Powered By Blogger
LỊCH SỬ ĐƯỜNG SẮT VN VÀ TÀI BỐC PHÉT CỦA CSVN 
VỀ VIỆC SẢN XUẤT ĐẦU MÁY XE LỬA NĂM 1965


Đường sắt nước CHXHCNVN mấy ngày gần đây đã là đề tài được đề cập  đến nhiều vì liên tiếp trong 7 ngày xảy ra 4 tai nạn - vì ngành đường sắt lạc hậu với những phương tiện trang bị cổ. Như những gì mà bác và đảng từng nói đuổi giặc xong rồi, ta xây dựng 10 lần hơn xưa (?!), thế nhưng tà quyền csVN chỉ sử dụng những gì đã tiếp thu ngành Hỏa Xa VNCH (đường sắt theo cách nói của csVN) để lại và các đỉnh cao trí tuệ lấy xài luôn cho đến đầu thế kỷ 21 - đó là thành tích mà bác và đảng đã làm trong hơn 30 năm sau ngày cướp được miền nam VN. Như vậy gần nửa thế kỷ sau khi kết thúc chiến tranh, tà quyền cs mới bắt đầu  làm thêm nhiều đường sá, cầu cống, xe cộ, tàu bè. Việc đi lại so với những năm đầu hậu chiến (chứ không so với thời Pháp và thời VN cộng hòa)  một cách gọi là tạm thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, nói về ngành đường sắt là hoàn toàn dậm chân tại chỗ, đường sắt, các đầu máy và các toa  khách đều không được cải thiện. Việc cải thiện nếu có chỉ là vá víu, tạm bợ...Thê nên đường sắt CHXHCNVN là một cơ chế lạc hậu nhất thế giới và tai nạn đã chiếm  giải khôi nguyên trong vùng. Trong đó,có một tai nạn thương tâm và khủng khiếp nhất trong ngành hỏa xa thế giới đã cướp mất mạng sống của nguyên một đoàn tàu trên 200 người. vào năm 1982. Tai nạn này đã được csVN giấu kín và bưng bít cho đến ngày hôm nay mà rất ít người được biết. Chứng tích cho tai nạn là những người lớn tuổi đã được tà quyền huy động đi chôn các nạn nhân hiện nay còn sống ở gần ga Bàu Cá-Đồng Nai và nghĩa trang 17.3.1982. Nguồn: http://dantri.com.vn/doi-song/bi-an-tai-nan-tham-khoc-nhat-lich-su-duong-sat-viet-nam-20151212103255495.htm


Đường Sắt....Dậm Cẳng !

Đường sắt nước ta đại tài 

Hơn nữa thế kỷ kéo dài chẳng thay 
Đầu tàu vẫn cứ là hay 
Con sên nó đuổi bắt tay toa tàu 
Đụng nhau chí choé móp đầu 
Vài ngày một cú dân sầu máu rơi 
Toa tàu mục nát mọi nơi 
Sàn tàu đục lỗ cứt thời xuống ray 
Tổng cục vẫn cứ loay hoay 
Quan trên quan dưới thẳng tay kiếm tiền 
Đường xưa xe cũ chẳng phiền 
Quan đi xế hộp dân hiền cắn răng 
Thiên đàng chủ nghĩa có chăng 

Toàn dân mắt mở chờ trăng đổi mầu !


(Thi sĩ Xuan Ngoc Nguyen)

ĐƯỜNG HỎA XA ĐẦU TIÊN Ở ĐÔNG DƯƠNG

Tuyến đường sắt cổ nhất Đông Dương, mang tên Sài gòn -Mỹ Tho, từng nổi tiếng trong quá khứ, nhưng hiện nay hầu như không còn dấu vết gì. Ngay sau khi xâm chiếm xong Việt Nam, người Pháp đã nhanh chóng hoạch định xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này và người đưa ra sáng kiến xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam là kỹ sư trưởng Nha công chánh Nam Kỳ - Eyriaud des Vergnes. Nhưng Thống đốc Nam Kỳ Dupersé lúc đó phản đối. Tuy nhiên, sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết xây dựng tuyến đường sắt, người Pháp đã quyết định xây dựng đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho - con đường sắt đầu tiên của Đông Dương. Đầu năm 1881, chuyến tàu thuỷ đầu tiên chở nguyên vật liệu từ Pháp sang xây dựng tuyến đường cập cảng Sài Gòn. 

Sau khi tuyến đường sắt đầu tiên Sài Gòn - Chợ Lớn được khai trương bởi SGTVC năm 1881, người dân VN bắt đầu thích ứng với loại hình giao thông mới mẻ này. Lượng khách ngày một đông thêm.
Chính vì vậy, Compagnie du tramway de Saïgon à Govap - Công ty tàu Sài Gòn - Gò Vấp nhận ra mảng thị phần tiềm năng này. Bắt đầu chuẩn bị từ năm 1886, sau 5 năm, đến ngày 31/01/1981, Công ty này thành lập Compagnie française des tramways de l'Indochine - Công ty tàu Đông Dương - viết tắt là CFTI với mục đích khai thác tuyến đường nội thị Sài Gòn và Chợ Lớn thay cho xe ngựa kéo trước đây.
Như vậy kể từ thời điểm này đã xuất hiện một cuộc chiến thị phần giữa SGTVC và CFTI trong việc khai thác các tuyến đường sắt ở Sài Gòn và Chợ Lớn. http://www.36phophuong.vn/Dau-may-hoi-nuoc-o-Viet-Nam-thoi-ky-thuoc-dia-Phap_c2_476_478_5127.html

SGTVC sử dụng đường ray nổi (ray cao) còn CFTI sử dụng đường ray chìm (ray thấp). CFTI đã đầu tư ngay lúc ban đầu là 25 đầu máy hơi nước loại 020 T, được đánh số từ 1 đến 25, chủ yếu sản xuất tại Đức, cụ thể:
- ĐM số 1 đến 8 nhập vào VN năm 1893
- ĐM số 9 đến 11 nhập vào VN năm 1891
- ĐM số 12 đến 15 nhập vào VN năm 1903
- ĐM số 16 đến 19 nhập vào VN năm 1904
- ĐM số 20 đến 22 nhập vào VN năm 1908
- ĐM số 23 đến 25 nhập vào VN năm 1912

Cochichine (Nam Kỳ) là cái nôi của đường sắt Indochine (bán đảo Đông Dương)
Société générale des tramways à vapeur de Cochinchine - Tổng công ty tàu hơi nước Nam Kỳ, viết tắt là SGTVC, được chính thức thành lập năm 1880 để quản lý các tuyến đường sắt ở khu vực Sài Gòn và Chợ Lớn đã có từ trước đó. Sau này SGTVC mở rộng tuyến đường khai thác với việc thiết lập tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. SGTVC chấm dứt hoạt động vào ngày 31/12/1911 để chuyển giao vai trò của mình cho CFI (Chemins de fer de l'Indochine - Hỏa xa Đông Dương).
Trong thời kỳ hoạt động, SGTVC có tổng cộng 10 đầu máy (ĐM) hơi nước, cụ thể:
1. 5 đầu máy hơi nước loại 120 T sản xuất tại Mulhouse - Pháp, được đánh số từ 1 đến 5
- ĐM số 1 đến 3 nhập vào VN năm 1881
- ĐM số 4 nhập vào VN năm 1883
- ĐM số 5 nhập vào Vn năm 1892
2. 5 đầu máy hơi nước loại 220 T sản xuất tại Belfort - Pháp, được đánh số từ 7 đến 11
- ĐM số 7 đến 9 nhập vào VN năm 1896
- ĐM số 10, 11 nhập vào VN năm 1897
5 đầu máy hơi nước loại 220 T này sau đó được chuyển giao cho CFI và được ký hiệu 22-101 đến 22-105
Vào giữa năm, công trường hình thành với 11.000 lao động được huy động. Ga xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho năm 1910. So với công trường làm đường bộ cùng thời gian này, công trường đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho là công trường được tổ chức quy mô hơn, tiến hành rất khẩn trương, và có mặt nhiều sĩ quan công binh tại chỗ cùng nhiều kỹ sư từ Pháp sang. Để đưa tàu hoả vượt qua các con sông lớn vì lúc này chưa xây dựng được cầu, biện pháp kỹ thuật được kỹ sư Têvơnê, giám đốc Sở Giao thông công chánh Nam Kỳ lúc đó đề xuất là dùng phà. Chiếc phà khổng lồ máy hơi nước chở được 10 toa xe (tương tự như phà mà Pháp đã làm để đưa tàu vượt sông Gianh sau này), được lắp đặt đường ray và một thiết bị để nối đường ray trên mặt đất với ray phà. Chiều rộng đường sắt khổ 1m, là khổ đang được sử dụng rộng rãi thời bấy giờ trong ngành đường sắt Anh, Pháp. Người Pháp dự tính tuyến đường sắt này là một phần của tuyến Sài Gòn - Cần Thơ (để sau đó sẽ nối tuyến đi tiếp qua Phnom Penh, Campuchia). Như vậy, ngay từ đầu người Pháp đã có ý niệm rõ ràng về xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau. Ngày 20/7/1885, tuyến đường sắt hoàn thành, tiêu tốn 11,6 triệu frances, được đưa vào sử dụng nhưng phải xuống xe ở Bến Lức vì cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông chưa bắc xong. Đến tháng 5/1886, xe lửa chạy một mạch từ Sài Gòn đến Mỹ Tho trên tuyến đường dài 71km, có các ga: Sài Gòn, An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương, Mỹ Tho. 

Dù tuyến đường sắt không thể phát triển hơn đi đến các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhưng nó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực, được xem là tuyến đường sắt đầu tiên tại Việt Nam. Sau 73 năm tồn tại, năm 1958, tuyến đường sắt này bị dỡ bỏ. Hiện, toàn bộ tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã bị tháo dỡ, ngay cả ga Sài Gòn cũng bị dời ra Hoà Hưng. Trên đại lộ Hùng Vương thỉnh thoảng còn lộ ra vài 

Từ ngày 1-10-1888, tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho được nhà nước khai thác, nhưng chỉ một năm sau nó lại được giao cho Tổng công ty Tàu điện hơi nước Nam kỳ (SGTVC), lúc đó đang vận hành khá tốt tuyến xe lửa ngắn (về sau là xe điện) trong nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến năm 1911, nó lại trở về chính quyền thuộc địa với sự quản lý của Cơ quan đường sắt không nhượng.

Lúc ban đầu phục vụ cho tuyến đường săt Sài Gòn Mỹ Tho, nhà thầu tư nhân Joret đã thuê tàu biển chở được ba đầu máy (về sau là năm đầu máy), 14 toa hành khách và 70 toa hàng.    Những năm 1881-1892, đoàn tàu này được kéo bởi loại đầu máy hơi nước 120-T-SACM - Mulhouse. Ngoài một đầu máy mang tên viên thống đốc đương thời Le Myre de Villers như sự tạ ơn đã chuẩn thuận dự án này, các đầu máy còn lại đều đặt tên địa phương là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bình Tây. Đây cũng là đầu máy được dùng chung cho tuyến ngắn trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. 

Đến năm 1896-1897, năm đầu máy loại mới có công suất kéo lớn hơn 220-T-SACM - Belfort với các tên Bến Lức, Vàm Cỏ, Tân An, Mêkông, Bình Định được bổ sung. Thời gian bình thường của hành trình Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70km đạt 2 giờ, thậm chí chỉ còn 1 giờ 51 phút, tức đạt tốc độ 37,2 km/giờ. Đây là tốc độ rất nhanh so với phương tiện phổ thông của người Việt lúc bấy giờ. 

Ban đầu tuyến này có 17 ga, trạm xuất phát ở gần chợ Bến Thành, rồi dừng ở Phú Lâm, Gò Đen, Bến Lức, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp... Mỹ Tho. Đến năm 1936, khi loại ôtô ray Renault ABH bổ sung cho tuyến đường này, mỗi ngày có 10 chuyến đi về ở hai đầu ga và trạm dừng cũng tăng lên.

Việc xây dựng con đường sắt Trans-Indochinois (Xuyên Đông Dương) hoàn thành ngày 1 tháng 10 năm 1936 thời Pháp thuộc. Ngày hôm sau, 2 tháng 10.1936 là ngày chính thức khánh thành tuyến đường sắt Bắc Nam (từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài dài 1.730 km (sau năm 1975 ga Sài Gòn dời về ga Hòa Hưng và ga này đổi tên ga thành ga Sài Gòn nên chiều dài chỉ còn 1.726 km). Những đầu kéo các toa xe dùng lúc bấy giờ là voitures-couchettes, có toa voiture-restaurant chạy máy lạnh. Đầu máy thường là máy Mikado do Pháp sản xuất.

CSVN BỐC PHÉT VỀ VIỆC SẢN XUẤT ĐẦU MÁY XE LỬA NĂM 1965

Để bốc phét với đồng bào VN. Tổng Công Ty Đường săt VN, đã tự nhận là đã sản xuất được đầu máy xe lửa "Tự Lực" do Công Ty Dường Săt Gia Lâm chế tạo vào năm 1965. Thật ra đây là đầu máy này được VNDCCH thay tên tuổi của đầu máy Jiefang nhập từ TQ vào năm năm 1962. Đây là phiên bản của thương hiệu đầu máy Mikado nổi tiếng của Pháp. Sau đó được các đỉnh cao trí tuệ VNDCCH mạo nhận và cho đó là do nhà nước ta chế tạo, trong tiến trình phát triển ngành kỷ nghệ năng của Bắc Việt vào thập niên 1960. 


Các đầu máy Mikado (Pháp) là dòng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, đốt than, được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới từ thập kỷ 1970 trở về trước. Đầu máy có một nồi hơi mang thể tích 4m3, phía sau là toa nhiên liệu có khả năng chứa 10 tấn than và 16m3 nước, đủ để kéo được 20 toa khách lưu thông đoạn đường dài khoảng 50km. Nguồn:https://baomoi.com/can-canh-dau-may-huyen-thoai-cua-nganh-duong-sat-viet-nam/c/20067627.epi


Theo như các báo lề phải loan tin về đoàn tàu mang mục tiêu chính trị, có tên là "Thống Nhất"  vào ngày 31/12/1976, do đầu máy Tự Tực 141-158 đã kéo đoàn tàu đầu tiên khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam. Từ năm 1996, các đầu máy hơi nước ngừng hoạt động trên các tuyến đường trường, chỉ chở khách du lịch theo yêu cầu và phục vụ vận chuyển nội bộ trong ga với thời lượng thấp. Đến năm 2003, cộng sản mới cho ngưng hoạt động toàn bộ đầu máy hơi nước của Việt Nam.

Tên nguyên bản của lớp máy Jiefang là Mikai(MIKA-1). Mikai có nghĩa là lớp máy đầu tiên của dòng máy 2-8-2, đây là dòng máy được dùng phổ biến nhất tại Trung Quốc, Việt nam, Triều tiên...... Đầu máy 141 đầu tiên trên thế giới được công ty ALCO sản xuất năm 1918, sau đó theo mẫu này mà các xưởng đầu máy của Nhật, Nam Namchuria cũng sản xuất theo. Ở Trung Quốc có nhà máy Sifang cũng bắt tay vào sản xuất dòng máy nội địa thuần TQ được thiết kế theo mẫu MIKA này vào tháng 7 năm 1952 và sử dụng với tên gọi Jiefang. Dòng máy này còn được tiếp tục sản xuất đến tận những năm 1960 và sau đó được tiếp nối bởi lớp hiện đại hơn là lớp Jienshe vào đầu thập niên 60s. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản cũng nối lại sản xuất loại đầu máy này để cung cấp theo yêu cầu của quân đội Mỹ. Và TQ đã chuyễn giao cho VNDCCH 6 đầu máy được lắp ráp tại TQ và VNDCCH gở tên hiệu nơi sản suất và đóng vào vào tên "Tự Lực", rồi bốc phét là do nhà máy Gia Lâm sản xuất. Một kỳ công bốc phét về việc chế tạo đầu máy xe lửa mang tên "Tự Lực" giống như câu chuyện phịa về "cây đưốc sống Lê Văn Tám".


SỰ THẬT VỀ KỶ NGHỆ ĐƯỜNG SẮT CỦA CHXHCNVN

Được biết tới nay CHXHCNVN chưa bao giờ chế tạo được một đầu máy xe lửa nào mà chỉ là lắp ráp các đầu máy và toa xe lửa và các việc này chỉ mới bắt đầu  từ đầu thế kỷ 21. Các dự án sản xuất, lắp ráp đầu máy tại Việt Nam được khởi động từ năm 2006. Dự án được thực hiện theo hình thức EPC, Tổng Công ty ĐSVN ký hợp đồng với Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (trước đây là Công ty Xe lửa Gia Lâm, trực thuộc Liên hiệp Sức kéo), các khâu thiết kế, hợp đồng mua sắm thiết bị, sản xuất lắp ráp đều do Nhà máy Xe lửa Gia Lâm thực hiện, có sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc như Công ty Đầu máy Tư Dương, Công ty Cơ điện Vĩnh Tế và các Công ty trong nước như Công ty V-Trac, Công ty Ratraco, Công ty Xe lửa Dĩ An...


Theo hợp đồng, các đầu máy được thiết kế, sản xuất, lắp ráp theo mẫu đầu máy Đổi mới D19E, đã được Đường sắt Việt Nam nhập mua nguyên chiếc từ Trung Quốc năm 2002, với một số thay đổi, cải tiến và một số bộ phận nội địa hoá. Đây là loại đầu máy tương đối hiện đại, phù hợp với điều kiện khai thác của ĐSVN và hơn nữa giá thành lại rẻ hơn nhiều so với đầu máy nhập từ các nước Châu Âu (720.000 USD). 

Loại đầu máy D19E này có công suất 1900 mã lực, tốc độ tối đa 120 km/h. Theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, các đầu máy Đổi mới D19E được Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đặt hàng chế tạo theo đặc điểm và điều kiện thực tế của Đường sắt Việt Nam, khắc phục các nhược điểm của loại đầu máy D19E đã nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc, cải tiến kiểu dáng khung vỏ và cabin đầu máy đẹp hơn.

Đầu máy có chức năng điều khiển kỹ thuật số, có hộp đen ghi và lưu giữ số liệu vận hành của đầu máy. Động cơ lắp trên đầu máy là động cơ CAT do Mỹ chế tạo, có độ bền và độ tin cậy cao, có tính năng điều khiển kỹ thuật số trong việc phun nhiên liệu, kết hợp với tính năng điều khiển kỹ thuật số của đầu máy, tự động điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liệu theo tải trọng thực tế, tự động lựa chọn dải công suất phù hợp nhất giữa động cơ và máy điện, nên lượng tiêu hao nhiên liệu là phù hợp và tiết kiệm nhất.

Đầu máy được chế tạo có 2 ca bin điều khiển, khi vận dụng không phải quay đầu, thuận tiện khi vận dụng tại những nơi không có cầu quay hoặc đường tam giác quay đầu máy, mặt khác tạo điều kiện quay vòng nhanh. Ca bin được trang bị máy điều hoà không khí, tạo điều kiện tốt cho sức khoẻ tài xế khi lái tầu.

Và việc thực hiện sản xuất 20 đầu máy chia ra 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ tháng 2/2007 đến tháng 4/2007. Giai đoạn này chỉnh bị 1 đầu máy nhập nguyên chiếc và lắp ráp 4 đầu máy từ các bộ phận linh kiện rời.
- Giai đoạn 2: từ tháng 5/2007 đến tháng 6/2008. Giai đoạn này sản xuất, lắp ráp 15 đầu máy. Một số bộ phận chính của đầu máy như giá xe, thân, vỏ đầu máy, bộ phận gạt chướng ngại được nội địa hoá. Sau đó các bộ phận, chi tiết rời được lắp ráp lên khung bệ đã sản xuất, thành đầu máy hoàn chỉnh. Trong mỗi công đoạn sản xuất đều có Tư vấn giám sát quá trình sản xuất, thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật. Sau khi đầu máy hoàn thành, Hội đồng thử nghiệm của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức các bước thử nghiệm, khắc phục thiếu sót, tồn tại rồi mới đưa ra vận hành, khai thác. Nguồn: https://thanhnienduongsat.vn/news/khoa-hoc-cong-nghe/khai-thac-co-hieu-qua-dau-may-lap-rap-trong-nuoc-126.html

Hiện tại Việt Nam đang vận dụng các loại Đầu Máy tạp nhạp từ các nước sản xuất như sau:

ĐM D2M (Là 1 biến thể của ĐM Liên Xô D4H, vận dụng ở xí nghiệp toa xe Đà Nẵng) 1 chiếc 400 mã lực
ĐM D4H (Liên Xô, có một số đầu máy khổ 1435mm) 77 chiếc 400 mã lực
ĐM D4HR(Là 1 biến thể của ĐM Liên Xô D4H, vận dụng ở ga Đà Lạt) 2 chiếc 400 mã lực
ĐM D5H (Úc) 13 chiếc 500 mã lực
ĐM D9E (Mỹ) 33 chiếc 900 mã lực
ĐM D10E (Nguyên bản là ĐM D9E nhưng được lắp động cơ Caterpilar 1000 HP) 2 chiếc 1.000mã lực
ĐM D10H (Trung Quốc) 20 chiếc 1.000mã lực
ĐM D11H (Rumani) 23 chiếc 1.100mã lực
ĐM D12E (Tiệp Khắc) 40 chiếc 1.200mã lực
ĐM D13E (Ấn Độ) 24 chiếc 1.300mã lực
ĐM D14E (Trung Quốc,khổ 1435mm) 5 chiếc 1.400mã lực
ĐM D18E (Bỉ) 16 chiếc 1.800mã lực
ĐM D19E (Số hiệu: Từ 901 đến 940: Trung Quốc, Từ 941 đến 980: Việt Nam 80 chiếc 1.900mã lực
ĐM D19Er (Trung Quốc, khổ 1435 mm) 5 chiếc 1.950mã lực
ĐM D20E (Đức) 16 chiếc 2.010mã lực
ĐM TU6P (Nga, có ở ga Đà Lạt) 2 chiếc 400 mã lực
ĐM DD11 của Nhật Bản, bị bỏ hoang ở Công ty Xe lửa Gia Lâm 1 chiếc 400 mã lực. Nguồn: Wikipedia

Trong danh sách các đầu máy hiện CHXHCNVN sử dụng trong nhiều thập niên qua, không thấy có đầu máy mang tên là Gia Lâm do VN tự sản xuất.
Dối trá, lừa lọc, bịp bợm - csVN chiếm hàng ngoại hạng. Nếu được, có thê ghi vào kỷ lục Guinness thế giới.

Biên khảo, Hậu duệ VNCH Võ Thị Linh, 29.5.2018
DỰ ÁN CHỐNG NGẬP 10.000 TỈ ĐỒNG TẠM DỪNG 
DÂN THÀNH "HỒ" VẨN CÒN CHỊU NGẬP DÀI HẠN


Trong nhiều năm qua Thành "Hồ" đã thành lập một Trung Tâm Điều Hành Chống Ngập (http://www.ttcn.hochiminhcity.gov.vn/ban-lanh-dao) với một ban lãnh đạo hùng hậu gồm 37 người và thực hiện nhiều công tác để chống ngập tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư vào việc chống ngập. Song bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải tỏa, nhiều khu vực vẫn bị ngập lênh láng khi mưa lớn trút xuống thành "hồ". Theo một thống kê được công bố vào năm 2015 thì từ 2004 đến 2014, tà quyền vc thành phố SHCM  đã dùng hết 24.300 tỉ để chống ngập, mỗi năm, công khố phải chi 4.250 tỉ để trả vừa vốn, vừa lãi cho những khoản tiền khổng lồ đã vay để chống ngập. Ông TS. Võ Kim Cương, nguyên Kiến trúc sư trưởng TPHCM, cho biết hiện nay quy hoạch thoát nước, chống ngập của khu vực trung tâm đã có và nhiều công trình chống ngập lớn với mức đầu tư hàng tỷ USD đã được thực hiện, nhưng nhiều khu vực của TP vẫn bị ngập. Tới đây, người viết chợt nhớ đế một câu trong bài hát"Mùa Mưa Trên Thành Phố Hồ Chí Minh" của tác gi Chu Văn Cảnh: "..Tiền dân chi ra bao nhiêu, sao chẳng làm ra ngô ra khoai, ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, nhưng nay vẫn quá ê chề"...Tính chung có 20 quận huyện trên địa bàn thành "hồ" thường xuyên bị ngập (xem: http://bnews.vn/nhung-diem-hay-ngap-lut-tai-tp-ho-chi-minh/24947.html)


43 năm công việc chống ngập cho thành "hồ" vẩn là đề tài hàng năm của các quan ngu cs, hết bày ra dự án này đến dự án khác, nhưng ngập vẩn ngập mức độ ngày càng kinh khiếp hơn, một số dự án lớn cũng đã được các đỉnh cao trí tuệ của thành "Hồ" thực hiện, trong đó có nạo vét, thay đổi hiện trạng của các kênh Tham Lương- Bến Cát- rạch Nước Lên với chiều dài 32km để giải quyết thoát nước và chỉnh trang đô thị cho lưu vực 14.500ha; nạo vét cải tạo rạch xuyên tâm dài 8,2km… với tổng nhu cầu vốn tính đến năm 2020 cho các dự án này gần 100.000 tỷ đồng. Thế nhưng khi mùa mưa về là thành "hồ" sẽ biến thành sông để những đàn vịt có sân chơi thoải mái hơn và các đàn có cơ hội đi dạo chơi quanh thành "hồ".



Thành hồ còn ngập dài dài
Quan ngu chỉ có cái tài kiếm ăn
Cứu ngập thêm một trăm năm
Thành hồ dân vẫn cứ nằm ngửa bơi
Chỉ còn phương cách cứu đời
Dân ta thuyền thúng mọi người chèo chơi !

(Xuan Ngoc Nguyen)

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước ( TTĐHCN) Thành phố HCM, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 40 con đường bị ngập nước, trong đó có 14 con đường thường xuyên bị ngập khi mưa lớn và có nhiều khu vực bị ngập do lượng nước không thoát kịp, trong đó có đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Lương (Quận 7), đường Trần Não (Quận 2), đường Trần Văn Giàu (quận Bình Tân), Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh). Nếu có mưa lớn kết hợp với triều cường, tình trạng ngập nước sẽ diễn ra nghiêm trọng. 


Điều đáng nói, dù đã có lắp đặt “siêu máy bơm” chống ngập cho riêng đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) nhưng con đường này cũng không thoát khỏi tình trạng chìm trong biển nước. Để bào chửa, Ông Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Công ty Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, đơn vị chủ quản cho  thuê những máy "siêu bơm" của hệ thống máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập tuyến đường này ngày 7.5 là do mưa với vũ lượng lớn trong thời gian ngắn, khiến nước trên mặt đường không kịp thoát xuống cống, máy bơm hoạt động hết công suất vẫn không kịp thu nước. Hình như các kỷ sư của Tập Đoàn Cty Quang Trung, không tính toán được vũ lượng nước mưa của thành "hồ" là bao nhiêu? để lăp đặt máy"siêu bơm" cho đúng qui trình thoát nước, nếu như "siêu bơm" chạy hết công xuất mà không đáp ứng được nhu cầu, thì đừng nên nổ là "siêu bơm"(?!)


Các công trình nạo vét kinh rạch, thông các đường cống, lắp đặt máy siêu bơm rồi tới "hồ chứa nước thông minh" chống ngập  cho mùa mưa năm 2018 tại thành "hồ" vẩn chưa mang lại một thành quả đáng được ghi nhận.



XÂY HỒ CHỨA THÔNG MINH

Một hồ chống ngập 'khủng' đầu tiên ở TP.HCM làm xong, sẵn sàng 'đón' mưa lớn (?!)https://doimoisangtao.vn/news/2017/8/14/h-chng-ngp-khng-u-tin-tphcm-lm-xong-sn-sng-n-ma-ln

Sau 10 ngày thi công liên tục, hồ điều tiết chống ngập thông minh đầu tiên tại TP.HCM đã hoàn thành, bắt đầu đưa vào sử dụng ngày 10.8.2017. Trao đổi với báo Thanh Niên ngày 10.8, ông Trần Văn Chín, Chủ tịch công ty VMC Group (đơn vị thi công) cho biết, công trình hồ điều tiết đã hoàn thành toàn bộ và đang chờ mưa lớn đổ xuống.

Khu vực thu nước về hồ điều tiết từ đoạn đầu đường số 6, theo đường Võ Văn Ngân về trước khu vực nhà thiếu nhi Q.Thủ Đức, dài khoảng 120m.

“Phía doanh nghiệp chúng tôi lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng đầu tư ngay công trình chống ngập này thêm nhiều điểm trên địa bàn TP.HCM. Nếu UBND TP đánh giá công trình này hoạt động hiệu quả, thì đơn vị sẵn sàng nhân rộng mô hình”, ông Chín cho biết.

Theo ông Chín, công nghệ này hiện đang sử dụng rất phổ biến tại Nhật Bản và một số nước tiên tiến, hiệu quả chống ngập rất tốt.


Trong quá trình thi công hồ điều tiết, mọi hoạt động đều diễn ra rất thuận lợi. So với xây hồ bê tông thì công trình này thi công rất nhanh, tái lập hoàn trả lại mặt đường sạch đẹp như tình trạng ban đầu, đảm bảo cho xe trọng tải dưới 20 tấn lưu thông trên bề mặt.

Đồng thời, trong điều kiện khả năng không sử dụng hồ điều tiết, cần di dời thì chi phí bỏ ra là để tái lập lại mặt đường, còn vật liệu trong hồ điều tiết là mô đun Croswave có thể đem sử dụng tiếp tục ở công trình khác.

Phó chủ tịch TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đánh giá cao công trình này, kỳ vọng công nghệ mới này sẽ giúp chống ngập hiệu quả khu vực Q.Thủ Đức. 

Theo đó, hồ điều tiết này có diện tích 13 x 14 m, sâu 3,15m, khả năng chứa nước trên 100 m3 nước. Hồ được làm bằng vật liệu Croswave là các vật liệu nhựa dạng mô đun lắp ghép có tính bền cơ học cao, độ rộng lớn, khả năng chứa nước lên đến 95%.
Đây là chất liệu vừa lưu trữ được nước và vừa tự thẩm thấu. Nếu những trận mưa liên tiếp xảy ra khiến hồ điều tiết đầy thì có thể sử dụng máy bơm hỗ trợ tự động ra ngoài nhằm điều tiết cho những trận mưa tiếp theo.
https://doimoisangtao.vn/news/2017/8/14/h-chng-ngp-khng-u-tin-tphcm-lm-xong-sn-sng-n-ma-ln

Giới thiệu cơ chế vận hành của hồ điều tiết chống ngập, đại diện công ty thoát nước đô thị TP.HCM, cho biết hồ điều tiết được xây tại điểm được xem là ngập nhất khu vực. Khi mưa lớn đổ xuống, từ hai miệng cống thu nước sẽ dẫn theo đường ống về hệ thống lọc rác, trước khi đổ vào hồ điều tiết. Nếu vài ngày mới mưa một cơn, thì hồ điều tiết này sẽ tự thẩm thấu và thấm hết nước, còn nếu mưa liên tục nhiều ngày kế tiếp, thì sẽ có một máy bơm hút nước từ hồ điều tiết ra và xả vào hệ thống thoát nước hiện hữu của TP để tạo đủ khoảng trống cho hồ điều tiết chứa nước trong những cơn mưa tiếp theo.

Nhìn qua các thực hiên việc chống ngập của thành "Hồ" cho tới ngày hôm nay đều là những công trình vá víu, không có qui mô chiến lược lâu dài. Nói nôm na là lở đâu đấp đó, làm một cách tạm bợ để tránh tai tiếng, đây  là vấn đề làm thất thoát thêm NSNN qua các thí điểm vừa nêu trên trên. Nói thì hay, làm dự án cũng tuyệt vời, nhưng sau khi nghiệm thu để đưa ra sử dụng thì toàn là thất bại.

Theo nhận định của các đỉnh cao trí tuệ thành "Hồ" một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngập nặng dù đã được đầu tư nhiều công trình chống ngập là do mực nước tự nhiên của mưa và triều cường đã cao hơn độ cao nền xây dựng. Và một nguyên nhân khác thường được lấy ra  để phòng ngừa cho sự thất bại của các dự án không đáp ứng được nhu cầu: các chủ đầu tư hay các chuyên viên của các dự án, thường đổ lỗi cho việc biến đổi khí hậu gây ra ngập tại TP HCM, trong khi đó, cho tới nay, chưa có một ai chứng minh vấn đề này bằng những con số cụ thể. Mặc dù số liệu về lượng mưa ở Việt Nam nói chung và thành "Hồ" nói riêng do ngành khí tượng thủy văn nắm rất chắc nhưng các chuyên gia về chống ngập lại không tìm hiểu và chứng minh trên những số liệu đó. Đối với những người dân bình thường, họ đều cảm nhận được rằng chưa hề có sự ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Còn một vài trận mưa mấy ngày gần đây là do ảnh hưởng của bão. Cứ mỗi lần bão đổ bộ vào miền Trung, miền Bắc, Nam Trung Quốc là y như rằng Sài Gòn mưa một, hai ngày. Hơn nữa, lượng mưa cũng chưa có gì ghê gớm tại sao lại đổ cho biến đổi khí hậu? Sự đổ lổi cho ông trời đó là bản lĩnh chuyên nghiệp của các chuyên viên và quan tham với bằng cấp giả, thực tài không có, chỉ có việc đổ thừa cho trời là trút được trách nhiệm và việc kém khả năng chuyên nghiệp, chuyện này người dân đã khá quen với câu ca dao:

Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa, là bởi thiên tài đảng ta

Hiện nay chỉ một công trình đang được thi công, mang tầm vóc với hy vọng giải tỏa được vấn đề chóng ngập cho thành "hồ" đó là công trình 10.000 tỉ đồng do công ty Trung Nam trúng thầu. Đây là công trình qui mô đã được khởi công từ năm ngoái 2017. Dự án chống ngập đầu tiên này tại Việt Nam thực hiện bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Công trình hoàn thành sẽ kiểm soát ngập cho vùng diện tích 570 km vuông, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM. Tổng kinh phí 10.000 tỉ đồng và được khởi công hồi tháng 6.2016, dự kiến đến cuối tháng 4.2018, công trình sẽ hoàn thành. Trong dự án gồm có 6 cống kiểm soát triều tại các cửa rạch, kênh trên địa bàn các Quận 1, 4, 7, 8, H.Nhà Bè và H.Bình Chánh; và thuộc các khu vực Bến Nghé, Phú Xuân, Cây Khô, Tân Thuận, Phú Định và Mương Chuối.


Về quy mô bề rộng cống từ 40 - 160 m; xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 mét khối/giây, 1 trạm bơm tại cống Tân Thuận công suất 24 mét khối/giây, 1 trạm bơm tại cống Phú Định công suất 18 mét khối/giây. Trong đó, hệ thống cống Mương Chuối là công trình có quy mô lớn nhất trong 6 cống.
https://thanhnien.vn/thoi-su/kham-pha-cong-trinh-chong-ngap-10000-ti-dong-cho-tphcm-dan-thanh-hinh-927527.html

Nhưng theo thông tin trên báo Giao thông, chiều 3/5, trực tiếp có mặt tại các gói thầu thuộc dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu”, ghi nhận thấy công trường khá im ắng.

Tại cổng kiểm soát triều ở kênh Bến Nghé gần Cầu Mống thuộc quận 1 và quận 4, đơn vị thi công đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn. Tuy nhiên, những ngày này việc thi công gần như phải tạm dừng. Trên công trường, máy móc không hoạt động, nhà thầu chỉ bố trí một số công nhân túc trực để bảo vệ công trường.“Từ sau dịp nghỉ lễ 30/4/2018 đến nay, gói thầu này tạm dừng thi công, các người ở đây chỉ bảo vệ công trường, không cho người lạ bên ngoài vào”, một bảo vệ cho biết. Tại gói thầu thi công cống ngăn triều ở đầu Kênh Tẻ, nơi đổ ra sông Sài Gòn, không khí cũng im ắng.


Đại diện Công ty Trung Nam BT1547 - nhà đầu tư dự án xác nhận có tình trạng tạm dừng thi công ở các gói thầu của dự án. Theo Công ty Trung Nam, từ ngày 27/4, nhà đầu tư đã có thông báo gửi thường trực UBND TP. HCM về việc thông báo tạm dừng tiến độ triển khai thi công dự án. Nguyên nhân được Trung Nam lý giải là do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Nam Sài Gòn đã dừng giải ngân cho dự án vì UBND thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của dự án theo biểu Phụ lục 02A tại Quyết định số 2240/QĐ-NHNN để thực hiện thủ tục tái cấp vốn. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế cho biết, đám chủ thầu đầu tư thường ngắt khoảng tiến độ xây dựng để đội giá, kiếm thêm nhân sách tài trợ từ phía nhà nước. Giống như các công trình trong quá khứ.

Kể ra thì nhiều lắm! Nhưng có thể nhắc đến dự án mở rộng khu gang thép Thái Nguyên trị giá hơn 8.000 tỉ đồng; Nhà máy đạm Ninh Bình 12.000 tỉ đồng; dự án Nhà máy sợi Đình Vũ 7.000 tỉ ở Hải Phòng; dự án mở rộng cảng Cái Mép - Thị Vải 7.000 tỉ đồng…Nếu cộng tất cả dự án “đắp chiếu, trùm mền” trên cả nước, thì số tiền lãng phí, không hiệu quả… có thể lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng. Thật là đau xót! Nguồn:http://plo.vn/van-hoa/ho-so-phong-su/xot-xa-nhung-du-an-ngan-ti-dap-chieu-632287.html


Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vỡ tiến độ, nợ chồng nợ.  Theo văn bản Bộ Tài chính gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo về việc trả nợ và phí cam kết đối với khoản vay tín dụng người mua ưu đãi 250 triệu USD của China EximBank cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ Tài chính sẽ thực hiện thanh toán đúng hạn đối với khoản vay này vào ngày 21-1. Trong đó, dư nợ là 38,56 triệu USD, cộng cả gốc và lãi phải trả là hơn 2,99 triệu USD (tương đương 67,8 tỉ đồng), riêng lãi vay là hơn 580.000 USD (13,16 tỉ đồng). Phí cam kết tạm tính đối với phần vốn cho vay lại đã thực hiện rút trong kỳ là 229.500 USD (tương đương 5,2 tỉ đồng). Nguồn https://nld.com.vn/thoi-su/duong-sat-cat-linh-ha-dong-vo-tien-do-no-chong-no-20180123214226944.htm



Dự án này được khởi công vào tháng 10-2011, dự kiến hoàn thành tháng 6-2015, với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (tương đương 8.770 tỉ đồng). Thế nhưng đến nay, đã tăng lên 891,92 triệu USD (tương đương 18.792 tỉ đồng) và chậm tiến độ 3 năm. Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã trễ hẹn vận hành đến lần thứ 6. Dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông, như chúng ta biết, đã phải điều chỉnh vốn rất nhiều lần, có những lần lên tới gần 400 triệu USD. Là tuyến đường sắt cao tốc nhưng tiến độ của dự án này như rùa bò.

Tóm lại, hơn một thập niên chống ngập cho thành "hồ" vẩn dậm chân tại chổ, người dân thành hồ đóng thuế vất vả hơn 43 năm qua, vẩn phải tiếp tục chịu ngập trong mùa mưa 2018 này, tình trạng này chưa thấy có dấu hiêu nào khả quan trong năm 2019. Thế mới biết thiên tài của đảng csVN toàn là một lũ ăn hại, chuyên đi cướp, đánh đạp dân thì giỏi, nhưng bước vào các lãnh vực chuyên môn, thì toàn phá hoại gây tổn thất cho đất nước, ngân sách quốc gia và tiền thuế nhân dân. Nhân dân cả nước chuẩn đị chịu những thuế phí vô lý khác do các đỉnh cao bất tài của đảng nặn ra để bù lổ NSNN về các dự án dở dang và đội vốn. Mượn bài thơ của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết và lời muốn nói với đám đầu lĩnh Ba Đình.


Đảng Thầy Chạy
Này ông Trọng lú ơi
Mách với ông vài lời
Bệnh của triều nhà Sản
Thầy thuốc đã chạy rồi
Làm sao mà chữa được
Ung thư đã di căn
Khắp từ trên xuống dưới
Suốt từ trong ra ngoài
Ông thử nhìn mà coi
Lũ giòi bọ loi nhoi
Đám chuột chù lúc nhúc
Bốn triệu con hẵn hoi
Cái bình hoa liềm búa
Cùng xác ướp ma Hồ
Chính là nơi ẩn nấp
Cho băng đảng tội đồ
Bây giờ ông nhóm lò
Đốt bao giờ mới hết
Bốn triệu con chuột chù
Và sâu giòi rắn rết
Chỉ còn cách duy nhất:
Đốt căn nhà mục nát
Là tiêu luôn bình hoa
Và hang Hồ đại ác
Cũng chỉ còn cách ấy
Là dứt khoát thành công
Lịch sử ghi công ông
Người Đốt Nhà vĩ đại
Hậu Duệ VNCH Nguyn Thị Hồng 27.5.2018
CHỦ NGHĨA DÂN TÚY
(Populism-Populismus)
Gần đây Trưởng ban Tuyên Giáo Võ văn Thưởng đã có đề cập tới  "Chủ nghĩa Dân Túy - CNDT" (Populismus tiếng Đức, Populism tiếng Anh) của các nước theo thể chế Dân Chủ Tự Do, và cảnh báo về những ảnh hưởng của nó đối với CHXHCNVN (?!). Bài viết của đỉnh cao trí tuệ Ba Đình Võ Băn Thưởng nhằm chỉ trích nhiều đến các nhân vật như Tổng thống Pháp Macron và Mỹ - ông Trump. Về phía Mỹ, Võ văn Thưởng cho là Trump  đã sử dụng CNDT để mị dân, lợi dụng sự bất mãn của người dân bình thường khi thành quả phát triển không được phân chia đồng đều, chênh lệch giàu nghèo ngày càng quá đáng. “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!”, là một thứ mị dân theo kiểu “tự cô lập”, tư lo cho mình trước, tạm quên các mối lo của thế giới bên ngoài. Ở đây, ông Trump đã tìm thấy ở CNDT như một phương tiện để lôi cuốn, để thu hút quần chúng. Và vị trưởng ban Tuyên Giáo đảng csVN đã lên tiếng báo động về những ảnh hưởng của CNDT và nó đã  đưa ông Trump có được vị thế tương đối khá vững chắc sau hơn một năm làm chủ tòa nhà trắng. 

Đề cập đến CNDT ở Pháp, ông Võ văn Thưởng cho rằng gần đây có sự nổi lên của đảng cực hữu do bà Marine Le Pen và đảng (Front National) cực hữu của bà đã nương vào tâm lý bất mãn, chống lại nền chính trị mất lòng dân. Và ông Võ văn Thưởng đang chờ đợi kết quả bầu cử Quốc hội, để chứng minh lý luận về CNDT ở Pháp sẽ đúng với suy luận của Trưởng Ban Tuyên Giáo CHXHCNVN - Nếu đảng của Tổng thống Macron không giành được đa số tại QH và rồi CNDT tiếp tục phát triển ngay giữa lòng châu Âu. 

Và nói về CNDT bộc phát ở nước Anh, Võ văn thưởng  đã đưa ra dẩn chứng bằng cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý BREXIT về việc Liên hiệp Anh từ bỏ quy chế thành viên Liên minh châu Âu (EU). Bất lực trong việc thuyết phục cử tri ở lại với EU, Thủ tướng David Cameroon chấp nhận ra đi trong cay đắng. Bất chấp chiến dịch vận động của đảng cầm quyền, phe dân túy đã thành công trong việc thuyết phục đa số cử tri bỏ phiếu cho lựa chọn ra đi nhờ tài hùng biện đánh vào tâm lý người dân của mình. Đóng góp lớn nhất thuộc về Nigel Farage, chủ tịch đảng Nước Anh Độc lập (UKIP). Nguồn:http://enternews.vn/chu-nghia-dan-tuy-va-suc-hut-tu-thu-linh-111030.html.

Tiểu sử Ông Võ Văn Thưởng là Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ.

Sinh năm 1970 tại xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, ông Võ Văn Thưởng có học vị Thạc sĩ Triết học Mác-Lênin.

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM khoa Triết học và là phó Bí thư Đoàn trường, ông Võ Văn Thưởng về công tác tại Thành đoàn TP.HCM. Tại đây, ông lần lượt trải qua các cương vị từ Trưởng Ban đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn, Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM.

Năm 2002, ông được bầu làm Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM. Một năm sau (2003) ông giữ chức Bí thư Thành đoàn TP.HCM, trước khi về làm Bí thư Quận ủy quận 12 năm 2004.


Năm 2006, ông Võ Văn Thưởng được Bộ Chính trị điều động về công tác tại Trung ương Đoàn, được Ban chấp hành Trung ương Đoàn bầu làm Bí thư thường trực, rồi Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn khóa 8 và khóa 9. Tháng 8/2011, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Tháng 4/2014, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khi vừa tròn 44 tuổi.
Tại Đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa X, ông được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ TP, làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM. Ông là ủy viên BCH TƯ Đảng khóa 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 12. Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/thu-vien/chinh-tri-gia/vo-van-thuong.html

Như vậy, theo ông Võ Văn Thưởng là từ đây có hai thế lực phản động từ nước ngoài là: Diển Biến Hòa Bình và Chủ Nghĩa Dân Túy đang là mủi dùi tấn công thành trì CNXH và Tư Tưởng HCM của nước CHXHCNVN nên Ban Tuyên Giáo Đảng lo ngại viết bài cảnh báo toàn đảng và toàn dân  (?!). Một việc khá khôi hài là ông Võ văn Thưởng đang quên là bác và đảng csVN đã từng áp dụng CNDT cho phe cực tả của mình trong 7 thập niên qua, thì sao? không biết ông này có bị khiếm thị hay bị khuyết tật gì khác hay không? 

Để mị dân và lôi kéo nhân dân vào cuộc tắm máu ở miền nam, bác và đảng dùng chiêu bài đánh Mỹ cứu nước (?!) từ những lúc quân Mỹ chưa đặt chân vào VN. Mổi giai đoạn thôn tính miền nam VN bác và đảng từng dùng nhiều chiêu bài khác nhau để giết dân và khủng bố đồng bào miền nam trong cái gọi là " giải phóng miền nam" theo lệnh của đệ tam quốc tế cộng sản. Bác đi xâm lăng thì bác và đảng gọi là "giải phóng", nghệ thuật dân túy của đảng csVN ưu việt hơn tất cả các nước dân chủ tự do trên thế giới.


Loa Ban Tuyên Giáo vể CNDT

VẬY CHỦ NGHĨA DÂN TÚY LÀ GÌ?


1.Theo Thông Luận: "chủ nghĩa dân túy" bắt nguồn từ chữ Latin "populus", có nghĩa là "nhân dân", và có sự liên hệ chặt chẽ với thể chế dân chủ. Các nhà khoa học chính trị đã đồng thuận với nhau rằng nơi đâu có dân chủ, thì ở đó có thể sẽ có chủ nghĩa dân túy.
Nguồn:https://thongluan2016.blogspot.de/2018/05/vo-van-thuong-ban-ve-chu-nghia-dan-tuy.html

2. Theo tự điển Duden (21. Auflage) giải thích thuật ngữ Populismus ( CNDT tiếng Đức) này là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng. Trong ngôn ngữ hàng ngày, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ trích đảng phái nào đó và một vài chính trị gia. Đặc biệt là ở Âu Châu thuật ngữ này được sử dụng để chỉ trích các đối thủ chính trị thao tác và lợi dụng người dân số cho mục đích riêng của họ. Họ bị buộc tội muốn giành phiếu của cử tri với những lời hứa trống rỗng, hoặc không thực tế, và bị cho là chỉ vì quyền lực, thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trị của đất nước, thiếu tính bền vững cho các mục tiêu chính trị và thiếu các giải pháp cho những vấn đề hiện tại. Der Duden (21. Auflage) erklärt den Begriff als opportunistische Politik, die „die Gunst der Massen zu gewinnen sucht“. In der Umgangssprache ist dies ein häufiger Vorwurf an bestimmte Parteien und einzelne Politiker. Besonders in Europa verwenden ihre politischen Gegner den Ausdruck als Kampfbegriff (Schlagwort), um eine Manipulation und Instrumentalisierung der Bevölkerung für eigene Zwecke zu kritisieren. Sie werfen ihnen vor, mit leeren oder unrealistischen Versprechungen Wählerstimmen gewinnen zu wollen, und sagen ihnen dabei oft persönliches Machtstreben, mangelnde Verantwortung für die politische Zukunft des Landes, fehlende Nachhaltigkeit der politischen Ziele und fehlende Lösungen für aktuelle Probleme nach. https://de.wikipedia.org/wiki/Populismus

Để dể hiểu hơn vê Chủ nghĩa dân túy (populismus), một cách giản dị, nó là một khuynh hướng chính trị, xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 ở Texas Hoa kỳ vào những năm 1889/1890, đưa đến việc thành lập một đảng có tên " die People’s Party"  với 400.000 thành viên phần lớn là các chủ nông trại, tranh đấu quyền lợi cho giai cấp nông dân. Đó là một phong trào chính trị mới chú trọng đến lợi ích, tính thuần văn hóa và tình cảm tự phát của những người dân bình thường, trái ngược với những người thuộc tầng lớp đặc quyền tư bản. Để đạt được mục đích, các phong trào dân túy thường dùng hình thức nói chuyện trực tiếp để lấy ý kiến của số đông - bằng cách thông qua các buổi họp đại chúng, họ trưng cầu dân ý qua các hình thức dân chủ trực tiếp - Mà không cần quan tâm lớn đến việc phân chia quyền hạn, quyền lợi của thiểu số.
Ngày nay, các nguyên thủ hay các nhà lãnh đạo các đảng phái dùng nó như một chiến lược tấn công các cấu trúc về dân chủ, xã hội... Sở dĩ người dân ở các quốc gia dân chủ đang cố gắng nói lên những khuyết điểm và lên án sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy là vì họ quý trọng dân chủ và muốn bảo vệ dân chủ khỏi sự độc hại và mị dân của các nhà lãnh đạo dân túy. CNDT không phải chỉ xuất hiện của các phe hữu mà các phe cánh tả cũng dùng nó để tấn công các đảng cánh hữu trong các thời kỳ tranh cử như Cộng hòa Liên Bang Đức. Die Linkspartei. PDS (Partei des Demokratischen Sozialismus) là một đảng cánh tả hợp nhất giửGregor Gysi, một luật sư xuất thân từ đảng cộng sản Đông Đức và Oskar Lafontain, một cựu Thủ tướng Tiểu Bang Saarland và từng là chủ tịch đảng Xã hội Dân Chủ SPD (1995 bis 1999), một đảng lớn từng cầm quyền sau đảng CDU. Chủ nghĩa dân túy đều được cánh hữu - Rechtspopulismus lẩn cánh tả - Linkspopulismus, sử dụng nó như một vũ khí khi tranh cử và lôi kéo dân sau khi thắng cử. CNDT của cánh tả (Linkspopulismus) thường thấy ở các nước như Mỹ Latinh như: Argentinien, Bolivien, Brasilien, Chile, Ecuador, Guyana, Peru, Uruguay und Venezuela. Những lãnh tụ thuộc khuynh hướng dân túy của cánh tả nổi tiếng như: Tổng thống  Juan Evo Morales Ayma  (Bolivien), Cựu Tổng thống Rafael Vicente Correa Delgado (Ecuador), Cựu Tổng Thống Fernando Armindo Lugo Méndez(Paraguay) và cố Tổng Thống Hugo Rafael Chávez Frías (Venezuela).

Ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban tuyên giáo đảng cộng sản VN đang nỗ lực tố cáo và lên án sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy không khác gì "vừa ăn cướp vừa la làng". Bản thân bác và đảng csVN đã dùng chiêu trò mị dân từ nhiều thập niên qua, hết đóng tuồng này tới tuồng kia, hết dùng CNCS, tới CN Marx Lenin bách chiến bách thắng, rồi đến thần tượng HCM, Tư Tưởng khống HCM, đảng csVN đang dùng những ảo giác về thiên đường XHCN, một xã hội công bằng, không có cảnh người bóc lột người (?!), Hòa giải hòa hợp....để lôi cuốn những người dân kém tri thức chạy theo những ảo giác đó, để rồi nhân dân cả nước đều được ăn bánh vẻ khổng lồ của bác và đảng từ năm này qua năm kia.

CNDT của phe cánh tả đang được Ban Tuyên Giáo sử dụng từ ngày bác hù xuất hiện trong ngày 2.9.1945 tại quảng trường Ba Đình để mị dân bằng thành tích đánh người quốc gia để cướp lấy một nước VN đã có độc lập của chính phủ Trần Trọng Kim để thành lập nước VNDCCH. Bác hù cũng như tên đầu trộm đuôi cướp Võ văn Thưởng đang dùng tất cả mọi xảo trá để che đậy các tội ác của ĐCSVN bằng cách chỉ trích chính cái mà đảng csVN đang dở trò với đồng bào của mình.

Nói về việc mị dân thì trên thế giói này không ai có thể qua mặt được đảng csVN tài diển xuất của Võ văn Thưởng khá tuyệt vời và tinh vi, giống như tuồng cải lương mà bác hù đã từng đóng trong màn chậm nước mắt khi tự phê về cái sai của việc thi hành CCRĐ năm 1953-1956.


Nếu nói về  việc áp dụng CNDT trong chính trường VN thì phải nói đến tài nghệ phong phú của bác hù và đảng csVN, cái hay của đảng csVN là biết phối hợp Dân Túy chung với bạo lực để đạt mục tiêu, bác và đảng không chừa một th đoạn nào để có được điều mong muốn. Đảng cs cũng đừng nên quên câu nói của Tổng thống Abraham Lincoln Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người”.

Người đứng đầu Ban Tuyên Giáo, tức bộ máy tuyên truyền mị dân của đảng cs, đúng ra không nên cảnh báo về CNDT đang bộc phát, mà nên cảnh báo:về việc thực phẩm độc đang tràn lan trên thị trường đến mức báo động gây mầm bệnh ung thư trong dân đang lên cao, nên cảnh báo về mức độ sát hại ngư dân của các Tàu lạ trong vùng biển VN, cảnh báo về sự suy nhược tinh thần yêu nước của người dân VN trước việc Trung Quốc xâm lăng các biển đảo VN, nên cảnh báo về nạn tham nhũng đang phá hoại NSNN - làm suy sụp nền kinh tế quốc dân, cảnh báo về nợ công đang đụng trần, cảnh báo nạn trộm cắp, đỉ điếm, nghiện ma túy..bạo lực học đường, nạn cung cấp thuốc giả từ ngay các CTy cung cấp dược phẩm cho BYT, cảnh báo quốc nạn xài bằng giả trong đảng và các cán bộ đảng từ thượng tầng xuống tới hạ tầng, cảnh báo về hàng trăm thứ thuế phí  đang vặt lông vịt người dân đến mức có thể xảy ra một sự bùng nổ của giai cấp bị trị trong bất cứ thời điểm nào..., có nhiều việc cần cảnh báo thì ông Võ Văn Thưởng lại không làm, lại đi bỏ công ra viết bài chỉ trích CNDT của các phe cánh hữu (?!).


Tóm lại: thay vì dành thời giờ cảnh báo về CNDT bộc phát nơi cánh hữu thì ông VVT nên soi gương lại chính mình để có những cảnh báo họp thời hợp với trào lưu văn minh nhân loại và phù họp với ý dân hơn, như là công nhận sự bất tài của ĐCSVN trong việc áp dụng mô hình Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng XHCN - một cái quái thai đang làm trì trệ nền KT Quốc Dân, cảnh báo đảng về sự bất tài trong việc huy động sức mạnh toàn dân và lãnh đạo đất nước...Tốt nhất là ông Võ văn Thưởng nên viết bài khuyên đảng cs nên rút lui ra khỏi vị trí độc tôn nơi chính trường VN, đừng nên làm hòn đá cản trên con đường thăng hoa của đất nước và dân tộc.

Hậu duệ VNCH Lý Bich Thủy, 25.5.2018