VÌ SAO EVN CƯƠNG QUYẾT LOẠI BỎ 83.000 NGUỒN CUNG CẤP "ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ "VÀO CUỐI NĂM 2020 ?
Để đánh giá cường quốc có nền kinh tế mạnh về kỹ nghệ trên thế giới, người ta thường căn cứ vào tổng số lượng điện cung cấp từ hệ thống điện quốc gia của nước đó. Dưới đây là danh sách xếp hạng các cường quốc theo mức tiêu thụ điện năng hàng năm. Nguồn: từ quyển The World Factbook của CIA vào tháng 3 năm 2006.
1. Hoa Kỳ 4.104.900.000,000 KW/h/năm
2.Trung Quốc 2.824.800.000,000 KW/năm
3. Khối EU 2.711.000.000,000 KW/năm
4. Nhật Bản1.033.258.000,000 KW/năm
5. Nga 811.500.000.000 KW/năm
6. Canada 520.900.000.000 KW/năm
7. Ấn Độ 519.000.000.000 KW/năm
8. Đức 510.400.000.000 KW/năm
9. Pháp 478.000.000.000 KW/năm
10. Brasil 371.400.000.000
Để giải quyết vấn đề năng lượng cho mổi quốc gia gia là chuyện không dể dàng trước nhu cầu ngày gia tăng cho công nghiệp sản xuất. Các nguồn năng lượng đang được xử dụng thông thường xuất phát từ: than đá; khi đốt, dầu mỏ; Thủy điện, đập nước; hạt nhân; mặt trời; sức mạnh của gió; sức mạnh của sóng biển; địa nhiệt (lấy nguồn nhiệt nóng từ lòng trái đất)...Quan trọng của việt khai thác nguồn điện phải song hành thân thiện với môi trường, Xu hướng thời đại là các nguồn điện xử dụng than và hạt nhân là trọng tâm của các nước văn minh trên thế giới đã dần loại bỏ ra khỏi mạng lưới điện quốc gia, các nguồn thay thế sẽ lấy từ gió và ánh sáng mặt trời.
Ở VN, hai nguồn cung cấp năng lượng cho mạng lưới quốc gia có sự góp mặt của nguồn điện mặt trời từ nhiều năm qua. Ưu điểm của "điện măt trời mái nhà "(ĐMTMN) là nguồn cung cấp điện thân thiện với môi trường, hoàn toàn không tác hại đến môi trường, linh hoạt về thiết kế các vùng thu năng lượng và công suất điện. Loại điện mặt trời này có thể lắp đặt trên mái nhà, trang trại hay trên mặt nước. Không yêu cầu nền móng chắc chắn, bảo trì sửa chửa dễ dàng, nhanh chóng khi xảy ra trục trặc trong lúc hoạt động.
Trong khi đó, Hiện ở Việt Nam vẩn còn khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than hoạt động, chủ đầu tư là EVN, hầu hết đều sử dụng công nghệ ngưng hơi truyền thống. Do vậy hiệu suất vận hành thấp, khí thải từ các nhà máy nhiệt điện này có chứa nhiều chất ô nhiễm, đặc biệt là khí SO2, CO, Nox, NO và bụi... sẽ được thải ra ngoài. Chưa kể các chất thải rắn như tro xỉ, cặn dầu, chất thải nước, ô nhiễm nhiệt...Đây là những loại năng lượng cần phải giãm trong tương lai, nhưng EVN vẩn tiếp tục chơi với ô nhiểm thay vì loại bỏ.
Một điều nghịch lý vừa xảy ra, đó là EVN ra quyết định loại nguồn điện thân thiện với môi trường, đó là nguồn ĐMTMN - là loại điện lấy từ ánh sáng mặt trời, dùng những tấm thu ánh sáng mặt trời, để biến thành điện thông dụng thường được lắp ráp trên các mái nhà của tư gia hay doanh nghiệp.
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN
Được biết trong thời gian qua, các nhà máy nhiệt điện than đã gây quá nhiều hệ lụy cho môi trường, điển hình cho sự thiệt môi trường đó là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân được chạy bằng than đá, với tổng công suất lên đến 5.600 MW và một cảng biển, được xây dựng bên quốc lộ 1 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Phát điện 3 là chủ đầu tư của 3/4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, bao gồm Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng. Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy này bị gió biển đẩy vào khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, khánh thành vào tháng 9/2019, có vị trí rất gần khu dân cư. Các chất ô nhiễm đặc trưng trong khí thải phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện đốt than, bao gồm SO2, NOx và các hạt bụi. Do đó, nhà máy sẽ là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nếu không có các biện pháp, hệ thống tiết giãm khí thải tương ứng. Xem nguồn:https://zingnews.vn/cuoc-song-cua-nguoi-dan-quanh-nhiet-dien-vinh-tan-post1001186.html
TÁC HẠI CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN THAN VỚI NHIỀU HỆ LỤY
Nên nhớ rằng Chính phủ đã khẳng định không đánh đổi môi trường để lấy phát triển kinh tế! Nhiệt điện than rẻ về mặt kinh tế, thế nhưng, nếu được tính đầy đủ về sự thiệt hại môi trường, thì chắc chắn nhiệt điện than không rẻ hơn các nguồn khác và tại nơi đây cũng cần đặt ra một câu hỏi: nếu lợi và rẻ thì tại sao Trung Quốc quyết định ngưng nhiệt điện than? Rồi bán các công nghệ đó cho VN để khai thác. Xem ra đám đầu lính Bộ CT và lãnh đạo EVN rất hân hoan hốt đống rác phế thải của đàn anh chung vách TQ về để người dân VN được hưởng phúc thưởng thức bụi than hàng ngày, nơi xây dựng nhà máy điện than.
Thời gian qua việc TQ đã ngưng nhiều nhà máy điện than, cho thấy sự tác hại của nhiệt điện than đến môi trường là rất lớn, gây bụi khói và phát thải khí nhà kính, gây ra bệnh tật cho con người..
KHI THIẾU ĐIỆN THÌ KÊU GÀO ĐẦU TƯ
Ngày 11/4/2017, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để sử dụng và có thể bán lại phần điện dư cho ngành điện, ban hành theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và ngày 08/01/2019 ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg.
- Ngày 06/01/2020, Bộ Công Thương đã có văn bản số 89/BCT-ĐL về việc thực hiện các thỏa thuận với điện mặt trời áp mái. Trong đó, Bộ Công Thương chỉ đạo: EVN tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái. EVN chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống ĐMTMN đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu.
- Ngày 6/4/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019.
EVN khi đói điện với cơn đói điện, thì kêu gọi đầu tư vào ĐMTMN, đến khi Covid 19 làm tê liệt các khu vực sản xuất trên 3 miền đất nước, điện dư dùng, thay vì ngưng một số các nhà máy điện than để giử lấy điện nguồn ĐMTMN, mà từ lâu 86.000 nguồn năng lượng điện này được các cơ sở tư nhân bán cho EVN, thi ông EVN lại cắt bỏ hợp đồng mua nguồn điện này với 83.000 đơn vị sản xuất nguồn ĐMTMN kể từ 31.12..2020. Nguồn: https://tuoitre.vn/cup-dien-giua-dem-goi-tong-dai-khong-duoc-20200516091308817.htm
Từ bỏ hợp đồng này, tức là bỏ đi 4.770 MWp cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia, một nguồn cung ứng không nhỏ. Trong cơn khó vì dư điện, Đảng thà giết chết nguồn điện sạch để giử nguồn điện than đầy tai họa cho môi trường và sức khỏe của người dân.
Cho dù điện than giá rẻ hơn so với điện mặt trời, nhưng thực tế sự chênh lệch về giá điện của điện than và điện mặt trời không quá nhiều, nếu đem so với sự phá hoại của đám quan tham trong Bộ Công Thương và EVN thi không thấm vào đau.
Cũng cần nhắc qua, tại thời điểm cuối năm 2019, Công ty mẹ EVN còn khoản nợ phải trả lên tới 310.155 tỷ tăng hơn 2.000 tỷ so với hồi đầu năm 2019, tuy làm ăn lỗ lả nhưng nhà cung cấp độc quyền do đảng lãnh đạo này vẩn ung dung tăng lương cho nhân viên. Đám quan lợn trong EVN thường không đầu tư trong ngành nghề của mình mà lại đi đầu tư xây dựng xây biệt thự, sân Tenis, sân golf ....EVN còn đầu tư cả nghìn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính cổ phần điện lực, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình..Nguồn:https://tuoitre.vn/evn-lo-lon-vi-dau-tu-ngoai-nganh-572993.htm
GIÁ MUA ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ
- Khách hàng có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 giá mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà áp dụng trong năm 2020 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.164 VNĐ/kWh (bằng chữ: Hai nghìn một trăm sáu mươi tư đồng/kWh), tương đương 9,35 UScents/kWh.
- Khách hàng lắp đặt kể từ sau ngày 30/6/2019 giá mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà áp dụng theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
Hưởng ứng chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời của Chính phủ, nhiều người đã bỏ tiền đầu tư. Nhưng nếu thời điểm này lắp xong, điện mặt trời trên mái nhà sẽ phải chờ đợi bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không ký hợp đồng mua bán điện (PPA), chưa lắp công tơ đo đếm hai chiều, khiến các nhà đầu tư quá bất ngờ...Lý do xuất phát từ văn bản yêu cầu tạm ngưng thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán điện của Bộ Công thương vào ngày 16-12-2019 khiến EVN phải ra một văn bản "nối đuôi" đến các đơn vị thành viên yêu cầu tạm ngừng ký kết các thỏa thuận kỹ thuật.
Một DN chuyên lắp điện mặt trời ở TP.HCM cho hay nhiều DN lẫn người dân "ngã ngửa" khi đã lắp rồi mới hay không thể hòa lưới, các hợp đồng mua bán điện với EVN tạm thời "đóng băng" khiến DN cũng không biết phải đối phó với quyết định quá đột ngột của nhà nước cộng sản ban hành. Làm ăn với nhà nước cộng sản chỉ từ chết tới bị thương.
Theo thống kê, trước năm 2019 chỉ có 2 nhà máy điện mặt trời nối lưới là Phong Điền và Krongpa hoạt động. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có thêm một số nhà máy điện mặt trời khác với tổng công suất 5.482 MW, chiếm 9,5% tổng công suất nguồn đặt của hệ thống. Nguồn: https://baodautu.vn/hang-chuc-nha-may-dien-gio-dien-mat-troi-phat-dien-sai-cong-suat-cong-bo-d125881.html
Đến nay, chưa có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thưong. Nguồn: https://baomoi.com/31-12-2020-dung-mua-dien-mat-troi-mai-nha-nghin-ho-dan-dut-tien/c/37458255.epi
Theo đó, EVN thông tin, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) có văn bản cho biết cơ quan này đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình điện mặt trời mái nhà, dự kiến trong quý I/2021 sẽ báo cáo Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn tiếp theo. Đây chính là những xảo ngôn của BCT và EVN, để tạm trấn an các chủ đầu tư vì chúng không dám công bố sự thất bại về kinh tế trong năm 2020.
Trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền (?!), các tổng công ty điện lực, công ty điện lực thuộc EVN sẽ thực hiện chốt danh sách các hệ thống điện mặt trời mái nhà (đã hoàn thành lắp đặt toàn phần hoặc một phần hệ thống) vào vận hành thương mại đến thời điểm 24h00 ngày 31/12/2020.
Các công ty điện lực sẽ dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020 cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các công trình điện mặt trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020, các đơn vị điện lực sẽ không ghi nhận điện năng phát lên lưới và không mua điện khi chưa có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ.
Theo số liệu cập nhật, đến ngày 25/12/2020, đã có 83.000 công trình điện mặt trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp. Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện mặt trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,13 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Công suất của hệ thống điện mặt trời mái nhà lớn hơn 7,4 lần so với công suất nhà máy điện than Uông Bí (630 MW).
Nguyên nhân đóng 83.000 ngàn đơn vị là vì kinh tế VN đang bị lao dốc vì các Doanh Ngiệp thi nhau đóng cửa. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có tổng cộng 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.
Việc làm này, chỉ có đảng thiếu đạo đức mới có cách đối xử với khách hàng của mình như vậy. Đám đầu lĩnh Bộ Công Thương và Tập đoàn EVN cố tình giết chết các đơn vị cung cấp điện tư nhân, để giử lại các nhà máy phát điện than ô nhiểm môi trường, vì đó là những đứa con ruột của EVN.
TỔNG QUÁT VỀ CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN:
87 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động trên 3 miền đất nước. Tổng nhà máy nhiệt điện than của EVN hiện nay có công suất 13.483MW. Các nhà máy nhiệt điện than của EVN sử dụng than trong nước và của TQ (trừ nhà máy điện Duyên Hải 3 đang dử dụng than nhập khẩu từ Indonesia).
Theo Quy hoạch điện VII, năm 2020 nhiệt điện than đạt 20.200MW. 2025 là 47.600MW. 2030 là 55.300MW. Tương ứng là 29,3%; 55%; 53,2%.
Theo tầm nhìn của của các đỉnh cao EVN và Bộ Công rthuowng thì: Quy hoạch điện VII đặt ra các mục tiêu cụ thể cho phát triển hệ thống điện Việt Nam đến năm 2020 đạt trên 63.000MW; 2025 đạt trên 87.000MW; 2030 đạt 120.000MW. Nguồn: http://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/giai-ma-su-ton-tai-cua-cac-nha-may-nhiet-%C4%91ien-than-108230-16.html
Cho đến nay, tổng kết năm 2019, tổng công suất điện cả nước đạt 54.880 MW, trong đó nhiệt điện than 20.200 MW chiếm 36,1%. Sản lượng do nhiệt điện than phát ra chiếm 150 tỷ kWh trong tổng số 231 tỷ kWh điện cả năm của Việt Nam.
Việt Nam xây dựng và phát triển các nhà máy nhiệt điện than hầu hết đều sử dụng công nghệ cũ, công suất máy thấp, chỉ dùng lò hơi với thông số hơi dưới tới hạn và cận tới hạn, do đó, các chỉ số về ô nhiễm môi trường như: tro xỉ, CO2, NO2, SOx còn rất cao khi số lượng này được thảy ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường chung quanh rất nặng nề.
Tuy vậy các đỉnh cao trí tuệ vẩn tiếp tục cho khai thác thêm 20 nhà máy nhiệt điện than một cách bửa bải nhiều nơi trên 3 miền đất nước, từ năm 2023 đến 2028 để đưa vào hoạt động và tiêu thụ than giùm cho đàn anh TQ.
Cái ngu khủng khiếp nhất của các đỉnh cao Ba Đình, là bán than cho đàn anh với giá rẽ, khi thiếu nhập của đàn anh TQ về để xài với giá cao gâp 3 lần lúc bán cho TQ.. Nguồn: http://cokhivieta.com/details-3882-Ban-quang-re-cho-Trung-Quoc-mua-lai-gia-gap-3.html
SỰ Ô NHIỂM CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN
Theo Quy chuẩn QCVN 22: 2009/BTN-MT, các thành phần ô nhiễm trong khí thải các nhà máy nhiệt điện than gồm:
- Bụi phát sinh từ tro trong than;
- NOx phát sinh từ Nitrogen trong không khí và trong nhiên liệu khi cháy ở nhiệt độ cao;
- SO2 phát sinh từ hàm lượng lưu huỳnh trong than;
Các thành phần ô nhiễm này đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây tổn hại đến môi trường sinh thái trong khu vực.
Tham luận thời sự chính trị từ Hâu Duệ VNCH Võ Thị Linh 30.12.2020