CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH
NGƯỜI BẠN DÂN ĐÍCH THỰC
Cảnh sát (tiếng Anh: Police, tiếng Đức: Polizei; tiếng Ý: Polizia ) hay còn gọi là công an, ông cò, cớm là một trong những lực lượng bán quân sự của một quốc gia, để thi hành và bảo vệ luật pháp quốc gia của chính quyền đang điều hành quốc gia đó.
Cảnh sát hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định với những quyền hạn cho phép, cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của quốc gia, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo luật định và những biện pháp riêng để có thể hoàn tất được công vụ giao phó.
Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng và chống các tội phạm được qui định trong luật pháp, hoặc những vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự...Để hổ trợ cho các nhân viên Cảnh Sát thi hành công vụ một cách hiệu quả với những nhiệm vụ đặc biệt, thường rất nguy hiểm như phải đấu tranh trong lúc chống lại các phạm nhân, chống khủng bố nên cảnh sát được trang bị nhiều vũ khí đặc biệt, như các loại súng cá nhân, dùi cui, áo giáp, mũ bảo hiểm, khiên... Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt như khi chống biểu tình và bạo loạn cảnh sát được sử dụng vòi rồng, đạn hơi cay, xe bọc sắt.....
Phù hiệu CSQG
Một đơn vị Cảnh Sát thuộc quận 5 đang tập hợp
Cảnh sát gát dinh Tổng Thống VNCH
Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho cuộc biểu tình của quần chúng
Cảnh sát VNCH được các võ sư VoViNam huấn luyện võ thuật
Trong tinh thần „Công-Minh-Liêm-Chính“., người Cảnh Sát Quốc Gia VNCH quyết tâm thề nguyện:
-Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho Dân Tộc
-Cương quyết thi hành luật pháp Quốc Gia
-Quyết tâm bảo vệ tài sản của Đồng Bào
-Luôn nêu cao Danh Dự và Trách Nhiệm của CSQG.
-Lấy Công, Minh, Liêm, Chính làm phương châm trong mọi hoạt động.
Hành trang lên đường thi hành công vụ của người bạn dân
Cảnh phục áo sơ mi trắng ngắn tay, quần màu xám. Năm 1973 thì cảnh phục đổi toàn màu xám, CSDC thì hoa màu đất. Để đáp ứng với nhu cầu Việt Nam chiến tranh, nhiều sĩ quan quân đội chuyển sang CSQG, họ có cấp bậc cao, nhiều chiến công, giữ những chức vụ cao, nhưng khó khăn khi thi hành cảnh vụ chuyên môn. Sĩ quan tốt nghiệp từ Học Viện gặp trở ngại làm việc với các cấp chỉ huy "võ biền" như vậy. Quân Đội "thì hành trước khiếu nại sau", nhưng CSQG ngược lại luật pháp phải công minh, làm đúng luật không thể bắt người tra tấn trái phép "bắt người dễ, thả người khó", muốn giam giữ tội phạm, xét nhà phải có trác của tòa án. Người cảnh sát VNCH rất uyển chuyển và nhân đạo trong việc thi hành luật pháp, người dân phải được bảo vệ và luôn tôn trọng đạo đức, không thể xảy ra việc khốn nạn như thời Pháp thuộc và thời cộng sản trị bắt người đánh đập, tra tấn dã man, ép cung "không có, đánh cho có"!
Nữ Cảnh Sát Quốc Gia https://www.youtube.com/watch?v=qXuSZeSNOq8
THỜI KỲ THÀNH LẬP PHÔI THAI
Nghị Ðịnh Số 59/BNV ngày 24/4/1950 của Thủ Tướng, quy định việc tổ chức Ngành Công An và Cảnh Sát Quốc Gia. Một Nha Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Ðược thành lập tại Trung Ương. Mỗi phần có một Sở Cảnh Sát Công An: Hà Nội, Huế và Saigòn. Một tỉnh có một Ty Công An, mỗi thị xã có một Ty Cảnh Sát. Về hành chánh và lương bổng trực thuộc địa phương, còn chuyên môn trực thuộc Trung Ương. Ở mỗi quận thuộc tỉnh có một Chi Công An.
Ngày 14/6/1950 Sở Liêm Phóng và Cảnh Sát Pháp tại Hà Nội được chuyển giao cho phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Tháng 7/1951, tại Miền Trung, Thủ Hiến Trần Văn Lý cho thành lập Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần.
Sắc Lệnh Số 81/CA ngày 29/11/1951 thiết lập các Ngạch Cảnh Sát và Công An, ấn định thể thức tuyển dụng, ngạch trật, chỉ số long.v.v… Trong năm 1952 có 2 lần nhập Ngạch Cảnh Sát Công An cho nhân viên tùng sự tại các nơi. Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An trong thời kỳ này là Tổng Kiểm Tra Mai Hữu Xuân.
Ngày 23/6/1954 Ông Ngô đình Diệm về nước lập Chính Phủ với tư cách Thủ Tướng do Quốc Trưởng Bảo Ðại chỉ định. Nền Hành Chánh, Quân Sự và Cảnh Sát Công An tại Bắc Phần và các tỉnh Bắc Trung Phần đều triệt thoái vào Nam, từ Vĩ Tuyến 17 trở xuống.
Ngày 7/10/1954 các Cơ Quan An Ninh Pháp hoàn tất việc chuyển giao Cảnh Sát Công An cho Việt Nam. Thời kỳ này, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An là Lai Văn Sang, thuộc Lực Lượng Bình Xuyên đảm trách.
Sắc Lệnh Số 120/CV ngày 25/10/1954 thiết lập các Ngạch Điều Khiển và cải tổ Ngành Cảnh Sát Công An.
Tổng Nha Cảnh Sát Công An, gồm có các Sở: Hành Chánh, Tư Pháp, Cảnh Sát Ðặc Biệt, Cảnh Sát Công Lộ... Sở do Chánh Sở điều khiển. Sở chia ra phòng do Chủ Sự điều khiển.
Cảnh Sát Công Lộ với hộp đèn bấm điều khiển đèn xanh đèn đỏ tại các trục giao thông
Cảnh Sát Công Lộ đang điều hành giao thông bằng tay tại các trục giao thông không có đèn xanh đèn đỏ
Cảnh Sát Công lộ đưọc trang bị xe Mô tô Harley-Davidson lớn phân khối ( từ 883 cm3 đến 1207cm3) để chận bắt các vi phạm về giao thông
Tại các Nha Phần, có các Phòng: Tình báo tổng quát, tình báo đặc biệt, hành chánh, kế toán, căn cước, tư pháp... do một Chủ Sự điều khiển. Các Chi ở Quận không thay đổi.
Ngày 26/3/1955, vào thời kỳ Bình Xuyên lộng quyền ở Sai Gòn, Nha Cảnh Sát Ðô Thành được thành lập, chỉ thuộc quyền Ðô Trưởng mà không thuộc quyền Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Lai Văn Sang. Sau những gây rối do Công An Xung Phong của Bình Xuyên tạo ra, gặp sự phản công của quân đội ở 3 mặt cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Ðường thuộc Xóm Củi và Phú Lâm, Lai Văn Sang được thay thế bởi Ðại Tá Nguyễn Ngọc Lễ do Nghị Định ngày 24/4/1955 của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong Nghị Định này, cũng giải tán Công An Xung Phong. Sau đó, Giám Ðốc Cảnh Sát Công An Nam Phần Nguyễn Văn Tôn cũng bị thay thế bởi Trung Tá Trần Vĩnh Ðắt. Trụ Sở Tổng Nha tạm di chuyển về bên hông Nha Cảnh Sát Ðô Thành đường Trần Hưng Ðạo.
Ngày 29/4/1955, một Hội Ðồng Nhân Dân Cách Mạng được thành lập, từ đó đưa tới “Việc Trất Phế Bảo Ðại, và Ông Ngô Ðình Diệm “được ủy nhiệm làm” Thủ Tướng để thành lập Chính Phủ mới. Sau những đợt di cư vào Nam, các Phòng, Sở của Nha Miền Bắc đều sung vào các Phòng mới thành lập, riêng nhân viên Cảnh Sát Công An các Ty Miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần đều sung vào Phòng Ðiều Tra Ðặc Biệt. Sau đó Tổng Nha được dời về bout Catinat (gần bưu điện) và có thêm một vị Phó Tổng Giám Ðốc --ông Nguyễn Văn Hướng, nguyên là Giám Ðốc Công An Bắc Phần. Tổng Nha Cảnh Sát và Công An trực thuộc Bộ Nội Vụ, do ông Bùi Văn Thinh làm Bộ Trưởng.
Cấp chỉ huy của các Nha lúc bay giờ là:
-Nha Cảnh Sát và Công An Nam Phần, ông Trần Bá Thành làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần, ông Nguyễn Chữ làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát và Công An Cao Nguyên, ông Nguyễn Văn Hay làm Giám Ðốc.
-Nha Cảnh Sát Ðô Thành, ông Trần Văn Tư làm Giám Ðốc.
Ngày 28/5/1955, Ðại Sứ Hoa Kỳ Freiderick Rheinardt trình ủy nhiệm thư, đánh dấu giai đoạn chuyển hướng nền Hành Chánh, nói chung, và Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Trong chiều hướng canh tân, chính phủ nhờ Phái Bộ Hoa Kỳ phụ giúp việc huấn luyện Cảnh Sát Công An.
Ngày 24/10/1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng. Tổng Thống ký Sắc Lệnh Số 147/a/TTP chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung Phần ra làm 2: Nha Cao Nguyên và Nha Trung Nguyên --Nha Cảnh Sát Công An Cao Nguyên và Nha Cảnh Sát Công An Trung Nguyên Trung Phần.
Tại Tổng Nha có Sở Trung Ương Tình Báo, phòng Tư Pháp, Phòng Hành Chánh, phòng Ngoại Kiều, phòng Nhân Viên và phòng Kế Toán.
Ngày 8/12/1956, Ðại Tá Phạm Văn Chiểu thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.
Ngày 6/6/1960, bắt đầu phát thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng Ðô Thành do Cảnh Sát Công An đảm trách.
Vào thời kỳ này, Ngành Cảnh Sát Công An có các Trung Tâm Huấn Luyện:
-Trung tâm huấn luyện Trung Cấp, thuộc Tổng Nha.
-Trung tâm huấn luyện Sơ Cấp tại Vũng Tàu.
-Trung tâm huấn luyện Tam Hiệp (Biên Hòa).
Ngày 13/11/1961, Ðại Tá Nguyễn Văn Y được cử làm Tổng Giám Ðốc thay Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Dưới thời Ðại Tá Y nhiều thay đổi quan trọng trong Ngành Cảnh Sát Công An Việt Nam. Ngoài những nhiệm vụ thường lệ, còn có thêm một Cơ Quan Tình Báo khác, đó là Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Theo Sắc Lệnh Số 146/NV ngày 27/6/1962, Ngành Cảnh Sát và Công An được hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia. Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát; chỉ có một Ty Cảnh Sát Quốc Gia mà thôi. Hành chánh, lương bổng, tiếp liệu, chuyên môn... trực thuộc Tổng Nha. Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia gồm nhiều Sở, nằm trong 3 Khối chính: Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt, Khối Tư Pháp và Khối Hành Chánh. Mỗi Khối do một Phụ Tá Tổng Giám Ðốc điều khiển. Cũng trong dịp cải tổ này, một số Phòng được nâng lên thành Sở và Ban được nâng lên thành Phòng:
- Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt: Nghiệp vụ về Tình Báo và Phản Tình Báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của Cộng Sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên như: Tình Báo căn bản, Tình Báo và Phản Tình Báo cao cấp, Cán Bộ Điều Khiển, Cán Bộ Sưu (Truy) Tầm v.v…
- Khối Tư Pháp: Cấp phát Căn Cước, Tổng Văn Khố, Giảo Nghiệm, Cảnh Sát Hành Chánh, điều tra Tư Pháp và Ngoại Kiều.
- Khối Hành Chánh: Nhân Viên, Kế Toán, Tiếp Liệu, Truyền Tin, Nội Dịch và Huấn Luyện.
Cảnh lực hổn hợp gồm Quân Cảnh VNVCH, MP Mỹ và Cảnh Sát QG
Đội Cảnh Lực hổn hợp gồm Quân Cảnh và Cảnh Sát
Ngày 2/7/1963 bảy (7) Nha Cảnh Sát Quốc Gia được tổ chức lại: Nha Trung Phần (Huế), Nha Nam Trung Nguyên Trung Phần (Nha Trang), Nha Cao Nguyên (Ðà Lạt và Ban Mê Thuộc), Nha Miền Ðông Nam Phần (Biên Hòa), Nha Tiền Giang (Mỹ Tho), Nha Hậu Giang (Cần Thơ) và Nha Ðô Thành Sai Gòn.
Ðầu năm 1964, do Sắt Luật SL4/QP Ngành Hiến Binh Việt Nam được giải tán và sau đó một phần nhân viên được chuyển qua Cảnh Sát Quốc Gia. Ở các Tỉnh Miền Nam, số Cảnh Sát hương thôn, Cảnh Sát Thị xã (ngoại ngạch) cũng được chuyển ngạch Cảnh Sát Quốc Gia.
Sắc Lệnh Số 19/NV ngày 27/1/1965, qui định việc thành lập Đoàn Cảnh Sát Dã Chiến tại Tổng Nha. Sau đó, do Sắc Lệnh Số 42/NV ngày 17/7/1965, quy định tại Tổng Nha có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Lực Lượng Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Một Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt.
Cảnh sát dã chiến VNCH
Vào khoảng tháng 7 năm 1965, sau khi can thiệp và được Chính Phủ cho được Miễn Động Viên, Tổng Nha được tuyển dụng những nhân viên có bằng cấp Tú Tài trở lên được theo học các Khóa Sĩ Quan Cảnh Sát để thành những cấp chỉ huy tương lai. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được thành lập để đào tạo những người này thành những Biên Tập Viên (có Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (có Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Cho đến ngày 12/3/1966, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia mới được hợp thức hóa bằng Nghị Ðịnh Số 416/NÐ/NV. Thời gian học của các Sĩ Quan này là 1 năm. Khóa 1 Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng ngày 1/3/1966 tại Trai Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sai Gòn. Viện Trưởng Học Viện đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Ðàm Trung Mộc (mất ngày 28/12/1982, nhằm ngày 14 tháng11 Năm Nhâm Tuất tại “Trại Tù Cải Tạo” Hà Sơn Bình, Bắc Việt). Sau đó. Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được dời về trụ sở mới ở Thủ Ðức vào đầu năm 1969.
THỜI KỲ XÂY DỰNG
Cuối năm 1966, Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia dự trù tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Theo đó, Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch, gọi là Cảnh Sát Viên Phù Động Đồng Hóa Công Nhật, luơng bổng do viện trợ Hoa Kỳ đài thọ.
Sắc Lệnh Số 160/SL/AN ngày 30/10/1967 và được bổ túc bởi Sắc Lệnh Số 26/SL/NV ngày 12/3/1969 lại cải tổ Ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Các Sở thuộc Khối Hành Chánh được chia ra thành Khối Nhân Huấn và Khối Hành Chánh. Hai Khối này, một lần nữa sắp xếp lại thành Khối Huấn Luyện và Khối Quản Trị.
Trong thời kỳ này, Tổng Nha thay đổi danh xưng của Khối Yểm Trợ thành Khối Hành Quân, thêm Nha An Ninh Cảnh Lực và Trung Tâm Bình Ðịnh và Phát Triển. Bảy (7) Nha Cảnh Sát trước đây được xếp lại thành bốn (4) theo các Vùng Chiến Thuật và Nha Ðô Thành Sai Gòn.
Sắc Lệnh Số 17A/TT/SL ngày 1/3/1971 thành lập Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia thay Tổng Nha trước đây và các hệ thống trực thuộc như sau:
-Bộ Tư Lệnh.
-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Khu I, II, III, IV và Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia của Tỉnh, Thành Phố biệt lập (như Ðà Nẵng, Vũng Tàu...) hay các Quận ở Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Quận của các Tỉnh hay các Thành Phố biệt lập.
-Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia ở Xã hay Phường ở Thủ Ðô.
Sắc Lệnh Số 59/SL/NV ngày 22/6/1971, ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu nhân viên các cấp của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia giống như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có:
-Cảnh Sát Viên
-Trung Sĩ, Thượng Sĩ Cảnh Sát.
-Thiếu Úy, Trung Úy, Ðại Úy Cảnh Sát.
-Thiếu Tá, Trung Tá, Ðại Tá Cảnh Sát.
-Chuẩn Tướng, Thiếu Tướng, Trung Tướng Cảnh Sát.
Mỗi cấp có nhiều bậc, để được cứu xét trong mỗi kỳ thăng thưởng hàng năm hay đặc biệt (đặc cách vì chiến công).
Việc cải chuyển từ Ngạch Trật cũ ấn định bởi Sắc Lệnh 81/CA ngày 19/11/1971 qua cấp bậc mới cho Nhân Viên Cảnh Sát Quốc Gia và cho Nhân Viên Biệt Phái được thực hiện từ tháng 7 năm 1971.
Ngày 1/6 hàng năm được ấn định là Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1971.
Nhân số Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã tăng đến 135.000 người vào năm 1975 để đáp ứng với nhu cầu của việc Việt Nam hóa chiến tranh chống với Cộng Sản Bắc Việt.
CẢNH SÁT DÃ CHIẾN
(Tác giả Nguyễn Khánh Linh)
Trung tâm huấn luyện CSDC.VNCH
Cảnh sát dã chiến VNCH
Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) là một lực lượng võ trang thuộc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Ngoài việc trang bị vũ khí để tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản, Cảnh Sát Dã Chiến còn được trang bị thêm các dụng cụ cần thiết khác để trấn áp các cuộc bạo động và nhiễu loạn dân sự.
Ðể đạt được kết qủa tốt trong hai nhiệm vụ chính yếu đó, tất cả các sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến sau khi tốt nghiệp tại Học Viện CSQG, còn được gởi theo học trọn khóa huấn luyện sĩ quan tại trường Bộ Binh Thủ Ðức.
Ngoài ra, sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến cũng còn lần lượt được gỡi đi thụ huấn các khóa về trấn áp bạo động, tác chiến rừng rậm, và tình báo tác chiến tại Mã Lai và Phi Luật Tân.
Ðối với nhân viên Cảnh Sát Dã Chiến, sau khi tốt nghiệp khóa Cảnh Sát Căn Bản tại Rạch Dừa, Vũng Tàu còn được huấn luyện thêm về quân sự và chuyên môn Cảnh Sát Dã Chiến tại Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến Ðà Lạt. Ðây là trung tâm huấn luyện lớn nhất, chuyên huấn luyện phần căn bản Cảnh Sát Dã Chiến cho nhân viên cảnh sát sắc phục được chuyển sang Cảnh Sát Dã Chiến và huấn luyện tập thể cấp trung đội cho tất cả các đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến trên toàn quốc. Cảnh Sát Dã Chiến là thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng.
Với cấp số lý thuyết là 16,500 quân, Cảnh Sát Dã Chiến được phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ÐỘNG TẠI TRUNG ƯƠNG
Tại Sài Gòn có Bộ Chỉ Huy Khối Cảnh Sát Dã Chiến trực thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Do nhu cầu cải tổ để phù hợp với tình hình an ninh chung, Khối Cảnh Sát Dã Chiến nhiều lần đã được đổi tên. Năm 1969, Khối Cảnh Sát Dã Chiến được đổi tên là Khối Yểm Trợ Võ Trang. Khối này có trách nhiệm quản trị và điều hành theo hệ thống dọc hai lực lượng dưới quyền: lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến, lực lượng Giang Cảng. Năm 1972, Khối Yễm Trợ Võ Trang một lần nữa được đổi tên thành Khối Ðiều Hành. Lúc nầy Khối Ðiều Hành có 3 lực lượng võ trang dưới quyền, đó là lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến, lực lượng Giang Cảnh và lực lượng Thám Sát tỉnh. Ðến năm 1973, Khối Ðiều Hành được đổi tên thành Khối Hành Quân.
Khối Cảnh Sát Dã Chiến nguyên thủy ngoài các phòng chuyên môn còn có Ðại Ðội Tổng Hành Dinh và một Chi Ðội Thiết Giáp gồm 8 chiến xa AM8. Chi Ðội nầy phụ trách an ninh Ngân Hàng Quốc Gia và an ninh vòng đai Bộ Tư Lệnh CSQG. Bên cạnh đó có hai biệt đoàn. Biệt Ðoàn 5 CSDC có 12 đại đội tác chiến, được phối trí hoạt động trong khắp các quận của đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Ðịnh. Biệt Ðoàn 222 CSDC là biệt đoàn tổng trừ bị của Bộ Tư Lệnh CSQG. Biệt đoàn này sẵn sàng tăng cường yểm trợ hoạt động cho tất cả các Bộ Chỉ Huy CSQG địa phương trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Tổng số quân số của 2 biệt đoàn này có trên 5,000 người. Những thành tích quan trọng và khó quên được đó là hoạt động của hai biệt đoàn trong trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968. Các trận đánh của Biệt Ðoàn 5 tại nhà thờ Cha Tam, nhà thờ Bảy Vàng, bến Phạm Thế Hiển, Ðồng Ông Cộ (Gia Ðịnh). Trận đánh tái chiếm đài phát thanh Sài Gòn do Thiếu Tá N.T.X. (chỉ huy phó Biệt Ðoàn 222) chỉ huy.
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta cũng thấy các trận đánh dữ dội của Biệt Ðoàn 222 do Thiếu Tá N.V.T. chỉ huy tại Ký Thu Ôn, Quận 8 Sài Gòn. Ngoài ra, Biệt Ðoàn 222 cũng từng được điều động tăng cường yểm trợ để vây bắt đảng cướp “Cua Vàng” tại ranh giới hai tỉnh Kiến Phong và Châu Ðốc.
Những người lính Cảnh Sát Dã Chiến trên đường phố Saigon. Họ vẫn chưa tan hàng, và tiếp tục chống trả mãnh liệt để bảo vệ thủ đô đến giờ phút cuối.
Biệt Ðoàn 222 cũng từng được tăng phái Bộ Chỉ Huy tỉnh Biên Hòa để bao vây, bắt trọn tổ chức kinh tài của Cộng Sản trong Làng Cô Nhi Long Thành. Với nhiệm vụ truy lùng các tổ chức hạ tầng cơ sở Cộng Sản, Cảnh Sát Dã Chiến đã hành động hết sức chính xác. Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong lúc chúng tôi bị tập trung vào làng Cô Nhi Long Thành, chúng tôi đã gặp lại một cán bộ Việt Cộng nằm vùng đã từng bị Cảnh Sát Dã Chiến bắt giữ trước đây.
Nay anh ta trở lại làng này để tiếp tục kinh tài cho Việt Cộng. qua việc bán chuối, tương, chao, đậu phọng, cho khoảng 3,000 viên chức các cấp của chính quyền miền Nam đang bị tập trung cải tạo tại trại tù này.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ÐỘNG TẠI ÐỊA PHƯƠNG
Kể từ năm 1968 trở về trước, các tỉnh và thị xã biệt lập có 5 quận hành chánh trở xuống được thành lập một Ðại Ðội Cảnh Sát Dã Chiến với 4 trung đội tác chiến và một Ban Chỉ Huy Ðại Ðội. tỉnh và thị xã biệt lập nào có từ 6 quận trở lên được thành lập 2 đại đội Cảnh Sát Dã Chiến. Kể từ năm 1969 trở về sau, do nhu cầu yểm trợ chiến dịch Phượng Hoàng, Cảnh Sát Dã Chiến ở các tỉnh trên toàn quốc được tổ chức lại.
Mỗi tỉnh và thị xã biệt lập chỉ còn lại một ban chỉ huy đại đội và một trung đội trừ bị đóng tại hậu cứ đại đội. Tất cả các trung đội được đưa xuống hoạt động ở khắp các quận hành chánh của tỉnh liên hệ. Mỗi quận được bố trí một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến.
Do đó, một đại đội Cảnh Sát Dã Chiến ở cấp tỉnh được thành lập với nhiều hay ít trung đội là tùy thuộc vào số quận hành chánh của tỉnh địa phương. Thí dụ Ðại Ðội Cảnh Sát Dã Chiến có nhiều Trung đội nhất là Ðại Ðội 102-Cảnh Sát Dã Chiến Thừa Thiên. Ðại Ðội này có đến 13 trung đội, vì tỉnh Thừa Thiên có thêm 3 quận hành chánh của thị xã Huế. Trong khi đó một đại đội ở các biệt đoàn Cảnh Sát Dã Chiến chỉ có 4 trung đội như nhau.
Những thành quả quan trọng trong nhiệm vụ là tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng Sản. Cảnh Sát Dã Chiến đã đạt được rất nhiều, tỉnh nào cũng có, quận nào cũng có. Dưới đây là một số kết qủa điển hình mà đến hôm nay chúng tôi vẫn còn nhớ mãi.
Trong một đêm vào cuối năm 1972, môt tiểu đội của Ðại Ðội 401 CSDC Ðịnh Tường (Mỹ Tho ) tổ chức một cuộc phục kích bên một bờ kênh nhỏ có cầu tre bắt qua. Trong trận này, họ bắn hạ 11 cán binh Việt Cộng, tịch thu được 10 súng AK và một súng nhỏ.
Ðại Ðội 410 CSDC Phong Dinh (Cần Thơ) trong một lần phục kích đêm tại rạch Bến Bạ, Cần Thơ, đã tiêu diệt một toán Cộng Sản, tịch thu một số vũ khí quan trọng khi đối phương dùng xuồng vận chuyển vũ khí qua sông.
Tại mặt trận Quảng Trị và Bình Long, Cảnh Sát Dã Chiến cũng làm tròn trọng trách của mình, cũng ở hầm, cũng đánh giặc, cũng gian khổ như các đơn vị khác. Nói tới mặt trận Bình Long (trận chiến tại thị xa An Lộc) thì cũng phải nói tới công của N.V.K.là đại đội đrưởng của Ðại Ðội 302 Cảnh Sát Dã Chiến Bình Long thời đó. Cảnh Sát Dã Chiến cũng tử thủ tai An Lộc.
Khi được lệnh đến thăm BCH/CSQG Bình Long, tôi và Trung Tá D.T.Y được Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 BB đóng tại Lai Khê giúp đỡ để được đi cùng trực thăng tải thương đến phi trường Xa Cam An Lộc. Chúng tôi đã được Trung tá L.V.T. (chỉ huy trưởng của Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Bình Long) và Thiếu Tá L.V.Ð. (chỉ huy phó) ra đón bằng hai xe Honda 67, vì thành phố đỗ nát không còn nhà cửa, đường sá không còn sử dụng xe Jeep được. Vả lại lúc đó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Bình Long cũng không còn xe Jeep nào để đi.
Chúng tôi đã có dịp lưu lại một đêm tại bộ chỉ huy này để được chứng kiến những gian khổ của anh em Cảnh Sát Quốc Gia nói chung và của Cảnh Sát Dã Chiến nói riêng. Sau hơn một tháng ở dưới hầm, toàn đơn vị thiếu thốn đủ mọi thứ, từ thức ăn cho đến nước uống và cả sự liên lạc với gia đình cũng bị gián đoạn.
Vai trò của một sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến hết sức phức tạp, không những phải am tường về luật pháp mà còn phải quán triệt về quân sự. Tiêu diệt cơ sở hạ tầng Cộng Sản thì chỉ cần biết tin tức tình báo từ Cảnh Sát Ðặc Biệt (CSÐB) hoặc các cơ quan bạn để Cảnh Sát Dã Chiến có thể thi hành nhiệm vụ. Còn đối với các cuộc biểu tình và nhiễu loạn dân sự thì Cảnh Sát Dã Chiến phải khéo léo, tế nhị hơn và nhất là phải biết rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Thật vậy, với nhiệm vụ thứ hai này, Cảnh Sát Dã Chiến luôn luôn thi hành đúng mức và đúng luật. Bằng chứng là vào giữa năm 1973, Linh Mục Trần Hữu Thanh từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi xúi giục học sinh và dân chúng địa phương biểu tình chống chính quyền. Vì số người xuống đường quá đông nên ngoài Cảnh Sát Dã Chiến ra, vị tỉnh Trưởng còn điều động thêm quân đội địa phương đến hỗ trợ.
Kết quả của cuộc giải tỏa đám biểu tình này là đã làm một học sinh bị trúng đạn ở chân. Cha mẹ của học sinh bị nạn gởi đơn kiện Cảnh Sát Dã Chiến đã bắn vào con họ. Nhưng qua cuộc điều tra mới biết rằng Cảnh Sát Dã Chiến chỉ sử dụng các dụng cụ chuyên môn sẳn có như lăng khiên, đoản côn, lựu đạn khói cay, vòi phun nước.
Vã lại tầm mức bạo động ở đây luật pháp chưa cho phép Cảnh Sát Dã Chiến phải dùng đến vũ khí. Thêm nữa, giảo nghiệm đầu đạn bắn là đạn của súng Colt 45 mà Cảnh Sát Dã Chiến không được trang bị loại súng này. Do đó mà Cảnh Sát Dã Chiến đã thoát khỏi bị qui trách làm sai luật pháp.
Rất tiếc trách nhiệm của Cảnh Sát Dã Chiến chưa hoàn thành thì tháng 4 năm 1975 lại đến. Những ước vọng cải tổ, sửa đổi để biến lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến trở thành một lực lượng võ trang lớn mạnh nhất trong thời bình đã bị tan vỡ. Cảnh Sát Dã Chiến cũng như các đơn vị khác được lệnh ở đâu trở về đó để tan hàng.
Thông thường thì ở các trung tâm huấn luyện hay ở bất cứ đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến nào, trước khi được lệnh “tan hàng” đều hô to hai tiếng “cố gắng,” rồi sau đó 5 hay 10 phút đơn vị sẽ được tập họp trở lại để tiếp tục huấn luyện hay được phân chia công tác mới. Thế nhưng lần “tan hàng” này anh em Cảnh Sát Dã Chiến không có hô to hai tiếng “cố gắng” nữa.
Các chiến sĩ cảnh phục “hoa màu đất” của Biệt Ðoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến đang đánh nhau với Việt Cộng tại Ký Thu Ôn (Quận 8 Sài Gòn) đã được lệnh trở về hậu cứ biệt đoàn, để rồi tự buông súng trước sân cờ và giải tán từ đó.
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia
Sinh ngày 11.12.1930 tại Huế mất ngày 14.7 năm 1998, Số Quân: 50/600.198
1951: Tốt Nghiệp Tú Tài Tòan Phần.
- Sinh Viên Dự Bị Y Khoa Sài Gòn
- Theo Học Khóa 1 Lê Văn Duyệt Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
1952: Ra trường cấp bậc Thiếu Úy Trung Đội Trưởng thuộc Tiểu Đòan 62 Việt Nam.
- Theo học lớp Huấn luyện Biệt Kích
- Mãn khóa tùng sự tại Lực Lượng Xung Kích
- Cuối năm 1952 trúng tuyễn vào Quân Chủng Không Quân
1953: Du học khóa Huấn Luyện Hoa Tiêu Khu Trục tại trường Võ Bị Không Quân Pháp Salon De Provence.
1955: Tốt nghiệp Hoa Tiêu tại Necknes
1956: Hoa Tiêu Phi Đoàn 1 Khu Trục Biên Hòa
1957: Vinh thăng Đại Úy
1958: Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quan Sát Nha Trang
1959: Thiếu Tá Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Không Quân
1960: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến
1963: Trung Tá Tham Mưu Trưởng Không Quân
- Tư Lệnh Phó Không Quân.
1965: Chỉ Huy 2 Phi Đội A-1E Skyraider oanh tạc căn doanh trại Bắc Việt tại Chánh Hòa và Chấp Lễ.
- Ngày 2 tháng 3 Oanh tạc Căn cứ Hải Quân Bắc Việt tại Quảng Khê, Quảng Bình.
- 20-6 Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội kiêm Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương.
- 1-11 Thăng Đại Tá Nhiệm Chức
1966: 29-4 Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
- Thành Lập 8 Biệt Đoàn Cảnh Sát Quốc Gia
- 1-11 vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1967: Trưởng phái đoàn Công Du Nam Hàn
1968: Ngày 2-2 ( mồng 5 Tết Mậu Thân ) Hạ sát Thượng Úy Nguyễn Văn Lốp tự Bảy Lốp Đặc Công Việt Cộng tại ngả ba Vườn Lài góc Sư Vạn Hạnh và Minh Mạng, Chợ Lớn Quận 6 Sài Gòn.
- Trưa ngày 5-5 bị thương tại Phường Tự Đức Phan Thanh Giản ĐaKao Quận 1 Sài Gòn Điều trị tại Bệnh Viện Đồn Đất ( Grall) Sài Gòn, sau nhiều năm điều trị không lành phải đưa sang Hoa Kỳ giải phẩu nhiều lần không thành công và cuối cùng phải cưa chân
- Ngày 3-6 vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức.
1975: Định cư tại Burke, Virginia Hoa Kỳ
1988: Từ Trần ngày 14-7 Hưỡng Thọ 68 tuổi.
CIA ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Ngọc Loan
Tháng 4 , 1968, Cố vấn trưởng Cảnh sát Quốc gia VNCH, J. Accompura (nguyên đại tá Lục quân Hoa kỳ) được mời đến gặp vị tân Trưởng Trạm CIA (Station Chief) tại VNCH, ông George Weisz đến thay thế ông Jorgensen. Không úp mở, ông Weisz cho Accompura hay: “Chính phủ Hoa kỳ quyết định thủ tiêu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”.
Mặc dầu làm cố vấn cho tướng Loan chưa được 2 năm, Accompura lại rất thân tình và cảm mến ông. Accompura dấu kín chuyện CIA sẽ thủ tiêu ông, nhưng yêu cầu tướng Loan không được rời khỏi Dinh Độc Lập và không được tham gia bất cứ trận đánh nào có mục đích tiễu trừ các lực lượng MTGPMN tại trung tâm và ven đô Sài Gòn. Tướng Loan hứa xuông với Accompura cho qua chuyện, nhưng ông không ngồi yên.
Ở đâu có tiếng súng AK-47 là ông nhào tới. Chỉ cần một tấm áo giáp, một khẩu M-16, với 12 băng đạn 5.56 ly vòng quanh bụng, đầu không nón sắt, chân dép cao su, không lon không lá, tướng Sáu Lèo lâm trận… không coi mũi tên hòn đạn của kẻ thù có kí lô nào. Một Don Quixote hay Triệu Tử Long? Có lẽ cả hai gom một. Nhiều người coi ông như “người hùng đơn độc”, một phán xét có phần cảm tính. Tôi quan niệm đơn giản: Ông là người chỉ huy biết lãnh đạo. Lãnh đạo bằng cách làm gương, nghĩa là sát cánh cùng quân sĩ, đồng lao cộng khổ, ngay nơi trận tiền. A true leader. Phải nói như thế. Như người Mỹ thường nói.
Đầu tháng 5, 1968, hay tin VC tràn về khu Tân Cảng, tướng Loan điều động 2 đại đội CS Dã Chiến truy kích Tiểu đoàn Thủ-Biên MTGPMN đang đốt nhà dân để “chém vè” vì bị trực thăng võ trang UH-1B của Sư đoàn 25 BB Mỹ tấn kích từ phía bắc cầu Sài Gòn. Hay tin tướng Loan dẫn CSDC ra Tân Cảng, Accompura vội nhẩy xe Jeep Cảnh sát chặn đoàn xe của ông Sáu Lèo ở ngã tư Dakao – Phan Thanh Giản và yêu cầu ông cùng về Tổng Nha tham dự buổi họp Chương Trình Phượng Hoàng do W. Colby chủ tọa. Tướng Sáu Lèo từ chối.
Ai bắn nát chân tướng Loan?
Tin tức loan tải: 11 giờ 45 ngày 7 tháng 5, 1968, một tên VC núp dưới chân cầu Sài Gòn bắn sẻ viên đạn “dum dum” phá vỡ nát bắp chân trái tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Các bác sĩ giải phẫu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, sau khi khám vết thương, nêu thắc mắc và khẳng định:
- Đầu đạn phá nát bắp chân trái tướng Loan không phải là “dum dum”. Nếu phải thì nó phải để lại những mảnh li ti và dấu vết thuốc nổ khi đầu đạn nổ lần thứ 2.
- Súng xung kích AK-47 của CS Bắc Việt sử dụng ở miển Nam không trang bị loại đạn “dum dum”.
- Súng bắn sẻ CKC của Tiệp Khắc cũng không trang bị đầu đạn “dum dum”.
- Đầu đạn AK-47 và CKC không phải là đạn xuyên phá. Loại đạn này chỉ tạo 1 lỗ nhỏ đường kính không quá 1 cm ở mặt trước vết thương, và mặt sau ít khi có lỗ rộng quá 5 cm.
Có lẽ chỉ có cố vấn Accompura biết rõ viên đạn làm tan nát cuộc đời binh nghiệp của tướng Loan là loại đạn gì. Và sát thủ là ai?
2005: Sau rốt, màn bí mật cũng được vén lên, bởi không ai khác là chính Accompura.
Sát thủ thi hành bản án tử hình tướng Loan là một hạ sĩ quan TQLC Hoa kỳ có vợ Việt Nam, làm việc cho CIA Sài Gòn. Khẩu súng bắn lén tướng Loan là M-16 gắn viễn vọng kính. Viên đạn M-16 cỡ 5.56 mm thuộc loại Flechette . Sát thủ đứng trên sàn trực thăng võ trang UH-1B, qua viễn vọng kính đã lẩy cò khi chiếu môn thập tự [+] nhắm trúng đầu tướng Loan. May thay,“Thiên bất dung gian”, người không thể giết người, chỉ có Trời mới giết được người. Lúc sát thủ lẩy cò cũng vừa là lúc trực thăng gặp “air turbulence” hụt hẫng đưa viên đạn trúng bắp chân trái Sáu Lèo đang gác trên thành cầu thay vì trúng đầu ông. Viên đạn Flechette 5.56mm đã phá nát bấy toàn thể bắp chân trái tướng Loan, cắt đứt gân lòng thòng và động mạch tiếp tế máu cho bàn chân.
Bác sĩ Trưởng Khoa Giải Phẫu Tổng Y Viện Cộng Hòa đề nghị cắt bàn chân bởi vì động mạch đã bị phá nát, nếu không, một thời gian ngắn bàn chân sẽ bị hư thối. Tướng Loan yêu cầu, bằng mọi cách, giữ lại bàn chân trái cho ông. Bác sĩ cố vấn trưởng Tổng Y Viện đề nghị đưa tướng Loan đến điều trị tại Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình. Giám đốc Bệnh viện từ chối vì không có khả năng nối động mạch vi ti ở bắp chân.
Tướng Kỳ yêu cầu MACV can thiệp với Hạm Đội 7 có tầu bệnh viện đón nhận tướng Loan để chữa trị. Tầu Bệnh Viện Đệ Thất Hạm Đội từ chối. Chính phủ VNCH yêu cầu Tòa Đại sứ Hoa kỳ giúp đỡ đưa tướng Loan đến Bệnh viện Jama trên đất Nhật. Tòa Đai sứ Hoa kỳ khước từ.
Không thể trông cậy vào Đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ, tướng Kỳ cuối cùng nhờ đến Tòa Đại sứ Úc chấp thuận cho tướng Loan được điều trị tại Canberra. Chính quyền Canberra khước từ lời yêu cầu của VNCH, viện cớ dư luận dân chúng Úc không đồng tình chứa chấp một kẻ giết tù binh chiến tranh không vũ khí trong tay.
Tướng Loan giải ngũ, trở lại đời sống dân sự. Tướng Kỳ mất một người vừa là bạn thân, vừa là quân sư lỗi lạc trong cuộc đời tham chính của mình.
Hoa kỳ không giết chết được Loan nhưng vẫn căm tức “Sáu Lèo” một lúc phá hỏng hai giải pháp chính trị và quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Họ quả quyết: “Nếu Loan không rút 2 trung đội Cảnh sát Dã chiến bảo vệ Sứ quán ở đường Thống Nhất thì không tài nào tổ đặc công C-10 của MTGPMN có thể xâm nhập thành lũy tối cao và kiên cố nhất của Mỹ, làm ô danh siêu cường số 1 thế giới”.
Rất có lý, nhưng Hoa kỳ vẫn khờ khạo khi tin rằng “nắm được Nguyễn Thị Bình, Trần Bạch Đằng và Trần Văn Trà là chế ngự được thế thượng phong quân sự của đối phương”. Sự thực phũ phàng là [như ngày nay ai cũng biết] Cuộc Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968 của CSVN là thuộc quyền quyết định và được điều khiển bởi Lê Đức Thọ, Bí Thư Trung Ương Cục miền Nam và Võ Văn Kiệt, Bí thư Đặc ủy Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn.
Lý do tướng Loan rút 2 trung đội CSDC bảo vệ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất rất đơn giản và ngay thẳng. Đã là nơi sẽ diễn ra thương thảo giữa MTGPMN và Hoa Kỳ, thì VNCH cần gì phải canh gác? Đó là trách nhiệm của Mỹ.
Dự tính bắt cóc 6.000 người Mỹ làm con tin
Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”, TS Nguyễn Tiến Hưng có đề cập đến một tình huống mà ông gọi là “cực kỳ ê chề” khi Tòa Đại sứ Mỹ phải đối diện, nếu và khi QLVNCH hay Cảnh sát “nổi khùng” mà cưỡng chế cuộc di tản 6 ngàn người Mỹ và một số người Việt thân quen hay làm việc cho Mỹ khi thấy những người này cứ kìn kìn ra đi, bỏ mặc họ cho số phận. Nên nhớ là khi ấy, trong nội vi Sài Gòn, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến hầu như nguyên vẹn cũng như một số đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Nếu có ai xúi dục và thuyết phục được họ đó là biện pháp duy nhất có thể làm để Mỹ phải đem quân tham chiến trở lại thì họ có khả năng quay súng bắn lại người Mỹ. Do đó, Hoa kỳ cũng có kế hoạch phòng hờ , đối phó với tình huống này, và Đại sứ Graham Martin cứ phải hành xử “bình chân như vại” cho tới phút chót mới chịu ra đi sáng ngày 30 tháng 4.
Điều này lý giải tại sao Mỹ phải cho ưu tiên di tản những phi công khu trục sang Utapao, Thái Lan, bởi vì QLVNCH chỉ cần vài chiếc F-5 là có thể bắn hạ những trực thăng di tản rơi rụng như sung. Trong tình huống này, TS Hưng lập luận, VNCH sẽ tức khắc trở thành thù địch, và sẽ không thể có Eden Center, Little Saigon hay Cabramatta vì không có người Việt nào được di tản thì làm gì có cộng đồng Người Việt Hải Ngoại như ngày nay?
Ý tưởng “bắt con tin” này có thể đã nhen nhúm trong đầu óc tướng Loan và có thể ông đã bàn bạc với bạn bè hay người thân. Từ ý tưởng sang ý định và đem ra thực hiện thì một người có uy tín và thành tích như ông có thể dễ dàng thuyết phục bạn bè tướng lãnh và thuộc cấp trong Không Quân và Cảnh Sát Quốc Gia. Nhưng ông đã không làm mặc dù Mỹ đã thù hận ông vì làm như thế sẽ có hại cho cả hai bên Việt, Mỹ và CSVN sẽ là kẻ thủ lợi. Ý tưởng này đã được một chuẩn úy KQVN kể lại cho Tòa Đại sứ Mỹ.
Từ cuối 1972, tướng Loan đã được một người bạn chính trị gia làm việc ở Tòa Bạch Ốc gửi thư riêng thông báo đầy đủ về kế hoạch rút quân của Hoa kỳ theo đúng những điều khoản của Hiệp Định Paris ký kết giữa Lê Đức Thọ và H. Kissinger ngày 27 tháng 1, 1973. Cuối thư, người bạn khuyên ông liên lạc với TVQL Anh tại Sài Gòn để thu xếp việc di tản cho chính bản thân ông và gia đình một khi Sài Gòn lọt vào tay các toán tiền tiêu của 6 sư đoàn CSBV. Ông biết là Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ đem quân trở lại tham chiến tại miền Nam. Trừ phi…
Rốt cuộc, trưa ngày 29 tháng 4, 75, tướng Loan và gia đình đã phải chật vật lắm mới leo lên được một vận tải cơ C-130 và tới Utapao lúc 16:00 giờ chiều.
NHIẾP ẢNH GIA EDDIE ADAMS VÀ TƯỚNG LOAN
Sáng ngày mồng Hai Tết, tức ngày 31-1-1968 (DL), Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan đang đích thân chỉ huy trận chiến khốc liệt tại khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự thì hai nhân viên Cảnh Sát dẫn đến trình diện Tướng Loan một đặc công Cộng Sản đã giết người rất dã man trong hai ngày qua. Đó là Đại Úy Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp.
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được bá cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.
Vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Sự thành công của Adams cũng dấu được hối hận ray rứt trong lòng ông vì chính ông tự biết rằng bức hình không bao gìơ NÓI LÊN HẾT SỰ THỰC của một vấn đề.
Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này.
Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.
Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.” Tên đặc công CS Nguyễn Văn Lém tự "Bảy Lốp"
Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi. Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém.
Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình: “Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi..”Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”
Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”
Những lời tâm sự của Eddie Adams, tác giả bức ảnh làm điêu đứng tướng Loan:
“Ông Loan chạy thoát Việt Nam trong thời gian Sài Gòn xụp đổ và đến Mỹ. Sau cùng ông định cư ở vùng Burke, tiểu bang Virginia. Ông gắng mở một tiệm ăn ở miền Bắc Virginia nhưng khi có người biết ông là chủ thì tiệm ăn đóng cửa. Có những người phản đối đi vòng quanh khu đó hò hét để xả hơi nỗi bất bình của họ một cách thời thượng, an toàn.
“Ông ta rất đau yếu vì bị ung thư một thời gian. Và tôi nói chuyện với ông trên điện thoại tôi muốn làm một cái gì đó. Tôi giải thích mọi điều và kể lại chuyện tấm hình đã hủy hoại đời ông như thế nào thì ông ta chỉ muốn quên chuyện đó. Ông nói thôi bỏ đi. Còn tôi thì không muốn ông bỏ đi như vậy.”
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14/07/1998 vì bệnh ung thư tại Burke, Virginia, thuộc vùng ngoại ô của Washington, D.C, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại.
"Adams gửi hoa phúng điếu với một tấm thiệp trên viết dòng chữ, “Cho tôi xin lỗi. Lệ đang ứa trong mắt tôi.”
Dưới đây là bản dịch nguyên văn những lời nói của chính Eddie Adams, phát ra từ đáy con tim, với những cảm xúc ân hận vì đã chụp tấm hình oan nghiệt, làm hại đời của Tướng Loan:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu được điều này và cho tới giờ này tôi cũng vẫn không hiểu được, vì trong thời chiến, con người ta chết vì chiến tranh. Và điều mà tôi đã hỏi nhiều người rằng nếu quý vị là ông Tướng đó và nếu quý vị bắt được kẻ đã giết hại dân chúng của quý vị thì quý vị sẽ làm sao? Đây là thời chiến mà!
“Làm sao mà biết được nếu chính quý vị gặp hoàn cảnh này mà lại không bóp cò súng?
“Bởi vậy tấm hình này đã nói dối, đưa đến việc người ta kết án ông Tướng. Ông là một vị Tướng, nhưng thực ra, lúc đó ông là Đại Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN. Ông đã tốt nghiệp trường chỉ huy tại Hoa Kỳ. Ông là người đậu thủ khoa. Tôi hiểu ông và kính phục ông. Tôi nghĩ rằng đã có hai người chết trong bức hình của tôi: Không phải chỉ người bị bắn, mà cả chính ông Tướng bắn nữa.
“Bức hình đã hủy diệt cuộc đời ông và tôi không hề có ý như vậy. Ý của tôi là chỉ muốn trình bày việc gì đã xảy ra. Sự thực là tôi không muốn gánh trách nhiệm là kẻ đã hủy diệt đời sống của bất cứ ai cả.”
Eddie Adams đã đến tham dự đám tang của Tướng Loan và nói rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông. Tôi không thích ông ra đi lặng lẽ theo cách này, để không ai biết đến”.
Sáu năm sau đó, vào ngày 12-9-2004, Eddie Adams cũng qua đời. Hưởng thọ 71 tuổi.
TƯỚNG LOAN VÀ NHỮNG OAN KHIÊN
Trong quá khứ, đám phản chiến Hoa Kỳ từng lên án Tướng Loan bắn Cộng Sản là lạc hậu. Thế thì khi Tướng Loan bị thương, được đem đến nhà thương bên Úc, người ta từ chối không chịu chữa. Đó là văn minh chăng? Người ta lén lút vào nhà vệ sinh thuộc cơ sở làm ăn của Tướng Loan viết những câu hăm dọa, tục tĩu. Đó là văn minh chăng?
Phản chiến Hoa Kỳ rầm rộ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vì bức hình Tướng Loan bắn Việt Cộng ngay tại chiến trường mà họ gọi là "tù binh", trong khi họ lại yên lặng khi các quân nhân Hoa Kỳ lột trần truồng tù binh Iraq để làm trò giải trí, khi các tù binh Iraq bị xích như những con chó bò lê lết trên sàn nhà?
Trong vụ tấn công Tết Mậu Thân, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon và Tướng Loan đều có cùng một chủ trương là những kẻ chủ mưu cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân phải trả giá ngay tức khắc tại phạm trường, không để sống sót bất cứ một tên nào, nhưng Tướng Loan đã áp dụng theo cách thế “ngạo nghễ” của riêng ông, hoàn toàn khác với phương pháp âm thầm kín đáo của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. 19 đặc công đánh vào Tòa Đại Sứ Mỹ, không ai bị bắt, không ai bị thương, tất cả đều chết.
Tại sao chúng ta lại buồn phiền, xấu hổ, mang tự ti mặc cảm, khi đám phản chiến Hoa Kỳ gọi Tổng Giám Đốc CSQG/ VNCH là “bạo tướng”, trong khi chính họ gọi Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld và bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice ngày 4-5-2006 tại Atlanta là những “tội phạm chiến tranh”? Nếu đã là “tội phạm chiến tranh” thì phải lãnh hình phạt tử hình, chứ không thể ngồi điều khiển Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao của siêu cường quốc Hoa Kỳ được.
Trong suốt cuộc đời, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã chịu bao nhiêu oan khiên, nghiệt ngã: Phật Giáo ghét ông vì vụ Bàn Thờ Phật xuống đường. Công Giáo ghét ông vì ông bắt tên cán bộ Cộng Sản nằm vùng Phạm Ngọc Thảo, tự nhận là “con nuôi ông Diệm” ẩn núp tại một giáo xứ ở Hố Nai. Sinh viên tranh đấu ghét ông vì ông dẹp họ biểu tình. Tổ chức phản chiến trên thế giới ghét ông vì ông bắt kẻ sát nhân phải đền tội ngay tức khắc tại phạm trường.
Nhưng bây giờ lịch sử đã chứng minh: Tất cả những kẻ ghét ông đã sai, và ông đã hành xử đúng.
Tướng Loan đã đem sinh mạng và tất cả danh dự đời ông để bảo vệ đời sống của dân lành. Ông gieo rắc bình an cho dân chúng ở Saigon, Đà Nẵng, Nha Trang… và tất cả những nơi ông đặt chân đến.
Cầu mong Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan được an nghỉ bình yên trong Ánh Hào Quang Rạng Ngời, với lòng cảm mến, kính phục và biết ơn của tất cả những người Việt quốc gia ( trích bài viết của Tiến sĩ TRẦN AN BÀI, Nguyên Giảng Sư Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia).
Những uẩn khúc của cuộc chiến vừa qua...xin hãy đặt đúng lại vị trí của nó, để sự thật được an vị và người quá cố được ngậm cười yên giấc bên kia thế giới!
HỌC VIỆN CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH
Các nữ học viên Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Các nữ tình báo thuộc biệt đội Thiên Nga của Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Trước nhu cầu phát triển của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo sĩ quan các cấp Biên Tập Viên (BTV) và Thẩm Sát Viên (TSV) cho ngành CSQG Việt Nam Cộng Hòa. Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên là hai ngạch sĩ quan trung cấp của ngành CSQG chỉ dưới hai cấp Kiểm Tra/Tổng Kiểm Tra và Quận Trưởng Cảnh Sát. Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, ngạch sĩ quan cao cấp Kiểm Tra & Tổng Kiểm Tra hầu như không còn ai; riêng ngạch Quận Trưởng (ngạch sĩ quan cảnh sát có bằng Cử Nhân Luật hoặc tương đương) chỉ có khoảng vài chục người. Vì vậy các sĩ quan cấp BTV và TSV đã mặc nhiên trở thành một lực lượng sĩ quan trung cấp nòng cốt của ngành cảnh sát. Trong những năm đầu thập niên 1960 tình hình chiến sự tại Miền Nam Việt Nam càng ngày càng trở nên sôi động, lực lượng CSQG không những chỉ đảm trách nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn an ninh trật tự tại các đô thị, mà còn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội và nhiều cơ quan bạn trong công tác bình định tại nông thôn. Do đó để đáp ứng trước tình hình mới, quân số lực lượng CSQG cũng được bổ xung lên đến trên 100.000. Vì vậy người sĩ quan CSQG nói riêng và lực lượng CSQG nói chung, ngoài kiến thức chuyên môn về luật pháp, còn cần được trang bị thêm những chuyên môn khác trong đó có cả quân sự. Vì vậy chương trình huấn luyện sĩ quan tại Học Viện CSQG cũng bao gồm cả về chuyên môn lẫn quân sự. Chương trình được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I gồm 3 tháng huấn luyện quân sự và thời gian còn lại là giai đoạn II hay giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Trên phương diện pháp quy, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được chính thức thành lập bởi Nghị Định số 416-NĐ/NV do Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (chức vụ tương đương Thủ Tướng) ký ngày 12 tháng 3 năm 1966 nhằm mục đích đào tạo số sĩ quan cho lực lượng CSQG trước nhu cầu mới đó. Điều kiện để được nhập học: Thẩm Sát Viên phải có bằng Tú Tài I, Biên Tập Viên phải có bằng Tú Tài II; tất cả phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học là 9 tháng cho cấp BTV và 6 tháng cho cấp TSV.
Khóa I Sĩ Quan đầu tiên của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia khai giảng chính thức vào ngày 1 tháng 3 năm 1966 dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch UBHPTƯ; nhưng trên thực tế các khóa sinh đã được triệu tập nhập học nhiều đợt sớm hơn từ đầu năm 1966 (28-01-66) trong khi chờ đợi văn kiện chính thức thành lập Học Viện ra đời. Vì vậy thời gian thụ huấn dành cho khóa I đã phải kéo dài tới 9 tháng cho TSV và 1 năm cho BTV, dài hơn qui định gần 3 tháng. Đặc biệt Khóa I còn là khóa duy nhất có 50 nữ SVSQ thụ huấn trong cùng thời gian; tuy nhiên các nữ SVSQ có được giảm bớt phần nào huấn luyện quân sự. Trong suốt thời gian huấn luyện, các sinh viên sĩ quan CSQG – nam cũng như nữ – phải theo chế độ nội trú giống như mọi quân trường khác. Kể từ năm 1972 sau khi qui chế mới của lực lượng CSQG ra đời và được chính thức áp dụng (trong đó lực lượng CSQG mang cấp hiệu giống như quân đội), thời gian huấn luyện các sĩ quan tại Học Viện CSQG đã được điều chỉnh thành 12 tháng và cuối cùng là 18 tháng. Các sĩ quan tốt nghiệp được mang cấp bậc Thiếu Úy. Trong những năm đầu thành lập, Học Viện CSQG tạm thời tọa lạc tại trại Lê Văn Duyệt bên trong Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn. Viện Trưởng là chức vụ chỉ huy Học Viện CSQG tương đương với chức vụ Giám đốc Nha có nhiều Sở. Phụ Tá cho Viện Trưởng là các Phó Viện Trưởng và một Ban Tham Mưu gồm có Giảng Sư Đoàn, Liên Đoàn SVSQ, và các Sở Huấn Vụ, Sở Quản Trị, và một số Phòng, Ban biệt lập khác đảm trách các phần vụ chuyên môn. Vị Viện Trưởng Học Viện CSQG đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Đàm Trung Mộc. Ông cũng là một trong những người có công sáng lập ra ngôi trường này. Ông là một trong những cấp chỉ huy ưu tú của ngành CSQG nổi tiếng cả về tài năng và đức độ. Những bộ sách giáo khoa nổi tiếng của ông như Hình Sự Tố Tụng, Hình Luật Đặc Biệt, Cảnh Sát Tư Pháp, v.v.. không chỉ dành riêng cho ngành cảnh sát mà còn được nhiều giới chức ngành tư pháp, tòa án dùng làm tài liệu tham khảo. Mặc dù từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành, nhưng ông lúc nào cũng bình dị, tận tụy với công vụ, gần gũi với thuộc cấp và nhất là nổi tiếng thanh liêm. Ông vừa đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng, vừa là giảng sư kiêm nhiệm các môn luật học và cảnh sát tư pháp. Tuy chỉ đảm nhận chức vụ Viện Trưởng Học Viện CSQG cho đến năm 1970, nhưng hầu hết các khóa sĩ quan tốt nghiệp tại Học Viện CSQG đều hết lòng kính mến ông và coi ông như một người Thầy, người Cha hơn là một vị chỉ huy trong ngành. Sau ngày 30-4-1975, ông bị kẹt lại tại Việt Nam, và cũng như bao quân,cán,chính VNCH khác, ông cũng phải chịu cảnh tù đày qua nhiều trại tù cộng sản và đã chết tại trạI Hà Sơn Bình, Bắc Việt, ngày 28 tháng 12 năm 1982 (nhằm ngày 14-11 năm Nhâm Tuất), hưởng thọ 65 tuổi. Mới đây, các cựu SVSQ Học Viện CSQG tại Bắc California đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 2 tưởng niệm cố Đại Tá Đàm Trung Mộc rất trọng thể tại San Jose ngày 16-3-2003. Kể từ đầu năm 1969, Học Viện CSQG được dời về trụ sở mới nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú gần Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trường sở mới được xây cất theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Văn Lắm gồm nhiều tòa nhà cao tầng dùng làm phòng ngủ cho SVSQ, khu hành chánh, giảng đường, thư viện, phạn xá, xạ trường, cư xá nhân viên, ... với đầy đủ mọi tiện nghi tối thiểu. Vị Viện Trưởng kế nhiệm và cuối cùng cho đến ngày đau thương 30-4-1975 là Đại Tá Trần Minh Công, ông hiện cư ngụ tại Nam California. Ông nguyên là một Quận Trưởng Cảnh Sát trẻ đã kế tục công việc huấn luyện đào tạo các khóa sĩ quan với nhiều cải cách theo mô hình của một trường huấn luyện sĩ quan cảnh sát vừa quân sự vừa hành chánh như các quốc gia tân tiến. Tính từ ngày thành lập cho đến tháng Tư đen 1975, Học Viện CSQG đã huấn luyện được tổng cộng 6 khóa BTV / TSV theo qui chế cũ và 6 khóa đào tạo sĩ quan cấp Thiếu Úy theo qui chế mới. Khóa Sĩ Quan Học Viện CSQG cuối cùng là KHÓA 12, khai giảng tại Học Viện CSQG vào tháng 1 năm 1975, thụ huấn quân sự 3 tháng tại Rạch Dừa, trở về Học Viện CSQG chừng 1 tuần trước Ngày Quốc Hận 30 tháng 4. Tổng cộng Học Viện CSQG đã đào tạo được khoảng 4500 sĩ quan, chưa kể hàng ngàn sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp những khóa tu nghiệp ngắn hạn và gần một ngàn sinh viên sĩ quan còn đang thụ huấn dang dở. Trước nhu cầu đòi hỏi, nhiệm vụ của người chiến sĩ cảnh sát không chỉ đơn thuần là duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp quốc gia mà còn thực sự đóng góp vào công cuộc chiến đấu chung bảo vệ Tổ Quốc nhất là trong các công tác bình định tại nông thôn, việc huấn luyện quân sự cho các sinh viên sĩ quan cũng được nâng cao. Thời gian huấn luyện quân sự đã được tăng lên 6 tháng với sự cố vấn và yểm trợ về mặt kỹ thuật của Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đây cũng là thời gian huấn nhục cho các tân khóa sinh tập làm quen với những chương trình huấn luyện tại Học Viện CSQG. Sau ba tháng huấn nhục, các khóa sinh sẽ chính thức được làm lễ gắn an-pha để kể từ đó họ mới chính thức được gọi là các tân Sinh Viên Sĩ Quan CSQG. Lễ gắn an-pha và lễ mãn khóa là những kỷ niệm đáng ghi nhớ của người SVSQ. Tại những buổi lễ này, đã nhiều lần các SVSQ được vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng tới vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành là Tư Lệnh CSQG đến chủ tọa và ban hiểu thị. Trong giai đoạn I quân sự, các SVSQ được huấn luyện về vũ khí, tác xạ các loại súng lục, súng học về chiến thuật, võ thuật, địa hình, tản thương, cứu thương, v.v... Ngoài những bài học về lý thuyết, các SVSQ còn có những buổi thực tập ngoài các bãi tập của trường bộ binh Thủ Đức, hoặc những buổi tham quan các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm hầu ứng dụng sau này. Sau giai đoạn I quân sự là giai đoạn II huấn luyện chuyên môn. Thời gian sau này các SVSQ sẽ được huấn luyện căn bản về tình báo, về các phương pháp điều tra hình sự, điều tra hành chánh, phương pháp giảo nghiệm, các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, trấn áp bạo động (chống biểu tình), v.v…….. và nhất là những kiến thức chuyên môn về luật pháp như hình sự tố tụng, hình luật đặc biệt, cảnh sát tư pháp, …….. Các giảng sư, giảng viên ngoài một số là những sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong ngành còn có những giảng sư thỉnh giảng đang là những giáo sư Đại Học hoặc là các sĩ quan hoặc viên chức các cơ quan ban ngành bạn có liên quan. Giáo sư TS.Nguyễn Văn Canh, Tiến Sĩ Trần An Bài (hiện cư ngụ tại miền Bắc California) đã từng là những giảng sư thỉnh giảng của Học Viện CSQG. https://www.youtube.com/watch?v=DKsFwGNeHMc
Mặc dù chỉ mới được thành lập chưa tròn mười năm tuổi (1966-1975) nhưng Học Viện CSQG đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Các sĩ quan do Học Viện CSQG đào tạo với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mang lại một luồng sinh khí mới cho các đơn vị CSQG trên toàn quốc. Họ đã trở thành một lực lượng nòng cốt mang lại hiệu quả cao trong những hoạt động của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ trong những chiến công của ngành CSQG. Chính vì những thành quả ấy, sau ngày 30/4/1975 các cựu SVSQ Học Viện CSQG đã phải trả một giá khá đắt cho những hoạt động của họ trước đó. Hầu hết các cựu SVSQ đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù cải tạo của cộng sản: có những thiếu úy mới tốt nghiệp mà đã ở tù tới 5, 6 năm, một số lớn các sĩ quan xuất thân từ Học Viện CSQG đã phải chịu một thời gian “cải tạo” dài hơn thời gian cảnh nghiệp, một số đã ở tù đến mười bảy năm (thời gian “cải tạo” dài nhất mà Việt Cộng dành cho các quân,cán,chính VNCH),và một số đã bỏ mình trong những trại tù thật khắc nghiệt nầy. Ngày nay, ngoài một số còn kẹt tại quê nhà, các cựu SVSQ Học Viện CSQG hiện lưu lạc định cư rải rác ở khắp nơi trên toàn thế giới cũng vẫn với nhiệt tình của tuổi trẻ như ngày nào, họ đã và đang là những nhân tố tích cực sinh hoạt trong nhiều hội đoàn ái hữu của lực lượng CSQG tại hải ngoại.
ANH HÙNG TỬ KHÍ HÙNG BẤT TỬ, TRUNG TÁ CSQG NGUYỄN VĂN LONG
Trung Tá CSQG Nguyễn văn Long tự sát trước tượng Thuỷ Quân Lục Chiến
Trong ngày Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng giặc, người ta thấy dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long, đó là Trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long, đã tự sát ở đây. Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.
Vinh danh trung tá Nguyễn văn Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam Cộng Hoà lưu vong vì chúng ta còn trung tá Nguyễn Văn Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc .
S.ự thực của lịch sử là gì?
Sự thực không thể chối cãi là: Trong cuộc chiến Việt Nam, kẻ chiến thắng không phải do tài ba của mình, người bại trận không phải do yếu kém của mình. Kẻ thắng không ngờ mình thắng, người thua không hiểu tại sao mình thua. Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh? Anh và tôi, tất cả chúng ta chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ quốc tế. Tất cả chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến Việt Nam đều do bàn tay phù thủy, lông lá của ngoại bang vẽ ra.
Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh
Bởi vậy, đây là lúc phải xét định công tội cả bên thắng cũng như bên thua bằng tinh thần ái quốc đối với Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam không phải bẩn thỉu như người ta nghĩ đâu, vì đó là một trận thư hùng giữa Tự Do và Độc Tài, giữa Hữu Thần và Vô Thần, giữa Quốc Gia và Cộng Sản.
Hình ảnh và tài liệu bài viết nầy được sưu tầm trong các tài liệu đang lưu hành hiện nay trên Internet. Người viết không quên thấp nén tâm nhang cho các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia đã vị quốc vong thân trong suốt cuộc chiến vừa qua.
Trịnh Khánh Tuấn 23.8.2014