Powered By Blogger

ĐẠO VĂN SĨ  "GS-TS TRẦN NGỌC THÊM" ĐỀ NGHỊ BỎ KHẨU HIỆU:" TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN"

Ngày 21-11-2021, tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động". GS.TSKH Trần Ngọc Thêm kiến nghị bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"

Và để có con người chủ động, theo Đạo văn sĩ GS Thêm: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" (ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’). Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn' để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo". Nguồn:https://tuoitre.vn/tien-hoc-le-hau-hoc-van-bo-sao-duoc-20211124174104114.htm

TRẦN NGỌC THÊM LÀ  MỘT  ĐẠO VĂN SĨ.

“…PGS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm đã đạo văn ( lấy – ăn cắp – toàn bộ hệ thống trong cuốn “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”...

(Bài phê bình này đã được in làm hai kỳ trên báo “Văn Nghệ” cách nay 22 năm. Kỳ này chỉ in lại phần một trên “Văn Nghệ” số 17 ra ngày 27-4-1996.

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” – sách dày 382 trang do Trường đại học tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 1996, của PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, là giáo trình cho sinh viên, được soạn theo chương trình giáo dục đại cương , do bộ trưởng GD&ĐT ban hành, quyết định số 3224/ GD-ĐT ngày 12-9-1995. Trang 2 cuốn sách ghi : “Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả chủ trì nhan đề : “TÍNH HỆ THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM” . Công trình được công nhận đạt thành tích xuất sắc trong đợt bình tuyển các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 1991-1995 và được bằng khen của bộ trưởng bộ GD & ĐT quyết định số 461/GD-ĐT ngày 31-1-1996” (Phó GS, TSKH Trần Ngọc Thêm6) ??!!. Nguồn: https://www.ethongluan.org/index.php/doc-bai-luu-tru/7166-pho-gs-tskh-tr-n-ng-c-them-da-d-o-van-c-a-gs-lm-kim-d-nh-tr-n-m-nh-h-o

Đạo văn của người khác là một hành động thiếu cái LỄ NGHĨA căn bản của một con người được đảng cộng tôn vinh là một đỉnh cao trí tuệ đang làm công tác văn hóa trong môi trường xhcnVN.

Không sai! Trần Ngọc Thêm là một trí thức đỏ được đảng gởi  đi học ở Nga từ khi mới tốt nghiệp phổ thông (hệ 10 năm).Trần Ngọc Thêm sinh ngày 20 tháng 1 năm 1951 tại xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nguồn:https://wiki.edu.vn/wiki/index.phptitle=Tr%E1%BA%A7n_Ng%E1%BB%8Dc_Th%C3%AAm

NHẬN ĐỊNH CỦA TRẦN NGỌC THÊM VỀ NỀN GIÁO DỤC CHXHCNVN:

Trích nhận định của Đạo văn sĩ Trần Ngọc Thêm khi trả lời câu phỏng vấn của Nhật Lê: Vì sao ông cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi triết lý giáo dục?..

Ộng Thêm trả lời: "... Bởi vì đất nước ta hiện nay đang lúng túng, loay hoay chưa cất cánh được. Trong khi nhiều nước Đông Nam Á vốn có xuất phát điểm thấp hơn ta mà nay đang lần lượt vượt ta. Chúng ta tuyên bố văn hóa là quan trọng nhưng ở đâu cũng chỉ thấy lo phát triển kinh tế. Thực ra, nguyên nhân tụt hậu không phải do thiếu vốn mà là do con người. Con người VN đang sa lầy trong mớ bòng bong của 30 tật xấu nghiêm trọng mà đề tài nghiên cứu hệ giá trị của chúng tôi đã xác định như: Bệnh giả dối, thói dựa dẫm, thói cào bằng, bệnh hẹp hòi, bệnh sĩ diện, bệnh thành tích, bệnh phong trào, bệnh hình thức, bệnh nói xấu sau lưng, bệnh triệt tiêu cá nhân, bệnh thụ động, bệnh đối phó, bệnh thiếu bản lĩnh, bệnh hám lợi, bệnh đại khái, bệnh dĩ hòa vi quý, bệnh nước đôi, bệnh sống bằng quan hệ, thói tùy tiện, bệnh thiếu ý thức pháp luật, thói khôn vặt, tật ăn cắp vặt... Bốn trọng bệnh của nền giáo dục VN mà tôi đã từng nói đến cũng không nằm ngoài 30 tật xấu này. Nếu không loại trừ các tật xấu này thì làm gì cũng hỏng.

Muốn loại trừ các tật xấu này, thay đổi con người thì giáo dục là một trong năm giải pháp quan trọng để xây dựng hệ giá trị VN mới. Nhưng nghịch lý là ở chỗ con người là sản phẩm của giáo dục; chính giáo dục đã góp phần quan trọng tạo nên con người hiện nay với 30 tật xấu này; các bệnh gian dối, bệnh thành tích, bệnh phong trào, bệnh đối phó..., trẻ em đã học được từ môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) chứ ở đâu? Giáo dục hỏng như vậy chính là do triết lý giáo dục sai lầm. Cho nên, cải cách giáo dục cần phải bắt đầu từ việc thay đổi triết lý giáo dục." Hết trích

Nguồn: http://tranngocthem.name.vn/ung-dung-vhh/xa-hoi-hom-nay/156-tran-ngoc-them-giao-duc-hong-chinh-la-do-triet-ly-giao-duc-sai-lam.html

Nhận định của Trần Ngọc Thêm chỉ là một sự lập lại nhận định của các nhà làm công tác giáo dục trong môi trường xhcn VN sau tháng 4/1975, không có gì là mới. Nhìn qua lý lịch của Thêm để thấy vốn liếng về Văn Hóa truyền thống của Việt tộc trong Thêm có không nhiều ? để ông này có cái nhìn chính xác về Lễ Nghĩa ẩn mình trong Việt Đạo và văn hóa chính thống VN. Phần lớn cái vốn  văn hóa của Thêm đều đến từ nền văn hóa Marx ở Liên Xô. 

Sự thật thì Giáo Dục miền Bắc XHCN thời ông Thêm cắp sách đến trường làm gì mà có triết lý GD như nền Giáo Dục của VNCH?? Nền Giáo Dục VNCH mang triết lý đậm chất: Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng được ghi vào Hiến Pháp VNCH năm 1956.

TIỂU SỬ TRẦN NGỌC THÊM

Trần Ngọc Thêm là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học ngành Ngữ văn. Ông là nhà văn hóa học của Việt Nam. Hiện tại, ông đang giữ chức Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đh Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đh Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp THPT, ông thi đỗ và trở thành sinh viên Khoa sự bị đại học của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Minsk (Liên Xô nay thuộc Bielorussia). Sau 2 năm học tại đây, ông tham gia khóa học 5 năm ngành Ngôn ngữ học toán học tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Lêningrad (ở Liên Xô, tức Sankt-Peterburg- Nga ngày nay).

Tháng 01/1999, ông được bổ nhiệm làm Phó khoa Đông phương học tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, ông làm Trưởng kho từ tháng 01/2002-07/2003. Tháng 4/2002, ông giữ chức Trưởng bộ môn Văn hóa Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 11/2008. Ông đảm nhiệm vị trí này cho tới tháng 02/2011.

Tháng 11/1999, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Tự Nhiên Nha. Tháng 11/2002, ông được Hội đồng chức danh Nhà nước Việt Nam phòng hàm Giáo sư. Tháng 7/2011, ông làm Giám đốc Trung tâm văn hóa học Lý luận và Ứng dụng tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Cũng trong năm 2011, ông trở thành Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung Ương.

RÁO SƯ TRẦN NGỌC THÊM TRONG TRANG PHỤC ĐẠI HÁN !!

Một việc hết sức khá bất ngờ khi chúng tôi tìm thấy một tấm hình chụp của ông ráo sư Đạo văn sĩ Trần Ngọc Thêm bận trang phục Đại Hán trên Internet. Điều này cho thấy tư duy của ông Thêm, một nhà văn hóa lớn của đảng cs, không khác mấy với ông Ráo Sư Vũ Khiêu, một nhà văn hóa tên tuổi của xhcnVN, người từng được đảng và nhà nước ban danh hiệu  Anh hùng Lao Động và Công Dân Ưu Tú Hà Nội. Hai ông "ráo sư" này không có chất liệu chính thống về trang phục của Việt tộc, thì làm sao có tư duy thuần Việt như một người bình thường??

Nói tới đây, chúng tôi chợt nhớ tới bác "hù", từ lúc sinh tiền cho đến khi được đặt vào hòm kiếng, trang phục chính thống của bác là trang phục của Mao Trạch Đông, người gốc Hán. Nhờ thế mà TQ nay có được Hoàng Sa và một phần của Trường Sa là do bác và tên Thủ Tướng Đồng Vẩu đã tặng không vào năm 1958. 

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 27-11-2021

 TU VIỆN 150 TUỔI DO KTS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ THỰC HIỆN

Cách nay gần 160 năm (1862) trên đất Sài Gòn xuất hiện một tu viện dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) do Mẹ bề trên Révérend Benjamin cho xây dựng. Ngày nay tu viện vẫn còn trên đường Tôn Đức Thắng (thời Pháp là Rue de la Citadelle, trước 1975 là đường Cường Để) gần căn cứ Hải Quân VNCH. Ban đầu tu viện được xây cất bằng gỗ, sau này được làm lại bằng gạch, bê tông và theo thời gian tu viện được mở rộng thêm ra.

Công trình  kiến trúc trên 150 tuổi này, do người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn là một lối kiến trúc tòa nhà Giám tỉnh dòng thánh Phaolô rất lạ và độc đáo

Nhiều tài liệu cho rằng ông Nguyễn Trường Tộ là tác giả thiết kế tu viện Saint Paul. Ðiều này hoàn toàn đúng ở giai đoạn đầu khi vào tháng 9/1862, Mẹ bề trên Benjamin nhận lời tiến cử của Ðức Giám mục Gauthier và Linh Mục Croc, giao cho ông Nguyễn Trường Tộ phác hoạ sơ đồ và trông coi việc xây dựng. Nguyễn Trường Tộ là bậc nho sĩ kỳ tài xứ Bắc, hướng lòng phụng sự xã hội, chấp nhận vào Sài Gòn làm việc không nhận thù lao và phải mất hai năm công trình tu viện Saint Paul (ban đầu có tên là La Sainte Enfance) mới hoàn thành. Tu viện được làm hoàn toàn bằng gỗ trên mảnh đất rộng lớn. Ðiểm nhấn là một ngọn tháp như một mũi tên vươn cao và được ghi nhận là ngọn tháp cao nhất Sài Gòn bấy giờ.

Tu viện cũng là biểu tượng đẹp nhất của Sài Gòn (trước khi có Dinh Thống Ðốc), thu hút bất kỳ du khách phương Tây mới đặt chân lên cảng Sài Gòn. Trung úy hải quân Richard khi miêu tả về Sài Gòn và vùng lân cận đầu năm 1866, đã viết: “Tu viện dòng Saint Paul có một ngôi nhà nguyện nhỏ nhưng tuyệt diệu với ngọn tháp cao, duyên dáng nổi bật trong vùng này. Tu viện giống lối kiến trúc của Ý pha lẫn những nét trang trí của người Việt”. Trong chuyến viếng thăm ba ngày đến Sài Gòn từ 25 – 27/10/1863, bên cạnh việc hội đàm với chính quyền Pháp tại Sài Gòn, vua Phra Norodom của Campuchia cùng phái đoàn của mình cũng đã đến thăm viếng tu viện tuyệt đẹp của dòng Sainte Enfance.

Sau này nhiều nhà kiến trúc bình luận ngọn tháp do ông Nguyễn Trường Tộ thiết kế có phần giống ngọn tháp của nhà thờ Ðức Bà Paris. Ðiều này có thể đúng, dù gì ông cũng từng học thiết kế ở Pháp (1858-1861) trong thời gian Nhà thờ Ðức Bà được Kiến trúc sư danh tiếng Viollet-le-Duc trùng tu và xây thêm ngọn tháp mũi tên duyên dáng.

Tòa nhà có tên gọi ban đầu là La Sainte Enfance, khởi công năm 1862 và khánh thành vào năm 1864 do kiến trúc sư Nguyễn Trường Tộ thiết kế và chỉ huy xây dựng, có tháp cao theo kiểu kiến trúc Tây phương, ở số 4 Boulevard de la Citadelle (đường Cường Để sau này và nay là Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM).

“Rất tiếc năm 1940, do máy bay của quân Đồng minh ném bom làm sụp đổ một góc nhỏ của tòa nhà buộc phải sửa chữa lại, cây tháp cao nhất Sài Gòn khi ấy cũng bị bom "chém" cụt mất. Thật đáng tiếc. Lối kiến trúc của ông Nguyễn Trường Tộ theo đường cong vòm khi ấy tuyệt vời. Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này, đủ thấy người Việt Nam giỏi đến mức nào”.

Khám phá công trình 150 tuổi của người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn 2 Tòa nhà uy nghiêm với mái vòm cong

Bản vẽ kiến trúc do ông Nguyễn Trường Tộ thiết kế có các khu nhà theo hình chữ U, gồm ba khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, không gian xung quanh là những bức họa, mái vòm uốn lượn và đặc biệt là một cây tháp vươn cao nhất Sài Gòn mà thuyền bè ngược xuôi trên sông đi ngang qua đều thấy.

Nhờ sự thông minh, nhất là tài trí bẩm sinh về kiến trúc, lại được học hành bài bản ở nước ngoài nên Nguyễn Trường Tộ đã tự tay phác thảo, sáng tạo thêm những đường nét mái vòm cong, uốn lượn để công trình tòa nhà Giám tỉnh dòng thánh Phaolô mang đậm nét văn hóa Việt.

NHÀ CANH TÂN SINH NHẦM THỜI NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô, nhưng Nguyễn Trường Tộ học thông tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện Tân ấp thuộc xứ đạo Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục, và được giám mục dạy lại cho chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức nhiều mặt. Nguồn: http://baotang.kyucxahoi.com/2011/11/23/nguyen-truong-to-nguoi-di-truoc-thoi-dai/

Ông sinh ra trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu (xã Hưng Trung), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm. 

Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng như Tú Giai ở Bùi Ngọa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc (huyện Lộc Hà, Nghệ An). Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ".

Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay là toà giám mục Xã Đoài thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp ông có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.

Cuối năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào Đà Nẵng tránh nạn "phân tháp" (sáp nhập hai ba gia đình Công giáo vào trong một làng không Công giáo, chứ không cho ở tập trung như trước).

Đầu năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (Hồng Kông) và một số nơi khác.

Đầu tháng 2 năm 1861, sau khi chiến tranh ở Ý và ở Trung Quốc kết thúc, Đô đốc Léonard Charner được lệnh gom quân ở Trung Quốc đem về Sài Gòn mở rộng vùng chiếm đóng. Với quyết tâm này, Charner đã thuyết phục được một số giáo sĩ Pháp đang lánh nạn ở Hồng Kông, trong số đó có Giám mục Gauthier, về Sài Gòn cộng tác. Nhận lời, Giám mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ cùng về với mình. Sau đó, ông Tộ nhận làm "từ dịch" (phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp.

Ngày 29 tháng 11 năm 1861, Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay Đô đốc Léonard Charner, và ông này liền xua quân mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc.

Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... nên đến đầu tháng 5 năm 1863 thì ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận".

Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864 ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện thất lạc) để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao.

Trong thời gian phái bộ Phan Thanh Giản ở Pháp về Sài Gòn chờ tàu để đi Huế (từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 1864), ông đã đến tiếp xúc với các chánh phó sứ để thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, ông viết "Lục lợi từ" (còn có tên "Dụ tài tế cấp bẩm từ", tháng 6 năm 1864) rồi gửi lên Triều đình, nhưng sau đó cũng không được phúc đáp. Ông đã viết bài tấu lên vua "Người da trắng nếu ta đối xử tốt với họ, họ cũng sẽ đối xử tốt với mình. Còn nếu không, họ sẽ chiếm nước ta thành thuộc địa, giống như người da đen".

 Ngày 18 tháng 4 năm 1868, Bộ Lễ lại cấp phép cho Nguyễn Trường Tộ trở về Nghệ An. Trước đó, ngày 7 tháng 4 năm 1868, Giám mục Gauthier cũng đã lên đường trở về Xã Đoài vì thấy việc mở trường kỹ thuật không được nói tới nữa.

Về lại Nghệ An, Nguyễn Trường Tộ bắt tay vào việc vận động dân vùng Xuân Mỹ (Nghệ An) thường xuyên bị úng lụt đến nơi ở mới, đồng thời xây cất Nhà Chung Xã Đoài. Trong những năm này, ông vẫn đều đặn gửi lên triều đình Huế các bản điều trần về thời sự.

Tháng 10 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 23 (1870), Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.

Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng kỳ thực là để bàn bạc với vua Tự Đức về phương lược quân sự và ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870. Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào: Sứ bộ không được cử đi các nước, kế hoạch đánh úp Pháp để thu hồi 6 tỉnh ở Nam Kỳ cũng không được thực hiện..

Trong quãng thời gian đó, năm 1862-1864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất tu viện Dòng Thánh Phaolô Sài Gòn (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay.

Sau mấy tháng ở Huế, có thể là vì không có việc gì để làm, hoặc có thể vì bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An). Đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì ông đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới 41 tuổi.

Con ông là Nguyễn Trường Cửu, trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ chỉ nói ngắn gọn rằng: "Qua năm sau, Tự Đức 24 (1871), ngày 10 tháng 10, ông Tộ làm câu thơ rằng: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ" (Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận / Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm) đoạn thì qua đời. Thọ 41 tuổi".

Nhiều chứng cứ cho thấy ông mất vì bệnh xuất huyết bao tử. Riêng Giám mục Gauthier cho rằng ông bị đầu độc. Trong một thư đề ngày 1 tháng 11 năm 1871, vị Giám mục này viết: "Người Giáo hữu Việt Nam mà tôi đem theo năm 1867 và người ta gọi là Kiến trúc sư (...) đã là nạn nhân của một âm mưu đầu độc".

Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời đại giữa thế kỷ 19 ở Việt Nam. Vua Tự Đức tuy đã có lúc triệu ông “vào kinh để hỏi việc lớn” và phái ông sang Pháp thuê thầy thợ, mua sách vở, máy móc, định du nhập kỹ thuật (năm 1866 – 1867), nhưng nói chung, triều đình nhà Nguyễn cũng như các nho sĩ, văn thân thời ấy chưa hiểu nổi luồng tư tưởng của ông, nên chưa coi trọng đúng mức những kiến nghị cách tân của ông. Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ bị lãng quên như một luồng ánh sáng rọi vào đám sương mù dày đặc.

Ông chết âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871.

Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ban đầu, phần mộ của ông chỉ là một nấm mộ đất thấp, tại một bãi đá mài bên sông của làng Bùi Chu. Sau được cải táng về phía tây, trên một gò đất cao giữa khu đất bằng phẳng, gần đường chính, cách vị trí mộ cũ khoảng 300 m. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc Nguyễn Lân đã đứng ra tổ chức, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp công của để xây dựng lăng mộ cho Nguyễn Trường Tộ. Bản thân giáo sư Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133 đồng cho linh mục địa phận Xã Đoài là Laygue để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ. Trong đó bao gồm 110 đồng là tiền bán 900 quyển "Nguyễn Trường Tộ" của ông, còn 23 đồng là tiền của những người bạn của giáo sư đóng góp vào. Nhờ đó ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ được xây lại bằng đá cẩm thạch Thanh Hóa cùng với những họa tiết tương đối hoàn chỉnh.

Ngày 21 tháng 1 năm 1992, Bộ Văn Hóa chxhcnVN đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Năm 1996 huyện Hưng Nguyên đã đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích với diện tích 1.062 m², gồm 2 phần: phần mộ và phần vườn mộ, xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, bên trong trồng hoa và cây cảnh, trở thành một khu lăng mộ hoàn chỉnh, với mục đích tạo thêm khu di tích lịch sử để làm nơi du lịch, thu hút khách tham quan.

SƯU TẦM 26-11-2021

 VỀ CÁI LOGO CỦA VINFAST (?!)

Sở thích của Phạm Nhật Vượng, tên tỉ phú "Mì Tôm" là thích đánh cờ "vua", vua của nhiều sản phẩm do tập đoàn Vingroup sản xuất. Ông này có nhiều tham vọng trong việc sản xuất auto, là sân sau của tà quyền cộng sản VN, mọi sự làm ăn phát đạt của y tại VN hiên nay đều nhờ vào cây dù của đảng csVN.


Mấy ngày qua, hảng sản xuất auto của y được hệ thống truyền thông gia nô của đảng rầm rộ đưa tin về những chiếc xe điện do Vinfast trình làng ở Mỹ. Chiếc xe auto chạy bằng năng lượng điện do Vinfast lắp ráp tại VN, sắp được bán sang Hoa Kỳ chỉ là một sản phẩm chính trị, dùng để quảng cáo giùm cho các trí tuệ Pắc Bó về sức cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản, nhất là tư bản gộc như Mỹ. Theo các thông tin hình ảnh mới nhất thì hai mẫu ôtô điện VinFast VF e35 và e36 đang được hãng xe Việt vận chuyển vào khuôn viên triển lãm Los Angeles Auto Show 2021 diễn ra tại Mỹ từ ngày 17 đến 28/11. 


Với VinFast VF e35, chiếc SUV này thuộc phân khúc hạng D với chiều 4.750 mm, chiều dài cơ sở 2.950 mm ngang với Mercedes-Benz GLC hay BMW X3.

VinFast VF e35 sử dụng khối động cơ đặt ở trục trước và sau, Pin đặt dưới sàn xe có dung lượng 90 kWh. Hãng xe Việt cung cấp 2 tùy chọn động cơ điện gồm: Mô-tơ đơn cho công suất 150 kW, mô-men xoắn 320 Nm và mô-tơ đôi cho công suất 300 kW, mô-men xoắn 640 Nm. Về công nghệ, VinFast VF e35  có hệ thống tự lái tích hợp 30 tính năng thông minh.

Tuy thích chơi cờ vua, nhưng Phạm Nhật Vượng đã không học hết các nước cản, mà đã vội vã đem chuông đi đánh xứ người. Nên đã rước lấy rắc rối với đàn anh TQ về cái logo xe Vinfast, được cho là bản sao từ loogo của hảng xe Guizhou Hangtian Chenggong Automobile Trung Quốc (?). Hảng xe này của TQ cũng là hảng sản xuất xe nhái theo mẫu mã của xe Cadillac Escalade của Hoa Kỳ. Hai anh em nhà nòi xhcn, giống nhau từ cái cờ Phúc Kiến cho đến cái Logo xe hơi.

E rằng, 2 chiếc xe VinFast chạy bằng năng lượng điện VF e35 và VF e36 , chưa lăn bánh trên đất Mỹ sẽ phải đối mặt với những rắc rối đến từ Shanxi Victory của Trung Quốc về cái Logo của xe Vinfast.

Rồi đây trong những ngày tháng sắp tới thế giới lại sắp có thêm một trận cười no bụng về sự đấu đá của hai anh em núi liền núi, sông liền sông, trong những ngày tháng còn lại của năm 2021, sau vụ miếng thịt bò dát vàng nổi tiếng của tên côn đồ Tô Lâm.

Thời sự chính trị từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 22-11-2021

 HUÊ NGIÊM VÀ GIÁC LÂM TỰ 

 Những ngôi chùa cổ gần 300 tuổi của Thủ Đức và Sài Gòn xưa 

Trong quyển sách “Sài Gòn năm xưa” của học giả  – nhà văи hóa Vương Hồng Sển đã từng cho rằng, ở Sài Gòn hiện nay có 3 ngôi chùa cổ được xếp theo thứ tự như sau: chùa Giác Lâm (tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình), chùa Minh Hương Gia Thạnh (nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5) và Thất Phủ Quan Võ miếu (trên đường Triệu Quang Phục, Quận 5).

Nhưng sau đó lại gây ra nhiều тʀᴀɴн cãi trong cách gọi “chùa”, nhiều học giả khác không đồng tình với nhận định đó của Vương Hồng Sển. Bởi, “chùa” là nơi tập trung các sư, tăиg (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng Phật giáo; hay nói chính xác hơn là để thờ cúng các vị Phật. Còn đối với khái niệm “chùa” của học giả Vương Hồng Sển đã liệt kê ở trên thì lại khác, Minh Hương Gia Thạnh giống với một trụ sở hội đồng hương, còn Quan Võ miếu – như tên gọi, đây rõ ràng được gọi là miếu thờ Quan Công chứ chẳng liên quan gì đến tín ngưỡng Phật giáo. Vậy cho nên, nếu chỉ tính ở vùng Sài Gòn thì chùa Giác Lâm trên đường ạc Long Quân xác thực là ngôi chùa lâu đời nhất như lời của cụ Vương Hồng Sển. Tuy nhiên, thời điểm ban đầu, nơi đây được gọi là “Giác Lâm tổ đình”, trước khi được đổi tên thành “Giác Lâm tự” , tức là chùa Giác Lâm. 

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa иổi tiếng, bởi nó chính là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất tại Sài Thành từ những ngày xưa. Vượt qua biết bao thăиg trầm cùng những biến cố trong lịch sử, ngày nay, chùa Giác Lâm vẫn giữ được nét cổ xưa và cái  hồn của Phật giáo Chính tông từ thuở ban đầu xây dựng. Chùa cũng được xem là điểm tịnh tâm và khám phá bởi những giá trị văn hóa nghệ thuật của một ngôi chùa cổ.

Chùa Giác Lâm (theo cách gọi tiếng Hán là Giác Lâm tự) còn có các tên khác như: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất với gần 300 năm tuổi đời của Sài Gòn. Được biết, đây cнíɴн là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam (khái niệm tổ đình là dùng để chỉ chùa Tổ, chùa chính, nơi trụ trì hiên nay hay xưa kia của Tổ sư – Theo “Từ điển Phật giáo Việt Nam” của Thích Minh Châu và Minh Chi ).

Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Sài Gòn xưa.

Vào năm 1744 đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (tức là năm Giáp Tý), có một vị cư sĩ người Minh Hương tên là Lý Thụy Long đã bỏ ra một số tiền lớn để quyên góp vào việc xây dựng nên ngôi chùa này và do Tịnh Hải đại sư đứng ra sáng lập. Ban đầu, chùa có tên là Sơn Can (tạm dịch: Sơn là núi, Can là gò nông) do chùa nằm trên vị trí đồi cao, nhưng sau đó thì được đổi lại thành Cẩm Sơn, đơn giản vì chùa đang tọa lạc trên một cái gò tên Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Từ năm 1744 đến năm 1774, giai đoạn này không có bất kỳ thông tin hay tư liệu nào làm sáng tỏ việc có bất kỳ vị tăng sĩ nào đến để trụ trì chùa hay không. Chỉ biết vào năm 1774, có một vị Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử một đệ тử của mình là Thiền sư Tổ Tông Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa này và đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

Dưới sự trụ trì của thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăиg ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, quyền trụ trì lại được chuyển giao về tay của Thiền sư Minh Khiêm, thời điểm này, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

Trong quyển “Gia Định thành thông chí” – Danh sĩ Trịnh Hoài Đức đã dành những lời văn có cánh để miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau:

“….Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm…, cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!….”

LỐI KIẾN TRÚC ĐỘC LẠ Ở SÀI GÒN XƯA

Chùa đã được trùng tu lớn ba lần. Thiền sư Tổ Tông Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798 – 1804. Đến năm 1906 – 1909, Hòa thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hòa thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.

Chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của chùa chiền Nam Bộ, hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): Chánh điện, giảng đường và nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Tất cả đều được bố trí theo một bố cục hình chữ nhật.

Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa – theo hướng nhìn từ trong ra).

Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu….

Trong chính điện bày trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”. Phía trước chính điện thờ các tượng A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc. Hai bàn thờ hai bên phải trái, có tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí. Ngoài ra, ở đây còn có tượng cửu long, dọc hai bên tường có bộ tượng Thập Bát La hán, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và tượng Long Vương.

Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương.

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi côɴԍ xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật.

Bên trái của chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây, trong số ấy có tháp Tổ Phật Ý Linh Nhạc, tháp Thiền sư Tổ Tông Viên Quang. Ngoài ra, trước sân chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Cây này do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng vào ngày 18 tháng 6 năm 1953.

Trong chùa, hiện nay đang có 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương,…..Riêng bộ tượng Thập bát vị La Hán là minh chứng rõ nét nhất trong quá trình phát triển Phật giáo ở Nam Bộ, ban đầu là chịu sự ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế Trung Quốc, nhưng dần về sau đã xác lập thành một phái riêng, mang đặc điểm dân tộc của người Việt.

Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối (gồm 86 câu) thếp vàng côɴԍ phu. Đáng chú ý có câu đối của Hiệp trấn Trịnh Hoài Đức (treo ở gian thờ Tổ) và câu đối của Mộc Ân đệ тử phụng cúng vào năm Gia Long thứ 3 (1804). Ngoài ra ở đây còn có 9 bao lam, 19 hoành phi, một bàn thờ cổ và đồ thờ cổ. Điểm đặc sắc trong việc trang trí ngôi chùa vào nửa đầu thế kỷ XX là chùa đã dùng 7454 đĩa kiểu để cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, tháp Tổ, nóc mái,…và đến hiện tại vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Ngày 30/11/2007, chùa Giác Lâm đã được ghi nhân là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam, do Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập.

Ở hiện tại, nếu bảo rằng chùa Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất của vùng Sài Gòn ngày xưa mà thôi. Riêng ở Thủ Đức vùng phụ cận Sài Gòn xưa còn có một ngôi cổ tự khác xưa hơn Giác Lâm, đó là chùa Huê Nghiêm. Theo tài liệu ghi nhận, chùa Huê Nghiêm được xây dựng vào năm 1721, trong khi Giác Lâm phải hơn 20 năm sau, tức  năm 1744 mới được hoàn thành. 

CỔ TỰ HUÊ NGHIÊM

Chùa tọa lạc ở số 204 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức xưa, vùng phụ cận Sài Gòn-Gia Định. Ngày nay, chùa thường được gọi là chùa Huê Nghiêm 1 để phân biệt với chùa Huê Nghiêm 2 ở phường Bình Khánh, quận 2 do HT Thích Trí Quảng sáng lập năm 1975. ĐT: 08.8963023. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được Thiền sư Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681 – 1757) khai sơn vào thế kỷ XVIII. Nhiều tư liệu hiện nay đã xác định năm thành lập chùa là 1721, là ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn-Gia Định xưa.

Lúc đầu, chùa xây ở vùng đất thấp, cách ngôi chùa hiện nay khoảng 100m. Về sau, bà Nguyễn Thị Hiên (1763 – 1821) pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm, đã hiến đất để xây lại ngôi chùa

SƯU TẦM