Powered By Blogger
  CA KHÚC "NGÀY VỀ" CỦA NHẠC SĨ HOÀNG GIÁC ĐƯỢC 
XỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHIÊU HỒI CỦA VNCH



Chương Trình Chiêu Hồi đã mở ra một con đường cho người theo cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia. Tính ngày 18.2.1973 đã tiếp nhận được 200.000 hồi chính viên từ bên kia chiến tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc VNCH đã làm tan rả 20 sư đoàn của cs Bắc Việt không cần tốn một viên đạn, một chích sách hết sức nhân đạo và thành công của VNCH trong cuộc chiến tự vệ 1955-1975.

Mặt khác, chiến dịch đã thu hút những con người  tài năng và tâm huyết như:

- Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc; chính ủy sư đoàn 5 csBV
- Trung tá Huỳnh Cự
- Trung tá Lê Xuân Chuyên
- Bí thư huyện ủy Tịnh Biên Châu Đốc
- Thượng úy đặc công Nguyễn Trường Sơn
- Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
- Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
- Nhạc sĩ Phan Thế
- Diễn viên Cao Huynh
- Nhà thơ Giang Bắc
- Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ)
- Bùi công Tương; ủy viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre

- Đặc biệt có một cuộc hồi chánh tập thể là Trung tá Phan văn Xướng và trung đoàn Cửu Long trong đó có ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính (con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn).

 Chương trình "Chiêu Hồi" đã được chính quyền VNCH phát động ngày 17.4.1963 - và kết thúc ngày 30.4.1975. Những người Hồi Chánh Viên, đã được chính quyên VNCH giúp đở tận tình để giúp họ có cuộc sống mới mà không hề bị đối xử phân biệt hay kỳ thị. Chính quyền VNCH cũng đã hướng nghiệp cho những hồi chánh viên, để họ có công ăn việc làm trong xã hội mới.


Trong thời chiến, bài hát" Ngày Về "thường được phát trên loa phóng thanh, trên trực thăng, trên thuyền bè nhằm kêu gọi những người lầm đường lạc lối hồi chánh, trở về với chính nghĩa, với dân tộc. Lời và nhạc của bài hát thật mượt mà và lai láng tình cảm, dễ xúc động lòng người.

NHẠC SĨ HOÀNG GIÁC

Nhạc sĩ Hoàng Giác (1924 – 2017 ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng của dòng nhạc tiền chiến. Cha của Hoàng Giác là một người chơi đàn bầu rất hay, nhưng lại ham mê môn quyền anh và từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn quyền anh Bắc Kỳ, bản thân Hoàng Giác cũng là người say mê thể thao. Thuở nhỏ ông học ở trường Bưởi và đã bắt đầu chơi nhạc. Năm1945 ông viết ca khúc đầu tay Mơ hoa. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Hoàng Giác cùng gia đình sơ tán lên chiến khuViệt Bắc. Ông từng là đội viên trong đoàn tuyên truyền của cách mạng. Năm 1947 ông viết bản Ngày về, đặc biệt bản nhạc "Ngày về" của Hoàng Giác được dùng làm nhạc khúc Chiêu hồi cho chương trình phát thanh của chánh phủ VNCH, theo Hoàng Giác thì đó là ca khúc ông ưng ý nhất. Năm 1948 Hoàng Giác trở lại Hà Nội, khi đó ông cũng là một ca sĩ được nhiều người yêu mến. Giống như một số nhạc sĩ cùng thời, Hoàng Giác sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc. Nhưng trong số đó có những bài hát nổi tiếng, vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về,Hương lúa đồng quê. Ông lập gia đình với bà Kim Châu,  hai người sống ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Họ có người con trai là nhà thơ nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm.


Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, Hoàng Giác hăng hái tham gia. Trong Tuần lễ vàng ở Hà Nội, Hoàng Giác đăng đàn diễn thuyết. Tài ăn nói của chàng đã thu về nhiều thắng lợi cho ngân sách của Việt Minh. Trong đám đông đứng nghe, có cả “giai nhân đường Quán Thánh”, cô lặng lẽ tháo tất cả vòng, xuyến bỏ vào thùng ủng hộ cách mạng. Và cũng như những buổi nghe hát ở Nhà hát Lớn, trong tâm tư cô cũng thổn thức ước nguyện.


Hoàng Giác tham gia Đoàn Tuyên truyền xung phong và một sáng tác nữa được ra đời vào năm 1947, ca khúc Ngày về: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm. Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi. Luyến tiếc bao ngày xanh… Tha thiết mong tìm về bạn cũ. Nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió. Vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây. Mờ khuất xa xôi nghìn phương…”.

Tác phẩm của Hoàng Giác không chỉ có Mơ hoa và Ngày về mà còn có cả Lỡ cung đàn, Quê hương, Hương lúa đồng quê, Bóng ngày qua… và ba ca khúc hợp soạn với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ Tiếng hát biên thùy, Qua bến năm xưa và Trên đường về; nhưng nhắc tới Hoàng Giác là người ta nhớ ngay đến hai ca khúc đầu tiên, đặc biệt là Ngày về – nhạc sĩ đã làm trên đường công tác được về thăm nhà.

Năm 1951, lập gia đình với người đẹp Kim Châu tức “bà Hoàng Giác” năm 19 tuổi. Cuộc sống êm đềm của đôi vợ chồng Hoàng Giác – Kim Châu chỉ kéo dài được khoảng hơn 15 năm thì tai họa ập xuống, khi Bộ Chiêu Hồi VNCH thời ấy đã  chọn bài "Ngày về" làm nhạc hiệu cho chương trình “Tiếng chim gọi đàn” (tên một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Quý) . Dạo ấy, chính quyền miền Nam đã xử dụng khá nhiều ca khúc tiền chiến của các nhạc sĩ  “phía bên kia vĩ tuyến ” như bài Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước trở thành quốc ca, rồi Sơn nữ ca, Lời người ra đi của Trần Hoàn, Thiên thai, Bến xuân của Văn Cao… nhưng Ngày về lại rơi vào trường hợp đặc biệt làm cho cộng sản Hà Nội chiếu cố đến ông và gia đình ông, nên tai hoạ đã đến với ông


Tai họa này đã biến bà Kim Châu từ một người vợ yếu đuối đã tự gắng gượng và trở thành “trụ cột chính”, một mình bà phải chạy vạy, lo toan chuyện cơm áo để nuôi sống chồng con. Đằng đẵng suốt bao nhiêu năm trời bà cặm cụi may vá, đan len thuê kể cả phết hồ dán bao bì. Bà không từ chối bất cứ việc gì, cho dù là nhỏ nhặt hoặc lao nhọc, miễn sao đem lại cho bà chút tiền để khả dĩ mua được thức ăn nuôi sống gia đình.

Cực khổ như thế nhưng đó cũng là thời gian bà cảm thấy rất hạnh phúc, vì bà không chỉ được chia sẻ hoạn nạn với ông mà còn thấy… ông che mặt khóc khi chứng kiến vợ mình quá cơ cực. Và với bà, như thế cũng là một sự đền bù ấm áp. Ông qua đời vào lúc 23h38 ngày 14/9/2017 ở tuổi 94 .

Tổng hợp, hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 31.5.2020
TT NGUYỄN VĂN THIỆU NGƯỜI KIẾN TRÚC
NỀN DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG CHO ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ

Có nhiều điều về người lính VNCH chưa hề được quân sử VNCH ghi nhận, đây là một thiếu sót của những người viết quân sử. Được sự gợi ý của một sĩ quan QL.VNCH (người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn), chúng tôi hậu duệ VNCH đã viết bài này với góc nhìn của tuổi trẻ hậu duệ VNCH (HDVNCH) vùng nam Đức. 

Suốt 45 năm qua, sau ngày cộng sản bắc Việt cưởng chiếm miền nam VN vào tháng 4/75, toàn bộ tập thể quân lực VNCH một số đã bị đi tù cải tạo, số còn lại thì bị trù dập trong chế độ mới do người cộng sản thành lập, họ kỳ thị hận thù những ai đã từng cộng tác với chính quyền VNCH trước 1975. Từ đó, trên mạng xã hội, FB, Youtube...đã thấy có xuất hiện hàng trăm bài viết tốt có xâu có về các tướng lãnh, người lính VNCH, sức chiến đấu, những cuộc hành quân diệt địch của các quân binh chủng VNCH, tóm lại có hàng ngàn bài viết hoặc những bài thơ nhạc khai thác về đời lính, sinh hoạt của người lính hoặc cấu trúc của quân lực VNCH. Nhưng không thấy có bài viết nào nói về người lính VNCH đã xây dựng hệ thống chính trị dân chủ đa đảng đặt trên nền tảng tam quyền phân lập, phù hợp với xu thế chính trị thời đai, người kiến trúc sư công trình này chính là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, người lính VNCH trong thời binh lửa.

Ông Thiệu một võ quan của thời chiến nhưng phải gồng gánh trên vai một trách nhiệm quá lớn, vừa đánh giặc vừa xây dựng nền dân chủ đa đảng cho hệ thống chính trị VNCH, đồng thời phải đối đầu với giặc trước mắt lẩn sau lưng người chiến sĩ VNCH này đã làm hết trách nhiệm của một tướng quân và trong cương vị của một Tổng thống VNCH. Cá nhân ông đã phải nhận chịu nhiều sự phỉ báng công kích cá nhân từ nhiều phía, cộng sản lẩn quốc gia hết sức bất công. Những lý do công kích ông vì hận thù cá nhân, vì những uất hận trong cuộc chiến, riêng từ phía cộng sản - miển bàn - Từ khi, ông nhậm chức Tổng thống VNCH, cuộc chiến đã leo thang cao độ, quân cướp nước có mặt khắp mọi nơi trong lãnh thổ VNCH, ông gần như không còn có nhiều thời giờ để nghỉ ngơi hoặc có những giây phút yên tỉnh hầu có thể rảnh tay để tập trung xây dựng tốt cho XH miền nam VN lúc bấy giờ.

Nếu những người quốc gia, những chiến hữu của ông,  không ích kỷ, không hẹp hòi, cùng ông dồn hết nổ lực tiếp sức cho ông, thì tang thương mất mát chắc sẽ không lên đến mức độ quá cao. Khi toàn bộ đất nước lọt vào tay cộng sản, thì có một sự kiện xảy ra hết sức phủ phàng đến với ông, nhiều cấp chỉ huy đã đổ trách nhiệm lên người ông vì quyết định "triệt thoái cao nguyên",  họ cho đó là nguyên nhân đưa đến mất nước(?!). Nay nhiều tài liệu đã được giải mã, cho thấy đó chỉ là lý do hết sức đắng lòng mà ông phải quyết định, để cứu nguy cho tình trạng thiếu thốn đạn dược và các nhu cầu tiếp liệu cho chiến trường vì quân viện bị cắt giảm hết sức bi đát - ông không còn con đường khác để lựa chọn. Rất tiếc! hầu như các cấp chỉ huy không ai hiểu được cái khốc liệt của số phận miền nam VN khi bị bọn dân chủ thổ tả nơi quốc hội Hoa Kỳ lúc đó đã bác lời cầu cứu quân viện của TT Thiệu một cách tàn nhẩn, đưa đất nước VNCH vào thế bí. Đó cũng là một bài học quá đắt giá cho thế hệ hậu duệ chúng tôi.

BỐI CẢNH ĐƯA ĐẾN VIỆC NGƯỜI QUÂN NHÂN NÁM CHÍNH QUYỀN

Theo các tài liệu của VNCH ghi nhận; trong thời điểm từ khi đảo chính nền đệ nhất VNCH 1.11.1963 cho đến 19.6.1965; miền nam VN đã trải qua nhiều biến động về chính trị. Các cuộc đảo chính, chỉnh lý... do các tướng lãnh hám danh liên tục thực hiện làm xáo trộn tình hình an ninh phòng thủ của miền nam, từ đó đã làm kinh tế cũng bị ảnh hưởng dây chuyền....Đứng trước tình hình quá bất ổn của một đất nước đang nằm trong sự đe doạ của cộng sản, đất nước đã bước đến mấp mé bên bờ vực thẳm, chỉ một bước nữa thôi, quân dân Miền Nam rất có thể sẽ nằm dưới sự thống trị của cộng sản Hà Nội; điều này đã không còn cho phép những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khoanh tay đứng nhìn sự xáo trộn chính trị tiếp tục xảy ra. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một tập thể duy nhất có tổ chức chặt chẽ và tinh thần kỷ luật cao, không thể chần chờ trước cơn quốc biến, nên đã đứng ra nhận chịu trên vai trách nhiệm nặng nề cứu nguy đất nước và dân tộc, một Hội Đồng Quân Lực đã ra đời để cứu nguy miền nam lúc bấy giờ và đứng ra giải quyết sự tranh chấp của khối Phật Giáo Ấn Quang do các sư Thích Tâm Châu, Thích Hộ Giác,Thích Trí Quang ..cầm đầu đòi giải tán chính phủ Trần Văn Hương.

Sau đó, để chứng tỏ thiện chí và quyết tâm kiến tạo nền dân chủ đa đảng cho Miền Nam, ngày 5.5.1965, Hội Ðồng Quân Lực đã quyết định trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho chính phủ dân sự, cụ Phan Khắc Sửu được mời làm Quốc Trưởng, Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Nhưng cũng chỉ hơn một tháng sau, ngày 11.6.1965, chính phủ dân sự do cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng nhận định rằng tình hình đất nước đã đến lúc lâm nguy nếu người quốc gia không mạnh mẽ hành động và tìm ra một con đường tức thời nào đó. Một con đường, sau những cân nhắc thận trọng, là phải cần đến sức mạnh của quân đội, sự tiếp tay của những tướng lãnh. Chính phủ Phan Khắc Sửu quyết định trao trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19.6.1966.

Ngày 19.6.1965 một Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, gồm một số tướng lãnh các cấp, trong một buổi lễ ra mắt được tổ chức long trọng ở Thủ Ðô Sài Gòn, đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận trách nhiệm lèo lái quốc gia và làm thành phần tiền phương của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước.

Quyết Ðịnh:

Ðiều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia.

Ðiều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có : một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.

Ðiều 3. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.

Ðiều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:
4.1. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
4.2 Tổng Thư Ký : Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
4.3 Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Ðiều 5. Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.

Sài Gòn, ngày 14 tháng 6 năm 1965
Toàn thể các Tướng Lãnh và Tư Lệnh Quân Binh Chủng
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 



Từ đó, ngày 19.6 được đánh dấu như là một cái mốc lịch sử, một chương mới của cuộc chiến đấu chống khối cộng sản quốc tế của quân dân Miền Nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng hòa là thành phần gồng gánh trách nhiệm lãnh đạo đất nước, xây dựng nền độc lập, tự do và dân chủ, bình định những mầm móng nằm vùng bạo loạn trong khối Phật Giáo Ấn Quang, ở tiền tuyến thì chỉ huy quân đội ngăn chống sự xâm lăng cuồng sát của đạo quân hiếu chiến cộng sản Bắc Việt. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau khi đắc cử Tổng Thống đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa trong tháng 11.1967 vẫn tiếp tục cho tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm hàng năm ngày Quân Lực 19.6 với những cuộc diễn binh của tất cả các đơn vị và quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để biểu dương sức mạnh và ý chí quật khởi của dân tộc Việt Nam chống xâm lược cộng sản từ phương Bắc.

TỔNG THỐNG THIỆU VÀ VIỆC KIẾN TẠO NỀN DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG

Bản hiến pháp 1967 do tổng thống Nguyễn văn Thiệu ban hành, được đánh giá là một văn bản tiến bộ nhất so với các bản hiến pháp khác có cùng thời trog khu vực. Dân chủ tự do đa đảng ở VN sớm được nền đệ nhị cộng hoà tôn trọng và ghi trong hiến pháp, trong khi đó những quốc gia trong khu vực như Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương...xa hơn nửa là những nước như Trung Đông và một số quốc gia khác trên thế giới vẩn còn đang sống trong độc tài - đặc biệt là trong vòng tay của các đảng cs tàn ác khát máu như cs Bắc VN, Bắc Hàn, TQ, Cu Ba, Nga và chuỗi mắt xích các nước theo XHCN ở Đông Âu. trong khi đó, tại miền nam người dân được tự do và có đầy đũ những quyền căn bản nhiều nhất so với các nước cộng sản và độc tài. HP nước VNCN cho phép tất cả tổ chức chính trị quốc cộng cùng tham gia quản trị đất nước.


Thể chế VNCH đệ nhị được xây dựng theo cấu trúc TAM QUYỀN PHÂN LẬP, Tổng thống được bầu trực tiếp từ người dân, người dân tự do lựa chọn  người lãnh đạo bằng lá phiếu. Quyền lực tổng thống bị giới hạn bởi các đảng phái đối lập và người dân. HP 1967 là mục tiêu đến cho các phong trào đòi dân chủ trong và ngoài nước hiện nay. Xin tham khảo bản HP VNCH 1967 tại link : http://www.danviet.de/doc/muc10/b3411d.pdf . Chúng ta có thể so sánh với  bản HP 2013 của CHXHCNVN, để biết thêm sự khác biệt giửa Dân Chủ Tự Do của VNCH và bản chất độc tài của chế độ XHCN.

Qua bản HP 1967, nói lên được một giá trị về tư tưởng dân chủ của tướng lãnh VNCH, mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một tiêu biểu. Đây là một điểm son cần nói thêm nơi ông Thiệu. Trong thập niên 50,60, 70 của thế kỷ trước, các nước Á Châu đang còn mơ màng về một nền dân chủ đích thực như Âu Châu, thì trong khi đó VNCH đã hình thành được một nền dân chủ tự do khá cao. Ở vào vị thế nắm quyền lực trong tay, ông có thể thiết lập một chế độ độc tài như ở các nước Đài Loan với Tưởng Giới Thạch, Nam Hàn với Phát Chánh Hy, Philippin với Marcos...đã từng làm.

Một võ tướng như ông Thiệu phải có tinh thần yêu nước khá cao, dẹp bỏ được cám dổ của tiền tài phú quí để đưa đất nước tiến trên con đường đầy hoa thơm dân chủ - một việc làm mà chỉ có nơi người yêu nước chân thành mới làm được. Chúng tôi những hậu duệ VNCH rất kính phục lòng yêu nước của ông.


CÁC ĐẢNG PHÁI TRONG NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ:

Miền nam VN là một chế độ hoàn toàn đa đảng với trên 38 Phong Trào, Liên Minh, Mặt Trận, Chính đảng... cùng tham gia sinh hoạt với chính quyền, để cùng chia sẽ trách nhiệm với những người gốc quân nhân trong QL.VNCH. Tính đến năm 1970 thì chính trường Miền Nam có chín chính đảng hoạt động chính thức. Đó là:

1.Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng.
2.Lực lượng Đại Đoàn kết
3.Đại Việt Cách mạng Đảng
4.Việt Nam Quốc Dân Đảng, Xứ Đảng bộ Miền Nam
5.Việt Nam Quốc dân Đảng Thống Nhất
6.Mặt trận Nhân dân Cứu nguy Dân tộc
7.Phong trào Quốc gia Cấp tiến
8.Tập đoàn Cựu Chiến sĩ Hòa Hảo Dân xã
9.Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Và có hơn 88 Tổ chức chính trị, Liên Minh, Phong Trào..luôn cã các tổ chức thân cộng như: Lực lượng Rồng Vàng của Thượng Toạ Thích Đôn Hậu ( sau Mậu Thân 1968đã vào bưng theo vc); Mặt trận Nhân Dân cứu Quốc của Lâm Văn Tết ( sau Mậu Thân cũng theo vc); Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hoà Bình và Hạnh Phúc của Thượng Toạ Thích Quảng Liên và Luật Sư Trịnh Đình Thảo; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Bác Sĩ Lê Khắc Quyến. Các hội viên của các tổ chức nầy phần lớn theo vc ra bưng sau Mậu Thân 1968 ( nguồn- sách Đảng phái chính trị VN, Nguyễn Khắc Ngữ, tr.96 & 97).

Trong khi miền nam VN, chấp nhận cho các thành phần thân cộng sản tham gia trong quốc hội, ngược lại cho tới nay đảng csVN chưa bao giờ có được một tư tưởng tiến bộ về tự do dân chủ như VNCH. Đám đầu lĩnh này vẩn ngăn sông cấm chợ hình thức đa đảng trong cái gọi là "Dân Chủ XHCN", một thứ DC độc tài mị dân, do đảng cs quyết định và điều hành quốc gia. Hổ thẹn với nền dân chủ của VNCH, nên cs Bắc Việt đã ra sức nuôi một bộ máy tuyên truyền gia nô với hơn 800 tờ báo ,truyền thông, truyền hình đồ sộ, ngoài ra còn phải nuôi thêm một đám DLV.

QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN

Thượng viện có 30-60 nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm bầu theo liên danh lấy toàn quốc làm đơn vị độc nhất. 

Hạ viện có 100 đến 200 dân biểu nhiệm kỳ 4 năm bầu theo cá nhân căn cứ theo từng tỉnh. Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Miên, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc dân tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam. Khóa đầu tiên Thượng viện năm 1967-1973 có 6 liên danh; mỗi liên danh là 10 người, tổng cộng là 60 nghị sĩ. Nguyễn Văn Huyền được bầu làm Chủ tịch Thượng viện.                                                                                                                        
Khóa đầu tiên Hạ viện của nền đệ nhị Cộng Hoà năm 1967-1971 có 137 dân biểu; Nguyễn Bá Lương trúng tuyển làm Chủ tịch Hạ viện. Năm 1971 số dân biểu tăng lên thành 159; mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.

Trong Quốc hội vào thời điểm năm 1974 thì Thượng viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập; Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập, sinh hoạt chính trị hết sức sôi nổi trong nghị trường hoàn toàn do dân chọn và dân bầu.


THẾ GIỚI CÔNG NHẬN VNCH:

VNCH được sự đồng tình ủng hộ và đặt liên hệ ngoại giao với trên 87 quốc gia trên thế giới tính đến thời điểm 1974.

Đám đầu lĩnh Ba Đình và Ban Tuyên Giáo đảng csVN, thường xuyên ra sức tuyên truyền, bôi xấu, chưởi rủa VNCH, chỉ vì quá thua kém với VNCH, họ phải phịa ra đũ điều để mị dân, một sự thô bỉ không tiền khoáng hậu là sau  2 tháng thành lập CHXHCNVN - Ngày 16/12/1976, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đệ trình đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông Quốc tế 1973 (1973 International Telecommunication Convention) mà chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày 25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-Torremolinos nhưng chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn được dựa trên những ký kết mà VNCH đã thực hiện trước đó, cũng như xin được thừa kế các định chế quốc tế mà VNCH đã thiết lập với quốc tế trước đó như:

WMO là tổ chức chuyên môn về khí tượng của Liên Hiệp Quốc. WMO có tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành lập năm 1873, mà Việt Nam Cộng hòa đã là thành viên từ ngày 1 tháng 4 năm 1955. Trong khi đó VNDCCH tới ngày 7/5/1975 mới được Đại hội lần thứ 7 của WMO công nhận là thành viên vì lấy danh nghĩa quốc gia tiếp nối và thừa kế từ VNCH. Đến ngày 20/7/1976, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng thư ký WMO thông báo về việc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin được tiếp tục là thành viên chính thức của WMO. Tất cả sự công nhận đều bắt ngưồn từ cái mà VNCH đã ký kết với tổ chức này. Và VNDCCH kế thừa tư cách thành viên của VNCH trong WHO (Tổ Chúc Y Tế Thế Giới) vào ngày 22/10/1975. 

Tương tự, VNCH được công nhận tư cách thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH đã ký kết các văn bản liên quan đến Các Quy chế chung (General Regulations) và Công ước Liên minh Bưu chính Lausanne (Universal Postal Convention) của UPU nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc hội của CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản này và đệ trình lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế (succession) tư cách của VNCH.

Nhà nước cộng sản, CHXHCN Việt Nam đang xin được tiếp tục thừa hưởng sự kế tục các định chế tài chính quốc tế mà VNCH đã từng ký kết. Trước tháng 4, 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Sau khi được thành lập vào tháng 7, 1976, CHXHCN Việt Nam đã trình thư xin thay thế (substitution) và xin được tiếp tục tư cách thành viên của VNCH tại các định chế tài chính nói trên, mà không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới. Cụ thể là khi thay thế tư cách thành viên của VNCH với ADB, CHXHCN Việt Nam đã tiếp quản 3.000 cổ phần của chính phủ VNCH tại ngân hàng này.

Tuy mạ lỵ VNCH đũ thứ, đũ kiểu nhưng CHXHCNVN lại tranh nhau để thừa hưởng các định chế quốc tế của VNCH trong cộng đồng thế giới. Đó là thứ tận cùng của bỉ ổi mà  đám đầu lĩnh Ba Đình đã liếm đít VNCH để sống.

TÓM LẠI:

Chúng tôi, người viết, nhân ngày quân lực 19.6 năm nay muốn nói đến người lãnh đạo của nền đệ nhị cộng hoà, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để chia sẻ với các công dân nước VNCH, đề mọi người biết đến sự hy sinh to tát của ông qua quá trình xây dựng đất nước trong khói lửa chiến tranh. Viết để trả lại danh dự một quân nhân, là tướng lãnh VNCH. Đồng thời lưu ý các nhà viết sử VNCH đừng quên công trạng của ông đã hiến dâng cho đất nước VNCH, một lãnh đạo đơn độc, phải đối phó với 4 lằn đạn nhắm vào ông: csBV, Mặt Trận GPMN, bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản và người bạn đồng minh lớn là Hoa Kỳ, để xây dựng cho miền nam một cuộc sống an bình , tự do và hạnh phúc, mặc dù thời gian quá ngắn cho các ước mơ của ông. Hậu duệ chúng tôi chắt mót những gì mà mọi người đã quên viết về việc làm của người tổng thống vì dân vì nước đã cống hiến, phải được nhắc nhở trước toàn dân, quân, cán, chính VNCH và những nhà nghiên cứu, viết sử VNCH hãy trả lại sự công bằng cho ông.

Chúng tôi, hậu duệ VNCH vùng nam Đức không quên thắp nén tâm hương dâng lên hương hồn của cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu trong dịp kỷ niệm ngày quân lực 19.6.2020.

Biên kháo chính trị, Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ, 29.5.2020
SĨ PHU BẮC HÀ NGÀY NAY CÒN KHÔNG ?  
H CÓ BIẾT HỔ THẸN VỚI LỚP SĨ PHU ĐẦU THẾ KỶ XX ?

Sĩ phu Bắc Hà theo mô tả trong sử sách là lớp người có học thức, nhân cách và khí tiết cao ngất trời, có lối sống vì mình và vì người. Đấy là những loại người có khí tiết thanh cao, coi nhẹ vật chất tiền tài, danh vọng , không khiếp sợ trước bạo lực, họ sẳn sàng hy sinh cuộc sống cá nhân khi đất nước lâm nguy. Thứ mà họ theo đuổi và tôn thờ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay là lý tưởng phụng sự tổ quốc và dân tộc mình. Đặc tính của Sĩ phu Bắc Hà xưa là rất kiên quyết trong đấu tranh cho công bằng xã hội, lớp này ngã, lớp khác tiếp nối, họ không bao giờ chùn bước khi đất nước và dân tộc còn đau khổ. Họ là những tấm gương cho các thế hệ đi sau về tinh thần yêu nước nồng nàn. 

Nghĩa của cụm từ  sĩ phu ? : người có học;  những công dân hạng nhất trong chế độ quân chủ, phu: người thuộc phái nam, là đàn ông vì trong thời quân chũ, chỉ có người nam mới được đến trường đi học, phái nữ không bao giờ được đến trường, do đó tầng lờp sĩ phu không có sự hiện của người phụ nữ. Sĩ phu ngày xưa hay "nhân sĩ trí trức ngày nay" là những người có học vấn và có tiết tháo, chí lớn..họ là những người nhìn thấy trước được nguyên lý chuyễn động xã hội. Sĩ phu  luôn được đánh giá cao, có văn hóa và có nhân cách, thường đạt tới một thành tựu về nhiều mặt – kiến thức, địa vị, tiền tài, quyền lực, thuộc đẳng cấp cao trong xã hội. Trong thời quân chủ sĩ phu là giai cấp đứng đầu trong xã hội ( sĩ, nông , công thương, binh).

Sĩ phu Bắc Hà xuất hiện trong thời kỳ đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài, thời kỳ mà những cuộc binh đao nội chiến giữa  Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn diễn ra liên miên. Về mặt địa lý. Bắc Hà là vùng đất Đàng ngoài, từ sông Gianh trở ra trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài 200 năm. Sĩ phu Bắc Hà được xem như là lớp người trí thức ở Đàng ngoài, sinh ra chủ yếu ở Hà Nội (ngày nay) và các vùng chung quanh. 

Lớp sĩ phu Bắc Hà được đồng bào vinh danh và kính trọng nhất là lớp trí thức yêu nước nhiệt thành vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX: tiêu biểu là : Nguyễn Trường Tộ (1828 -1871); Nguyễn Lộ Trạch (1852 - 1895); Phạm Phú Thứ (1820 - 1883)v.v... Họ là là những sỹ phu có đầu óc canh tân đất nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động làm cuộc  cách mạng cho dân tộc VN - đấu tranh quyết liệt với Thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, với đường lối bạo lực như các phong trào Cần vương (Phan Đình Phùng, 1844-1895), và Đông Du (Phan Bội Châu, 1867-1940); hoặc chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa - giáo dục như phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh, 1872-1920) và Đông kinh nghĩa thục (Lương Văn Can, 1854-1927).

Tầng lớp sĩ phu đông đảo và có những cuộc đấu tranh rộn rịp nhất trong thời VN mất quyền độc lập vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian này đất nước xuất hiện rất nhiều bậc sĩ phu đứng ra tập hợp tinh thần yêu nước của đồng bào lại để đánh đuổi quân thù cứu nước điển hình như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, họ không bao giờ cộng tác với thực dân Pháp, để đi ngược lại quyền lợi của đồng bào mình. Trong số đó một nhóm trí thức theo tây học rất tích cực trong việc cứu nước  đứng ra thành lập một đảng chính trị có võ trang, đó là Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), h tập hợp mọi giai cấp trong xã hội thời đó cùng nhau đứng dậy để tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Đảng được thành lập vào ngày 25.12.1927, hoạt động bí mật, để tránh theo dõi của mật thám Pháp. Đây là đảng chính đảng đầu tiên của VN, chủ trương dùng vũ lực lấy lại độc lập, cởi ách thống trị của thực dân trên đất nước VN, thiết lập một chế độ cộng hoà, dân chủ, tự do cho 3 nước trong Liên Bang Đông Dương ( Việt ,Miên, Lào).

Anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học
Tuổi trẻ, chí Cả, tâm, tầm rộng
Tiên phong đường Tự Do Dân Chủ
Cho Tổ quốc Dân tộc Việt Nam

Cởi ách thống trị thực dân Pháp
Giành lại chủ quyền cho đất nước
Một Việt Nam dân chủ tự do
Văn minh trong cộng đồng thế giới!..

( trích"GƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN THÁI HỌC" của thi sĩ Kiều Vũ)

Việt Nam Quốc Dân Đảng là một tập hợp quần chúng với 4 giai cấp trong xã hội thời đó là sĩ, nông, công , thương, binh - binh ở đây là những những người Việt đi lính cho Pháp, đó là lính khố xanh khố đỏ được Pháp huấn luyện và làm việc cho Pháp, họ hưởng ứng lời kêu gọi của VNQDĐ, đã âm thầm rời bỏ việc làm tay sai cho Pháp đứng về phía những người yêu nước góp phần cởi trói cho Việt tộc. Lớp sĩ phu này gồm có Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu ( Nguyễn Khác Nhu), Phó  Đức Chính....Đó là những người lãnh đạo cao cấp của VNQDĐ. Trong khi âm thầm gầy dựng cơ sở, phát triển lực lượng qui tụ quần chúng cách mạng để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều cơ sở bi mật thám Pháp khám phá, một số đảng viên bị bắt, nên các đồng chí lãnh đạo đã gấp rút soạn thảo một chương trình hành động vượt giai đoạn để không bị mật thám Pháp tiêu diệt thêm các cơ sở làm suy yếu lực lượng.

Một Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng được triệu tập ngày 26-1-1930 đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo dự kiến diễn ra vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930 (mùng 1-2 Tết Âm lịch năm Canh Ngọ). Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, người sĩ phu yêu nước Nguyễn thái học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là người chỉ huy cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy đã dõng dạc tuyên bố:

“ Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh

Tuy nhiên cuộc nổi dậy của VNQDĐ ở một số tỉnh thành chung quanh Hà Nội, có nơi thành công nhưng không trụ được lâu trước hoả lực quá mạnh của Pháp. Nhiều đảng viên đã hy sinh, một số khác bị bắt, đảng trường Nguyễn Thái Học và một số nhân vật lãnh đạo bị bắt và bị tử hình vào ngày 17.6.1930.

....Mười ba mái đầu xanh vô tội
Ngạo nghễ trừng trừng!… đao phủ gục đầu…
Pháp quan rụng rời!… gằm cúi mặt…
Hổ ngươi thế giới phải gục đầu!…
Đầu rơi mắt quắc!… cười sang sảng…
Máu Lạc Hồng nở Hoa Tự Do!…*
Máu đã tưới, hoa chưa kịp nở
Nụ vẫn tiềm tàng âm ỉ cho ngày mai
Ngày mai mầm sẽ đâm chồi
Tự Do Hoa Máu giữa trời quê hương
Đóa Hoa Đất Mẹ ngát hương

Đoá Hoa Chính Nghĩa Lạc Hồng Việt Nam!
( trích"GƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN THÁI HỌC" của thi sĩ Kiều Vũ)

Lớp người được gọi là sĩ phu của VNQDĐ thật xứng đáng được đồng bào ưu ái vinh danh là "nhân sĩ trí thức", một lớp người đã hết lòng vì đất nước,  nên họ đã đi sâu vào tâm thức của Việt tộc. Sĩ phu không phải là cụm từ tự phong mà đến từ sự ngưỡng mộ và kính phục của chính đồng bào mình. Đó còn là một vinh dự dành riếng cho những người thật sự yêu nước yêu dân với một khí phách vượt trội, một tác phong đầy đạo đức cách mạng -"Hữu xạ tự nhiên hương". 

Khi nói "phải quyết tử cho Tổ Quốc" trong  buổi họp ngày 26-1-1930, người sĩ phu Nguyễn Thái Học đã thể hiện một  hào khí ngất trời - mà cho tới nay không thể nào tìm thấy được nơi lớp "nhân sĩ trí thức" Bắc Hà. Lớp người này chỉ biết trùm chăn, chờ thời cơ tốt nhảy ra hót vài tiếng rồi lại chui vào chăn tiếp tục. nên dân tộc vẩn triền miên trong ngèo đói, khắp nơi bị đảng cướp đất cướp nhà, của người dân, nhưng họ vẩn cuộn mình trong chăn ấm.

Sĩ phu ngày xưa hiệu triệu quốc dân để cứu nước!!
Sĩ phu ngày hôm nay hô hào hiệu triệu quốc dân để cứu đảng!!

Thế nhưng tầng lớp trí thức này vẩn luôn tự nhận mình là những sĩ phu Bắc Hà (?!) - Một thứ sĩ phu giả mạo là nô tài cho đảng csVN, núp bóng tranh đấu cho nhân quyền dân chủ, nhưng thường xuất hiện khi đảng bị bế tắc, họ ra kiến nghị, tuyên cáo, dọn bải đáp an toàn để lập công với đảng. Nơi lớp sĩ phu này, người dân chỉ thấy một chử hèn và rất hèn, họ thà khom lưng trước tà quyền cộng sản, bịt mắt bưng tai trước một xã hội bất công, trước những tội ác hàng ngày xảy ra khắp nơi khắp chốn trên 3 miền đất nước, nhân quyền bị chà dạp - họ im lặng một cách đáng sợ để được sống chung cái ác từ khi đảng cs cầm quyền chính thức từ năm 1954 sau trận Điện Biên Phủ. Họ có thể im lặng quan ngại chung với đảng khi giặc Tàu tiến vào biển đông trong khu vực chủ quyền VN như ao nhà của mình, lớp sĩ phu này thích sống chung với sự ô nhiểm nặng của thủ đô ngàn năm văn vật, họ bặt tiếng trước Đặc Khu Vân Đồn bị đảng bán cho giặc 99 năm.  Sĩ phu Bắc Hà ngày hôm nay chỉ làm nhục vong linh của các sĩ phu thời chống Pháp h sống ích kỷ, mơ công danh, xa rời đồng bào, tổ quốc, chỉ biết lo phú quí, một thứ con hoang của mẹ VN. 

Suốt chiều dài thế kỳ XX, trong dòng sinh mệnh của Việt tộc chỉ thấy có 3 sĩ phu được lưu danh đó là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học. Lớp người sĩ phu nầy có nhân cách lớn có đạo đức cách mạng đánh được vinh danh là những nhân sĩ trí thức vì dân vì nước. 

Thật hổ thẹn, từ đó cho đến nay đều không còn thấy lớp sĩ phu nào trong nước có tầm cỡ như lớp sĩ phu đầu thế kỷ XX, có đũ đạo đức để đứng ra kêu gọi quần chúng giải thể bạo quyền. Có thể từ  bản chất: yếm thế, sợ khó, sợ hy sinh, ngại gian khổ, ích kỷ....Người dân hôm nay chỉ còn thấy lớp sĩ phu được đảng khoát cho cái áo dân chủ, sống lẩn lộn trong cộng đồng đấu tranh, để thi hành nghị quyết 36 do đảng csVN ban hành - Như ông Cù Huy Hà Vũ, một công tử đỏ, thứ dân chủ cuội, tuyên bố không chống đảng csVN, thật nực cười cho một nhân vật trong hàng ngũ sĩ phu Bắc Hà.

Viết cho mùa tưởng niệm mùa tang Yên Báy lần thứ 90 của những đảng viên VNQDĐ đã tuẫn quốc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong mùa xuân Canh Ngọ 1930. Hậu duệ VNCH vùng nam Đức không quên thắp nén tâm hương lên những anh hùng dân tộc đã nằm xuống vì Độc lập, Tự Do và Hạnh phúc của Việt tộc, trong suốt thời gian chống Pháp.

Hậu Duệ VNCH, Lý Bích Thuỷ 28.5.2020 

Xuất hiện lực lượng “SWAT phiên bản Việt Nam”, trấn áp tội phạm hay phá nhà dân?


Trên mạng vừa xuất hiện một số hình ảnh gây hoang mang, sợ hãi về một lực lượng trấn áp xuất hiện trên đường phố.
Chưa rõ lực lượng trên của ai, từ đâu tới, nhưng đây không phải lần đầu lực lượng kiểu này xuất hiện, bởi dư luận xã hội từng náo loạn trước hình ảnh một lực lượng (báo chí gọi là “Tổ đặc nhiệm Techcombank”) thực hiện phá nhà dân trước đây.

“Lực lượng đặc nhiệm” này với trang phục gần giống như lực lượng cảnh sát cơ động, trang bị đầy đủ dùi cui, xịt cay, lá chắn, xà beng… đến phá cửa ngôi nhà số 756 Quang Trung (phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội). Đặc biệt là đồng phục dã chiến màu xanh thẫm có chữ S.W.A.T.
Trao đổi với Kiến Thức, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh nhìn nhận, việc ngân hàng huy động nhiều người mang theo công cụ hỗ trợ như dùi cui điện, dùi cui cao su, lá chắn để đến đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
“Ngân hàng là đơn vị kinh doanh, việc đòi nợ là quan hệ dân sự nên phải được xét xử bởi một bản án hay quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, việc cưỡng chế cũng đã có cơ quan thi hành án dân sự. Do vậy, việc ngân hàng huy động lực lượng đi siết nợ đang vi phạm pháp luật trầm trọng. Không thể có chuyện ngân hàng thương mại thì có quyền như cơ quan tiến hành tố tụng.
Bên cạnh đó, còn phải xem xét việc sử dụng công cụ hỗ trợ như lực lực cảnh sát chuyên nghiêp có giấy phép hay không? Giấy phép cấp cho ngân hàng hay cho công ty thu hồi nợ? “, Luật sư Truyền cho biết…
Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ.
CẬP NHẬT: Một nguồn thông tin cho hay lực lượng trong hình liên quan đến việc ngân hàng OCB đi thu giữ tài sản đảm bảo.

Theo Báo Sạch