Powered By Blogger

TỔNG THỐNG SELENSKYJ TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH 5 ĐIỂM GIÀNH CHIẾN THẮNG TRƯỚC QUỐC HỘI UKRAINE.

Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selenskyj trình bày “kế hoạch chiến thắng” gồm 5 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh với Nga tại Kiew. Tổng thống Ukraine muốn đưa chiến tranh vào lãnh thổ Nga và sử dụng vũ khí phương Tây trực tiếp hơn để chống lại Nga. Đổi lại, phương Tây phải được tiếp nhận các nguồn nguyên liệu thô của Ukraine.

Trọng tâm của đề nghị này là phải có lời mời Ukraine gia nhập nhanh chóng vào liên minh quân sự phương Tây NATO. “Trong suốt nhiều thập niên, Nga đã khai thác sự bất ổn địa chính trị ở châu Âu và thực tế là Ukraine không phải là thành viên của NATO”.

Vấn đề Ukraine có ý định gia nhập Nato, là điều đã làm Putin lo sợ và cũng là nguyên nhân làm Nga phải tấn công Ukraine. Vì Nga không muốn Nato tiến sát vào biên giới Nga. Ukraine là quốc gia có đường biên giới chung với Nga. Và là nước có nguồn tài nguyên lớn để cung cấp cho châu Ău.

Theo ông Selenskyj, lời mời Ukraine gia nhập NATO sẽ trở thành “nền tảng thực sự cho hòa bình”, ông cũng đưa ra 5 điểm để Ukraine có thể thành công việc chiến thắng quân xâm lược Nga trong năm 2025, gồm những nội dung dưới đây:

1. Lời mời tham gia NATO

Không có sự đồng thuận về vấn đề này trong các quốc gia thành viên NATO. Ban lãnh đạo NATO thường xuyên nhấn mạnh rằng Kiew có thể gia nhập liên minh trong tương lai. Tuy nhiên, một số quốc gia liên minh đang công khai lên tiếng phản đối triển vọng gia nhập như vậy. 

Một trong những mục tiêu chiến tranh được Moskau tuyên bố là, buộc Ukraine phải có quy chế trung lập.

2. Tăng cường phòng thủ và đưa chiến tranh sang Nga

Điểm thứ hai được đề cập  tới là việc tăng cường phòng thủ. Ngoài ra, cuộc chiến sẽ được mở rộng sang lãnh thổ Nga. “Điều này là thực tế, giữ vững lập trường của chúng tôi trên chiến trường Ukraine, đồng thời đưa chiến tranh trở lại lãnh thổ Nga để người Nga thực sự cảm nhận được chiến tranh có ý nghĩa như thế nào”, ông Selenskyj nói.

Mục đích là nhằm hướng lòng căm thù của người Nga đối với điện Kremlin. Vì mục đích này, hoạt động của quân đội Ukraine ở khu vực biên giới Kursk của Nga, vốn đã diễn ra từ tháng 8, sẽ được tiếp tục.

Để thực hiện quan điểm này, cũng cần phải có quyền cho phép sử dụng vũ khí phương Tây chống lại các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Theo như được biết, cho đến nay, Mỹ, Anh và Pháp đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn có tầm bắn lên tới 300 km. Nhưng Hoa Kỳ cho đến nay đã từ chối cho phép Ukraine dùng vũ khí của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

3. Trang bị vũ khí cho Ukraine như một biện pháp răn đe

Ngoài ra, với sự giúp đỡ của các đối tác phương Tây, lượng vũ khí thông thường cần được sản xuất và chế tạo ở Ukraine đủ để ngăn chặn Nga tấn công tiếp. Tổng thống Ukraine giải thích thêm kế hoạch: “Nếu Nga biết rằng sẽ có câu trả lời và hiểu câu trả lời đó của chúng tôi như thế nào, họ sẽ phải chọn đàm phán và chung sống ổn định ngay cả với các đối thủ chiến lược”. Hòa bình cần được thực thi bằng sức mạnh.

Nhiều công ty vũ khí phương Tây đã và đang bắt đầu thành lập cơ sở sản xuất ở Ukraine. Tuy nhiên, Selenskyj hy vọng nguồn tài chính cần thiết sẽ đến từ các nước phương Tây. Sau hơn hai năm rưỡi viện trợ chưa từng có, các nước như Mỹ và Đức cũng đang dần thu hẹp phạm vi hỗ trợ.

4. Tây phương sử dụng nguồn nguyên liệu thô của Ukraine

Ukraine có nguồn nguyên liệu thô có giá trị “trị giá hàng nghìn tỷ USD”, ông Selenskyj cho biết, đó là những nguồn nguyên liệu thô như: Uranium, Titan, Lithium và than chì... là ví dụ. Câu hỏi đặt ra là liệu những nguồn tài nguyên này trong cuộc cạnh tranh thế giới có rơi vào tay người Nga hay không ?

Tuy nhiên các đồng minh của nước này, cũng cần  biết các nguồn nguyên liệu quan trọng này hiện nay vẫn thuộc về Ukraine . Với đề ngh này, ông Selenskyj đang cố gắng vận động sự chấp nhận sự tiêu thụ nguồn nguyên liệu thô của Ukraine từ các đối tác phương Tây.

5. Ukraine là cường quốc an ninh châu Âu

Ông Selenskyj cho rằng sau khi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga kết thúc, Ukraine sẽ sử dụng kinh nghiệm quân sự của mình để bảo đảm vấn đề an ninh cho châu Âu và NATO. Ông cho biết binh lính của họ thậm chí có thể thay thế quân đội Mỹ ở châu Âu.

Đề ngh này rõ ràng là nhằm vào Hoa Kỳ. Họ hy vọng sẽ giảm bớt sự tham gia của mình vào lục địa châu Âu - dù dưới chính phủ Cộng hòa hay Dân chủ. Nhưng đề nghị này của Ukraine sẽ đòi hỏi sự hòa hợp khá phức tạp giữa Washington, các thủ đô châu Âu và Kiew.

Ông Selenskyj đã trình bày kế hoạch này, bao gồm cả các bộ phận không công khai, ở Washington, London, Paris, Rome và Berlin. Một bài thuyết trình tại Hội đồng Châu Âu ở Brussels được lên kế hoạch vào hôm nay thứ Năm 17/10. Tổng thống Ukraine hy vọng sẽ kết thúc chiến tranh theo cách riêng của mình vào năm tới. Ukraine đã tự vệ trước cuộc xâm lược của Nga với sự giúp đỡ của phương Tây trong hơn hai năm.

Đúng như dự đoán, Moskau không chú ý đến điều đó

Điện Kremlin giải thích kế hoạch của Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selenskyj ch là “mệnh lệnh từ Hoa Kỳ”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskow cho biết đằng sau điều này không có gì khác ngoài ý định tiếp tục chiến tranh của Mỹ và “chiến đấu chống lại chúng tôi cho đến người Ukraine cuối cùng”. Bằng sự thừa nhận của chính mình, ông đã đưa ra những bình luận mà không theo dõi sự xuất hiện của Selenskyj tại quốc hội Ukraine ở Kiew. Điều này đã được các hãng thông tấn Nga ở Moskau loan tin.

Peskow nói rằng chiến tranh chỉ có thể kết thúc khi Ukraine nhận ra điều mà ông gọi là thiếu triển vọng thành công trong chính sách của mình. Mục tiêu của Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài hơn hai năm rưỡi là sáp nhập phần lớn Ukraine và khuất phục quốc gia láng giềng này. Moskau luôn theo đuổi quyết tâm ngăn chặn Ukraine trở thành thành viên NATO.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 17 Oktober 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét