CÂY ỚT VÀ DƯỢC TÍNH
Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biển trên thế giới.Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến México ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi Các dân tộc Pueblo Cổ đại.
Trong cuốn sách đã xuất bản Svensk Botanisk Tidskrift (1995), Giáo sư Hakon Hjelmqvist đã xuất bản một bài viết về ớt trong thời kỳ tiền-Columbia ở châu Âu. Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại thế kỷ 13. Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ông cũng đề cập đến các nguôn cổ khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả "Pipervee crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt. Các mô tả này không phù hợp với tiêu đen (Piper nigrum), cây không mọc tốt trong điều kiện khí hậu châu Âu.
Christopher Columbus đã là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus. Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbu đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494.
Từ México, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này.
Một con đường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ Đào Nha lấy từ Tây Ban Nha, sau đó đưa qua Ấn Độ, như được miêu tả bởi Lizzie Collingham trong cuốn sách của bà Curry.Bằng chứng là ớt được sử dụng rất nhiều trong chế biến thức ăn ở vùng Goan của Ấn Độ, Goan vốn là một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Collingham cũng miêu tả chuyến hành trình của ớt từ Ấn Đô, qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, đến Hungary, nơi nó trở thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika.
Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, nơi chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu bao ớt (100 lb mỗi bao) . Nguồn Wikipedia
Cây ớt, vị thuốc quý trong
y học cổ truyền
BS. QUÁCH TUẤN VINH
Ớt là loại cây đã được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng có lẽ ít ai biết ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA ỚT
Quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu... Tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L., thuộc họ Cà Solanaceae. Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay.
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...) Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn.
Nghiên cứu của y học cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học: Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau: Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...
Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt.
MỘT SỐ BÀI THUỐC NAM THÔNG DỤNG CÓ ỚT
- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.
- Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày.
- Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày.
- Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày.
- Chữa đau thắt ngực: ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.
- Chữa viêm khớp mãn tính: ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa bệnh chàm (eczema): lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.
- Chữa tai biến mạch máu não: lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
- Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi.
- Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.
- Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.
- Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.
- Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).
- Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.
Ăn nhiều ớt, mắc bệnh gì?
Ăn ớt nhiều và quá cay có thể gây phỏng ở miệng, lở miệng, có thể nổi mụt nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn… nên cũng có thể gọi là gây “nóng trong người”. Vì vậy, nếu cần thiết phải ăn ớt cho hợp khẩu vị thì cũng nên cân bằng lượng ớt vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
Ăn ớt cay cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày vì chúng có thể gây viêm, gây nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản dẫn đến nóng rát sau xương ức. Ớt cay cũng có thể kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
Tuy ớt chứa hàm lượng vitamin C phong phú, betacarotene tốt cho sức khỏe, có một số công dụng kích thích tiêu hóa, khẩu vị… nhưng không phải ai cũng có thể dùng được.
Nhất là những người có hội chứng đại tràng kích thích thì nên hạn chế ăn ớt cay. Những người thường xuyên viêm dạ dày hay loét dạ dày, tá tràng nên hạn chế ớt tối đa vì vị cay của ớt sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương cho dạ dày. Ăn quá cay cũng là nguy cơ gây loét dạ dày.
Những ai ăn ớt nếu thấy khó chịu thì cũng không nên ăn nhiều. Những người bị lở miệng, lưỡi nên hạn chế ăn ớt trong thời gian còn bệnh. Đối với những người mắc bệnh về da, viêm da thì hạn chế ăn ớt.
CÁCH LÀM MUỐI ỚT
– Muối tinh
– Tỏi, ớt
Cách làm:
– Chuẩn bị tỏi, ớt liều lượng tùy kheo khẩu vị thích cay nhiều hay ít. Băm nhuyễn ớt và tỏi rồi trộn đều với muối tinh. Nếu thích bạn có thể thêm bột ngọt cho đỡ gắt.
– Cho hỗn hợp muối, tỏi, ớt vào chảo, đưa lên bếp xào cho khô.
– Tiếp theo dùng máy xay rau củ xay cho mịn muối lại, để nguội. Nếu không dùng máy xay bạn có thể cho muối vào cối giã mịn cũng được. Trữ muối vào lọ kín để dùng dần.
NƯỚC MẮM TỎI ỚT
- Nước mắm ngon
- Tỏi tươi
- Ớt tươi chín đỏ
- Đường cát
- Chanh tươi ( hoặc giấm trắng )
Cách làm:
Vắt nước cốt chanh ( vớt bỏ hột). Hòa vào một ít nước nguội và đường cát cho dịu độ chua.
Liều lượng tùy theo khẩu vị riêng mà gia giảm.
Ớt và tỏi băm nhỏ trộn vào nước chanh. Sau đó đổ nước mắm vào từ từ cho tới khi nếm vừa độ mặn.
Vừa đổ nước mắm vừa khuấy đều. (Trường hợp không có chanh thì dùng giấm trắng thế cũng được)
Thật là đơn giản, tuy nhiên các bạn nhớ là bỏ tỏi ớt vào nước chanh hay giấm trước rồi mới đổ nước mắm vào.
Như vậy sau khi làm xong, tỏi ớt sẽ nổi trên mặt. Nếu các bạn bỏ tỏi ớt vào nước mắm trước rồi mới đổ giấm vào sau thì tỏi ớt sẽ bị chìm xuống đáy.
GÀ XÀO SẢ ỚT
Nguyên liệu
500 g gà
2 ms sả băm nhỏ
2 ms tỏi băm nhỏ
3 ms nước mắm
1½ ms đường
1-2 mcf ớt đỏ thái hạt lựu
½ mcf muối tùy chọn
1 củ hành tây cắt mỏng
1 ms dầu thực vật
ớt sắt miếng trang trí
500 g gà
2 ms sả băm nhỏ
2 ms tỏi băm nhỏ
3 ms nước mắm
1½ ms đường
1-2 mcf ớt đỏ thái hạt lựu
½ mcf muối tùy chọn
1 củ hành tây cắt mỏng
1 ms dầu thực vật
ớt sắt miếng trang trí
* ms=muổng súp, mcf= muổng cà phê.
Cách làm
1. Ướp gà với 1 ms sả băm, 1 ms tỏi băm, mắm, đường, tiêu, ớt khoảng 1 giờ
2. Chảo nóng cho 1ms dầu vào, cho 1ms sả và tỏi băm vào phi thơm. Cho gà đã ướp vào xào cho săn lại (lửa lớn)
3. Đậy nắp rim gà ở lửa vừa 5-10 phút cho chín mềm
4. Mở nắp xào thêm vài phút cho nước sốt hơi sệt lại.
5. Cho hành tây vào xào thêm 1-2 phút rồi cho ra đĩa
1. Ướp gà với 1 ms sả băm, 1 ms tỏi băm, mắm, đường, tiêu, ớt khoảng 1 giờ
2. Chảo nóng cho 1ms dầu vào, cho 1ms sả và tỏi băm vào phi thơm. Cho gà đã ướp vào xào cho săn lại (lửa lớn)
3. Đậy nắp rim gà ở lửa vừa 5-10 phút cho chín mềm
4. Mở nắp xào thêm vài phút cho nước sốt hơi sệt lại.
5. Cho hành tây vào xào thêm 1-2 phút rồi cho ra đĩa
Lê Kim Anh 22/8/2015