Powered By Blogger

ISRAEL  BÁO CÁO ĐÃ GIẾT CHẾT THÊM MỘT CHỈ HUY CAO CẤP CỦA HEZBOLLAH - ĐÂY LÀ LÀN THỨ II TRONG 3 NGÀY QUA.

Israel đã tăng mạnh số lượng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào lực lượng dân quân Hezbollah người Shiite ở Lebanon trong tuần này. Quân đội Israel đã báo cáo v cái chết của một chuyên gia chống tăng cao cấp của Hezbollah.

Theo quân đội tin tức từ lực lượng không quân Israel đã nhắm mục tiêu vào một phương tiện ở nước láng giềng Libanon, giết chết một người chỉ huy quan trọng của đơn vị chống tăng thuộc lực lượng dân quân Shiite Hezbollah.

Quân đội cho biết hôm nay Chủ nhật 31/3, anh ta có kiến ​​thức đáng kể về hoả tiễn chống tăng và chịu trách nhiệm về hàng chục cuộc tấn công nhằm vào dân thường, cộng đồng và lực lượng an ninh Israel. 

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza sau vụ thảm sát của Hamas và các nhóm cực đoan khác ở Israel vào ngày 7 tháng 10, đã có những cuộc đối đầu hàng ngày, đôi khi gây chết người, giữa lực lượng vũ trang Israel và các nhóm chiến binh như Hezbollah.

Theo thông tin của Israel, lại có các cuộc tấn công bằnghoả tiễn từ Libanon vào các thị trấn biên giới của Israel vào Chủ nhật 31/3. Một người lính bị thương. Quân đội sau đó tấn công các mục tiêu ở miền nam Libanon. Đó là sự kết thúc đẫm máu cho một tuần đẫm máu:

Hôm thứ Sáu, quân đội Israel dường như đã đưa một máy bay không người lái tới Lebanon và giết chết Ali Abed Akhsan Naim ở khu vực Basuriye. Cán bộ cấp cao của Hezbollah được cho là người chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào dân thường Israel.

Cũng trong ngày thứ Sáu 30/3, các máy bay chiến đấu của Israel - có lẽ - đã thực hiện một cuộc không kích dữ dội vào lãnh thổ Syria; Dân quân Hezbollah được cho là nằm trong số hàng chục người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.

Cũng có những cuộc đụng độ giữa Hezbollah và Israel vào thứ Năm 29/3. Các nhóm Libanon báo cáo có 15 người chết sau các cuộc không kích, Israel báo cáo một dân thường thiệt mạng sau khi bị pháo kích.

Những người ngoài cuộc cũng thiệt mạng trong tuần này trong cuộc chiến tiêu hao giữa Israel và Hezbollah đã âm ỉ hơn sáu tháng: ba quan sát viên Liên hợp quốc bị thương trong một vụ nổ ở Libanon hôm thứ Sáu 29/3. Nhóm này đang đi tuần  dọc Blue Line – biên giới với Israel. Unifil cho biết họ đang điều tra nguồn gốc vụ nổ nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 31 März 2024

 CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN NHẠC VÀNG VỀ NGƯỜI LÍNH - DI SẢN VĂN HOÁ VNCH TẬP II

Trong thân phận người lính VNCH, không có gì quí báu hơn, là được lưu trử và bảo tồn văn hoá VNCH, qua các bản nhạc được sáng tác trước năm 1975 ở miền nam, trong chế độ mà các sáng tác của những văn, thi, nhạc sĩ hoàn toàn được tôn trọng. Họ không sáng tác bằng áp lực hoặc  từ sự chỉ đạo của một đảng chính trị hay trong một chế độ độc tài. Họ đã được sống và sáng tác trong môi trường hoàn toàn tự do, ngòi bút của những thi nhạc sĩ không bị nhuốm màu sắc chính trị như những thi nhạc sĩ sống trong chế độ XHCN miền Bác trước năm 1975 cũng như ngày hôm nay ở VN..

Để phân biệt hai loại nhạc được sáng tác ở hai chế độ chính trị khác nhau, nên Nhạc Vàng là tên của loại nhạc đã được sáng tác ở trong chế độ chính tự do của miền nam VN trước 1975, khác biệt với Nhạc Đỏ của những nhạc sĩ gia nô của chế độ sáng tác.

Cũng xin đính chính trước với quí đọc giả, tôi tuổi đã cao, cũng mong được làm công việc này, một cách thường xuyên cho đến khi nào không còn tiếp tục được vì phải nhận sự vụ lệnh về đoàn tụ bên vị Tổng Tư Lệnh của chúng tôi, được bao nhiêu hay bấy nhiêu....!!

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật hàng ngày nơi đây, để làm tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích nhạc lính và cho các thế hệ đi sau cũng như các cháu Hậu Duệ VNCH, xin hãy theo dõi thường xuyên nơi đây.

Tập I xin mời xem nơi đường link:https://kimanhl.blogspot.com/search?q=Nh%E1%BA%A1c+v%C3%A0ng+di+s%E1%BA%A3n+v%C4%83n+ho%C3%A1+n%C3%B3i+v%E1%BB%81+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+l%C3%ADnh+VNCH

Mở đầu cho tập II, bằng bản nhạc  "Huyền sử ca một người tên Quốc"

Nhạc sĩ Phạm Duy đã sáng tác một bản nhạc để nói về người anh hùng không quân VNCH, cố đại tá Phạm Phú Quốc, người trai trẻ đã gãy cánh bay trong một phi vụ Bắc Phạt trên vùng trời Hà Tĩnh ngày 19/4/1965.
Một bản nhạc được ưa thích của các chiến sĩ không quân, bài hát cũng từng được em gái hậu phương Dạ Lan chọn để truyền tải trên đài phát thanh quân đội VNCH.

HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC
( Tác gỉa Phạm Duy)
Ngày xưa khi anh vừa khóc vào đời
Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời
Ðặt tên cho anh, anh là Quốc
Ðặt tên cho anh, anh là nước
Ðặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi
Rồi anh nâng cao Tổ Quốc vào đời
Tuổi xanh vươn trong lửa máu ngụt trời
Việt Nam đang sôi, sôi lòng nước
Việt Nam đang sôi, sôi lòng Quốc
Việt Nam đang đòi Tự Do, Hạnh Phúc giống nòi.
Anh Quốc ơi !
Tuổi Xuân như đóa hoa đời
Nở trong mưa bão tơi bời
Vẫn còn tươi như nước Việt ơi !
Anh Quốc ơi !
Ðàn chim, chim quốc tung trời
Gọi nhau đem nắng soi đời
Có người vui nghĩ chuyện lâu dài.
Rồi anh trôi theo vận nước miệt mài
Việt Nam chia đôi mảnh đất lạc loài
Toàn dân thương đau, đau lòng nước
Toàn dân thương đau, đau lòng Quốc
Toàn dân ngậm ngùi vì tình sông núi lẻ loi
Rồi anh nghe theo lời nói bồi hồi
Trời xanh bao la mở cánh cửa mời
Từ anh lên cao, anh là nắng
Là trăng hay sao, anh nhìn xuống
Anh Quốc ơi !
Rồi anh chắp cánh thênh thang
Bình minh lên chiếm không gian
Ðến hoàng hôn chan chứa tình thương
Anh Quốc ơi !
Người phi công giữa khung trời
Vẫn phải mang số phận con người.
Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ gì !
Mà nghe quê hương mình quá nặng nề
Thảm thương bên kia, kia đời nước
Buồn vương bên đây, đây đời Quốc
Dẹp nỗi oan, thì tìm đường gai góc mà đi
Rồi anh bay lên gìn giữ một miền
Rồi anh bay lên đập vỡ bạo quyền
Ðường bay khua vang, vang lòng nước
Ðường bay khua vang, vang lòng Quốc
Ðường bay nối liền nhọc nhằn hay nối tơ duyên.


Anh Quốc ơi !
Dù anh rất đáng anh hùng
Mà sao anh vẫn âm thầm
Vẫn bình yên không nói gì thêm
Anh Quốc ơi !
Phải chăng anh đã đi tìm ?
Trời xanh mây trắng im lìm
Sống đẹp trong cõi lặng mơ chìm.
Rồi anh đi theo đường đã vạch rồi
Ðường trên không gian ủ ấp hình hài
Ðời sinh ra ta, ta là cát
Ðời đưa ta đi, ta về đất
Và anh đã về, một chiều anh đã về quê
Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi, anh về đất
Chiều nao anh đi, anh về nước
Chiều nao huy hoàng, bụi hồng bay khắp không gian.
Anh Quốc ơi !
Từ nay trong gió xa khơi
Từ nay trong đám mây trôi
Có hồn anh trong cõi lòng tôi.
Anh Quốc ơi !
Nghìn thu anh nhớ tới tôi
Thì xin cho Thái Dương soi
Nước Việt Nam ngời sáng... muôn đời./.


CHIẾN SĨ VÔ DANH
( Tác gỉa Phạm Duy)

Mờ trong bóng chiều
Một đoàn quân thấp thoáng
Núi cây rừng
Lắng tiếng nghe hình dáng
Của người anh hùng
Lạnh lùng theo trống dồn
Trên khu đồi hoang
In trong chiều buông.
Ra biên khu trong một chiều sương âm u
Âm thầm chen khói mù
Bao oan khiên đang về đây hú với gió


Là hồn người Nam nhớ thù.
Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn
Muôn lời thiêng còn vang
Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng
Sầu hận đời lấp tan.
Gươm anh linh đã bao lần vấy máu
Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình.
Rừng trầm phai sắc
Thấp thoáng tàn canh
Hỡi người chiến sĩ vô danh.../.


TÔI LÍNH TRẬN XA NHÀ
( Tác giả: Bằng Giang & Anh Châu)

Tôi lính trận xa nhà
Từng đêm từng đêm phút vui quyện theo gió núi
Biết ai đâu hẹn hò
Lòng người hay đắn đo
Đời đã ban cho, bạn đường là tay súng
Mến yêu tôi thủy chung

Đi đánh trận trăm miền
Miền xa thật xa có ai còn yêu lính
Như những khi yêu người tình
Gọi rằng em nhớ anh trọn kiếp xuân xanh
Để dành riêng cho lính với tất cả hồn trinh


Tôi nơi biên chấn xa xăm
Em phong kín khuê phòng
Tôi và em, đêm từng đêm
Dặn lòng xin chớ quên, hai đứa ở hai miền.

Tôi lính trận bưng biền
Nguyện đem bình yên hiến quê nhà tôi luyến mến
Hỡi em yêu dịu hiền
Lời thề khi mới quen đừng chóng lãng quên
Cuộc đời tôi lính chiến nhưng vẫn mộng về em./.


TÌNH ANH LÍNH CHIẾN
(Tác giả Lam Phường)

Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi
Thương những người mạch sống đang khơi
Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương

Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến
Đời lính chiến xui gặp nhau đây
Đôi đứa mình còn mỗi đêm nay
Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường


Rồi ngày mai ra đi
Chốn biên thùy anh sá chi gian nguy
Có bao giờ anh nhớ chăng
Đêm nào nằm gần nhau
Hồn xây mộng ước mai sau

Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối
Đừng quên nhé những ngày bên nhau
Đêm cuối cùng buồn quá anh ơi
Bao giờ tình ngàn phương hòa lòng trai nơi sa trường.


TÁC GỈA PHẠM DUY ĐÃ SÁNG TÁC BÀI CA VINH DANH ANH HÙNG TRẦN THẾ VINH - Anh hùng QL.VNCH.

Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả 3 mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của Đại úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.
Cùng Phi tuần viên Đại úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9/4/1972 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến Đại úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả 2 phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
Đại úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đã bỏ trời xanh, bỏ người tình, bỏ bạn bè... Chim Thiêng đã về ngàn...

TRẦN THẾ VINH
( Tác giả Phạm Duy)

Này mặt trời nhỏ bé phương Nam
Mặt trời từng sưởi ấm cô đơn
Cho ta bay ngang qua lửa đạn
Cho quê hương yên vui ngày loạn
Này mặt trời hãy khóc đi thôi
Vì người tình của nắng lên ngôi
Con chim xanh bao la tình người
Thành vị thần : TRẦN THẾ VINH ơi !
Này Thần Ðất giữ dùm thân tôi
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.

Này bầu trời, này ánh trăng xanh
Này cả rừng sao sáng lung linh
Nghe anh VINH đêm đêm hiện hình
Trên quê hương trong cơn chuyển mình
Này cả dòng sông nước chia ngăn
Một người hùng gẫy cánh cho dân
Xin nhân danh yêu thương vẹn toàn
Hẹn một ngày thống nhất quê hương.
Này Thần Ðất giữ dùm thân tôi
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.


Này người tình yêu dấu không tên
Phận đàn bà cuộc chiến trao duyên
Quân xâm lăng gây nên sự tình
Không ai mang khăn tang một mình
Này người tình hãy nín đau thương
Vì người dù xa vắng giai nhân
Nhưng quê hương ta thêm thần tượng :
Một người hùng trần thế vinh quang.
Này Thần Ðất giữ dùm thân tôi
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời./.


Kỷ Niệm Ngày Nhập Ngũ Nhạc sĩ: Song Ngọc Ngày tôi nhập ngũ, giã từ tuổi học trò Có người em gái nhỏ đưa tôi rời xa thành phố Tôi ra đi vì yêu thương lên tiếng gọi Nghìn ưu tư xin gửi lại cho người nhớ người thương. Đời trai là đây, núi rừng lỡ hẹn rồi Biết mình thương rất nhiều nhưng quê Mẹ đang lửa cháy Đêm đêm nghe ngoài xa kia vang súng trận Thành đô hôm qua bỗng lạnh nghe lòng mình nghĩ gì đây. Ôi, chiến tranh, chiến tranh hiện diện trên quê hương tôi Hai mươi năm trường rồi, còn đâu biết tìm lại đâu Những dựng xây đổ nát

Ôi quê hương, đất Mẹ bây giờ. Những ngày vui mất rồi, còn tìm đâu hình bóng Ngọc ngà hoa mộng cũ, dấu đạn in phố thị Tiếng cười ôi tiếng cười ngủ yên. Ngày tôi nhập ngũ, có người yêu tuổi ngọc Tiếng đạn bom chiến trận đưa tôi rời xa nẻo phố. Xin cho tôi bàn tay thiêng liêng thánh thiện Để xua tan bao oán hận cho dòng máu thôi rơi. Tình yêu là đây, mắt buồn xin gửi lại Tiếng Việt Nam vĩ đại đưa anh lìa xa tuổi nhỏ. Quê hương ơi, giùm thương cho anh lính trẻ Từ nay chân đi khắp nẻo câu chuyện lòng nhớ lại thôi./.


NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG
(Tác gỉa Hoàng Trọng - Dạ Chung)

Là nhạc phim chiến tranh từng làm say mê hàng chục triệu trái tim của người lính VNCH và người dân miền nam trong cuốn phim do nnghệ sĩ Kiều Chinh và các nam tài tTrần Quang, Hùng Cường.....Cuốn phim được trình chiếu năm 1971 ở Sài Gòn và cac tỉnh phí nam VN.

“NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG” đánh dấu sự kết hợp đầu tiên của nhạc sĩ Hoàng Trọng với nhạc sĩ Dạ Chung – Cũng chính là diễn viên, đạo diễn nổi tiếng Hoàng Vĩnh Lộc, với nhịp điệu trầm buồn lại dặt dìu cùng với ca từ có phần bi thương, chứa đầy nỗi niềm của người lính quân khu đã vong trận bên cạnh chiếc nón sắt gắn bó bao tháng ngày. Một hình ảnh bi hùng tráng lệ hiện ra cho thấy được sự hy sinh cao cả của người trai thời chinh chiến.

Hỡi người chiến sĩ đã để lại Cái nón sắt bên bờ lau sậy này Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu? Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẳm Hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ Mộng mơ của anh là mộng mơ của một con người Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà Khác chi bốn mùa êm trôi Có tiếng cười thuỷ tinh của vài đứa trẻ Và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền Phải thế không anh? Bây giờ, bây giờ trong cái nón sắt của anh Để lại bên bờ lau sậy này Chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa ở trong đó làm hồ Trong cái nón sắt của anh bây giờ Vẫn có đủ trời, vẫn mây hiền hoà trôi Và bốn mùa vẫn vậy

Xuân muôn thuở dịu dàng Đông rét lạnh Thu khi xoá buồn khi dựng vàng nắng quái Hạ cháy lửa nung trời Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó Ban ngày và ban đêm mặt trăng Hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao Vẫn còn đó, tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó Nhưng anh, bây giờ anh ở đâu Con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm Tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ Dạo tháng ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa Mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời Hỡi người chiến sĩ đã để lại Cái nón sắt trên bờ lau sậy này Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?./.


Tình ca “Sao chưa thấy hồi âm” được nhạc sĩ Châu Kỳ phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Trương Minh Dũng. Bài hát đi vào lòng những người chiến sĩ VNCH.... nhất là được giọng hát của nữ danh ca Hoàng Oanh trình bày. Đây cũng là bài hát đã được người nữ danh ca Hoàng Oanh thể hiện đầu tiên đã được rất nhiều người nghe yêu thích vì mang tình cảm sâu đậm đến người yêu nhạc.

SAU CHƯA THẤY HỒI ÂM
Tác giả Châu Kỷ,

Theo năm tháng hoài mong
thư gởi đi mấy lần
đợi hồi âm chưa thấy
em ơi nhớ rằng đây
còn có anh đêm ngày
hằng thương nhớ vơi đầy

Ngày đi mình đã hứa
toàn những lời chan chứa
còn hơn gió hơn mây
mỗi tuần một lần thư
kể nghe chuyện sương gió
kể nghe niềm ước mơ

Nhưng em vắng hồi thư
thế là em hững hờ
hoặc là em không nhớ
anh đâu khác người xưa
ngày lẫn đêm mong chờ
tình yêu nói sao vừa



Từ lâu đành xa vắng
đời trăm ngàn cay đắng
hỏi em có hay không
chỉ cần một hồi âm
là anh mừng vui lắm
cớ sao em phụ lòng...

Ngày xưa em còn nhớ
nàng Tô Thị bồng con ngóng trông
thời gian đã hoài công
nàng thành đá ngàn kiếp yêu thương chồng

Ngày nay anh nào thấy
lòng chân thành của thế nhân
tìm đâu trong tình yêu
được bền lâu để kiếp sau không sầu

Anh mơ ước làm sao
cho trọn mối duyên đầu
đẹp lòng em yêu dấu
xưa Chức Nữ chàng Ngưu
từng đắng cay dãi dầu
chờ Ô Thước bắt cầu

Còn em từ xa cách
làm anh hờn anh trách
hỏi em có hay không
mỏi mòn đợi hồi âm
thềm xưa giờ vắng bóng
nhớ thương ai ngập lòng.../.


LỜI CHINH NHÂN
( Tác gỉa Bảo Thu)

Hai mươi tuổi đời biết mình là phận trai
Trong thời quê chinh chiến tôi lạnh lùng ra đi
Mịt mờ ngoài phương xa tìm vui qua trăm miền
Chẳng mơ ước chi ngày đêm súng trên tay lo diệt thù

Năm tháng trôi dần chiến trận còn dài lâu
Tôi vẩn vui chiến đấu, không quãng ngại gian nan
Giờ này người tôi yêu, còn yêu hay quên rồi
Thành đô chắc vui, mà đâu mấy ai nhắc tên người yêu


Bao năm rồi miền gió núi đã quen
Còn chinh chiến nên tôi vẩn chưa về
Từng múa tuôn tàn vẫn nối nhau
Làm sao, làm sao, quên đêm ngọc ngà
Đêm nhân tình khóc ước đôi vai

Thôi, thôi hết rồi
Kỷ niệm biền biệt thêm, đôi làn nghe nhung nhớ
Giữa quãng trời bơ vơ
Nguyện cầu ngày quê hương bình yên đưa tôi về
Mình lại có nhau
Vầng trăng chốn xưa, ru ta ngủ yên./.


LÍNH TRẬN MIỀN XA
(Tac giả Bằng Giang- Châu Kỳ)

Tôi lính trận xa nhà,
từng đêm từng đêm phút vui nguyện theo gió muốn biết ai yêu hẹn hò
Lòng người hay đắng đo đời đã ban cho,
bạn đường là tay sung, mên yêu tôi thủy chung.

Đi đánh trận trăm miền
Miê
 xa thật xa có ai còn yêu lính như những khi yêu nguời tinh,
ngỡ rằng anh nhớ em trọn kiếp xuân xanh
để dành riêng cho lính với tất cả hồn trinh.


Tôi nơi biên chấn xa xăm
Em phong kín khuê phòng
Tôi và em, đêm từng đêm…
dặn lòng xin chớ quên, hai đứa ở hai miền

Tôi lính trận bưng biền
nguyện đem bình yên đến quê nhà tôi luyến mến hỡi em yêu dịu hiền
lời thề khi mới quen đừng chóng lãng quên
cuộc đời tôi lính chiến nhưng vẫn mộng về em./.


CHUYẾN BAY ĐÊM
( Tác gỉa Song Ngọc và Hoài Linh)

Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền,
Người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm.
Cánh bằng nhẹ mơn trên làn gió...
Đời ngây thơ xưa lại nhớ lúc mình còn thơ.

Nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều
Để níu áo hằng nga, ngồi bên dẫy ngân hà.
Giờ sống giữa lưng trời,
Đôi khi nhớ chuyện đời mỉm cười thôi...


Đêm nay chuyến bay trời xanh như màu áo
Đường Minh Đế nhàn du khắp tinh cầu,
Chạnh thương hai đứa giờ gối súng nơi nào
Lâu lắm chẳng gặp nhau.
Bạn bè dù cách xa nào khuây,
Tình nàng chưa nói nhưng mà say.
Giai nhân hỡi khóe mắt em u hoài
Theo tìm trong chuyến bay.

Có người hỏi phi công ước mơ gì?
Người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ ước chi?
Ước rằng từ khi tung nhịp cánh,
Tình ta yêu thương là gió... nhân tình của mây.
Ở đời ai hiểu ai, từng bay trắng đêm dài,
Thì thức giữa đại dương,
Dù yên giấc ven rừng,
Bạn có biết chuyện này
Tôi ghi lúc vũ trụ còn ngủ say.

Ước như diều để níu áo hằng nga, ngồi bên dẫy ngân hà./.


LY CÀ PHÊ CUỐI CÙNG
Tác giả Minh Kỳ và Thế Vinh

Mình ba đứa hôm nay gặp nhau
Nâng ly cà-phê ngát mùi hương ngọt ngào

Chiều thu về gió lạnh điều hiu
Thấy tâm tư dạt dào, thấy buồn buồn làm sao

Quán mơ xinh xinh lặng lẽ
Mưa tí tách bên hiên, nghe như ngàn lời não nề

Tay vàng, môi vàng đưa theo làn khói
Thuốc thơm, khói thơm bay lên tầng cao
Cuốn theo bao sầu thương

Tôi xông pha biên cương đã nhiều
Thương quê nhân nghèo, nguyện đem chí hùng tranh đấu

Tôi lênh đênh trên khơi từng gió
Ngăn quân giặc thù, chị mong tự do vương lên


Tôi hiên ngang bay trên bầu trời
Say sưa miệt mài, đường mây gió là muôn lối

Chung : Mình cùng là người trai sông núi
Gặp thời binh khói, tranh đấu là niềm vui

Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia ly rồi đây, mỗi người đi một đường

Chuyện tâm tình thôi đành dở dang
xiết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân

Chúc nhau nâng ly lần cuối
Cầu cho bọn mình, tuy xa mà tình chẳng rời

Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây

Chung : Ba đứa nghe mưa chiều thu./.



ANH ĐI CHIẾN DỊCH
Tác giả Phạm Đình Chương

Anh đi chiến dịch xa vời, lòng súng nhân đạo cứu người lầm than.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy.
Thấy nỗi xót xa của kiếp đoạ đầy anh đi.

Không quên lời xưa đã ước thề, dâng cả đời trai với sa trường.
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề, nào ai ngại gì vì gió sương.
Hôm nay ruộng đồng trong chiến dịch, kìa sáu chốn miền Đồng Nai lên niềm tin.
Nghe như lúa reo đời sống lành, nghe như đất vui nhịp quân hành.


Anh đi chắc hẳn anh còn nhớ, đôi mắt u uẩn chiều tiễn đưa.
Của người em nhỏ thơ ngây quá, chưa biết cười lên hẹn đợi chờ.

Có những chiều mưa phơn phớt lạnh, đem cả hồn Thu tới lòng người.
Bao nhiêu chàng trai tay xiết mạnh, thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi.
Im nghe từ đồng hoang phố phường, còn mênh mang một niềm thương như trùng dương.
Hôm nay có anh miền chiến dịch, ôm súng mơ ngày về quang vinh ./.



MỘT TRĂM PHẦN TRĂM !!
Tác giả: Ngọc Sơn và Tuấn Hải.

Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Người yêu anh ơi giờ đây lại cấm trại rồi
Nào đâu nào biết tâm tư người lính
Lòng anh nao nao mỗi khi ta hẹn nhau
với em tâm tình


Xin em nhớ cho rằng chuyện tình biết truớc từ đầu
Dẫu lính hay đa tình nhưng mãi mãi vẫn yêu chỉ yêu một người
một người mà thôi và yêu trọn đời
một giây về phép anh xin dành cho em đó
Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm
Này em yêu ơi vì anh là lính chung tình
Đừng ghen và nhớ xin em đừng hờn dỗi
Chiều nay không em thấy yêu em nhiều hơn cớ sao em buồn./.

Một bản nhạc nói về 3 người lính VNCH ở 3 binh chủng khác nhau là một sáng tác bất hủ của nhạc sĩ Song Ngọc và Hoài Linh, lời bài nhạc bay bổng, đầy chất thơ...

CHÚNG MÌNH 3 ĐỨA
(Sáng tác của nhạc sĩ Song Ngọc)
Mình có ba người
Vừa đúng nét đôi mươi
Những chiều mây lưng đồi
Tầm mắt hướng xa xôi,
Ngày sau một hai trong ba đứa
Không chung đường
Chắc nhớ nhau nhiều lắm
Người lướt mây trời
Vui kiếp sống không trung
Với một kẻ đi tìm
Vào sóng nước mênh mông
Còn riêng mình tôi vai ba lô
Về khu chiến
Nghe đường dài thêm
Chia tay thế là đường ai nấy đi
Cũng là màu xanh chiến y
Chỉ gặp nhau thoáng như làn gió
Với nét viết trong thơ
Đôi khi thấy buồn về thăm chốn xưa
Đôi mắt đẹp mà cả ba đứa ưa
Xa em vài tháng mà giờ trăng tròn lắm
Muốn hoài ghé thăm
Mình có ba người
Mà kiếp sống buông trôi
Đứa này ở ven trời
Thì đứa khác ra khơi,
Hợp xong lại tan
Trong giây lát xa không đành
Thế mới thương đời lính
Đường phố khuya rồi
Chênh chếch bóng trăng soi
Uống cạn hết ly này
Ghi nhớ mãi đêm nay
Mình ba người tuy không gian
Chia làm muôn lối
Nhưng là một thôi…/:


CHIỀU THƯƠNG ĐÔ THỊ
( Tác gỉa Song Ngọc-Hoài Linh)

Hôm xưa tay nắm tay nhau anh hỏi tôi rằng:
"Những gì trong đời ta ghi sâu vào tâm tư
Không tan theo cùng hư vô, không theo tháng năm phai mờ
Tình nào tha thiết anh ơi?"
Tình quê hương gợi sâu,
Tình tôi, anh bền lâu vì mai đây tôi xa cách kinh thành
Mộng trường chinh khói binh,
vào đời manh áo chiến lúc tuổi còn xanh.


Thôi nhé tôi đi áo vương bụi đường
Nhớ đêm phố phường người ơi lúc đèn buông!
Đừng ngăn gió vào thu để rơi lá vàng khô
Reo khúc quân hành đưa tiễn người chinh phu.
Đêm đêm ngắm trăng khuya nghe gió bay về
Ôm súng cầm canh trông sao trời lấp lánh
Tưởng về đôi mắt cố nhân chiều xưa.

Đêm nay tôi nhớ đến anh mơ về kinh thành
Những chiều gió lộng ta đi trong lòng phố vắng
Tâm tư qua làn khói trắng mưa rơi ướt hai mái đầu
Chuyện mình ai biết mai sau?
Để hôm nay ngồi đây trời biên khu nhiều mây
Chờ trăng thanh lên cao viết tâm tình
Chuyện người trai chốn xa
Và người đi chiến đấu vẫn đợi chờ nhau./.

Vũ Thái An, người lính VNCH - lưu trử ngày 10 März 2024