đạo tầm xa.

Trong trường hợp của David's Sling, là hỏa tiễn được chế tạo để gây choáng hai giai đoạn. Do đặc điểm kỹ thuật của mục tiêu mà chúng được chế tạo để tiêu diệt, chúng lớn hơn và nặng hơn hỏa tiễn Tamir. Chúng cũng có tầm bắn xa hơn và di chuyển nhanh hơn nhiều. Chi phí của nó cũng cao hơn. Mỗi hỏa tiễn có giá khoảng 1 triệu USD. Với chiều dài 4,6 mét, Stunner cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 70 đến 250 km. Hỏa tiễn này đánh chặn mục tiêu ở tốc độ Mach 7,5, tương đương khoảng 9.200 km/h (để so sánh: Tamir bay với tốc độ Mach 2,2, hoặc khoảng 2.700 km/h) và tiêu diệt chúng bằng các cú đánh trực diện, một kỹ thuật chính xác rất cao để tiêu diệt đối phương.

HỎA TIỄN  ARROW 2 VÀ 3

Lớp cao nhất trong hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Israel là hệ thống Arrow, được chế tạo để vô hiệu hóa các hỏa tiễn tầm xa có thể bắn từ khoảng cách xa, chẳng hạn như từ Iran. Đây là một trong những kỹ thuật phòng thủ quan trọng nhất của Israel được phát triển với sự cộng tác của Mỹ (tương tự như Iron Dome và David's Sling). Hệ thống Arrow bao gồm nhiều loại khác nhau, bao gồm Arrow 2 và Arrow 3, mỗi loại có nhiệm vụ khác nhau.


Phạm vi đánh chặn của Arrow 2 và Arrow 3  là khoảng 1.000 km và khoảng 2.000 km. Hệ thống Arrow 2 đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, trong khi Arrow 3 được chế tạo để tiêu diệt các hỏa tiễn trước khi chúng lao vào bầu khí quyển trái đất. Trên thực tế, điều này có nghĩa là loại thứ ba có thể vô hiệu hóa mối đe dọa bên ngoài biên giới Israel, mang lại nhiều thời gian hơn để phản ứng và hành động có hiệu quả hơn. Người Israel cho rằng Arrow 3 còn có thể tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái đất. Cũng cần biết rằng hệ thống Arrow 4 hiện đang được Israel phát triển, hệ thống này sẽ cung cấp khả năng và phạm vi hoạt động lớn hơn đáng kể.

TƯƠNG LAI PHÒNG KHÔNG CỦA ISRAEL LÀ IRON BEAM

Israel cũng đang nghiên cứu một lớp bảo vệ khác hướng tới tương lai dựa trên kỹ ngh Laser. Những hệ thống này được chế tạo để vô hiệu hóa cảc hỏa tiễn và máy bay không người lái với chi phí vận hành thấp hơn đáng kể so với các hệ thống đánh chặn hỏa tiễn truyền thống. 


Như đã được loan báo trước đó, Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định đẩy nhanh việc phát triển các hệ thống phòng không Laser Iron Beam vào cuối năm 2023. Hệ thống này do nhà thầu quốc phòng Rafael của Israel chế tạo, sử dụng chùm tia Laser 100 kW để tiêu diệt nhiều mục tiêu. Các nhà chế tạo ra nó tin rằng Iron Beam có thể loại bỏ các mối đe dọa ở khoảng cách từ vài trăm mét đến 7 km bằng cách chiếu sáng mục tiêu bằng chùm tia Laser 100 Kilowatt trong khoảng 4 giây. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2.11.2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét