Powered By Blogger

THỐNG KÊ SƠ LƯỢC VỀ STHIỆT HẠI CỦA NGA VÀ UKRAINE SAU 1 NĂM XUNG ĐỘT

Nhìn về cuộc chiến xâm lược của Nga cách đây một năm để ghi lại những mất mát và tỗn thất của hai phía. Sự mất mát nhiều nhất mà phiá Ukraine phải hứng chịu đó là về phiá thường dân vô tội, trước sự bạo ngược của quân Putin. Nhà cửa bị tàn phá bởi bom đạn, làm mất đi cuộc sống yên bình cuả người dân Ukraine. Chính vì sự tàn bạo của Putin, đã làm xúc động các nước yêu chuộng hoà bình trong thế giới tự do , nên họ đã đoàn kết bên cạnh Ukraine, để giúp đở và xoa dịu phần nào những thiệt hại do chiến tranh gây ra cho dân tộc và đất nước nhỏ bé Ukraine. Cuộc chiến tại Ukraine đã làm xáo trộn cuộc sống hầu hêt của các nước láng giềng chung quanh.

Dựa trên dữ liệu từ các quốc gia, Cao ủy Liên Hợp Quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) ước tính châu Âu và Mỹ đã tiếp nhận khoảng 8 triệu người tị nạn từ Ukraine. Theo tờ USA Today, đây là cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.


Theo thống kê của Liên hợp quốc, từ khi bắt đầu chiến tranh đến ngày 15 tháng 2 năm 2023, đã có7.519 thường dân trưởng thành và 487 trẻ em đã thiệt mạng ở Ukraine và 12.333 người lớn và 954 trẻ em bị thương, một số khác đã bị thương nặng. Con số thiệt mạng về nhân mạng tại Ukaine tuy chưa được công bố cụ thể sau một năm, nhưng con số nảy ước tính cao hơn con số ban đầu gắp 5 lần,

Tờ Kyiv Independent cũng đưa ra con số thiệt hại về nhân sự gần như tương tự. Ngoài ra, gần 70.000 tội ác chiến tranh của Nga đang bị điều tra và khoảng 8 triệu người Ukraine đã là nạn nhân. Phần lớn những thông tin tổng kết của hai phiá không mang tính chính xác về số lượng binh sĩ thiệt mạng. Tuy nhiên, theo nhiều ước tính khác nhau, con số có thể chấp nhận được là vào khoảng 150.000 đến 180.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và hơn 100.000 từ phía Ukraine.

Việc xâm lược của Nga vào Ukraine đều bị các quốc gia trên thế giới lên án, LHQ đã ra nghị quyết vào ngày 23.2.2023, buộc Nga: ngừng bắn, rút quân ra khỏi Ukraine, điều tra về tội ác chiến tranh đã gây ra ở Ukraine. Nghị quyết này có 141 phiếu thuận (có Cam Bốt, Myanmar), 7 nước chống (có Nga, Belarus, Bắc Hàn...) và 32 phiếu trắng (có Việt Nam, TQ, Lào, Cuba).


Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, làm người Việt tị nạn hải ngoại nhớ lại bản chất hiếu chiến và khát máu của cộng sản bắc Việt khi xé toan hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973 xua quân vào tấn công khắp các tỉnh thành ở miền nam vào tết nguyên đán Mậu Thâm 1968 và tiến chiếm miền nam VN vào 30 tháng tư năm 1975. Đám người khát máu này đã dùng mỹ từ " Giải phóng miền nam" để che đậy tham vọng thôn tính miền nam VN, gây không biết bao nhiêu là tội ác với dân miền nam VN.

Họ đã làm thiệt hại tài sản và nhân mạng người dân miền nam, trong trận tấn công vào dịp Tết 1968, gần 5.000 người (con số chính xác là 4.954) và gần 16.000 người bị thương. Phía quân đội Mỹ có 3.895 người thiệt mạng và khoảng 19.000 người bị thương. Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa hình như chỉ coi trận Tết Mậu Thân là vào dịp Tết nên không có những con số cho đợt 2 và đợt 3, chỉ có thống kê thiệt hại cho cả năm 1968 theo đó quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã có 28.800 người thiệt mạng, quân đội Mỹ và đồng minh 16.000 người.

Rồi đến năm 1975 sau khi chiếm được miền nam VN, cộng sản đã áp dụng chính sách bóc lột và trả thù tàn ác lên nhân dân miền Nam là nguyên nhân chính đưa đến việc làm hai triệu dân phải bỏ hết tài sản và sự nghiệp để chạy ra nước ngoài cũng trong 20 năm liên tiếp với khoảng 300,000 người thiệt mạng trên đường mạo hiểm tìm kiếm tự do.

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người miền nam b nước ra đi lên tới 2,164,000 người. 


Nhìn lại cuộc chiến tại Ukraine, sự đau khổ và mất mát đã làm thế giới rúng động và dang tay ra giúp đở tận tình đất nước này. Chúng tôi sẽ không so sánh sâu về bản chất của cuộc chiến ở Ukraine và VN cách đây hơn nửa thế kỷ.

CHI PHÍ TIÊU HAO CHO CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE

Tuy các con số về chi phí của cuộc chiến mới chỉ là sơ lược, đã được thực hiện ghi nhận từ phiá Ukraine. Tại Kiev, bất kỳ thiệt hại nào xảy ra đối với các tòa nhà hoặc cơ sở hạ tầng của đất nước đều được ghi chép lại một cách cẩn thận. Vì đó là việc sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm sau khi chiến tranh kết thúc và phải bồi thường chiến tranh cho phiá Ukraine.


Các ước tính về chi phí của cuộc chiến rất khác nhau, từ nửa tỷ euro đến một tỷ euro mỗi ngày cho các vũ khí, đạn dược và các chiến cụ khác tuỳ theo mức độ tấn công nhiều hay ít.

Tính từ tháng 2 cho tới 7 năm 2022 - sau sáu tháng đầu tiên của cuộc chiến - Thủ tướng Ukraine Denys Schmyhal đã ước tính số tiền cần để tái thiết đất nước vào khoảng 720 tỷ euro. Con số này tăng nhiều sau 1 năm xung đột.

Ukraine đã dự kiến sự ​​thâm hụt ngân sách khoảng 36 tỷ euro cho năm 2023 vì cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

H
ẬU QUẢ THIỆT HẠI KINH TTỪ PHÍA NGA:
Ngoài việc có nhiều binh sĩ thiệt mạng, cuộc chiến còn gây ra những hậu quả thiệt hại về kinh tế đáng kể cho Nga. Cuộc chiến xâm lược do Nga khởi xướng đưa đến sụp đổ nền kinh tế đất nước này, như phương Tây đã ước đoán do các lệnh trừng phạt được ban ra.
Trong năm đầu tiên của cuộc chiến, trong năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính thức do phiá Nga đã giãm 2,2%, con số này từ thông tin của Nga, nhưng giới kinh tế gia không tin, vì Nga đã phải chi phí cho cuộc chiến ở Ukraine quá nhiều. Thế nên, nếu như chiến tranh kết thúc ngay trong lúc này, giới kinh tế gia tin rằng, nền kinh tế Nga phải chờ đến năm 2030, mới có thể phục hồi và trở lại mức trước năm 2022.
Tỷ lệ lạm phát ở Nga trung bình là 11,9% vào năm 2022, đây là vấn đề đáng lo ngại do mức tiết kiệm thấp của người dân. Hàng trăm nghìn người Nga cũng đã rời khỏi đất nước để tránh bị bắt đi lính. trốn khỏi quê hương của họ.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) đã nhiều lần điều chỉnh các dự báo trong năm 2022 đối với nền kinh tế Nga, nói rằng nó sẽ thu hẹp lại ít hơn so với dự đoán. Tháng 10, IMF dự đoán ​​nền kinh tế Nga sẽ giảm 3.4% trong năm nay, mức giảm nhỏ hơn nhiều so với mức 6% dự báo vào tháng 7 và mức 8.5% dự báo vào tháng 4.

Chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine đã đưa thế giới vào một thách thức giửa độc tài và dân chủ tự do. T Le Figaro đã nói về « Cuộc đối đầu vĩ đại »: cuộc xâm lăng Ukraina đã bất ngờ đánh thức sự đối kháng giữa thế giới dân chủ và các chế độ độc tài. Trong lúc mọi chú ý đang hướng về căng thẳng Mỹ-Trung xung quanh Đài Loan, ngay vào thời điểm đó, chính tại châu Âu chiến tranh đã nổ ra.

Nguy cơ vỡ nợ của Nga chừng như khó thể tránh khỏi. Les Echos nhận thấy cả ba cơ quan đánh giá tín nhiệm đều xếp Nga vào loại « C », giai đoạn cuối cùng trước khi bị rơi vào « D » (tức défaut, mất khả năng chi trả). Hiếm khi một quốc gia ít nợ nần (chiếm 20% GDP) lại rơi vào tình cảnh này. Giờ của sự thật đang đến gần : ngày 16/03 Nga phải trả 117 triệu đô la trái phiếu đến hạn, nhưng các nhà đầu tư hầu như không còn hy vọng. Dự kiến GDP của Nga sẽ sụt ít nhất 12%.

Hiện Nga phải nhập 20% nông sản và ngành chăn nuôi không thể cung cấp đủ thịt cho 145 triệu dân. Người Nga cũng phải làm quen với một cuộc sống thiếu vắng những cột trụ của quyền lực mềm phương Tây : trong số 340 tập đoàn đa quốc gia hiện diện ở Nga, chỉ còn khoảng hơn một chục thương hiệu trong ngành thực phẩm là chưa ngưng hoạt động.


Theo quan sát của các chuyên gia và nhà báo trên thực địa, Putin đang thất bại, phải trả giá cho những sai sót của chính mình như : tổ chức kém, khinh địch. Một số đơn vị của Nga đã có hiện tượng đào ngũ. 

Tới nay, chưa có một tín hiệu nào cho thấy cuộc chiến sớm chấm dứt. Cuối cùng cuộc chiến ở Ukraine đã đào sâu khác biệt giữa các bên, thúc đẩy căng thẳng địa chính trị và chạy đua vũ trang giữa lúc kinh tế toàn cầu còn ảm đạm. Thế giới sẽ trở lại tình trạng phân cực và khối NATO sẽ chào mừng sự gia nhập của ít nhất 3 quốc gỉa ,đó là Phần Lan, Thuỵ Điển và Ukraine.

Các nguồn tham khảo:

Người lính già Trịnh Khánh Tuấn 28.2.2023

  NHỮNG LOẠI VŨ KHÍ CỦA MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY ĐÃ CUNG CẤP CHO CHIẾN TRƯỜNG UKRAINE

Theo báo cáo của Đại tá quân đội Mỹ Todd Ellison cung cấp tại diễn đàn Railway Direction Days 2022 cho biết, năm 2022, Ukraine đã nhận khoảng 500 chuyến tàu chở vũ khí và đạn dược do phương Tây gửi tới. Hoạt động vận chuyển những hàng hóa này đều được bảo đảm bởi quân đội Mỹ.

Eurasian Times mới đây đã liệt kê lại một số trang bị quân sự tiêu biểu có thể thay đổi cục diện xung đột ở Ukraine.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG VÀ PHÁO BINH

Mỹ cũng  đã gửi cho Ukraine hệ thống hoả tiễn điạ không (NASAMS), trong khi Đức gửi hệ thống phòng không IRIS-T tối tân nhất.


Ngoài ra, Mỹ và Đức còn tiết lộ thêm, đang chuyển giao cho Ukraine một khẩu đội pháo cho hệ thống phòng thủ hoả tiễn PAC-3 Patriot, trị giá khoảng 1,1 tỷ USD. Đây là hệ thống giá trị cao nhất mà phương Tây cam kết viện trợ cho Kiev.

Mặt khác, một trong số những vũ khí hiệu quả nhất phương Tây cung cấp cho Ukraine là pháo M777 Howitzer 155mm của Mỹ. Trong đó, Mỹ cung cấp cho Ukraine hơn 140 khẩu pháo M777.

HOẢ TIỄN CHỐNG TĂNG:

Các vũ khí đầu tiên của Mỹ được sử dụng rộng rãi trên chiến trường ở Ukraine là hoả tiễn chống tăng loaị Stinger.

Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, Ukraine đã nhận được khoảng 17.000 vũ khí chống tăng từ các nước phương Tây khác nhau, trong đó có hàng trăm bệ phóng Javelin. Cho đến nay, Mỹ đã gửi hơn 5.000 bệ phóng Javelin cho Ukraine.

BỆ PHÓNG HOẢ TIỄN

Ukraine vẫn tiếp tục không ngừng kêu gọi phương Tây hỗ trợ thêm vũ khí tối tăng và có tầm bắn xa hơn trong đó có hoả tiễn tầm xa ATACMS.

Theo các chuyên gia, vũ khí của phương Tây làm thay đổi tình hình chiến sự nhiều nhất là các hệ thống pháo phản lực phóng loạt, bao gồm HIMARS của Mỹ, M270 MLRS của Anh và MARS II của Đức, phiên bản nâng cấp của M270 MLRS. 

Ðến nay, Ukraine đã nhận ít nhất 20 hệ thống HIMARS từ Mỹ và phương Tây cũng gửi một lượng lớn đạn dược được sử dụng cho các hệ thống này.

Xe tăng và xe bọc thép. Ngay từ những ngày đầu chiến sự, NATO chủ yếu cung cấp xe tăng T-72 từ thời Liên Xô cho Ukraine. Sau đó, Mỹ cung cấp cho Ukraine xe chiến đấu bộ binh Bradley và Đức cung cấp cho Kiev xe chiến đấu bộ binh Marder. Trong khi đó, Pháp chuyển cho Ukraine xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC.



VỆ TINH LIÊN LẠC CÙA ELON MUSK

Tỷ phú Elon Musk đã cung cấp Internet từ vệ tinh Starlink của ông tới Ukraine chỉ vài ngày sau khi chiến sự nổ ra. Tính đến tháng 10/2022, đã có hơn 2.200 hệ thống vệ tinh Starlink có quỹ đạo thấp cung cấp Internet cho Ukraine.

Hệ thống liên lạc Starlink được chế tạo bởi SpaceX, công ty của tỷ phú Elon Musk. Ông Musk kể từ tháng 3/2022 đã khởi động h thống vệ tinh Starlink để cung cấp Internet cho Ukraine và gửi khoảng 20.000 thiết bị tới Ukraine, hỗ trợ quân đội nước này duy trì liên lạc trên chiến trường, khi mạng điện thoại di động và Internet của Ukraine bị Nga phá hủy trong lúc xâm lược Ukraine.

XE TĂNG HẠNG NẶNG LEOPARD 2 

4 chiếc đầu tien đã được Ukraine tiép nhận trong ngày 27.2.2023, số xe tăng hạng nặng mà Ukraine sẽ nhận được từ Đức và các đồng minh có thể lên đến 200 chiếc.


UKRAINE SẼ NHẬN ĐƯỢC HOẢ TIỄN TẦM XA CỦA ANH

Storm Shadow là một hoả tiễn hành trình phóng từ trên không, tầm xa, có thể quan sát được của Anh-Pháp được chế tạo từ năm 1994 bởi Matra và British Aerospace, và hiện do MBDA sản xuất.

Storm Shadow là tên gọi tiếng Anh của vũ khí. Trong quăn đội của Pháp, nó được gọi là SCALP-EG (viết tắt của "Système de Croisière Autonome à Longue Portée – Emploi Général"; tiếng Anh: "General Purpose Long-Range Cruise Missile"). Hoả tiễn này dựa trên hoả tiễn hành trình chống đường băng Apache do Pháp chế tạo. Hai loại này khác nhau ở chỗ Storm Shadow mang đầu đạn thay vì đạn con.

BA LOẠI VŨ KHÍ CÓ HIU QUẢ CAO TRÊN CÁC MẶT TRẬN Ở UKRAINE

1. HOẢ TIỂN CHỐNG TĂNG JUVELIN

Ukraine đã nhận được khoảng 17.000 vũ khí chống tăng từ các nước phương Tây khác nhau, trong đó có hàng trăm bệ phóng Javelin. Cho đến nay, Mỹ đã gửi hơn 5.000 bệ phóng Javelin cho Ukraine.

2. HOẢ TIỄN PHÒNG KHÔNG HIMARS

Vũ khí của phương Tây và Mỹ đã làm thay đổi tình hình chiến sự nhiều nhất là các hệ thống pháo phản lực phóng loạt, bao gồm HIMARS của Mỹ, M270 MLRS của Anh và MARS II của Đức. Ðến nay, Ukraine đã nhận ít nhất 20 hệ thống HIMARS từ Mỹ và phương Tây cũng gửi một lượng lớn đạn dược được sử dụng cho các hệ thống này.

3. MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI CỦA TÜRKEI

Vào những ngày đầu của cuộc chiến Nga-Ukraine năm 2022, máy bay không người lái (UAV) vũ trang Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế vì mang lại hiệu quà cao cho quân đội Ukraine.  Các UAV này làm mưa làm gió trên chiến trường Ukraine, bắn phá hàng loạt các mục tiêu: là xe tăng, xe thiết giáp của quân đội Nga, gây tổn thất nặng nề cho quân đội xâm lược Putin. 

Trong muà xuân 2023 quân dân Ukraine còn nhận thêm nhiều vũ khí tấn công tầm xa để thay đổi tình hình chiến sự tại đây, bắt Nga phải ngồi vào bàn hội nghị để nói chuyện hoà bình và rút quân khỏi Ukraine, đồng thời phải trả lại các vùng chiếm đóng bất hợp pháp từ nàm 2014. Đó là quyết tâm của dân tộc Ukraine cũng như quyết tâm của Mỹ và các nước tây phương. Trận chiến ở Ukraine sẽ kết thúc vì Nga không thể kéo dài tình trạng chiến sự bị sa lầy tại Ukraine .

Hình ảnh trong bài viết lượm lặt từ các báo chí ngoại quốc.

Góc nhìn của người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn, 27.2.202

 MT THẦN CỦA NGA BỊ PHÁ HY HƯ HẠI NẶNG 


Ông Aliaksandr Azarov, người lãnh đạo tổ chức đối lập Belarus BYPOL, nói với kênh Belsat tại Ba Lan rằng các máy bay không người lái (UAV) của họ đã tấn công một  "máy bay có trang bị Radar cảnh báo sớm , 
“Mắt thần trên không A-50 AWACS bị phá hủy " trên đường băng  căn cứ không quân Machulishchy gần thủ đô Minsk  hôm 26/2/2023 vừa qua. Những người thực hiện cuộc tấn công vào chiếc máy bay này là công dân Belarus. Họ đã an toàn, và rời khỏi Belarus”, ông Azarov nói. 330 triệu USD - A-50 AWACS còn được coi như là một sở chỉ huy trên không. Nga có 9 chiếc loại này. Một phi đội của A-50 gồm 15 người thu thập dữ liệu từ radar giám sát Liana lớn với ăng ten trên thân có đường kính 29 ft 9 in (9.00 m).

A-50 có thể kiểm soát tới 10 máy bay chiến đấu. A-50 có thể bay 4 giờ với tầm hoạt động 1.000 km từ cân cứ với trọng lượng cất cánh tối đa 190 tấn. Chiếc máy bay trên lý thuyết có thể được tái nạp nhiên liệu từ máy bay Il-78, dù những cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy việc tiếp dầu trên không hầu như không thể diễn ra bởi ăng ten trên thân sẽ gặp phải nhiễu loạn không khí từ chiếc máy bay tiếp dầu, gây ra tình trạng lắc.

Radar "Vega-M" được thiết kế bởi MNIIP, Moscow, do NPO Vega-M chế tạo. "Vega-M" có khả năng theo dõi tới 50 mục tiêu,  trong khoảng cách 230 km. Những mục tiêu lớn có thể bị theo dõi trong phạm vi 400 km.

Được biết BYPOL,  là tổ chức tập hợp các cựu nhân viên hành pháp ủng hộ những chính trị gia đối lập, bị Belarus xem là tổ chức khủng bố.

Tổng hợp từ Người lính chưa giải ngũ Vũ Thái An 27.2.2023

 "TƯ TƯNG ĐẠO ĐỨC HCM" LÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẢNG VIÊN THÀNH TƯỚNG CƯỚP VÀ QUAN THAM CHO CHĐ.

Nhìn từ danh sách các quan tham trong hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước chxhcnVN hiện nay, để thấy tình trạng tham nhũng đã hết thuốc chửa. Trước áp lực của các nước đối tác với VN, và thực trạng của dòng sông ngăn sách đã cạn kiệt, thúc đẩy Trọng Lú và Bộ Chính Trị đã ra sức càn quét quan tham trong các ban ngành trên toàn quốc. Quan tham trong chế độ hiện nay, hoạt động rất đồng bộ, các vụ án quan trọng có tầm vóc gần đây nhất, như: " kít xét nghiệm Covid.19" của công ty Việt Á, đã cho thắy các quan tham lúc nhúc khắp trên 3 miền đất nước....rồi đến vụ án AIC nơi Bệnh Viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn còn là một nhân vật quan trọng và là người môi giới trong hàng loạt các thoả thuận mua bán vũ khí và thiết bị phục vụ cho công an và Bộ quốc phòng VN từ hơn 10 năm qua. Đó chính là thực trạng nhem nhúa của đảng csVN từ trên thượng tầng. Theo Haaretz, các thoả thuận xuất khẩu vũ khí của Israel sang Việt Nam đã đạt hơn một tỷ đô la. Một trong các hợp đồng lớn nhất giữa hai nước là của công ty IAI của Israel bán cho tình báo quân đội Việt Nam thiết bị vệ tinh tình báo Ofek (hay còn gọi là Horizon). Thoả thuận này với Bộ Quốc phòng Việt Nam trị giá khoảng 550 triệu đô la.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn dùng tiền rải từ trung ương, xuống Bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh cho đến các Giám đốc sở liên quan. Tiền để rải với bình diện rộng trong các ban ngành là chi phí bắt buộc để lợi ích nhóm vận hành. Đó là cách làm mang tính đặc trưng của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bà này đã từng bị Intelligentonline đưa tin hồi năm 2020 có liên quan đến việc buôn bán vũ khí giữa Việt Nam và Israel có dính đến sự tham nhũng trong bộ máy cầm quyền hiện nay. Theo nhà báo Yossi Melman, người viết bài phóng sự của Haaretz, Israel là nước đã cung cấp các vũ khí cho Việt Nam bao gồm máy bay không người lái, hệ thống phòng không, nâng cấp xe tăng và tên lửa. Một công ty của Israel còn lập một nhà máy ở Việt Nam để lắp ráp súng trường Tavor trị giá 100 triệu đô la.


Tác giả Yossi Melman trích một nguồn tin ở Việt Nam cho rằng nguyên nhân thực sự đứng đằng sau vụ bắt giữ bà Nhàn là do các thoả thuận mua bán vũ khí. Lý do gốc của vụ bắt giữ là cuộc cạnh tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nguồn:https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/israel-vn-arms-deals-at-risk-after-arrest-warrant-against-key-middlewoman-05022022081340.html

Trong những năm gần đây đã có ít nhất 45 tướng cao cấp trong quân đội, công an, cảnh sát biển, hải quân...và hơn 154 ông chức cao cấp trong bộ máy nhà nước từ cấp Chủ tịch nhà nước, đến các thủ tướng, Phó Thủ tướng, Thứ trưởng , Bộ trưởng, Viện trưởng, Giám đốc....đều có mặt, với tay chân đều nhúng chàm..

Nhóm lợi ích càng lớn càng phải cần tiền nhiều để rải và là điều tất nhiên, số tiền hối lộ sẽ ngày một lớn hơn, bởi tiền tham nhũng phải rải đều cho toàn bộ nhóm lợi ích, phía đưa hối lộ phải bòn rút NSNN, sức lao động của công nhân, phải kinh doanh đểu, phải lừa dân, khách hàng vv… để nặn ra tiền mà rải. Đó là lý do mà nền kinh tế VN từ lâu đã từ nhiều thập niên qua đã không thể cất cánh, GDP đầu ngườfi dân VN vẩn ọp ẹp ở mức trung bình thấp, thua sút các nước trong khu vực.

Non kia ai đắp mà cao Lương cộng sản ít cớ sao nó giàu ?

Hay:

Nhà ai giầu bằng nhà cán bộ ? Hộ nào sang bằng hộ đảng viên ? Dân tình thất đảo bát điên, Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi .

(Ca dao thời xhcn)

Tình trạng lãng phí và tham nhũng đã làm cạn kiệt mọi thứ của VN, và phần lớn thời gian, đầu óc của các lãnh đạo CSVN là giành cho việc đấu đá, tranh giành quyền lực, tham nhũng vơ vét của cải, rồi lạ đeo mặt nạ đi chống tham nhũng. Các quan tham này còn thời gian đâu mà nghĩ đến những chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước về mọi mặt?. Đảng ta thành công nhất là đưa "tư tưởng ung thối HCN" vào việc giáo dục đào tạo đội ngũ đảng viên cộng sản thành các tướng cướp và sư đoàn quan tham hùng hậu nhất trong lịch sử VN.

Một số tham quan đã bị lò cũa Trọng Lú càn quét và thiêu đốt bằng nhiều hình thức như: từ chức, cách chức, hay đi tù hoặc bị kỷ luật chỉ trong những năm gần đây như:

TƯỚNG CÔNG AN:
1. Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Bộ Công an)
2. Trung tướng Bùi Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an).
3. Trung tướng Lê Văn Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật (Tổng cục IV – Bộ Công an).
4. Trung tướng Bùi Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an).
5. Trung tướng Ksor Nham (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an).
6. Trung tướng Vũ Thuật (nguyên Phó Tổng cục trưởng Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an).
7. Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an)
8. Trung tướng Phan Hữu Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo – Tổng cục V – Bộ Công an).
9. Trung tướng Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính trị – Hậu cần (B41) Tổng Cục tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009 – 2012).
10. Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng Cục trưởng Cục Cảnh sát).
11. Trung tướng Nguyễn Công Sơn – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng, Bộ Công an.
12. Trung tướng Nguyễn Văn Ba – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng, Bộ Công an.
13. Trung tướng Hồ Thanh Đình cựu ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, cựu bí thư Đảng ủy, cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng/Bộ Công an, bị kỷ luật do đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát trong việc đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân Phan Sào Nam vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an.
14. Thiếu tướng Tống Mạnh Chinh, cựu bí thư Đảng ủy, cựu giám đốc bệnh viện 30/4, Bộ Công an do đã vi phạm quy định trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế và thanh quyết toán bảo hiểm y tế.
15. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao – C50, Bộ C.A)
16. Thiếu tướng Lê Đình Nhường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (C44).
17. Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ – nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53)
18. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46).
19. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, cựu giám đốc CA Hà Nội. CA
20. Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu Giám Đốc CA. TP. Hải Phòng.

TƯỚNG QUÂN ĐỘI; HẢI QUÂN VÀ CẢNH SÁT BIỂN:
1. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Thượng tướng Phương Minh Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân – Bộ Quốc phòng).
3. Trung tướng Nguyễn Văn Thanh (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân – Bộ Quốc phòng).
4. Trung tướng Nguyễn Văn Thành - nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4.
5. Trung tướng Trần Xuân Ninh - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4.
6. Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân.
7. Trung tướng Nguyễn Hoàng Thuỷ phó BT ĐU , tư lệnh Quân khu 9 mức cảnh cáo.
8. Trung tướng: Nguyễn Văn Sơn (nguyên Tư lệnh CSB)
9. Trung tướng: Hoàng Văn Đồng (nguyên Chính uỷ CSB)
10. Trung tướng Đỗ Quyết, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Quân y/BQP.
11. Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Quân y/BQP
12. Trung tướng Dương Đức Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân khu 2),
13. Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh CSB Việt Nam.
14. Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y/BQP
15. Thiếu tướng quân đội Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
16. Thiếu tướng Phan Tấn Tài giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu 7.
17. Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
18. Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó Tư lệnh CSB)
19. Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng CSB)
20. Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh CSB)
21. Thiếu tướng Lê Xuân Thanh (Tư lệnh vùng CSB 3)
22. Thiếu tướng Lê Văn Minh (Tư lệnh vùng CSB 4)
23. Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Đảng ủy viên CSB Việt Nam, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 1
24. Thiếu tướng Nguyễn Hoàng (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4)
25. Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng (nguyên Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Quân khu, nguyên Bí thư Đảng ủy Bộ tham mưu, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân khu 2)

Và 154 cán bộ công chức cao cấp khác trong bộ máy nhà nước, trong có các chức vụ từ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; thủ tướng như Nguyễn Tấn Dũng, các phó thủ tướng; Thứ trưởng, Bộ trưỡng, các cấp tá... đảng uỷ phó đảng uỷ các cấp từ thành phố; tỉnh, chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT; giám đốc , phó giám đốc các tập đoàn nhà nuớc; thanh tra cao cấp các ban ngành...v..v... Đã bị ép từ chức, bị bắt giam, tuyên án, khai trừ, kỷ luật trong những năm gần đây. Nguồn Wikipedia:https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_quan_ch%E1%BB%A9c_Vi%E1%BB%87t_Nam_b%E1%BB%8B_k%E1%BB%B7_lu%E1%BA%ADt.

Trong bộ máy cai trị ở VN hiện nay, tham nhũng là quốc nạn vì độc tài CS là độc tài cả một giai cấp, độc tài đảng trị toàn diện, giành lấy cả quyền tư hữu của người dân. Nên tham nhũng trong chế độ CS là căn bệnh trầm kha không thuốc chửa, đảng viên cán bộ CS lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ, vì Đảng CS toàn quyền không ai kiểm soát, ngăn cản nên trở thành cha sanh mẹ đẻ của tham nhũng. Trọng Lú còn dùng việc bài trừ tham nhũng như một công cụ để diệt trừ các phe nhóm thân Mỹ và Tây Phương theo lệnh từ Bắc Kinh.

Người dân VN hết sức xấu hổ vì đất nước hiện nay, bầy đàn tướng cướp có bằng GS, TS, PTS...những đỉnh cao chói lọi với thành tích tham ô, ăn cắp của công., rút ruột công trình....có mặt không thiếu trong bất cứ ban ngành nào của bộ máy cai trị hiện nay. Có thể nói, chế độ hiện nay là một chế độ tồi nhất trong lịch sử các triều đại đã từng hiện diện ở VN trong quá khứ.

Muốn tìm được một thanh quan trong bộ máy cai trị hiện nay còn khó hơn công việc đãi cát để tìm vàng. Làm quan ở vị trí thâp như cấp xã cũng có thể xây biệt phủ đi xe nhiều tỷ, con cái đi du học ở các nước tư bản.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn, 27.2.2023