Nhà nước CHXHCNVN với bản chất côn đồ, không tuân thủ các luật pháp quốc tế về an ninh lãnh thổ như việc cho điệp viên sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa điệp viên xâm nhập vào cộng đồng người Việt tụ do hải ngoại để hoạt động bất hợp pháp qua các chiêu bài trình diển văn nghệ, cho các công an dưới lớp áo tu sĩ tôn giáo xuất ngoại - để hoạt động gián điệp nơi các quốc gia tự do nhiều nhất là Mỹ. Kế đến là những phi vụ xuất cảng con cháu bác "hù" nhập cảnh lậu và đi tìm kinh tế trên các nước tự do. Hoặc xuất cảng người đi trồng cần sa trên các nước văn minh tiến bộ như Anh, Mỹ và các nước khác. Gần đây là thãm cảnh 39 người chết trong Container ở Anh đã làm rúng động lương tâm thế giới, nên rào cản các nước Âu châu ngày càng khép lại và xiết chặc người VN nhập cảnh vào nước họ kể cả đi du lịch cũng như các du học sinh, đây là thành phần sau khi học xong trốn ở lại các nước sở tại không chịu về nước. Tóm lại con cháu các quan chức cộng sản tham nhũng đi tới đâu làm thối đất nước người đến đó, vì thế người dân hiền lương cũng bị ảnh hưởng vì sự khinh khi của thế giới bên ngoài khi người dân VN cầm các hộ chiếu nước CHXHCNVN đến nước họ. Sự khó khăn để cứu xét và cấp các Visa do cũng gặp nhiều rào cản các nước bên ngoài VN.
Hộ chiếu VN (Passeport - tiếng Đức: Reisepass) ngày càng mất giá trị của nó trên hạng thứ thế giới. Một điều cần biết là Hộ chiếu khác với Visa. Hộ chiếu là do quốc gia nơi mình sinh và sống cấp cho để đi lại với các nước bên ngoài VN, còn Visa là từ các nước ngoài VN, nơi mà mình muốn đến cấp với thời gian cư trú ngắn hạn.
Các nước thế giới bên ngoài VN rất dè dặt trước các hộ chiếu của CHXHCNVN cấp, ngay cả các quan chức cao cấp của csVN. Bà Chủ Tịch Quốc Hội, một trong 3 người quyền lực nhất của CHXHCNVN từng xuất cảng lậu 9 người sang Nam Hàn cuối năm 2018, trên chuyến chuyên cơ chở bà Nguyễn Thị Kim Ngân viếng Nam Hàn - vụ việc đã bị chính phủ nước này phát giác và công bố trên truyền thông của nước này. Đại tướng Tô lâm, Bộ Trưởng Bộ CA cũng đã từng lên truyền hình nước Tiệp Khắc về vụ thiếu 17.065, 51 Euro - tiền thuê máy bay trong điệp vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Các viên chức ngoại giao VN ở nước ngoài là những chuyên viên buôn lậu vi cá mập, sừng tê giác, ngà voi và các thú vật quí hiếm được liệt vào danh sách bảo tồn của thế giới.
Thế nên hộ chiếu CHXHCNVN ngày càng bị giới hạn và mất đi giá trị trên thế giới, thứ hạng bị tuột xuống. Hiện chỉ còn đứng chung, ngang hàng với nhóm các nước thổ phỉ có quân khủng bố chuyên đe doạ nền an ninh thế giới.
Chuyện xin visa đi du lịch, kinh doanh, du học, lao động của người Việt Nam xưa nay vốn đã khó, và tương lai càng khó khăn hơn. Tháng 8-2019 vừa qua, Đài Loan điều chỉnh hệ thống xét duyệt visa đối với Việt Nam. Tiếp đó, Nhật Bản dù không thông báo chính thức nhưng tỉ lệ người Việt bị bác rất nhiều khi xin visa vào nước này, ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngành du lịch bị đình chỉ tư cách đại diện xin visa theo đoàn vì có số hành khách bỏ trốn quá nhiều. Nam Hàn cũng thay đổi điều kiện tiếp nhận visa 5 năm sau một thời gian ngắn chấp nhận chính sách visa ưu đãi...
Liên tiếp các vụ việc kể trên đã khiến cho hộ chiếu Việt Nam ngày càng khó đi khắp thế giới. Nhiều công ty du lịch cho biết muốn phát triển thị trường mới phải tháo nút thắt đầu tiên là visa. Nhưng vừa mở được thị trường nào một thời gian lại xảy ra có người bỏ trốn, nước bạn siết visa, rồi lại đổi qui chế cấp visa cho người VN.
Gần đây, một số các nươc thân thiện với VN, cũng tăng cường kiểm soát đối với ưu đãi xét cấp visa cho người Việt Nam, dù trước đó không lâu chính những thị trường này sẵn sàng dành nhiều ưu đãi cho người Việt mang hộ chiếu CHXHCNVN.
VISA CHXHCNVN GẶP KHÓ KHĂN VỚI KHỐI SCHENGEN
Người mang Pass Việt Nam từ nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm đơn xin visa Schengen ở 4 nước sau:
Đức: thời gian lưu trú bị giới hạn nhiều qua vụ Trịnh Xuân Thanh bị Tô Lâm bắt cóc. Xem nguồn: http://lybichthuy.blogspot.com/2019/11/thieu-tiep-khac-17.html
Anh: thủ tục xin visa khá phức tạp qua vụ 39 người chết trong Container.
Tiệp Khắc: Thủ tục rất khó khăn sau vụ Bộ Trưởng CA Tô Lâm, thiếu 17.065,56 Euro tiền mướn máy bay để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà không trả. Và nhiều gián điệp VN hoạt động trên nước này bị các cơ quan mật vụ Âu Châu trong khối EU phát giác.
Ba Lan: chính sách xét duyệt gắt gao vì có rất nhiều trường hợp người Việt trốn lại sau khi hết thời hạn visa được cấp và các gián điệp VN hoạt động sâu trong nước họ.
Từ ngày 18/11/2019 khi là công dân trong số quốc gia sau đây: Việt Nam, Afghanistan, Algeria, Syria, Iran, Irac, Liên bang Nga, Pakistan, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên, khi xin Visa Schengen tại bất cứ ở Lãnh Sự Quán nước nào thì hồ sơ sẽ được đưa đi thẩm định qua tất cả 27 nước trong khối Schengen.
Càng ngày càng tối mò mò
Vi sa giờ lại thêm trò khó khăn
Dân thường chịu ít khó khăn
Quan to quan bé khóc lăn than trời !
Nhục cho dân tộc tôi ơi
Từ ngày phỏng giái người đời thêm khinh
Đau cho thân phận nước mình
Chỉ vì bọn quỷ dân tình đau thương
(Xuan Ngoc Nguyen)
Càng ngày càng tối mò mò
Vi sa giờ lại thêm trò khó khăn
Dân thường chịu ít khó khăn
Quan to quan bé khóc lăn than trời !
Nhục cho dân tộc tôi ơi
Từ ngày phỏng giái người đời thêm khinh
Đau cho thân phận nước mình
Chỉ vì bọn quỷ dân tình đau thương
(Xuan Ngoc Nguyen)
DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA KHỐI SCHENGEN:
Tổng cộng có 26 quốc gia tạo thành một phần của khu vực Schengen;
*22 quốc gia là EU Schengen: Belgien, Dänemark, Deutschland, Estland, Finnland, Frankreich, Griechenland, Island, Italien, Lettland, Liechtenstein, Litauen,Luxemburg, Malta, Niederlande, Norwegen, Österreich, Polen,Portugal, Schweden, Schweiz, Slowakei, Slowenien, Spanien,Tschechien, Ungarn.
*Bốn nước không thuộc EU Schengen là: Iceland, Na Uy, Liechtenstein, Thụy Sỹ
Ngoài 26 quốc gia này, còn có sáu quốc gia khác là một phần của châu Âu EU nhưng không phải là một phần của khối Schengen.
Lưu ý: Người thuộc những quốc gia này cần có Visa Schengen khi đến khu vực Schengen trong tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày.
KHỐI EU là gì?
Như đã đề cập ở trên, có 28 quốc gia tạo thành Liên minh Châu Âu (EU). EU là Liên minh châu Âu là một liên minh về chính trị và kinh tế dựa trên các quy tắc và quy định chung, viết tắt của chử: Die Europäische Union ( Đức), gồm 28 nước ban đầu. Mọi quốc gia thành viên phải tuân theo các luật lệ ràng buộc và thúc đẩy hòa bình, tự do, công lý và an ninh. EU cũng tổ chức thương mại tự do xuyên biên giới để tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên giúp tăng trưởng kinh tế và là nơi mà tất cả các quốc gia sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng euro. Khi là quốc gia thành viên của EU, bạn cũng có thể đi lại tự do đến Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Các quốc gia trong khối EU xài một đồng tiền duy nhất là đồng Euro.
Cũng có một số quốc gia thành viên của EU đã từ chối Hiệp ước Schengen, đó là Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland.
Do đó, khối Schengen trên căn bản là 26 quốc gia châu Âu đã cùng nhau bãi bỏ hộ chiếu và kiểm soát biên giới.
Đối với các du khách đến EU, điều đó có nghĩa là Khối Schengen hoạt động như một quốc gia đơn lẻ, tức là một khi bạn vào một quốc gia thuộc khối Schengen thì bạn cũng có thể vào các quốc gia còn lại.
LỊCH SỬ HIỆP ƯỚC SCHENGEN
Luxembourg năm 19885 đã góp phần vào việc xây dựng một văn kiện quan trọng: đây là nơi ký kết hiệp ước Schengen, một hiệp ước đa phương đảm bảo quyền tự do đi lại xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên trong Âu Châu.
Ngày 14 tháng 6 năm 1985, trên du thuyền mang tên Công chúa Marie-Astrid thả neo tại khúc sông Mosel ở ngã 3 biên giới Pháp, Đức, Luxembourg, cạnh thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg, 5 nước trong cộng đồng châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Tây Đức đã ký một hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước, để cho công dân các nước này đi lại tự do trong vùng lãnh thổ 5 nước gọi là Vùng Schengen.
Ngày 14 tháng 6 năm 1985, trên du thuyền mang tên Công chúa Marie-Astrid thả neo tại khúc sông Mosel ở ngã 3 biên giới Pháp, Đức, Luxembourg, cạnh thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg, 5 nước trong cộng đồng châu Âu là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Tây Đức đã ký một hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước, để cho công dân các nước này đi lại tự do trong vùng lãnh thổ 5 nước gọi là Vùng Schengen.
Ngày 19 tháng 6 năm 1990 các nước này lại ký thêm một thỏa thuận về việc áp dụng và thay thế hiệp ước ký trước, gọi là "Công ước về việc áp dụng hiệp ước Schengen giữa các chính phủ các nước trong Liên minh kinh tế Benelux, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Pháp, liên quan tới việc bãi bỏ từng bước các việc kiểm soát các biên giới chung" (Convention d'application de l'accord de Schengen entre les gouvernements des états de l'Union économique du Benelux, la Répuplique fédérale d'Allemagne, et la République française, relatif à la suppression graduelle des contrôles aux frontières communes) gọi tắt là Công ước Schengen.
Đối với người nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một visa đồng nhất gọi là Visa Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng Schengen. Loại visa này thường chỉ có thời hạn lưu trú tối đa là 3 tháng và có giá trị trong vòng 12 tháng.
Các lợi ích từ Visa Schengen
Bạn đã có thể bắt đầu tưởng tượng, việc hình thành một phần của khối Schengen mang lại hàng loạt các lợi ích.
Những lợi ích từ Visa Schengen có thể mang lại đơn giản như việc đi từ Đức đến Luxembourg mà không phải qua khâu kiểm soát hộ chiếu mỗi khi bạn qua biên giới. Hoặc phức tạp hơn như di chuyển hàng hóa và giao dịch qua biên giới.
Khối Schengen cũng khiến thời gian di chuyển hàng hóa trên khắp châu Âu được giảm xuống.
Trước đây, có thể mất nhiều giờ để xe tải có thể đi qua biên giới nào đó, bây giờ họ có thể vượt qua biên giới hoàn toàn không bị chú ý. Điều này làm cho việc di chuyển hàng hóa đi khắp châu Âu trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Đó cũng có thể là một bước xa hơn khi đi du lịch khắp châu Âu, qua đó bạn sẽ được vào một số quốc gia mà không phải nhận bất kỳ câu hỏi nào.
Do đó, một trong những ưu điểm chính của Schengen Visa là nó giúp bạn tiết kiệm thời gian. Rất nhiều thời gian. Ví dụ; nếu bạn đang có người thân sống tại một quốc gia thuộc Schengen và bạn dự định đến thăm họ vài tháng một lần, đây sẽ là một vấn đề lớn nếu bạn không cư trú ở một quốc gia nào đó thuộc Schengen hoặc có visa hợp lệ. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn nếu bạn tiến hành kinh doanh quốc tế và cần đi du lịch thường xuyên.
Một lợi ích khác của Visa Schengen là bạn sẽ không cần phải đến gõ cửa đại sứ quán hoặc lãnh sự quán mỗi khi bạn dự định rời khỏi đất nước.
Điều này có thể đặc biệt căng thẳng đối với những người đến từ một quốc gia có thể không được xem là một cách thuận lợi.
Một trong những quốc gia đã gặt hái được những lợi ích từ Visa Schengen châu Âu là Malta. Malta là một phần của Schengen . Vào ngày 21 tháng 12 năm 2007, Quốc đảo Malta đã tham gia với tư cách là chính phủ không thường trực và hoàn toàn miễn Visa của Schengen
Tại thời điểm ký kết thỏa thuận Schengen của Malta, đã có 9 quốc gia tiếp theo tham gia để cùng củng cố khối Schengen.
Khối EU là một khối không liên quan tới khối Schengen – khối về quyết định đi lại chung. Có nhiều thành viên khối EU thuộc khối Schengen nhưng không phải tất cả như Ireland, Và có những nước không thuộc EU nhưng chấp nhận cho hộ chiếu của CHXHCNVN đi được bằng visa Schengen như Thuỵ Sĩ, Iceland, Na Uy.
Tám quốc gia khác đã tham gia cùng với Malta là:
Cộng hòa Séc (Tiệp Khắc), Lithuania, Estonia, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Latvia, Slovenia.
Một công nhân Malta đã có thể đi du lịch từ Malta đến Paris hoặc thậm chí Rome, từ Barcelona đến Brussels và từ Amsterdam đến Athens mà không cần phải kiểm tra biên giới.
Khi một người nào vào Malta, họ có quyền tự do di chuyển trong các quốc gia thuộc EU, mà các quốc gia này lại là một phần của Schengen, đây là một trong những lợi ích thiết yếu của thỏa thuận Schengen.
LỢI ÍCH VISA SCHENGEN:
Nếu sở hữu visa Schengen:
– Bạn có thể đi đến 26 nước thuộc khối Schengen, chứ không có nghĩa bạn có thể tới bất cứ nơi nào ở Châu Âu.
– Ngoài ra bạn còn có thể nhập cảnh vào các vùng lãnh thổ như Vatican, San Marino (Ý), Monaco (Pháp), Andorra (giữa Pháp và Tây Ban Nha)
– Công dân Châu Âu không cần xin visa vì họ có thể đi lại tự do trong khối Schengen.
– Công dân của 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được miễn thị thực khi nhập cảnh dưới 90 ngày vào khu vực Schengen (điển hình như công dân các nước Mỹ, Úc, Canada, Croatia, New Zealand và Nhật Bản…)
Ngoài ra, tất cả công dân từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác đều phải xin cấp visa Schengen nếu muốn nhập cảnh vào các nước trong khu vực Schengen. Thị thực ngắn hạn Schengen cho phép đương đơn lưu trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong thời gian 180 ngày.
Tuy nhiên, đối với công dân Việt Nam, chỉ có 4 quốc gia: Pháp, Italia, Hoà Lan, Tây Ban Nha chấp nhận visa Schengen cho người Việt mà không người bảo lãnh.
THAM KHẢO:
2.https://de.wikipedia.org/wiki/Schengener_Abkommen
3.https://www.schengenvisainfo.com/de/staaten-des-schengen-raums/
3.https://www.schengenvisainfo.com/de/staaten-des-schengen-raums/
Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 30.11.2019