Powered By Blogger

 NASA NHẬN ĐƯỢC TÍN HIỆU T KHONG CÁCH TRONG KHÔNG GIAN CÁCH XA TRÁI ĐẤT 460 TRIỆU KM


Truyền thông Laser của NASA nhằm mục đích cải thiện việc khám phá Hỏa tinh với
Khoảng cách 460 triệu km mà thí nghiệm gửi dữ liệu đến Trái đất. Và một trong những điều mà sự giao tiếp nhanh chóng chỉ có thể bằng tia Laser có trên Hỏa tinh, nếu con người sống và làm việc ở đó trong tương lai, sự giao lưu về truyền thông sẽ nhanh hơn và trên hết là chất lượng truyền tải tốt hơn trước đây. Những thông tin về  khoa học phức tạp, sau đó có thể được gửi nhanh hơn qua 1/2 hệ mặt trời tới Trái đất hoặc Hỏa tinh.

Theo NASA, giao lưu bằng Laser đặc biệt là rất thích hợp cho việc này vì các dữ liệu có thể được truyền với tốc độ nhanh hơn tới 100 lần so với tần số vô tuyến. Với kỹ thuật này là rất cần thiết “cho bước nhảy vọt lớn tiếp theo của nhân loại, khi các phi hành gia du hành tới Hỏa tinh và xa hơn nữa”.

NASA đã nhận được một tín hiệu quan trọng từ không gian. Nó đến từ cách xa hàng trăm triệu km và được truyền bằng tia Laser.

Washington D.C. – Cơ quan Không Gian Hoa Kỳ NASA vừa lập kỷ lục mới: con tàu thăm dò không gian liên lạc với Trái đất bằng tia Laser từ khoảng cách 460 triệu km. Điều nghe có vẻ tầm thường lại có một nền tảng hết sức quan trọng, như người nhân viên Meera Srinivasan của NASA giải thích: “Cột mốc này có tầm quan trọng rất lớn. Giao tiếp bằng Laser đòi hỏi mức độ chính xác rất cao và trước khi bắt đầu, chúng tôi không biết hiệu suất sẽ suy giảm bao nhiêu ở khoảng cách xa nhất.”

Thí nghiệm của NASA liên lạc với Trái đất thông qua tia Laser

Sự giao tiếp bằng Laser đã được cải tiến qua nhiều cuộc thử nghiệm trong suốt gần một năm. Srinivasan tiếp tục cho biết: “Giờ đây, các kỹ thuật mà chúng tôi sử dụng để theo dõi và định vị đã được xác định, minh chứng được rằng liên lạc quang học có thể là một phương pháp mạnh mẽ và mang tính biến đổi để khám phá hệ mặt trời”.

Hệ thống liên lạc với Trái đất từ ​​​​không gian thông qua tia Laser là một thí nghiệm có tên “Truyền thông quang học không gian sâu” (DSOC).DSOC là một hệ thống bao gồm một máy thu phát Laser bay, một máy phát Laser mặt đất và một máy thu Laser mặt đất.

Nó được trang bị trên tàu thăm dò không gian “Psyche” của NASA, khởi hành tới tiểu hành tinh cùng tên “Psyche” vào ngày 13 tháng 10 năm 2023. Trong một số giai đoạn, DSOC đã gửi dữ liệu qua tia Laser đến Trái đất, nơi NASA xác định tốc độ. Một trong những thử nghiệm này, đã gửi một đoạn Video có độ phân giải cao tới Trái đất.

Truyền thông quang học hoạt động như thế nào?

Thí nghiệm Deep Space Optical Communications (DSOC)  trang bị trên con tàu thăm dò không gian “Psyche” và đang di chuyển ngày càng xa Trái đất. Nó gửi một chùm tia Laser cận hồng ngoại chứa dữ liệu thử nghiệm tới Kính thiên văn Hale ở Palomar, California. Tuy nhiên, trước đó, kính viễn vọng trên mặt đất sẽ gửi một chùm tia Laser vào không gian mà thí nghiệm DSOC sử dụng để nhắm vào mục tiêu của nó. Chỉ khi đó việc giao lưu mới bắt đầu.


Ở khoảng cách 53 triệu km (gần bằng khoảng cách gần nhất giữa Hỏa tinh và Trái Đất), vẫn có thể gửi dữ liệu với tốc độ nhanh nhất có thể là 267 Mbit/s. Nhưng các con tàu thăm dò không gian càng đi xa trái đất thì tốc độ càng chậm. Ở khoảng cách 390 triệu km, tốc độ tối đa là 8,3 Mbit/s - vẫn nhanh hơn đáng kể so với liên lạc qua tần số vô tuyến, theo báo cáo của NASA.

Giám đốc dự án Abi Biswas cho biết: “Mục tiêu chính của hệ thống là chứng minh rằng việc giảm tốc độ dữ liệu tỷ lệ thuận với bình phương khoảng cách”. “Chúng tôi đã đạt được mục tiêu này và truyền một lượng lớn dữ liệu thử nghiệm đến và đi từ tàu không gian Psyche thông qua tia Laser”.


Thí nghiệm DSOC trên tàu “Psyche” hiện đã bị tắt nhưng dự kiến ​​sẽ được tái hoạt hoạt lại vào ngày 4 tháng 11. Ken Andrews, giám đốc điều hành chuyến bay giải thích: “Chúng tôi sẽ bật bộ thu phát Laser của chuyến bay và kiểm tra nhanh các chức năng của nó”. “Sau khi hoàn thành việc đó, chúng tôi có thể mong đợi vận hành bộ thu phát với toàn bộ khả năng của nó.”

Nguồn tham khảo:

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 10 Oktober 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét