MÙA THU TỚI
TẠI SAO LÁ CÂY ĐỔI MÀU VÀO MÙA THU |
MỘT CHÚT KHÁI NIỆM VỀ MÙA THU
Mùa thu là mùa mà trong khoảng thời gian đó, phần lớn các loại cây trồng được thay nhau rụng mất lá của chúng. Nó cũng là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và tiết trời lành lạnh hơn ( rõ nét nhất là ở ngoài Bắc VN và các nước Âu Châu). Tại các miền ôn đới như VN thì lượng mưa cũng tăng nhiều lên trong một số khu vực.
Về mặt thiên văn học, mùa thu bắt đầu từ thời điểm thu phân (khoảng 23 tháng 9 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 3 ở Nam bán cầu), và kết thúc vào thời điểm đông chí (khoảng 21 tháng 12 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 6 ở Nam bán cầu). Tuy nhiên, các nhà khí tượng học tính toàn bộ các tháng Ba, Tư và Năm ở Nam bán cầu cũng như các tháng Chín, Mười và Mười Một ở Bắc bán cầu như là thời gian của mùa thu. Ngoại lệ đối với các định nghĩa này là lịch Ireland trong đó người ta vẫn tuân theo chu kỳ Celt, ở đó mùa thu được tính như là toàn bộ các tháng Tám, Chín và Mười. Ngoài ra, theo lịch Tàu thì mùa thu bắt đầu được tính từ tiết lập thu (khoảng ngày 7 tháng 8 và kết thúc vào tiết lập đông (khoảng ngày 7 tháng 11 dương lịch).
Mặc dù thời gian ban ngày bắt đầu ngắn lại rõ nét từ tháng Bảy hoặc tháng Tám ở Bắc bán cầu và tháng Giêng hay tháng Hai ở Nam bán cầu, thông thường thi trong tháng Chín hay tháng Ba sự thay đổi thời tiết và ngày đêm trở nên rõ ràng, nhất là ở Âu Châu. Giờ giấc củng thay đổi trong tháng tư và tháng 10. Tới tháng mười dương lịch tại các nước Âu Châu rút lại 1 giờ.
Mùa thu thông thường cũng được định nghĩa như là mùa khai trường ở phần lớn các quốc gia, do chúng thông thường bắt đầu vào đầu tháng Chín hay tháng Ba (phụ thuộc vào từng bán cầu).
MUÀ THU VÀNG LÁ
Chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.
Vậy diệp lục là gì?
Diệp lục (hay còn gọi là diệp lục tố, chlorophyll) là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam.
Diệp lục được ví giống như là máu của cây, nó là thành phần quan trọng giúp cho quá trình quang hợp của cây xanh, chuyển giao ánh sáng mặt trời hấp thu được thành năng lượng nuôi cây xanh.
Diệp lục Vì tính chất quan trọng của diệp lục đối với cây xanh, nên các nhà khoa học trên thế giới đã mất nhiều năm nghiên cứu, và kết quả về công dụng của nó đã tạo lên cơn sốt trên toàn cầu. Nguồn gốc chất diệp lục: * Năm 1911, các nghiên cứu thực sự về cấu trúc hoá học của chất diệp lục ( được thực hiện bởi các nhà khoa học ) đã phát hiện ra chất diệp lục có đặc điểm rất giống với haemoglobin (tế bào hồng cầu) ở người. * Cả Diệp lục và haemoglobin đều bao gồm những thành phần nguyên tử giống nhau và điểm khác duy nhất chỉ là 2 thành phần cấu tạo: trong máu người là các nguyên tử kim loại hay thành phần của haemoglobin có chứa Sắt, trong khi đó trong chất diệp lục thì nguyên tử tạo thành là Magie (Chất diệp lục thường được coi là máu của thực vật). Thành phần phân tử của bột diệp lục - 2 giải nobel về nghiên cứu chất diệp lục: *Giáo sư Hans Fischer – Giải thưởng Nobel năm 1930: “Chlorophyllgiúp thải lọc độc tố khỏi cơ thể chúng ta”. *Giáo sư Richard Martin Willstatter – Giải thưởng Nobel năm 1915: “Cấu tạo hóa học của hồng cầu gần như đồng nhất với chlorophyll giúp tăng cường hồng cầu”.
Lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.
Nhưng trong khoảng một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế rất khác ở lá đỏ. Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở trong lá - một loại sắc tố có tên anthocyanin.
Ở châu Âu, lá các loại cây bản địa hầu hết đều chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, số lượng cây lá chuyển đỏ lại nhiều tương đương với số lượng cây lá chuyển vàng.
Có một giả thiết cho rằng, sự khác biệt giữa lượng sắc tố Anthocyanin ở lá cây sống trong cùng một khu vực có thể liên quan đến độ màu mỡ của đất nơi cây sinh trưởng. Chúng phản ánh nỗ lực giữ lại lượng chất dinh dưỡng lá cây đã tổng hợp được trong vòng đời của mình. Khảo sát sơ bộ với cây phong lá đỏ và cây sweeg gum (loại cây có hình dạng lá giống lá phong đỏ nhưng màu xanh) của một sinh viên tại Charlotte, N.C đã cho thấy sự liên quan giữa màu lá cây vào mùa thu và chất lượng đất. Nơi đất thấp giàu dinh dưỡng hơn, lá cây hầu hết chuyển sang màu vàng vào mùa Thu. Còn ở những vùng đất cao khô cằn, lá cây lại chuyển sang màu đỏ.
“Sự liên hệ được thể hiện rất rõ ràng”, nhà khoa học về thảo mộc Bill Hoch thuộc Đại học Montana ở Bozeman cho biết. Hơn thế nữa, những khám phá này tương đồng với kết quả ông tìm được về chức năng của chất Anthocyanin kỳ diệu.
“Các kết quả thí nghiệm là một minh chứng rất rõ ràng cho việc Anthocyanin giúp cây lấy được lượng dinh dưỡng tối đa tổng hợp từ lá trước khi chúng lìa cành”, Ông giải thích rằng, quá trình quang hợp ánh sáng trong lá vào mùa thu càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng trong mùa Xuân càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, ở nhiều nơi đất đai cằn cỗi như những quả đồi ở Bắc Carolina (Mỹ), người ta nhận ra mùa thu khi thấy lá cây dần chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Khi mùa Thu đến, chất Anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể sản xuất nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết.
THU TRONG VĂN HOC
Trong nền văn học VN chắc hẳn giới thi sĩ không thể nào quên được ba tuyệt tác về "THU" của cụ Tam nguyên Yên Đồ Nguyễn Khuyến
Nói về THU, cụ Nguyễn Khuyến đã để lại 3 bài thơ về thu thật tuyệt vời, viết theo thể Đường Luật, thất ngôn bát cú..
Di ảnh cụ Nguyễn Khuyến
Đó là ba bài Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh của Nguyễn Khuyến (1835), người làng Yên Đổ (Hà Nam), là những thi phẩm tuyệt tác hiện còn truyền tụng cho đến ngày nay.
https://www.youtube.com/watch?v=PMOg2AwsqAA Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. ( Nguyễn Khuyến)
Thu Ẩm ( mùa thu uống rượu)
Năm gian nhà nhỏ thấp le te, Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không viền cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ năm ba chén đã say nhè. ( Nguyễn Khuyến) Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu. Nước biếc trông chừng như khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào! (Nguyễn Khuyến)
THU TRONG ÂM NHẠC:
Những sáng tác về thu rất phong phú, nơi đây người viết chỉ chọn lọc một vài bài về thu sống mãi với thời gian và được nhiều người yêu thích để giới thiệu kèm theo bài viết;
1.Nhìn những muà thu đi với ca sĩ Khánh Ly và Lệ Thu
Tác giả:
Nhìn những mùa thu đi
em nghe sầu lên trong nắng và lá rụng ngoài song nghe tên mình vào quên lãng nghe tháng ngày chết trong thu vàng Nhìn những lần thu đi tay trơn buồn ôm nuối tiếc nghe gió lạnh về đêm hai mươi sầu dâng mắt biếc thương cho người rồi lạnh lùng riêng
.........
2. Muà thu chết với ca sĩ Lệ Thu
Tác giả:
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi ! Mùa Thu đã chết, em nhớ cho Mùa Thu đã chết, em nhớ cho Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho ! Em nhớ cho, Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này Từ nay mãi mãi không thấy nhau Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
3. Muà thu lá bay với ca sĩ Như Quỳnh ( nhạc Trung Hoa)
Một ngày sống bên anh sẽ muôn đời
Dẫu cho mưa rơi đá mòn tháng năm
Lạy trời được yêu mãi nhau người ơi Đừng mang trái ngang chia lìa lứa đôi......
4. Muà thu cho em với ca sĩ Ngọc Lan
Tác giả:
Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương Và em có nghe khi mùa thu tới mang ái ân mang tình yêu tới em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ em có hay thu về hết dấu cô liêu Và em có hay khi mùa thu tới bao trái tim vương màu xanh mới em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây ....
5. Giọt mưa thu với ca sĩ Ngọc Hạ
Tác giả:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu Ai khóc ai than hờ! Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành như nhủ trời xanh Gió ngừng đi mưa buồn chi cho cõi lòng lâm ly Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về Ai nức nở thương đời chân buông mau dương thế bao la sầu
6. Thu vàng với ca sĩ Thanh Lan
Tác giả:
Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương Một mình đi lang thang trên đường Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng Lòng xa xôi và sầu mênh mông. Có nghe lá vàng não nề rơi không ..... 7. Buồn Tàn Thu (Chinh Phụ Khúc)Tác giả:Ai lướt đi ngoài sương gióKhông dừng chân đến em bẽ bàng Ôi vừa thoáng nghe em Mơ ngày bước chân chàng Từ từ xa đường vắng Đêm mùa thu chết Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng Em ngồi đan áo Lòng buồn vương vấn Em thương nhớ chàng Người ơi còn biết em nhớ mang Tình xưa còn đó xa xôi lòng Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên Chim với gió.......
Biên khảo Nguyễn thị Hồng 16/9/2015
|