Tổng kho Long Bình là một kho vũ khí nằm ở Biên Hòa, Đồng Nai, được Mỹ xây dựng từ giữa năm 1965. Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24 km², nằm cách Sài Gòn khoảng 20 km về phía đông, cách thành phố Biên Hoà khoảng 7 km. Tổng kho Long Bình là nơi đặt Bộ tư lệnh dã chiến II và Bộ tư lệnh Hậu cứ số 1 của Mỹ, nơi đây cũng là kho dự trử bom, đạn lớn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. 

Quân đội Mỹ  tiến hành xây dựng Tổng kho dự trữ nằm ở vị trí chiến lược Long Bình - một địa điểm quan trọng vừa thuận lợi cho việc tiếp nhận quân dụng và đạn dược đến từ phi trường Biên Hòa và quân cảng Sài Gòn, đồng thời cũng có thể tiếp tế nhanh chóng cho cả 4 vùng chiến thuật và Biệt khu Thủ Đô.

Tổng kho Long Bình có những nhà kho xây hình khối chữ nhật (30m x 25m x 5,5m), cửa thép có khóa sắt và những ụ đất dày từ 4 mét đến 5 mét ở xung quanh..

Một góc tổng kho Long Bình năm 1969 nhìn từ  trên máy bay. Đây là một hậu cứ dùng để dự trử quân trang quân dụng đủ loại, nằm gần Biên Hòa, Đồng Nai, được Mỹ xây dựng từ giữa năm 1965, có diện tích khoảng 24 km2.

Đường vào tổng kho Long Bình, 1968. Căn cứ này là nơi đặt Bộ tư lệnh dã chiến II và Bộ tư lệnh Hậu cứ số 1 của Mỹ và cũng là kho bom đạn lớn nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Các nhà kho chứa đạn dược ở tổng kho Long Bình. Trong tổng kho có hai khu kho quan trọng là khu kho đồi 50 và đồi 53 với hàng trăm nhà kho. Các nhà kho đạn được xây đặc biệt kiên cố với hình khối chữ nhật (30 mét x 25 mét x 5,5 mét), cửa thép có khóa sắt và nhũng ụ đất dày từ 4 mét đến 5 mét ở xung quanh.

Tháp canh và hàng rào bảo vệ bên ngoài khu nhà kho đạn dược. Tổng kho được canh phòng rất chặt chẽ với các lô cốt, giao thông hào, xung quanh được bao bọc từ 7 đến 12 lớp rào kẽm gai, kết hợp gài mìn và lựu đạn. Những lô cốt tiền duyên đặt cách nhau từ 30 mét đến 40 mét.

Khu doanh trại bên trong tổng kho Long Bình. Tổng kho là nơi làm việc của 60.000 nhân viên, tương đương quy mô dân số một thị trấn lớn của Mỹ.











Là kho dự trữ chiến lược nên Tổng kho Long Bình có đủ mọi thứ quân dụng và đạn dược đủ loại phục vụ cho nhu cầu quân sự trong cuộc chiến tự vệ ở miền nam.

Trong TK Long Bình người ta có thể tìm thấy cái to như máy bay trực thăng, xe tăng thiết giáp đến cái nhỏ như khẩu súng tiểu liên AR-15, quả lựu đạn hay phụ tùng để thay thế cho bất cứ bộ phận nào được xử dụng cho nhu cầu chiến trường cho đến những bộ quân phục; đủ loại từ bom đạn cho đến những Ration (khẩu phần ăn) cho binh lính đi hành quân lâu ngày, như những gói cơm sấy, bao thuốc lá, hộp đồ ăn như, thịt, đồ ngọt tráng miệng....thuốc bôi chống vắt, đều có đầy du.

SỐ LƯỢNG ĐẠN DƯỢC TRONG NHỮNG NĂM MỸ THAM CHIẾN Ở VN.

Theo các tài liệu thống kê cho biết: Lượng đạn dược được chuyển đến Việt Nam trung bình khoảng 40.000 tấn/tháng, trong năm 1966, 

Một năm sau số lượng đã tăng lên gần gấp đôi, vào khoảng 75.000 tấn/tháng vào năm 1967 vì nhu cầu chiến trường gia tăng.

Đầu năm 1968 số lượng vận chuyển đã tăng lên đến 90.000 tấn/tháng, đến giữa năm 1968 số lượng đã vượt quá 100.000 tấn/tháng. Số lượng đạn dược giảm dần và chấm dứt sau hiệp định Paris 1973 được ký kết.

Với khối lượng hàng hóa lưu trữ trong kho lên đến hàng chục triệu tấn, TK Long Bình trở thành kho dự trữ chiến lược lớn nhất ngoài nước Mỹ của quân đội Hoa Kỳ và được điều hành bằng máy tính IBM 360/50- một trong những hệ thống máy tính tối tân nhất thời đó.

SAU HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

Sau hiệp định Paris được ký kết, TK Long Bình được bàn giao lại cho VNCH điều hành cho đến đầu tháng 4/1975.

Theo các tài liệu lưu trữ cho thấy: Tháng 2.1973, quân lực VNCH đã sử dụng 78.000 tấn bom đạn - nghĩa là gần bằng những tháng cao điểm khi còn quân Mỹ. Trong cả năm 1973, VNCH sử dụng 326.000 tấn bom đạn, nhiều nhất từ trước đến lúc ấy.

Tuy nhiên, số lượng trog kho giảm dần theo tiền viện trợ của Mỹ,  từ 1,4 tỷ USD/ năm xuống 700 triệu, rồi 300 triệu USD/ năm 1975, lượng hàng hóa viện trợ cũng giảm sút nhanh chóng.

Theo hồi ký của TS Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá thân cận của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì từ năm 1973 trở đi, lượng quân trang quân dụng, đạn dược dự trữ trong TK Long Bình chỉ đủ bảo đảm cho quân đội chỉ còn 3 tháng thay vì 6 tháng như trước đây.

Sau khi miền nam rơi vào tay Bắc cộng, hiện nay, kho Long Bình nằm trong Trung đoàn 31, thuộc Sư đoàn 309, Quân đoàn 4. Mặt phía tây, tây nam giáp Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp AMATA, siêu thị Big C. Phía Bắc là tiểu đoàn trực chiến (cũng thuộc trung đoàn 309), Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp. Phía đông là hướng ra Vũng Tàu, gần đó là Trường Sĩ quan Lục quân 2.

VỤ PHÁ HỦY KHO ĐẠN Ở LONG BÌNH NGÀY 30.4.1976

 Đêm 29 rạng ngày 30.4. 1976, chúng tôi gồm bốn người xuất phát từ bốn địa diểm khác nhau rồi cùng gặp mặt bên ngoài một trại nuôi bò ở Hố Nai (là nơi đã kể ở đoạn trước). Chúng tôi chia làm hai nhóm đi cách xa nhau, vừa đủ tầm nhìn trong bóng đêm để toán sau thấy toán trước mà VC không biết chúng tôi có "cái đuôi" bám sau lưng. Anh M và tôi đi trước với bao đồ nghề gồm kềm cắt, vài nắm xôi, bình nước uống, một cái đòn tre dài, một bao bố rách để bao tay vì theo giao hẹn của gã bộ đội đêm nay hắn chỉ bán dây kẽm gai mà thôi. Hai người lén đi theo sau là BĐQ N ở Thủ Đức và BĐQ T ở Bình Chánh, sáu cốt (ống) mìn và "phụ tùng" kèm theo được hai anh cột chặt nằm hàng ngang ngay sau lưng, bên ngoài mặc áo rộng thùng thình. Hai chúng tôi đi đầu đưọc một lúc thì gặp gã bộ đội quen đứng đón với cái đèn pin, lúc đó khoảng 9 giờ tối. Vưà thấy mặt hắn đã la lớn: "Khẩn trương lên ! Chúng mày vào trễ thế. Bọn chúng nó đến trước "ăn" cả rồi. Chả còn bao nhiêu đâu" ! Gã bộ đội vưà càu nhàu vưà dắt chúng tôi đến vài ba nơi để chỉ từng đống bùi nhùi dây kẽm gai nằm dập vùi trong cỏ, hai người phiá sau vẫn lặng lẽ bám sát chúng tôi. Gã bộ đội tay cầm cây gậy tre đập đập vào đống kẽm gai vưà nói rõ: "Mấy đống này hơi rối rắm, chịu khó mà gỡ nhé. Tao tính một đồng một cân thôi". Anh M hỏi lại: "Thế sớm mai anh vác theo cân gặp ở chuồng bò à"? Hắn cắt ngang: "Cân kéo chó gì. Tao nhìn biết ngay bao nhiêu cân vì đêm nào chả bán"! Hắn nói tiếp: "Này ! Mai chúng mày phải ra sớm hơn. Bảy giờ sáng chúng tao phải lên ô tô đi Sài Gòn để "diễu binh" đấy"! Nói xong hắn xách đèn pin chạy biến vào bóng tối.

 Anh M cẩn thận rảo bước một vòng rộng chung quanh để chắc chắn không có ai ở gần. Khoảng 20 phút sau thì hai BĐQ N và T mới thận trọng tiến tới gặp chúng tôi. Anh M bảo tôi ngồi tại chỗ vưà gỡ kẽm gai vưà quan sát động tĩnh, nếu gã bộ đội quay lại hỏi thì nói lớn tiếng hơn bình thường, cứ nói anh ấy đi gỡ kẽm gai ở đống khác. Tôi ngồi đó một mình trong đêm vắng, vài con đom đóm lập loè nhảy múa bên những lùm cây. Với cái đèn pin đạp dưới chân, tôi ngồi cặm cụi cầm chặt cáí kềm để tháo, gỡ những chỗ rối, cố hạn chế cắt ngắn vì sợi kẽm càng dài còn có giá. Thỉnh thoảng tôi đứng lên nhìn chung quanh rồi lại ngồi xuống với công việc, trong ngực tôi quả tim đập dồn dập liên hồi vì trong đầu cứ lo lắng nghĩ tới ba đồng đội đang loay hoay với bó thuốc nổ bên trong một kho đạn. Đây là lần hồi hộp và sợ hãi nhiều nhất mà tôi từng trải qua, sợ hơn cả các lần nằm dưới mưa đạn của VC ở Hạ Lào và Quảng Trị.


 Sau đây là diễn tiến do anh M kể lại từ lúc ba người vác "đồ nghề" đi tới mục tiêu là cái "k": Lúc đến được các bãi chưá đạn, anh M và N thì nằm ngoài con đường đất chờ đợi (gần chiếc xe cháy), riêng anh T thì nằm dài xuống sát bên ngoài bờ đất của ụ chưá đạn để nối các cốt mìn, kíp nổ, hộp kích hoả và đồng hồ liền vào nhau (hộp kích hoả do anh T tự "chế" từ một đồng hồ điện tử đeo tay). Sau đó anh nằm ngửa ôm bó mìn rướn người nhích dần vô bên sâu trong ụ chưá đạn 155 ly. Khoảng 10 phút sau anh bò ra rồi cả ba cùng hối hả chạy trối chết về chỗ tôi ngồi.

 Bốn người chúng tôi ngay lập tức cùng xúm vô tháo, cắt vv rồi quấn lại được một vòng dây kẽm gai nặng hơn 60 kg. Anh M thúc giục hai anh N và T mau chạy theo đường cũ về hướng Hố Nai, dọc đường nếu xui xẻo gặp bộ đội chặn đường thì cứ nói đi "mờ sờ" (mua sắt) nhưng bị lạc. Hai anh vội vàng đứng lên, tay cầm hai ống sắt dài làm vũ khí rồi biến mất trong bóng tối.

 Bốn giờ sáng, tôi và anh M hai người khiêng khoanh kẽm gai tà tà đi về hướng cũ. Khoanh kẽm gai cứ đong đưa qua lại theo nhịp bước chân làm chúng tôi chẳng dám đi mau. Cả hai chúng tôi đều ướt đẵm mồ hôi, bàn tay thì rướm máu và đau rát vì bị cắt ngang cắt dọc. Đi phiá sau nhìn cái lưng đẵm ướt của anh M làm tôi cảm thấy thương mến, kính phục anh hơn lúc nào hết. Không biết anh đang nghĩ gì, còn tôi thì cứ nghĩ đến đoạn đường dài mà mình và đồng đội sẽ tiếp tục chiến đấu khi cộng sản vẫn còn trên quê hương Việt Nam.

 Gần 9 giờ sáng hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1976, chúng tôi ngồi uống cà phê ở bốn bàn khác nhau như người xa lạ trong một quán nhỏ bên ngoài ga Hố Nai. Bỗng một tiếng nổ lớn từ phiá xa vang lên làm mọi người trong quán nhốn nháo. Ngay sau đó hàng loạt tiếng nổ chát chuá kèm theo. Chúng tôi cũng giả bộ chạy ra ngoài lẫn lộn với đám đông đang hoảng hốt, mọi người đưa tay chỉ về hướng một cột khói đen bốc cao trong khi tiếng nổ vẫn không ngớt vang động. Dọc theo đường lộ, xe cộ đều ngừng lại, tiếng người la hét khắp nơi và bóng người chạy tìm chỗ nấp ở những nơi mà họ tin rắng có thể an toàn. Có ai đó hớn hở la lên: "Tới rồi ! Tới rồi ! Phe ta về rồi" ! Xa xa, một đoàn người đông đúc đang bị VC tập trung đi diễu hành "mừng ngày 30 tháng 4" cũng bỏ chạy tán loạn. Các tấm băng rôn khẩu hiệu, cờ đỏ vv bị vứt nằm chỏng chơ dọc theo con đường, vài cái nón cối nằm lăn lóc bên vỉa hè trong lúc tiếng nổ vẫn ầm ầm từ xa vọng đến.

Theo lời kể của Biệt Động Quân Đỗ Như Quyên nguồn: https://hung-viet.org/a14633/vu-pha-no-kho-dan-long-binh-ngay-30-thang-4-nam-1976



Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 30 August 2024