Powered By Blogger
CHÍNH ĐẢNG
và CHÍNH ĐẢNG CÁCH MẠNG
Chính đảng, Politische Partei ( tiếng Đức), Political party ( tiếng Anh), Parti politique ( tiếng Pháp) là một hiện tượng ở nước ta mới có từ cuối thế kỷ XIX đến nay.Tại VN  trước thế kỷ XIX chưa xuất hiện các chính đảng, mà chỉ có những cuộc đấu tranh chống Pháp, đấu tranh giữa những người yêu nước và quân xâm lược, giữa chính nghĩa và phi nghĩa v.v… như các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ( khởi nghĩa Lam Sơn) hay các cuộc nổi dậy chống phong kiến (khởi nghĩa Tây Sơn) và nhiều sự kiện lịch sử khác song không có vấn đề chính đảng theo ý nghĩa hiện đại của khái niệm này.
Cuối thế kỷ XIX, các phong trào chống ngoại xâm, bảo vệ vương quyền chính thống và chủ quyền độc lập của quốc gia thường được gọi là các “đảng Cần Vương” song đó là các lực lượng kháng chiến vũ trang của các nghĩa sĩ đấu tranh cho một mục tiêu cứu nước song không hình thành các chính đảng, tức là các đảng phái chính trị (thường được gọi là nghĩa hội hay nghĩa đảng).http://saigonecho.com/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/cac-nhan-vat/10983-phong-trao-can-vuong
                               
Toàn văn Chiếu Cần Vương.
Bước vào thế kỷ XX, dân tộc ta bước vào thời kỳ đối mặt với thảm họa mất nước vào tay chủ nghĩa thực dân đế quốc câu kết với các thế lực phong kiến phản động trong nước. Từ thân phận những người nô lệ, nhân dân ta phải đoàn kết, đứng lên giành lại độc lập, tự do. Từ thập niên đầu thế kỷ, các phong trào yêu nước cách mạng trên khắp nước lần lượt nổi dậy, nối tiếp nhau, khi hòa bình, khi kịch liệt, như các phong trào Đông Du, Duy Tân/ Minh Tân, Đông kinh Nghĩa thục, phong trào Trung kỳ Kháng thuế, các cuộc khởi nghĩa của Hùm Thiêng  Yên Thế do ông Hoàng Hoa Thám ( Đề Thám) http://hdangbinh2.blogspot.de/2009/07/hum-thieng-yen-anh-hung-dan-toc.html
Chân dung Hoàng Hoa Thám
Hoàng Hoa Thám và các nghĩa quân của ông
Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để (đứng), hai thành viên 
quan trọng của Phong trào Đông Du

Cụ Phan Chu Trinh và Phong Trào Duy Tân đầu thế kỷ XX

 Các âm mưu khôi phục của vua Duy Tân và các nghĩa sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên. Nổi bật lên trong các phong trào yêu nước 25 năm đầu thế kỷ là hai nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng các chí sĩ ái quốc và dân chủ khác. Tuy nhiên, hai cụ Phan trong hoạt động của mình cũng chưa có ý tưởng thật cụ thể, rõ ràng về việc thành lập các chính đảng. Các cụ chỉ mới thành lập các nghĩa thục, các hội đoàn, chưa có hình dạng một chính đảng. Cụ Phan Bội Châu sau thất bại của phong trào Đông Du đã nghĩ đến thành lập một đảng cách mạng kiểu hiện đại ban đầu là Việt Nam Quang phục Hội, sau dự tính đổi tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng.  VNQDĐ đưọc xem là Chính Đảng đầu tiên của VN đã xuất hiện vào ngày 25.12,1927.
                             
Khác với cụ Phan Bội Châu chủ trương quân chủ, bạo động, cụ Phan Châu Trinh chủ trương dân chủ, cải lương , “ỷ Pháp cầu tiến bộ” từ trong nước đến ra nước ngoài, cổ động dân chủ, đánh đổ vua quan, song cho đến năm 1925, từ Pháp về nước, hô hào quốc dân “đối mặt với cường quyền áp chế” song cụ Phan Châu Trinh trước lúc qua đời cũng chưa có ý tưởng và ý định thành lập một chính đảng làm nòng cốt cho phong trào yêu nước, dân chủ.
Chân dung cụ Phan Bội Châu
Một nhà yêu nước trẻ tuổi hơn hai cụ Phan sau đó đã thành lập một Đảng cách mạng tên là Việt Nam Quốc dân Đảng, cùng các đồng chí vận động đấu tranh vũ trang, đánh đuổi thực dân Pháp, VNQDĐ đã tổ chức cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái (năm 1930) bị thực dân Pháp trấn áp khốc liệt. Lãnh tụ của Đảng là một sinh viên yêu nước anh hùng Nguyễn Thái Học bị xử tử cùng với các đồng chí trên đoạn đầu đài, để lại một trang sử đấu tranh dành độc lập oanh liệt cho Việt tộc.                     
Ảnh minh hoạ anh hùng Nguyễn Thái Học

ảnh minh hoạ ngày tổng khởi nghĩa của VNQDĐ năm 1930

Tượng đài các anh hùng VNQDĐ tại Yên Báy
Các tổ chính trị của Việt Nam hiện nay mang rất nhiều danh hiệu khác nhau như, Đảng, Hội, Lực Lượng, Đoàn, Chiến đoàn, Tập Đoàn, Liên Đoàn, Liên Minh, Liên Hiệp, Đồng Minh, Khối, Phong Trào..v..v..Ngoài các đảng phái, còn có các hoạt động của các Hội Tương Tế, Hội Ái Hữu Cựu Chiến Binh, Hội Tị Nạn CS...các hội nầy hoạt động trong một phạm vi giới hạn.

Sinh hoạt các chính đảng chỉ có trong một thể chế Dân Chủ Tự Do như thời đệ nhị Cộng Hoà với khoảng 87 chính đảng, và các tổ chức khác lên đến 160, trong đó có những Tổ chức Thân cộng. Thời đệ nhị cộng hoà là một sinh hoạt thật sự Dân Chủ và Tự Do chứ không như chế độ độc đảng của CHXHCNVN và VNDCCH. Tuy là một chính thể thật sự dân chủ nhưng lúc nào củng bị bọn đầu lỉnh Hà Nội rêu rao và bêu xấu và xuyên tạc là nguy quyền. Với một cái nhìn khách quan mà nói, chế độ VNCH từ năm 1967 trở đi là một chế độ Dân Chủ hàng đầu của vùng Đông Nam Á Châu cùng thời. Bài viết chỉ tóm tắt một số nét đại cương về các tổ chức chính trị chớ không ghi nhận được hết toàn bộ sinh hoạt chính trị trong quá khứ và hiện tại, củng như không có đề cập chi tiết đến Đảng CSVN, tức đảng cầm quyền nước CHXHCN.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_tổ_chức_chính_trị_Việt_Nam_tại_hải_ngoại

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO( Nguyễn Trãi)
                                 
Bình Ngô đại cáo trang đầu tiên

.................
Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.
Bôn tẩu tiền hậu giả ký phạp kỳ nhân,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ.
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.

Dịch

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.

Tuấn kiệt ngày hôm nay quả thật như sao buổi sớm mai trên bầu trời, không khác gì một chính đảng hay một tổ chức đấu tranh có thực lực để tạo niềm tin cho quần chúng trong việc thắp sáng ngọn lữa trên quê hương. Trước quá nhiều chân giả bất minh trong sinh hoạt cộng đồng Hải Ngoại hiện nay. Người viết xin được ghi lại một vài ý nhỏ về các chính đảng trong quá khứ củng như hiện tại.

CHÍNH ĐẢNG

Theo quan niệm của người xưa, những phần tử yếu nhược thường dựa dẫm vào nhau để hầu tạo nên sức mạnh, tạo nên nghị lực hoặc để thể thoả mãn vấn đề tâm lý nội tại . Đó là cách xoay xở, ứng phó của kẻ tiểu nhân . Trái lại, người quân tử có sẵn bản lĩnh, đủ tài năng nên không cần đến sự dựa dẫm ấy, và câu " Quân tử quần nhi bất đảng" là cách xử sự, là thái độ độ của họ trong các sinh hoạt xã hội . Tuy nhiên, người quân tử vẫn có sự hợp quần nhưng không phải là kết bè kết đảng như kẻ tiểu nhân .

Hợp quần là quy luật tự nhiên, là phương tiện sinh tồn cho cả muôn loài . Sự khác biệt giữa sự hợp quần của kẻ tiểu nhân và người quân tử là, kẻ tiểu nhân kết tụ để thành bè đảng, băng đảng hay tà đảng và mục tiêu của băng đảng hay tà đảng thì luôn luôn đi ngược lại quyền lợi chung của nhân quần - xã hội; còn sự hợp quần của người quân tử thường hướng đến những mục tiêu cao đẹp, như hổ tương nhau để sinh tồn hay đấu tranh cho sự sống còn, cho quyền lợi của Đất Nước và Dân Tộc, thực hiện một lý tưởng cao đẹp mà theo họ sẽ mang lại lợi ích cho xã hội . Tùy theo từng mục đích, từng lãnh vực, từng nghề nghiệp, địa phương...mà có những sự kết hợp tương xứng . Thông thường thì sự kết hợp ấy đều mang danh nghĩa các Hiệp Hội, Hội Đoàn, Cộng Đồng, Tập Đoàn... Trên bình diện chính trị thì sự kết hợp bắt đầu bằng hình thức Phong Trào, Mặt trận, Liên Minh và hình thức cao nhất là CHÍNH ĐẢNG (Political Party) .
Chính đảng là một tập họp có mục đích chính trị, một tập thể cùng theo đuổi, thực thi một lý tưởng, một đường lối, một chủ nghĩa chính trị . Hay nói một cách khác, những thành viên trong cùng một chính đảng đều có chung một tín ngưỡng chính trị .

Ở Việt Nam vào thời Pháp mới xâm lăng, các phong trào Cần Vương, Văn Thân... là những tập hợp có mục đích chính trị nhằm đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại vương quyền cho nhà Nguyễn . Nối tiếp là thời kỳ của các hội kín . Hội kín là những tổ chức có mục đích chính trị nhưng chưa có chủ nghĩa, chưa có một hệ thống lý thuyết chính trị rõ ràng . Bắt đầu vào những năm cuối thập niên 20, hình thức chính đảng đã hiện rỏ . Bởi vì, những tập hợp, những tổ chức trong thời kỳ nầy đều phụng sự một chủ thuyết chính trị như: Việt Nam Quốc Dân Đảng với Chủ Nghĩa Tam Dân, Đông Dương Cộng Sản Đảng với Chủ Nghĩa Marx, Đại Việt Quốc Dân Đảng với Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn . Đến thập niên 40 lần lượt xuất hiện Đại Việt Duy Dân với Chủ Thuyết Duy Dân, Đại Việt Quốc Xã với lý thuyết Duy Trung Tam Vật, Đại Việt Dân Chính với lý thuyết chính trị do Nhất Linh Nguyễn Tường tam đúc kết...Hầu hết các lý thuyết, chủ nghĩa nêu trên đều dựa trên một căn bản triết học và đương nhiên đã có sẵn tính chất miên viễn, diên trường . Khác với những kết hợp của các Hội Đoàn, Mặt Trân, Liên Minh...chỉ có mục đích nhằm đáp ứng với nhu cầu của từng giai đoạn hay từng thời kỳ ngắn hạn, chính đảng là sự kết hợp có tính cách cán bộ, mang sắc thái của một tập đoàn cán bộ có cùng chung một chí hướng (danh từ Đồng Chí được dùng trong trường hợp nầy), tuyệt đối tôn trọng kỷ luật của tổ chức và được đào tạo - huấn luyện về chủ thuyết cũng như lý tưởng mà đảng đang theo đuổi .
Chính đảng cần có một chương trình làm việc dài hạn từ việc ổn định chính trị đối nội lẩn đối ngoại, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế trong bình diện tổng thể......Ngoài ra các chính đảng cần phải luôn đáp ứng nhu cầu về nhân sự để khi nắm chính quyền phải có nhân sự đầy đủ trong các cơ sở hành chánh để điều hành guồng máy quốc gia. Là một gạch nối quan trọng giửa nhà nước và nhân dân. Phải luôn là một cơ sở đối lập trong quốc hội với đảng nắm chính quyền để trong sạch hoá guồng máy điều hành quốc gia và ngăn chặn kịp thời các sai trái của đảng cầm quyền dẩn tới mất độc lập và tự chủ của đất nước, như đảng cộng sản VN đã từng làm trong quá khứ vì đứng trên tư thế độc đảng,  không có tiếng nói đối lập để ngăn chặn các hậu quả tai hại; như làm Hán nô ( bưng bô) cho xâm lược Bắc Phưong...lén lút dâng đất, biển đảo cho ngoại bang. Vì không có tiếng nói đối lập để ngăn chận nên CHXHCNVN hiện nay là một trong những cây đại thụ có tầm vóc về tham nhũng hạng Top Ten trên thế giới.


Chính Đảng là một công cụ phục vụ quyền lợi cho dân và nước,  đóng vai trò tìm người tài gia thay mặt người dân lãnh đạo chính phủ qua lá phiếu. Một khi người dân cho họ một cơ hội để đại diện điều hành đất nước, họ không còn là người của đảng nữa, và không thể nào đặc quyền lợi của đảng lên quyền lợi của dân tộc.

Trong những nước Dân Chủ văn minh - ví dụ nước Mỹ và một số các nước Âu Châu - người dân đâu phải ai cũng là thành viên của đảng này hay đảng kia. Họ có quan niệm rằng nếu họ thấy một ứng viên có những đường lối phù hợp với họ thì họ bầu, họ cho ứng viên một cơ hội thay mặt họ để điều hành đất nước. Và họ cũng có quan niệm rằng, sau khi một ứng viên đã đắc cử thì họ thuộc về dân, làm việc cho dân, chớ không thuộc về chính đảng nào.
CÁC CHÍNH ĐẢNG THỜI ĐỆ NHẤT và ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ:

Mở đầu hoạt động chính trị tại miền nam sau năm 1955 tại miền Nam VN, là phát xuất từ các Đảng phái Quốc gia theo đoàn người di cư vào nam như:
1. Đoàn Sinh Viên Đại Học Hà Nội
2.Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-4168_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2/
3, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia lật đổ Bảo Đại.
4.Các Chính Đảng như: Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, BìnhXuyên, Dân Xã Đảng. Đảng Dân Chủ Tự Do của Phan Quang Đán, Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết của Phan Khắc Sửu. Ngoài ra còn có Lực Lượng Cách Mạng Thống Nhất của Nguyễn Văn Lực, ông nầy đã cùng con là Nguyễn văn Cừ, Trung uý Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập ngày 27.2.1962, để ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhưng thất bại.
                                             
Cờ của lực lượng Bình Xuyên


5. Các Đảng thân cộng thì có Đảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam, do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một công cụ ngoại vi của đảng cộng sản VN, thành lập để chống lại chính quyền miền nam.                               
Sau khi đảo chính Ông Ngô Đình Diệm thành công, nền đệ nhị cộng hoà củng khởi sắc với các sinh hoạt của các chính đảng.

TRONG THỜI ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ.

1.Trong thời nầy, các chính đảng được phép công khai hoạt động và tham chính như Phó Thủ Tướng Nguyễn Tôn Hoàn và Hà Thúc Ký, Tổng Trưỡng Nội Vụ của Đại Việt. Củng từ việc tham chính, nội bộ Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị chia rẻ, các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy và Phan Thông Thảo đứng ra thành lập Tân Đại Việt. Còn Ông Hà Thúc Ký thì họp Đại Hội cải tổ lại Đại Việt và lấy tên là Đại Việt Quốc Dân Cách Mạng Đảng. http://nguyenvancanh.blogspot.de/2009/10/oc-cuon-hoi-ky-cua-ha-thuc-ky.html
                       
Chân dung ông Hà Thúc Ký
2.Việt Nam Quốc Dân Đảng Chủ Lực củng tham chính với Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Tường Bá cùng gia đình và thân thuộc. Về Xứ Bộ Miền Nam của VNQDĐ, có ông Nguyễn Hoà Hiệp và Trần Văn Tuyên với chức vụ Phó Thủ Tướng và Tổng Trưỡng Nộ Vụ.http://www.vietnamvanhien.net/tranvantuyen.pdf                                          


DB Trần Văn Tuyên (giữa) phát biểu trong một cuộc biểu tình trước Quốc Hội VNCH. 

3. Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội do ông Nguyễn Đăng Thục và Vũ văn Vỵ cầm đầu.
                               
Đảng kỳ Việt Cách tiên khởi VNCMĐMH)

4. Tôn giáo:

PHẬT GIÁO

4.1 Khối Phật Giáo Xã Hội do Thích Trí Quang,Thích Nhất Hạnh và Ông Võ Văn Ái.( được coi là thân cộng)
4.2 Đoàn Thanh Niên Tân Xã do Phạm Đình Tuân chỉ huy, cộng cộng và trung lập.
4.3 Đảng Hưng Việt, do các phật tữ miền trung thành lập
4.4 Đảng Phật Giáo Xã Hội ( Phật Xã) do các phật tữ di cư miền Bắc thành lập.

PHẬT GIÁO HOÀ HẢO:


4.5 Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng gọi tắt là Dân Xã do đức Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Bảo Toàn thành lập năm 1936. Sau khi Đức Huỳnh Phú Sổ qua đời Đảng Dân Xã bị chia làm 3 nhánh, do 3 ông Trình Quốc Khánh; Trương Kim Cù và Phan Bá Cầm chỉ huy. Đến thời đệ nhị cộng hoà thì 2 ông Phan Bá Cầm và Trương Kim Cù sát nhập với nhau nên chỉ còn 2 hệ phái Dân Xã Đảng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_X%C3%A3_h%E1%BB%99i_%C4%90%E1%BA%A3ng
http://quangminhtu.blogspot.de/2013/11/phat-giao-hoa-hao-trong-dong-lich-su_5976.html
         
Đảng kỳ Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng

4.6 Ngoài đảng Dân Xả, Phật Giáo HH còn có TẬP ĐOÀN CƯỤ CHIẾN SỈ HOÀ HẢO DÂN XÃ do Ông Lâm Thành Nguyên, Lưu Nhất và Trần Ngọc Bảo chỉ huy. Một Hội Cựu quân nhân PGHH do Trần Duy Đôn chỉ huy.

CÔNG GIÁO

4.7 Lực Lượng Công Dân Công Giáo Đại Đoàn Kết do Linh Mục Hoàng Huỳnh, Nguyễn Gia Hiễn, Nguyễn Văn Bách, Vũ Ngọc Anh và Hoàng Thái Ninh thành lập. Chống cộng và chống liên hiệp với CS
4.8 Trung Ương Công Giáo Tranh Đấu, do LM Hoàng Hùynh , LM Mai Ngọc Khuê, ông Trần Thiện thành lập.
4.9 Mặt Trận Dân Tộc Tự Quyết, do LM Hoàng Huỳnh, Ông Nguyễn Đăng Viên, Đinh xuân Cầu, Lê Thanh Vân thành lập.
4.10 Lực Lượng Quốc Dân Liên Hiệp do Huỳnh Kim Nên thành lập.
4.11 Mặt Trận Công Dân Công Giáo của LM Trần Du.
4.12. Đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo với Hoàng Xuân Việt, Nguyễn văn Triển.
4.13 Lực Lượng Bảo Vệ hay còn gọi là Mặt Trận Toàn Lực Quốc Gia ( MT Toàn Lực) do Nguyễn Bảo Kiếm ( Nguyễn Kim Báu), Nguyễn Tường Huân thành lập. Quốc Gia.

CAO ĐÀI


4.14 Việt Nam Phục Quốc Hội do các ông Nguyễn Thành Phương, Huỳnh văn Hiệp, Trần Văn Chiêu và Nguyễn Duy Tài lảnh đạo.
4.15 Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, do Trương Lương Thiện, Nguyễn tấn Mạnh em Tướng Trịnh Minh Thế lảnh đạo.
4.16 Hội cựu chiến sĩ Cao Đài do Nguyễn Thành Phương và Trương Lương Thiện cầm đầu., chủ trương bảo vệ quốc gia, chống CS, nhưng Trung Lập.
4.17 Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc VN do các cựu Sĩ Quan Cao Đài là Đại tá Lương Văn Chương và Đặng Thanh Sử chỉ huy. Mặt Trận chủ trương Trung Lập.

LIÊN MINH TÔN GIÁO

4.18 Mặt Trận Công Dân Các Tôn Giáo thành lập để chống chính phủ Phan Huy Quát năm 1965, Liên Minh gồm có:
* Đại Diện Công Giáo LM Hoàng Huỳnh...
* Đại Diện Cao Đài, Lê văn Trung
* Đại diện Phật Gáo HH, Trình Quốc Khánh, Lâm Thành Nguyên.
* Đại Diện Tổng Giáo Hội với Thượng Tọa Thích Chơn Bổn.
*Đại Diện GGPGVN Thống Nhật ( PG Ấn Quang) Thượng Toạ Pháp Tri.
*Đại Diện Tin lành, Ông Lương Văn Thức Đào Thành Long.
Lập trường của Mặt Trận Công Dân Các Tôn Giáo (MTLT) là chống cộng.., bảo vệ tự do tín ngưỡng... MẶT TRẬN LIÊN TÔN, do Hoà Thượng Thích Trí Dũng và LM Hoàng Huỳnh đồng chủ tịch.
4.19 Hội Cựu Chiến sĩ Chống Cộng CAO ĐÀI, do Nguyễn Thành Phương, Trương Lương Thiện có cả Trương Kim Cù của Hoà Hảo và Bình Xuyên.

LIÊN MINH CÁC CHÍNH ĐẢNG:

4.20 Lưc Lượng Quốc Gia Thống Nhất, gồm có: Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất của Nguyễn Bảo Truyền. Đảng Dân Xã của Trương Kim Củ. Lực Lượng Quốc Dân Liên Hiệp của Huỳnh Kim Nền. Đảng Tân Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy. Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến( Cao Đài Liên Minh) của Trương Lương Thiện http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Duy_d%C3%A2n_C%C3%A1ch_m%E1%BB%87nh_%C4%90%E1%BA%A3ng
4.21 Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc gồm có: Đại Việt Duy Dân Đảng với Nguyễn Xuân Chữ. Mặt Trận Nhân dân Cứu Quốc của Lâm Văn Tết. Việt Nam Quốc Dân Đảng với Vũ Hồng Khanh và Xuân Tùng. Đại Việt chính Thống của Vũ Ngọc Các và Trần Thanh Hiệp lảnh đạo
4.22 Liên Minh Dân Chủ, kết hợp 4 chính đảng lớn, gồm Việt Nam Quốc Dân Đảng, Vũ Hồng Khanh. Việt Nam Dân Chủ Hội Đảng Hoà Hảo, với ông Phan Bá Cầm. Đảng Đại Việt Duy Dân với Lê Vinh. Khối Dân Chủ Xã Hội của Hoàng Cơ Thụỵ.

Ngoài các tổ chức trên còn có hàng trăm Lực Lượng, Khối, Hôi, Đoàn, Phong Trào chống cộng củng như thân cộng....trong đó có những Lực Lượng thân cộng như Liên Minh Dân Chủ Hoà Bình của Trịnh Đình Thảo và Lâm Văn Tết, Lực Lượng Rồng Vàng của Thích Đôn Hậu..... tất cả đều sinh hoạt trong bầu không khí DÂN CHỦ, trên nền tảng PHÁP TRỊ dưới thời đệ nhị Cộng Hoà.


  Thích  Đôn Hậu 1968                


Luật sư Trịnh Đình Thảo (ngoài cùng bên phải) và chủ tịch MTDT GP Miền Nam Việt Nam, 
uật sư Nguyễn Hữu Thọ (người đứng giữa).
                               
Đa Đảng trong đệ nhất và đệ nhị cộng hoà của miền nam VN trước năm 1975 là điều mà chế độ VNDCCH và CHXHCNVN luôn tìm cách tránh né , để tiếp tục đi ngược dòng tiến hoá của thế giới ngày nay.
.

Ngay sau khi CS chiếm miền Nam, một lực lượng kháng chiến Phục Quốc thuộc Mặt Trận Liên Tôn do cha Vàng làm lảnh tụ cùng một số các cựu sĩ quan Quân lực VNCH rút vào trong rừng sâu để hoạt động chống lại bọn cộng sản VN http://forum4.aimoo.com/aitubinhdien/m/T-217-NH-194-N-CH-205-NH-TR-7882/H-i-k-y-n-c-m-t-Linh-M-c-Nguy-n-V-n-V-ng-Ch-t-Trong-X-Lim-Ng-c-T-C-ng-S-n-1-584375.html
                 
Linh mục Nguyễn văn Vàng ( Cha Vàng)

CÁC CHÍNH ĐẢNG HẢI NGOẠI: 
Sau ngày 30.4.1975 một số các Chính Đảng củng theo đoàn người di tản ra khỏi VN và tái hoạt động tại Hải Ngoại hiện nay còn có:

1. Việt Nam Quốc Dân Đảng.
                   
Đảng kỳ của Việt Nam Quốc Dân Đảng





                                       
Cờ sao trắng, đảng ca VNQDĐ                  

2. Đại Việt Quốc Dân Đảng.http://daivietquocdandang.net/
                 
Đảng kỳ của Đại Việt Quốc Dân Đảng củng là đảng kỳ VNQDĐ
         
3. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Huy
                               


Đảng kỳ Tân Đại Việt của Cố GS Nguyễn Ngọc Huy


Đảng kỳ của Đại Việt Cách Mạng Đảng do cụ Hà Thúc Ký chủ xướng

4. Đảng Dân Chủ Xã Hội VN.

Các Đảng phái mới thành lập sau ngày di tản 1975 tại Hải Ngoại gồm có:

1. Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc của Ông Võ Đại Tôn.http://nguoisantin.wordpress.com/2012/10/03/chien-sy-vo-dai-ton-nguyen-dong-hanh-cung-anh-em/


Chân dung cụ Võ Đại Tôn
                                         
2. Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước của Ông Lê Quốc Tuý với anh hùng Trần Văn Bá bị CS bắt và tử hình 1985.  http://www.tinparis.net/lichsu/2010_06_22_LeQuocTuyHopBaonam1985.html
                                           

                   
Bàn thờ anh hùng Trần văn Bá


3. Liên Minh Cách Mạng VN của Trần Tam Mộng và Nguyễn văn Chúc
4. Lực Lượng Kháng Chiến VN của Đặng văn Thanh.
5. Lực Lượng Kháng Chiến Tự Do.
6. Mặt Trận Kháng Chiến của ông Hoàng Cơ Minh.
               
Ông Hoàng Cơ Minh tại chiến Khu  Ubon ( Thái Lan)

Trong giai đoạn mới của những biến chuyển về tình hình chính trị thế giới và sự phá sản của thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa, do đó có một số các tổ chức thay đổi đường lối đấu tranh chấp nhận hoà giải với CS để có chân đứng trong môi trường chính trị độc tài chuyên chính hiện nay. Còn lại hầu như vẩn giữ thế uyển chuyển tuỳ theo nhu cầu nhưng không hoà giải hoà hợp với CSVN, chủ trương giải thể chế độ phi nhân một cách triệt để. Cuộc cách mạnh vẩn còn là một cuộc chiến sống còn quyết liệt và âm thầm giửa ĐCSVN và các tổ chức chính trị trong và ngoài nước.

Thông thường thì người dân các nước dân chủ văn minh họ không cần phải trung thành với đảng của họ, nếu họ là thành viên của một đảng. Nhiều thành viên của đảng này bầu cho ứng viên của đảng khác, chẳng có ai thắc mắc, hay tới nhà gõ cửa hỏi thăm. Hoạc là, nếu một ứng viện muốn ra tranh cử độc lập, họ có thể từ bỏ đảng viên của họ mà chẳng có cần phải đợi bị hay sợ khai trừ ra khỏi đảng. Chính vì vậy, người Mỹ có những câu nhắc nhở những người trong chính phủ rằng:

“In this country one man is as good as another, and, for that matter, very often a great deal better. Thank God this nation does not depend on any one man.”

“Trong quốc gia này một người có thể tốt như người khác, và, với điều đó, nhiều khi còn tốt hơn. Cám ơn trời quốc gia này không phụ thuộc vào chỉ một người.”

“If we were ousted tomorrow and came back a week later, we'd very likely find our places taken by others doing just as well as we did, and in many instances better.”

“Nếu chúng ta bị sa thải ngày mai và trở lại một tuần sau, chúng ta sẽ thấy những công việc của chúng ta được thay thế bởi những người khác đang làm tốt như chúng ta đã làm, và nhiều khi còn tốt hơn.”

CHÍNH ĐẢNG CÁCH MẠNG:
Cách mạng, các nhà cách mạng, chính trị ở Á Đông đều thỏa thuận với nhau về một định nghĩa chung cho danh từ Cách Mạng . Cách có nghĩa là cánh chim thay lông hoặc lông non của cách chim vừa mới mọc sau khi lông gìa đã rụng . Mạng có nghĩa là thiên mạng, trong chế độ quân chủ thì vua là người thừa thiên mạng để trị dân . Cách mạng có nghĩa chung là thay đổi lệnh của trời, tức là xóa bỏ vua . Nhưng theo nguyên nghĩa lông non được mọc ra trên cánh chim, sau khi lông gìa đã rơi rụng, như vậy lông non phải là nguồn sinh lực mới, tất nhiên phải mạnh mẽ và tốt đẹp hơn . Cộng chung hai chữ, cách mạng có nghĩa là vua đã gìa, lạc hậu, phải được thay thế bằng người trẻ thì chế độ mới tốt đẹp và mạnh mẽ hơn .

Vì vậy mà cuộc biến đổi ở nước Nhật đầu thế kỷ 20 tuy đã làm cho nước nhật trở nên giàu mạnh hơn nhưng Minh Trị Thiên Hoàng vẫn là vị vua của nước này, nên người đời đã gọi đó là một cuộc Duy Tân ở Á Châụ Ở Pháp năm 1779 và ở Trung Hoa năm 1911 là những cuộc cách mạng đầu tiên đúng nghĩa với định nghĩa Cách Mạng như quan niệm chung đã đề cập ở trên .

Ngày nay, lại có danh từ cách mạng nhung, cách mạng xanh, cách mạng hồng...để chỉ cho những cuộc biến chuyển, lật đổ nhưng không dùng bạo lực mà kết quá vẫn thay đổi được bộ mặt cũ và đưa những sự hưng thịnh hơn .

Chính đảng cách mạng là một đảng chính trị có mục đích thực hiện công cuộc cách mạng, tức là thay đổi, biến hóa để đưa xã hội tiến đến chỗ tốt đẹp hơn . Ngày nay cách mạng đôi lúc không cần đến bạo lực, giống như cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu và Liên Xô. Nhưng củng có những cuộc cách mạng phải có bạo lực kèm theo. Nói như thế trong khi làm cách mạng là còn phải tùy hoàn cảnh mà vận dụng khéo léo các hành động.

Để có sự nhịp nhàng và hiệu quả trong đấu tranh, có nghĩa chúng ta sẽ không loại bỏ bất cứ giải pháp nào để thu ngắn thời gian tiến hành một cuộc cách mạng, không thể nói là chỉ bất bạo động mới có thành quả tốt cho cách mạng, rồi từ chối tất cả phương tiện khác!

Một đảng cách mạng nếu chỉ lật đổ để cướp chính quyền mà không có chương trình, kế hoạch hành động thực tế nào có mục đích cải tiến xã hội thì được gọi là đảo chánh, như các cuộc đảo chánh vào thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam . Mỗi quốc gia có đều có vị trí về điạ lý chính trị riêng và trình độ dân trí khác biệt nhau. Nói như thế để hiểu rằng, cuộc cách mạng nếu có xảy ra ở VN, thì nó sẽ không cùng màu với những cuộc cách mạng đã xảy ra trên thế giới trong quá khứ.

Chủ đích của một cách mạng là thay đổi toàn diện hệ thống chính trị cũ để thay vào đó một hệ thống mới với mục đích đem lại ích lợi cho con người và xã hội . Do đó cách mạng bao giờ cũng xuất phát từ quần chúng, từ số đông người . Quần chúng là lực lượng, là sức mạnh của cách mạng .
Quần chúng chỉ là những thể nhân, những phần tử riêng lẻ . Muốn biến những phần tử riêng lẻ nầy thành một khối, một sức mạnh xuyên suốt, một lực lượng duy nhất thì phải cần đến những tố nhân, những sức hút mới kết hợp lại được . Những tố nhân, những sức hút đó đến từ các chính đảng cách mạng có một chủ thuyết chính trị đáp ứng lại nguyện vọng chung của quần chúng .
Chính đảng cách mạng là lò đào tạo nên sức mạnh, cho một cuộc cách mạng . Cán bộ của chính đảng cách mạng hướng dẫn và điều khiển quần chúng thực hiện công cuộc cách mạng . Hàng ngũ cán bộ là hạt nhân, quần chúng là những vệ tinh bao quanh các hạt nhân đó .
Một đảng cách mạng có đông đảng viên chưa hẳn là một đảng mạnh . Giá trị về sức mạnh của đảng phải được căn cứ vào sự tuân thủ các nguyên tắc trong hệ thống tổ chức, sự tuân thủ kỷ luật nội bộ, vào sự hành động duy nhất theo một mệnh lệnh duy nhất .

Muốn thành công để bẩy hòn đá cản thật nặng trên con đường tiến hoá. Với nguyên tắc đòn bẩy của mình, Archimedes đã từng tự tin nói rằng “Give me a lever and a place to stand, and I will move Earth.” (Hãy cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái đất lên.

Nói như thế thì trong hệ thống đòn bẩy, NHÂN CÁCH MẠNG chính là điểm tựa và đòn bẩy chính là quần chúng! Nếu như biết phối hợp nhịp nhàng thì chúng ta sẽ giải quyết hết được các vật cản trên con đường vận hành của bánh xe lịch sử.

Trinh Khánh Tuấn.15.8.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét