Powered By Blogger


NGUYỄN AN KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỬ CẤM THÀNH


Chuyện ít ai biết về cung điện nguy nga đồ sộ còn gọi là " Tử Cấm Thành" tại thủ đô Bắc Kinh được một người Việt Nam vẽ kiểu và chỉ huy xây cất.

Tử Cấm thành (紫禁城) Bắc Kinh, Trung Hoa hay Cố Cung (故宮) (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Hoa gồm 24 vị vua. Cố Cung, là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, tọa lạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Hoa. Khách du lịch quốc tế không ngớt tới đó thăm viếng, trầm trồ khen ngợi, nhưng ít ai biết rằng công trình đó do một người Việt Nam vào thời nhà Minh, đó là Nguyễn An là trưởng công trình xây cất cung điện nguy nga nầy. 

Một số bài báo và sách vở của Trung Hoa và Đài Loan cung cấp tư liệu cho chúng ta về Nguyễn An như: “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm thái giám Nguyễn An, người An Nam” đăng trên tuần san sử địa Cái Thế, xuất bản ngày 11-11-1947 tại Thiên Tân. “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Đại Bắc Kinh” đăng trên nhật báo Tiến Bộ ngày 2-2-1950 tại Thiên Tân. “Sự đóng góp cho Trung Hoa của người Giao Chỉ đời Minh” trích trong tạp chí Học Nguyên của Hồng Công và sau này được đưa vào sách “Minh sử luận tùng” xuất bản tại Đài Loan.

TẠI SAO ÔNG NGUYỄN AN CÓ MẶT Ở BẮC KINH??

Năm 1407, Trương Phụ, tướng của nhà Minh đem quân sang nước ta, lúc đó gọi là An Nam, với danh nghĩa giúp nhà Trần đánh nhà Hồ, bắt được cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương giải về Trung Hoa (Hồ Quý Ly bị an trí ở Quảng Tây, còn Hồ Hán Thương nhờ giỏi về binh khí, được cho làm quan, năm 1445 thăng đến chức Công Bộ thị lang, tương đương Thứ trưởng Bộ Công nghiệp ngày nay). Theo lệnh của Minh Thành Tổ, Trương Phụ khôi phục lại tên Giao Chỉ của nước ta như đời Hán, và tuyển chọn nhân tài có học vấn 9.000 người, cùng với 7.700 người có tay nghề giỏi đưa về Trung Hoa để xây dựng kinh đô. Ngoài ra, ông ta còn chọn một số thanh thiếu niên thông minh, tuấn tú, đưa về Nam Kinh đào tạo thành thái giám để phục vụ trong cung. Trong số đó có một vài người tài giỏi, nổi bật là : Phạm Hoành, Vương Cẩn và Nguyễn An. Đó là duyên cớ khiến Nguyễn An đến triều đình nhà Minh, thân cận với hoàng đế Minh triều và được tin dùng nhờ kiến thức và tài năng siêu việt. Thái giám người Giao Chỉ là một thế lực đáng kể tại triều đình nhà Minh. Phạm Hoành là người chủ trì việc xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An Tự ở tây nam Bắc Kinh với kinh phí 70 vạn lạng bạc. Vương Cẩn (còn có tên Trần Vũ) là thái giám giả bị phát hiện nhưng vua miễn tội chết, còn ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc. Nguyễn An được các vua Thành Tổ, Anh Tông tin dùng, giao cho trọng trách xây dựng Tử Cấm Thành - Bắc Kinh.

Để hiểu hơn về công việc của Nguyễn An, ta điểm qua một chút về sử đời Minh. Năm 1368 Chu Nguyên Chương diệt nhà Nguyên, lên ngôi hiệu là Minh Thái Tổ, đóng đô ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Minh Thái Tổ băng hà, thái tử mất sớm, thái tôn (cháu đích tôn) lên ngôi hiệu là Huệ Đế, năm 1399 bị Yên Vương Chu Lệ là con thứ của Chu Nguyên Chương cướp ngôi. Chu Lệ lấy hiệu là Minh Thành Tổ, năm 1421 dời đô về Bắc Bình là kinh đô cũ của nhà Nguyên, đổi tên là Bắc Kinh, rồi giao Nguyễn An trông coi việc kiến thiết đô thành. 

Sách “Kỷ niên lịch sử Bắc Kinh” chép rằng đời vua Minh Anh Tông có hạ lệnh cho thái giám Nguyễn An xây dựng chín cửa thành lầu Bắc Kinh và làm đốc công xây dựng tường thành Bắc Kinh. Sách “Thủy Đông nhật ký” của Diệp Thịnh đời Minh ghi rằng: “Nguyễn An, cũng gọi là Á Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng thành trì Bắc Kinh và chín cửa thành lầu, hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ ở Bắc Kinh và nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương, đều có nhiều công lao to lớn. Các nhân viên thuộc hạ của Nguyễn An ở Bộ Công chẳng qua chỉ là những người thừa hành phận sự, thực hiện những công trình do Nguyễn An quy hoạch, thiết kế ra đó thôi”. Trong 9 cửa thành lầu nói trên, ngày nay còn tồn tại cửa Chính Dương còn gọi là Tiền Môn ở phía nam quảng trường Thiên An Môn. Còn 2 cung, 3 điện là một quần thể kiến trúc to lớn của Cố Cung Bắc Kinh. Hai cung là Càn Thanh Cung và Khôn Ninh Cung. Ba điện là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân xây lần đầu hoàn thành năm 1420 (đời Minh Thành Tổ) nhưng qua năm sau bị sét đánh cháy rụi. Mãi 20 năm sau, đến đời vua Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) mới sai Nguyễn An thiết kế xây dựng lại. Sách “Chính Thống thực lục” ghi: “Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), hai cung, ba điện xây dựng hoàn thành, nhà vua ban thưởng cho Thái giám Nguyễn An và Tăng Bảo mỗi người 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền”. (Ba điện này đến năm 1557 bị cháy một lần nữa, thiệt hại nặng nề, đời Gia Tĩnh thứ 38 (1559) được khởi công xây dựng lại, 3 năm sau hoàn thành, đến 1645 - đời Thuận Trị năm thứ 2 nhà Thanh - được đổi tên thành điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa như ngày nay). Tháng 4 năm sau (1442), vua Anh Tông ra lệnh cho đội quân xây dựng của Nguyễn An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay. Năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) đời Cảnh Đế, sông Hoàng Hà tại vùng Trương Thu, Sơn Đông, bị vỡ đê, triều đình lại cử Nguyễn An đi trị thủy, không may ông bị bệnh mất trên đường công tác. Mặc dù giữ cương vị quan trọng, công lao to lớn, nhưng ông sống thanh bạch, khi mất trong nhà không có tới 10 lạng bạc, tài năng và phẩm hạnh thanh cao của ông khiến người đương thời rất khâm phục và cảm mến.

THÂN THẾ NGUYỄN AN

Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh và công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Quê của ông vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Hoa). 

Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác" cung vua Trần. Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Hoa). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám. 

Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh. 

Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. 

Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: "Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu. Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc rất lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý. 

Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Hoa. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới. 

Sử Tàu nói về Kiến trúc sư trưởng Bắc Kinh

Minh sử quyển 304 - Liệt truyện 192 - Hoạn quan nhất chép về ông rất ngắn (sau Trịnh Hòa, Hầu Hiển, Kim Anh, Hưng An, Phạm Hoằng, Vương Cấn), nhưng có đề cập tới việc xây dựng thành trì, cung điện, các sở quan tại Bắc Kinh cũng như trị thủy như sau: 阮安有巧思,奉成祖命營北京城池宮殿及百司府廨,目量意營,悉中規制,工部奉行而已。正統時,重建三殿,治楊村河,並有功。景泰中,治張秋河,道卒,囊無十金。 (Nguyễn An hữu xảo tư, phụng Thành Tổ mệnh doanh Bắc Kinh thành trì cung điện cập bách ti phủ giải, mục lượng ý doanh, tất trúng quy chế, Công bộ phụng hành nhi dĩ. Chính Thống thì, trùng kiến tam điện, trì Dương Thôn hà, tịnh hữu công. Cảnh Thái trung, trì Trương Thu hà, đạo tuất, nang vô thập kim).


Như vậy, từ vẽ đồ án thiết kế, đào tạo nhân lực, đến chỉ đạo thi công ông đều tham gia. Công việc của ông làm chính là kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng, ở thời đại ngày nay. Ông xứng đáng là kiến trúc sư trưởng của thành Bắc Kinh lúc đó. Năm Chính Thống thứ hai (1437), ông xây dựng Thành nội tức là Hoàng thành (thêm hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ, và dinh thự công sở các ty), Thành ngoại với 9 cửa kinh sư: cửa Chính Dương (có 1 chính lầu và 3 gian Nguyệt thanh lâu), và các cửa: Sùng Văn, Tuyên Vũ, Triệu Dương, Phụ Thành, Đông Trực, Tây Trực, An Dinh, Đức Thắng (mỗi cửa này đều có 1 chính lầu và 1 Nguyệt thanh lâu (lầu ngắm trăng)). Công việc trên được ông chỉ huy thực hiện hoàn thành trong hơn hai năm, rút ngắn tiến độ được gần một năm, mà lại chỉ dùng hết một vạn nhân lực để thi công. Tháng 3 năm Chính Thống thứ 5 (1440), ông lại được nhà vua giao cho 7 vạn thợ và lệnh cho xây dựng và trùng tu ba điện: Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân, cùng hai cung: Càn Thanh, Khôn Ninh (hai cung, ba điện này được xây xong năm 1420, nhưng năm 1421 lại bị sét đánh hư hại). Đến tháng 10 năm sau (1441) thì công việc này xong, vua nhà Minh thưởng cho Nguyễn An: 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấn thóc và 1 vạn quan tiền. Đến tháng 10 năm Chính Thống 10 (1445), ông lại được giao xây dựng lại tường thành Bắc Kinh, vốn trước bên ngoài xây bằng gạch nhưng ở trong đắp đất nên hễ mưa là sụt.


Nguyễn An xây dựng các công trình trị thủy hệ thống sông Hoàng Hà


Những trận lụt lớn trên sông Hoàng Hà vào các năm 1444 - 1445, vua nhà Minh đều tín nhiệm cử ông đến hàn khẩu đê điều ở những nơi xung yếu nhất, chỉ đạo xây dựng lại các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Nguyễn An còn trị thủy con sông Tắc Dương ở thôn Dịch, nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương. Ông đích thân chỉ đạo đào đắp các công trình thủy lợi rất lớn. Năm Chính Thống thứ 14 (1449), Nguyễn An được cử đi tuần tra tuyến kênh đào từ Thông Châu đến Nam Kinh. Năm 1453, niên hiệu Cảnh Thái thứ tư, đời vua Minh Đại Tông (Cảnh Đế) (1450-1456), sông Trương Thu ở Sơn Đông vỡ đê, tu sửa mãi không xong, ông lại được vua nhà Minh cử đến đó để trị thủy rồi mất ở dọc đường.



Thượng lưu của Hoàng Hà - Ảnh minh hoạ


Nguyễn An là người hết lòng vì công việc, tận tụy, cần mẫn, thanh bạch, liêm khiết, trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: đừng xây lăng mộ cho ông như những người có công thời ấy thường làm, mà nên đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân bị lụt ở Sơn Đông, những nơi ông đang đi mà chưa tới.


Đánh giá và nghiên cứu của hậu thế về Nguyễn An


Nhà sử học Trương Tú Dân từng làm việc tại Thư viện Bắc Kinh, có điều kiện khảo cứu về Nguyễn An và đã từng sang Đài Bắc tập trung tài liệu để viết sách về Nguyễn An, nhận xét: "Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An - A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên."


Từ năm 1953, các nhà sử học Việt Nam Đào Duy Anh sang thăm Trung Hoa, đến Thư viện Bắc Kinh thu thập sử liệu Việt Nam, trong đó có các tài liệu về Nguyễn An.


Các công trình do Nguyễn An thiết kế và xây dựng ở Trung Hoa


Cửa Chính Dương, còn gọi là Tiền Môn, ở phía Nam quảng trường Thiên An Môn, ngày nay vẫn còn tồn tại, là cửa chính trong 9 cửa của Ngoại thành (thành ngoài) đều do ông xây dựng năm 1437 - 1439.
Ba điện Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân, được xây năm 1417 - 1420, trùng tu 1440 - 1441, đến triều đại nhà Thanh được đổi tên lần lượt thành Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa.
Hai cung Càn Thanh cung và Khôn Ninh cung, được xây năm 1417 - 1420, trùng tu năm 1440 - 1441.
Dinh thự công sở các cơ quan triều đình: phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay.


Thành trì Bắc Kinh thời đó có chu vi 68 dặm. Những năm Vĩnh Lạc (Minh Thành Tổ (1403-1424)) và Tuyên Ðức (Minh Tuyên Tông (1426-1435)) được xây phía ngoài bằng gạch, nhưng bên trong tường thành vẫn còn làm bằng đất, nên gặp phải khi mưa dầm lụt lội, tường thành thường hay sụp đổ. Nguyễn An xây dựng, tu sửa lại cả phía trong và phía ngoài, tường thành Bắc Kinh từ đó cao đến 3 trượng 5 thước (dưới triều nhà Minh mỗi thước dài 31,1 cm, nên 3 trượng rưỡi tức là bằng 10,885 m), nền tường thành dày 6 trượng 2 thước (19,280 m), mặt thành rộng 5 trượng (15,550 m).

Số liệu thực tế:
  • Diện tích: 250.000m2
  • Chiều rộng hào: 54m
  • Chiều cao tường: 10m
  • Số công trình: 800
  • Số phòng: 8.886
  • Nhân lực: ước tính 1.000.000
Nơi đây được xây dựng từ thế kỷ 15 và 16 bằng những tảng đá khổng lồ và được chạm khắc hình hoa văn. Trong đó có những tảng đá nặng hơn 220 tấn, thậm chí còn hơn 330 tấn.


NGUYỄN  AN VÀ TỬ CẤM THÀNH


Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà
Nguyễn An quê vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Quốc).


Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác” cung vua Trần. Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Ho). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám.



Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề “và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể”. Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh.

Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng”. Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: “Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu. Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc cực lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một “kỳ nhân”, thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý.
Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới.
Tiến sĩ sử học Quỳnh Cư
CẦN PHẢI VINH DANH ÔNG NGUYỄN AN VỀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỒ SỘ CỦA ÔNG TRÊN ĐẤT
 TRUNG HOA, NGAY TẠI THỦ ĐÔ BẮC KINH


Đúng là trong số chúng ta chưa có nhiều người biết đến một trong  công lao đóng góp của Nguyễn An - những người tài giỏi Việt Nam trong những công trình để đời tại thủ đô của Trung Hoa. Mặc dù nhiều sử sách Trung Hoa thời trung đại như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục” hay những sách như “Kinh kỳ ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ, “Thủy Động nhật ký” của Diệp Thanh… đều ghi nhận công lao của Nguyễn An. Nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn sống vào thế kỷ 18 (1726-1784) cũng đã viết trong cuốn “Kiến Văn tiểu lục” ca tụng tài năng và công lao của Nguyễn An trong việc xây dựng thành Bắc Kinh. Tại Mỹ, trong tập 7 của bộ sách lịch sử Trung Hoa do Đại học Cambridge biên soạn, trong phần viết về triều đại nhà Minh, cũng đã kể rõ vai trò của kiến trúc sư trưởng người Việt Nam là Nguyễn An trong việc xây dựng cung điện Bắc Kinh.

Tuy nhiên, người Trung Hoa đời sau đã không công bằng với Nguyễn An khi cố tình lờ đi chuyện này. Sau này, có một nhà sử học đương đại Trung Hoa tên là Trương Tú Dân đã công bố trên tờ “Ích Thế báo” số ra ngày 11-11-1947 một bài báo với nhan đề: “Thị dân Bắc Kinh nên kỷ niệm Nguyễn An, người An Nam, Thái giám nhà Minh, tổng công trình sư tạo dựng lầu thành Bắc Kinh thế kỷ XV”. Trong đó, sau khi kể các công lao của Nguyễn An, ông nêu rõ: Nguyễn An sống cùng thời với Tam Bảo thái giám Trịnh Hòa (người ba lần sang Tây Dương), đều là những người kiệt xuất trong các hoạn quan, có công với quốc gia không thể phai mờ. Trong khi nói đến Trịnh Hòa, người dân Trung Quốc ai cũng rõ, còn tên của nhà đại kiến trúc Nguyễn An gốc An Nam thì ngay cả học giả, chuyên gia cũng ít ai hay biết, thật là bất công. Do đó với Nguyễn An, không chỉ giới công trình sư ngưỡng mộ mà người dân Bắc Kinh nên uống nước nhớ nguồn, tổ chức kỷ niệm ông. 

Gần đây, Đài truyền hình ZDF của CHLB Đức đã xây dựng bộ phim tài liệu nhan đề “Tử Cấm Thành TrungHoa - bản di chúc của một bạo chúa” đã một lần nữa xác quyết công lao của Nguyễn An. Bộ phim đã cung cấp cho ta thêm một bằng chứng khách quan bằng hình ảnh, nó giúp chúng ta có thêm tài liệu để vinh danh công lao của ông Nguyễn An sòng phẳng trước lịch sử. Để rồi không chỉ chúng ta mà con cháu chúng ta cũng tự hào về những con người tinh hoa của dân tộc.

Tử Cấm Thành Bắc Kinh



Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.

Cố Cung - Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Cung điện nhà Minh và nhà Thanh). Ảnh: Internet

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh -  Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.

Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 8.886 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.
Ba điện lớn trung tâm Tử Cấm Thành: Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa

Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.


Cửa Ngọ Môn 


Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính. Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che.



Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. Các kiến trúc trong Cố Cung chiếu theo tính chất sử dụng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình.
Ngoại triều: là nơi cử hành các đại lễ, chủ yếu bao gồm quần thể kiến trúc lớn: điện Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà (gọi là Tiền Tam điện) trên trục chính và 4 nhóm kiến trúc giáp ngoài đối xứng với nhau.
Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện.
Quần thể này được xây dựng trên đài cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ. Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế.

Cửa Thái Hoà

Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng đế nhà Hán.
Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.

1. Tòa thành lộng lẫy này được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2.

Trước Thiên An Môn và trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định. Tức là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà.

13. Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng lụa dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.

Điện Thái Hoà 

Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.
Điện Thái Hoà. Ảnh: Internet

Hé lộ bí mật trong xây dựng Tử Cấm Thành
Sân Điện Thái Hòa với những phiến đã được chạm khắc hoa văn tinh xảo
Kết cấu bằng những viên đá lớn nặng tới 200 tấn, thậm chí còn tới 300 tấn
Thay vì sử dụng các bánh xe, phu kéo đá đã dùng các xe trượt để 
đưa những phiến đá khổng lồ này từ mỏ đá tới Tử Cấm Thành

Các kiến trúc của Trung Hoa thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1  tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau.

Điện Thái Hòa - kiến trúc trung tâm của Tử Cấm Thành
Điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, bệ rồng trong điện chính là tâm điểm. Người Trung Hoa coi đây là rốn của vũ trụ. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ. 5 con rồng được thiết kế cuộn tròn xung quanh phần lưng và tay ngai.

Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.
Trong điện Thái Hoà có 6 cây cột giữa sơn son thếp vàng với hình những con rồng vàng lượn khúc. Ở trần nhà, trên đầu 6 cây cột được thiết kế tạo dáng như hình 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác và trên cùng vẽ hình 1 con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, phía trước là 1 khối thủy tinh hình tròn.
Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng. Đằng sau ngai vàng là chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công…Nếu cho điện Thái Hoà là trung tâm của Tử Cấm Thành, thì bệ rồng phải là trung tâm của trung tâm.
Trang trí ở điện Thái Hoà phần lớn là hoa văn hình rồng. Người Hán coi rồng là tượng trưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong giới học giả Trung Quốc, đối với rồng có nhiều giả thiết khác nhau. Người cho rồng là hình tượng tổng hợp của nhiều con vật, như: rắn, cá, trâu, bò, chim muôn…Người cho rồng là hình tượng của  mây mưa, sấm chớp. Cũng có người cho rồng là hình tượng của khủng long và cá sấu hợp lại…
Thực ra, cho đến nay, người ta chưa kết luận được rằng rồng là loài vật như thế nào nhưng rồng vẫn luôn được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng. Từ khi Hán Vũ Đế tự nhận mình là con rồng thì các hoàng đế Trung Hoa sau đó đều tự coi mình là rồng, là con trời, được Thượng Đế phái xuống trần gian để trông coi trăm họ.

Do đó, cung điện vua ở gọi là Long cung, quần áo vua mặc gọi là Long bào, ghế vua ngồi gọi là Long kỷ, các đồ dùng của vua đều chạm trổ hoa văn hình rồng và các hoa văn trang trí trong cung điện nhà vua đâu đâu cũng mang hình rồng. Con đường chính nhà vua đi có lát 9 phiến đá lớn, trên mặt chạm trổ 9 con rồng, biểu tượng của Cửu trùng đài.
Ở điện Thái Hoà, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, người ta cộng lại tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế.

Điện Trung Hoà và điện Bảo Hoà

Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều, diện tích hơi nhỏ, bài trí cũng đơn giản. Điện Bảo Hoà là nơi cử hành ngự thi, tức là các khoá sinh thi đậu Tiến sĩ ở các nơi được gọi đến Điện Bảo Hoà để vua đích thân khảo tra lại lần cuối cùng, nên nơi đây có diện tích rộng, được xây dựng và trang hoàng lộng lẫy.



Điện Bảo Hoà có 9 gian, còn điện Trung Hoà hình vuông, rộng 5 gian. Cả 3 ngôi điện: Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà đều lợp bằng ngói lưu ly màu vàng, cửa sổ màu đỏ cùng trên nền màu trắng nhưng về khối hình thì 2 lớn 1 nhỏ, mái của 3 ngôi điện khác nhau họp thành 1 quần thể kiến trúc hài hoà, phong phú, đa dạng.

Cung Càn Thanh

Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.

Càn Thanh cung (Ảnh: Internet)

Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Hoa lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần.
Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh có 35 con trai. Sau 1 thời gian dài tranh chấp, cuối cùng người con trai thứ 4 của ông được kế vị. Sau khi Ung Chính lên ngôi vua, ông rút kinh nghiệm nên đã đưa ra quyết định là lúc vua còn sống không công bố tên tuổi người kế vị, mà chỉ viết tên tuổi người đó vào 2 mảnh chiếu chỉ: 1 mảnh Nhà vua giữ bên mình, còn mảnh kia được để ở cung Càn Thanh, phía sau bức đại tự Chính Đại Quang Minh, chờ khi vua băng hà mới đem 2 mảnh có tên người đó gộp lại và công bố cho mọi người biết.

Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh 

Đằng sau điện Giao Thái, nơi cất giữ 25 con ấn của vua Càn Long. Nơi này nằm giữa cung Càn Thanh và Khôn Ninh, nên tượng trưng cho sự giao hòa âm dương, về kiểu dáng thì giống điện Trung Hòa nhưng nhỏ hơn, đây là nơi Hoàng hậu tổ chức các yến tiệc tại đây vào lễ tết, ngày đông chí và sinh nhật của hoàng hậu, nhận các tặng phẩm từ các phi tần, các công chúa và hoàng tử phi.

Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của Hoàng hậu. Sau này bên trong chia làm 2 phần: phía Đông, Hoàng đế dùng làm nơi động phòng sau buổi kết hôn, phía Tây làm nơi cúng lễ. Ở vào khoảng giữa 2 cung Càn Thanh và Khôn Ninh có điện Giao Thái hình vuông, quy mô không lớn, là nơi để Hoàng hậu tiếp đón Hoàng thân Quốc thích đến chào mừng nhân ngày Lễ, Tết.
Cung Khôn Ninh, nơi ở của Hoàng hậu thời Minh. Đến thời Thanh thì chia làm hai nơi, một nửa làm nơi động phòng cho Hoàng đế và Hoàng hậu, một nửa làm nơi thờ cúng. Đến thời Ung Chính, Hoàng hậu không ở cung này mà ở Cảnh Nhân cung.

Nó được trang trí có hoa văn rồng và hoa văn phượng xen lẫn nhau. Rồng tượng trưng nhà vua, còn Phượng tượng trưng hoàng hậu. Lối kiến trúc của 3 ngôi điện lớn ở tiền triều phía trước, nhưng về quy mô to nhỏ, cao thấp, rộng hẹp thì kém nhiều.


Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển)

Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung đình. Ngự hoa viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu,  các.
                                           Ngự Hoa Viên Ảnh: Internet

Về thực vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Hoa, ở đây còn tuỳ theo thời tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.
Ngự Hoa Viên - Vườn Thượng Uyển
Vườn thượng uyễn
Điện Dưỡng Tâm

Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.

Dưỡng Tâm điện, nơi Ung Chính và 7 vị vua triều Thanh sau đó sống và làm việc tại đây. Đây cũng là nơi Từ Hy thái hậu buông rèm nhiếp chính 48 năm.
Ninh Thọ cung, là nơi Thái Thượng Hoàng lui về ở sau khi thoái vị. Trong có điện Hoàng Cực là một điện khá lớn giống Thái Hòa điện.

Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ).
Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.

Trong một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

NGƯỜI TRẺ VIỆT Ở ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO 

PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH 

BẮC KINH

Mời xem bộ phim về Tử Cấm Thành:

1.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part1/6
https://www.youtube.com/watch?v=m1gAancTixQ

2.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part2/6
https://www.youtube.com/watch?v=uq51ZeHuI38


3.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part3/6
https://www.youtube.com/watch?v=gZBd0ZepeNM

4.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part4/6
https://www.youtube.com/watch?v=N2IQhPMNHQQ


5.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part5/6
https://www.youtube.com/watch?v=K2z0jtohTp4


6.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part6/6
https://www.youtube.com/watch?v=6ESJMIAtbRk


Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Tòa thành nổi tiếng của Trung Hoa thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi sự lộng lẫy, quy mô ấn tượng cũng như những sự thật thú vị mà ít ai biết tới.

1. Tòa thành lộng lẫy này được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2.
1. Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2. Người trưởng công trình sư của Tử Cấm Thành là Thái Giám Nguyễn An, người Việt Nam
2. Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
2. Công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
4. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.
.3. Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam.
3. Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quí Phương Nam.
4. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.
5. Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói hoàng lưu li màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Màu vàng trong thuyết ngũ hành là thổ, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
5. Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Hoa. Màu vàng trong thuyết ngũ hành là thổ, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
6. Tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Thời xưa, trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ.
6. Tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Thời xưa, trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ.
7. Tử Cấm Thành là một khu tổ hợp các công trình cổ, với nhiều hiện vật quý từ gốm và ngọc bích. Tổng cộng tòa thành này có 9.999 căn phòng.
7. Tử Cấm Thành là một khu tổ hợp các công trình cổ, với nhiều hiện vật quý từ gốm và ngọc bích. Tổng cộng tòa thành này có 9.999 căn phòng.
8. Mỗi phòng trong số 9.999 phòng đều được trang trí bởi các bức tượng. Phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
8. Mỗi phòng trong số 9.999 phòng đều được trang trí bởi các bức tượng. Phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
9. Khoảng 1 triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Quốc và nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ Trung Quốc.
9. Khoảng một triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Hoa và nằm dưới sự bảo vệ cẩn thận của nhà cầm quyền đương thời. Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành là Nguyễn An, người Việt.
11. Tòa thành có tên Tử Cấm Thành một phần là vì bất kể ai ra vào đây đều phải được cho phép, thường dân không được vào, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử tử.
11. Tòa thành có tên Tử Cấm Thành là vì bất kể ai ra vào đây đều phải được cho phép. Thường dân không được vào, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử tử.
10. Những lính canh ở đây phải có chiều cao và cỡ người tương đương nhau để tạo sự đồng đều tuyệt đối khi diễu binh.
10. Những lính canh ở đây phải có chiều cao và cỡ người tương đương nhau để tạo sự đồng đều tuyệt đối khi diễu binh.
12. Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho hoàng đế, vì vậy có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Các cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy.
12. Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho hoàng đế, vì vậy có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Các cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy.
13. Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng lụa dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
13. Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
14. Phần móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
14. Phần móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
15. Để thể hiện sức mạnh của “Thiên tử” tức “con trời”, nơi hoàng đế sống phải là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các cánh cổng, điện và các công trình của Tử Cấm Thành đều được sắp xếp quanh tâm trục Bắc – Nam của Bắc Kinh thời cổ.  Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành; trung tâm Hoàng thành là Cung thành, trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện, trung tâm của Thái Hòa điện là Tu Mi Sơn, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc ấy xoay quanh trục chính, hướng vào trung tâm và tôn quý trung tâm.
15. Để thể hiện sức mạnh của “Thiên tử” tức “con trời”, nơi hoàng đế sống phải là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các cánh cổng, điện và các công trình của Tử Cấm Thành đều được sắp xếp quanh tâm trục Bắc - Nam của Bắc Kinh thời cổ. Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành. Trung tâm Hoàng thành là Cung thành, trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện, trung tâm của Thái Hòa điện là Tu Mi Sơn, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc ấy xoay quanh trục chính, hướng vào trung tâm và tôn quý trung tâm.


17. Một trong những kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm thành là người Việt, thái giám Nguyễn An.
.
BIÊN KHẢO VÕ THỊ LINH, ngày 30/10/2015