SUỐT 20 NĂM VNCH TỒN TẠI
Để có sự công bằng trong vấn đề phân chia ruộng đất trên bình diện tổng thể miền nam VN cho nông dân nghèo, với những nỗ lực không ngừng của chính quyền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa đã ban hành những đạo luật:
1. Đệ nhất Cộng hòa: Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Luật Cải Cách Điền Địa, qua Dụ số 57 vào ngày 22-10-1956, . Đây cũng là điểm khởi đầu giúp đỡ người dân nông thôn thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Từ sau cuộc tổng tấn công của quân cộng sản năm 1968 vào các thành phố lớn của miền nam VN. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã dồn hết mọi nổ lực để bình định nông thôn, nhằm mục tiêu quét sạch bọn cs nằm vùng ở nông thôn. Ngày 25-8-1969, Tổng Thống Thiệu đưa dự luật Người Cày Có Ruộng ra quốc hội thảo luận. Điểm chính của dự luật là giảm số ruộng đất tối đa điền chủ xuống còn 15 ha, trưng thu và cấp (không bồi hoàn) cho hơn tám trăm ngàn nông dân chưa có ruộng cày.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cấy lúa trong ngày ban hành luật
" Người Cày Có Ruộng" 26.3.1970 tại Cần Thơ.
Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân. Tại Cần Thơ vào ngày 26-3-1970, ngày ban hành Luật NCCR Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:
“Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.” Ông cho biết: “Tôi đã từng tham gia Việt Minh. Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”.
Dưới thời VNCH các ruộng đất không được trực canh bị truất hữu phát cho các tá điền đang canh tác. Mỗi tá điền được phát 3 ha ở Nam phần hay 1 ha ở Trung phần. Điền chủ trực canh được giữ lại tối đa 15 ha. Đất truất hữu được trả 20% bằng hiện kim và 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi trong tám năm. Giá trị của đất ruộng quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc (hay lợi tức) từ khoảnh đất đó.
Trong vòng 3 năm, 1970-1973, đã có 51.704 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770.105 mẫu. Trong thời chiến đa số ruộng đất bị ảnh hưởng, nên đa số các điền chủ bị truất hữu nhưng không làm cho họ bất mãn. Để đền đáp chính phủ cho phổ biến rộng rãi các bích chương: “Người Cày có ruộng ghi ơn tinh thần hy sinh của điền chủ.”
Suốt hai nền đệ nhất và đệ cộng hòa không hề có sự mâu thuẩn nào lớn lao để xuất hiện một giai cấp mới là "dân oan" trong xã hội miền nam từ 1955-30/4/1975. Một trong những thành tựu lớn trong việc an dân trong chánh thể VNCH là biết hành xử với dân theo tư tưởng của Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Đây là chính là một tư tưởng cách mạng ngay từ thời Mạnh Tử - và được coi là rất táo bạo trong thời quân chủ đang thịnh hành.
Ngày nay tư tưởng này vẩn còn giá trị tồn tại mặc dù không phải là thời quân chủ chuyên chế. Bất cứ một chế độ chính trị nào biết vì dân, thì cần phải có luật pháp nghiêm minh vì dân, đối xử công bằng và họp lý để người dân có thể cộng hưởng chung với thế quyền như: Vua, Tổng thống, Thủ tướng, Tổng Bí Thư đảng...nói tóm lại là những người lãnh đạo đất nước không thể coi mình là con trời ( độc đoán) rồi được phép hành xử bất công và tàn ác với con dân mình. Một chế độ muốn người dân thương mến và đồng hành với người cầm quyền là phải biết duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan hay các công nhân viên chức trong bộ máy cầm quyền cũng không được vượt ra ngoài pháp luật. Người trị dân, trị nước phải cần mẫn chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành, trách việc dùng bạo lực với dân.
Nhìn chung, hai chế độ VNCH đã đáp ứng được nhu cầu đó của quốc dân đồng bào từ vỉ tuyến 17 đế mủi Cà Mau nên trong suốt 20 năm tồn tại không bao giờ có nạn "Dân oan" bị cướp đấp , cướp nhà xảy ra như trong chế độ VNDCCH và CHXHCNVN do người cộng sản cầm quyền. Đây là lý do mà VNCH không hề có dân oan khiếu kiện vì bị cưỡng chế đất đai.
“Chính sách người cày có ruộng”, do Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu ban hành, trong đó có những khoản được nêu như sau:
- Bất cứ điền chủ nào có trên 100 mẫu đất, phải bán phần thặng dư cho chính phủ, để phân phối lại cho các Tá điền không có đất cày cấy.
- Các điền chủ có ruộng đất bị truất hữu sẽ được Chinh phủ trả 10% giá trị đất đai của họ bằng tiền mặt, phần còn lại sẽ được Chính phủ trả bằng trái phiếu trong vòng 12 năm. Trái phiếu nầy có thể dùng để mua các cổ phần trong các xí nghiệp kỹ nghệ quốc doanh hoặc dùng để trả thuế.
- Tiền thuê đất chỉ giới hạn đến mức 25% trong tổng số nông phẩm thu hoạch.
- Các Tá điền thuê đất có thời hiệu trong vòng 5 năm.
- Các Nông dân mua đất theo chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG của Chính phủ, sẽ được trả góp trong vòng 06 năm không có lãi xuất.
- Các đất đai trồng lúa thuộc các Điền chủ người Pháp sẽ được Chính phủ Việt Nam mua lại, với sự tài trợ tài chánh từ Chính phủ Pháp.
Sau hai năm áp dụng từ 1955-1957, đạt thành quả như sau:
- Hơn 600.000 Khế Ước thuê đất đã được ký kết giữa Điền chủ và Tá điền. Các Nông gia và Hợp tác xã đã được cho vay tổng số tiền lên đến 250.000.000 đồng và 26.120 mẫu đất đã được phân phối cho các Nộng dân muốn sở hữu đất đai.
Riêng tại miền bắc, từ khi Hồ Chí Minh cướp được chính quyền 1945 sau đó đã áp dụng chính sách cải cách ruộng đất trong những vùng tạm chiếm vào những năm đầu của thâp niên 1950 theo sự chỉ đạo của Trung Cộng. Ngay sau Đại Hội Đảng kỳ II, tháng 12 năm 1951 tại Việt Bắc, vấn đề cải cách ruộng đất đuợc đưa ra và chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ thực tế đến pháp lý. Các cán bộ cộng sản được cử qua Trung Cộng để được huấn luyện cho việc cải cách ruộng đất. Hồ chí minh đã ban hành sắc Lệnh 149/SL quy định về chính sách ruộng đất và sắc Lệnh 151/SL quy định về trừng trị điạ chủ do hồ chí minh ký ngày 12 tháng 4 năm 1953 là thời gian đang tiến hành chiến dịch giảm tô. Ngày 12-12-1953 các Sắc Lệnh trên được Quốc Hội thông qua và Hồ Chí Minh chính thức ban hành ngày 19-12-1953, nhân kỷ niệm ngày Toàn Quân Kháng Chiến, chính thức mở đầu cho các đợt Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất trên khắp miền Bắc.
Trích "Từ Chuyện Dân Oan"
"...Lấy đất nhà không thỏa đáng đền bù
Chuyên dựng chuyện tạo luật rừng luật rú
Đám dân oan chống đối bỏ ngồi tù !
Ôi tàn nhẫn một bọn người lãnh đạo
Nay còn đâu thể thống cả chính quyền ?
Hết tham nhũng rồi độc tài cướp bóc
Đất nước mình chẳng mấy lúc bình yên !...."
(Tác giả: CHÍNH TRỊ)
Còn sáng tác CCRĐ của hồ chí minh chỉ nhắm để cướp của, cướp tài sản của dân đưa vào ngân khố riêng của các cấp lãnh đạo đảng csVN. Sau đó giai cấp bần cố nông chỉ là những con vật làm thuê từ đời này qua đời khác cho đảng cs ngay chính trên mảnh đất của mình. Hậu quả của cuộc CCRĐ rất tàn khốc là dẫn đến cái chết của gần 200,000 người dân vô tội và phá hủy toàn bộ những giá trị đạo đức, quan hệ giữa người và người mà hệ quả đã kéo dài cho mãi đến ngày hôm nay. Một giai cấp mới với hàng trăm ngàn người " Dân oan" đã xuất hiện bắt đầu từ năm 1953 và đến khi chia đôi đất nước 1954 đã có khoảng một triệu người miền Bắc, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn di cư vào Nam để được tìm tự do. Sau ngày 30-04-1975 cộng sản chiếm được miền nam, thì nạn dân oan gần như xuất hiện trên toàn lãnh thổ miền nam VN. Nơi nào cơ quan hành chánh của nhà nước là nơi đó có dân oan, dân oan đầu tiên là các thành phần bị cộng sản qui là tư sản mại bản, địa chủ, quân cán chính VNCH...đều bị cộng sản cướp sạch nhà cửa tài sản, rồi tống lên vùng kinh tế mới. Tiếp theo đó là bắt đầu cho những chuổi ngày đen tối của đất nước, những dân oan mới và cũ đã lên đến hàng chục triệu người nếu có thống kê đầy đũ.
Tóm lại miền VN trước 1975 không hề có thành phần dân oan như thời đại tà quyền cộng sản cai trị. Ngày nay Sài Gòn và những nơi trù phú của miền nam là nơi mà con cháu và thân nhân của các cán bộ đảng viên cộng sản đang chiếm dần những vị trí hạng nhất để làm nơi sinh sống và gầy dựng cơ sở thương mại. Một xã hội đầy bất công ngày càng leo thang khắp nơi, điều này nói lên được bản chất ăn cướp của đảng cộng sản từ ngày có mặt trên quê hương VN, đâu đâu cũng thấy cướp của dân. .. nếu lấy hết trúc trên núi Nam Sơn, chẻ thành tre là bút, lấy hết nước biển đông để làm mực cũng khg viết hết cái tội ác của dảng csVN và tội ác của hồ chí minh. Nổi đau thương của dân oan giờ đây đã ngút trời xanh.
....Em vẫn biết từ ngàn xưa cho đến ngàn sau
Quan tham nhũng không thể nào trừ bỏ
Nhưng sao mãi cứ trơ trơ mắt ngó
Những đồng tiền khốn khổ của nhân dân
Cứ tuồn về chất đống ở nhà quan
Rồi bịt miệng ai to gan dám nói !
Anh khôn ngoan xin cho em được hỏi
Sao dân mình mãi đói khổ thế anh ?
Bảy mươi năm đất nước đã đấu tranh
Mà hạnh phúc, tự do sao chẳng thấy?
Mà dân oan mỗi ngày càng đông vậy ?
Tình cảnh này, nông nỗi đó bởi vì đâu ?
Thơ đã dài, em xin hẹn lần sau
Vì đất nước về đâu anhqđã rõ !!
(Trích "Chuyện Đất Nước Mình ",tác giả: Trần Đức Phổ)
Nguyễn Thị Hồng 27.6.2017