Powered By Blogger

ISRAEL MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI VỚI SÚNG LASER - KHÔNG CÓ TIẾNG ỒN , GIÁ THÀNH HẠ, KHÔNG CẦN ĐẠN DƯỢC  

Theo Gerhard Hegmann viết trên Die Welt: Bộ Quốc phòng đã ký kết thỏa thuận trị giá 500 triệu Euro với hai công ty quốc phòng. Hệ thống Iron Beam nhằm mục đích bổ sung cho Iron Dome - và mang lại những lợi thế mang tính quyết định.

Israel đang đầu tư mạnh vào loại vũ khí laser có tên Iron Beam để bổ sung cho hệ thống phòng không của mình. Hệ thống sẽ sẵn sàng để xử dụng trong vòng một năm. Thay vì dùng bằng đạn dược và hỏa tiễn phòng thủ, các cuộc tấn công s được đẩy lùi bằng ánh sáng Laser và do có “băng đạn không giới hạn”, chẳng hạn như từ máy bay không người lái, đạn súng cối hoặc hỏa tiễn Mini.

Bộ Quốc phòng Israel đã ký một hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ shekel, tương đương gần 500 triệu Euro, để cung cấp hệ thống vũ khí Laser với công ty vũ khí lớn thuộc sở hữu nhà nước Rafael và đối tác công nghiệp niêm yết Elbit.ớiElbit ước tính cổ phần của mình tương đương với 180 triệu Euro. Nhận xét về tầm quan trọng của các hợp đồng, Bộ cho biết: “Thỏa thuận Iron Beam là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất về mặt chiến lược mà chúng tôi từng ký kết và mở ra một kỷ nguyên mới với kỹ thuật tân kỳ trên chiến trường – đó là thời đại của tia laser”, Tổng Giám đốc Eyal Zamir cho biết.

Trên thực tế, đã có rất nhiều thử nghiệm và ý tưởng quốc tế về vũ khí Laser, có thể là để phòng không từ mặt đất hoặc sử dụng trên xe tăng, tàu chiến hoặc thậm chí là phi cơ chiến đấu hay oanh tạc cơ. Ví dụ, ở Đức, Rheinmetall và công ty chế tạo hỏa tiễn dẫn đường MBDA đang hợp tác chế tạo hệ thống phòng thủ bằng máy bay không người lái bằng Laser cho tàu chiến. Hệ thống này đã được thử nghiệm trên khinh hạm 124 “Sachsen” với hơn 100 lần bắn thử. Anh quốc cũng có những phát minh tương tự như Dragonfire.

Dragonfire

Ngoài việc bảo đảm cung cấp đủ năng lượng, thách thức lớn đối với các kỹ sư là việc theo dõi chính xác một vật thể chuyển động nhanh. Chỉ khi chùm tia Laser vẫn tập trung chính xác vào khu vực mục tiêu có kích thước bằng một đồng xu nhỏ thì vật thể đó mới có thể bị bắn trúng với năng lượng hủy diệt.

Israel muốn phối hợp vũ khí chùm tia sắt mới vào mạng lưới của mình với các hệ thống phòng không khác trên mặt đất. Một giải pháp song song với hệ thống phòng thủ Iron Dome nổi tiếng của Israel đã được lên kế hoạch.

Sự phát triển của nó là phản ứng trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn từ các kẻ thù của Israel, như tổ chức khủng bố Hamas và Hisbollah. Cùng với sự phát triển của Iron Dome, được tạo ra với sự hợp tác giữa cơ quan đặc biệt của Bộ Quốc phòng và công ty vũ khí Rafael, dự án Iron Beam hiện cũng đang được đẩy mạnh sản xuất, và sớm được mở rộng đáng kể.

Các chuyên gia quân sự nghi ngờ Israel lo ngại sẽ không có đủ hỏa tiễn đánh chặn cho Iron Dome và các hệ thống phòng thủ khác nếu xung đột tiếp tục leo thang. Iron Beam có thể là một giải pháp thay thế rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí và sáng tạo ở đây. Người ta nói rằng vũ khí Laser có tầm bắn từ vài trăm mét đến vài km.

Chi phí cho Iron Beam là vài đô la cho mỗi lần bắn

Điểm đặc biệt của lá chắn phòng thủ Israel là mạng lưới của chúng. Radar và phần mềm phân tích quỹ đạo và vị trí va chạm của các vật thể đang bay tới và ưu tiên mối đe dọa nào cần phải chống lại. Vũ khí phòng thủ sau đó sẽ được hoạt động tự động.

Hệ thống Laser Iron Beam dựa trên bộ hiệu ứng Laser với năng lượng cao ở mức tối thiểu 100 Kilowatt. Điều này đặt công nghệ của Israel lên hàng đầu trong sự phát triển hiện nay. Hoa Kỳ đã thử nghiệm tia Laser 50 Kilowatt trên xe chiến đấu Stryker từ năm 2022. Công ty quốc phòng hàng đầu của Mỹ Lockheed Martin được cho là đã phát triển một khẩu pháo Laser công suất 300 Kilowatt trong một thỏa thuận thử nghiệm, dự kiến ​​sẽ mở rộng lên tới 500 Kilowatt.

Vũ khí Laser có nhiều ưu điểm so với vũ khí nòng bắn truyền thống và vũ khí dẫn đường. Loại vũ khí này phần lớn hoạt động âm thầm và mắt người không thể nhìn thấy tia Laser. Ưu điểm lớn: không cần cung cấp đạn dược – chỉ cần đủ năng lượng. Chi phí cho mỗi lần bắn ước tính khoảng vài đô la cho chi phí điện. Như vậy giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với các hỏa tiễn phòng không truyền thống.

Nhưng cũng Laser có những nhược điểm: Hiệu ứng Laser phụ thuộc nhiều vào đặc tính của vật liệu bị bắn vào và liệu mục tiêu có thể được theo dõi chính xác hay không. Hiệu ứng chùm tia Laser cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết như sương mù hoặc bụi và cát bị thổi bay.

Vào cuối tháng 9/2014,  công ty vũ khí nhà nước Rafael đã chiếm vị trí chủ chốt là nhà sản xuất Iron Dome và Iron Beam. Hisbollah ở Libanon đã bắn hỏa tiễn vào một khu công nghiệp gần phố hải cảng Haifa.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 29 Oktober 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét