Powered By Blogger
NHỮNG CHIẾC XE ĐƯA KHÁCH BỊ "GIẢI PHÓNG"
 (XE CHẠY BẰNG XĂNG DẦU BIẾN THÀNH XE CHẠY BẰNG THAN)
Khi cs Bắc Việt chiếm miền nam vào cuối tháng tư 1975, đây là giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, đặc điểm của nền kinh tế theo của các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy. Một kỳ này được gọi là thời kỳ của " chế độ bao cấp ", nó đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, và được cs Bắc Việt tiến hành trong mọi sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên 3 miền đất nước, tức là trước thời kỳ mà các đỉnh cao trí tuệ cs gọi là "Đổi mới". Đây được coi như một giai đoạn thất bại, kéo VN xuống dưới đáy thung lũng lầy lội của nền kinh tế quốc dân - cũng là nguyên nhân đã làm cho những tên đầu lĩnh Bắc Bộ Phũ phải qui phục Hán triều để xin chút cơm thừa canh cặn của người anh em "môi hở răng lạnh" để cứu đảng và nền KT kiệt huệ Việt nam trong thời gian đó. Đây cũng chính là thời kỳ bất hạnh nhất của Việt tộc , người dân phải cơ cực, lam lủ, bần hàn...bời các các trí tuệ đỉnh cao ngu dốt Ba Đình tạo ra trong thế kỷ 20.

Trong thời gian bao cấp đó, chẳng những con người miền nam phải sống bất hạnh và vất vả  về mọi mặt. Xăng dầu một nhu cầu quan yếu trong cuộc sống hàng ngày rất thiếu thốn...đời sống người dân đã cơ cực lại còn cơ cực hơn vì các sự di chuyễn bị chậm lại. Muốn di chuyễn để đi xa thì phải mất rất nhiều thời gian trên các chuyến xe chở khách chạy bằng than với tốc độ rất khiêm nhường từ 10 đến 20 km/giờ. 




Trước khi Sài Gòn bị " giải phóng", những chuyến xe đò đưa khách trên các tuyến đường miền nam đều chạy bằng động cơ xăng hay dầu Diesel (còn gọi là dầu cặn). Nhưng khi bọn cướp nước tràn ngập trên các nẻo đường, chiếc nón tai bèo và đôi dép râu đã để lại nhiều hệ lụy cho người dân miền nam, những ký ức về thời điểm đó như là toàn dân miền nam bắt đầu bị ăn bo bo, tài sản thì bị cướp sạch...nhà của cũng không còn khoảng 10 triệu gia đình là nạn nhân của đảng cướp trong cái mặt nạ " Giải Phóng miền nam" đã gây ra tiếng oán hờn ngút tận trời xanh, đâu cũng thấy toàn là dân oan bị đảng trấn lột...Con người và con vật chắc cũng không khác gì nhau, trong cái khốn cùng đó, những chiếc xe đò cũng chung hoàn cảnh vói con người, phải biết thay đổi để thích nghi với thời văn hóa Pắc Pó ngự trị trên quê hương chúng ta. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu về hình ảnh của những chiếc xe thời bao cấp, vì khan hiếm nhiên liệu xăng, dầu cho các hoạt động của xe đưa khách. Nên các chủ xe đò bèn nghĩ ra cách biến chế lại xe chạy xăng thành xe chạy bằng than, một nguyên liệu không khan hiếm, dể kiếm lại rẽ.

Xem chiếc xe đò chạy bằng than ở phút ( 2´33) trở đi.

Khi cộng sản Bắc Việt "giải phóng" miền Nam, sau 30.4.1975 người ta thấy bắt đầu có những chiếc xe chạy bằng than xuất hiện trên các tuyến đường khắp miền nam. Các cách thức tái tạo xe chạy bằng nhiên liệu xăng dầu thành các xe chạy bằng nhiên năng lượng "than" của các vùng lân cận Sài Gòn đã lan dần ra tới các tỉnh miền trung vào đầu thập niên năm 80-90 (t.k 20). Những người dân miền nam, nhất là dân đi buôn, đều không thể quên được những chiếc xe chạy bằng than này, đi quãng đường 120km mất cả ngày. Chạy rất chậm chừng 10-20 km/giờ.

Mất đất là tại… Trung Hoa
Nghèo nàn là bởi mù lòa đảng ta
Con ơi nhớ lấy lời cha
Chớ nghe lời đảng mà ra… ăn mày.


Các chiếc xe chạy bằng nguyên liệu "than" không phải là mới có xuất hiện tại VN mà đã có rất nhiều nơi trên thế giới đã sữ dụng trong những thập niên đầu thế kỷ 20.
Cách khởi động một chiếc xe chạy bằng than củi

Các xe hiệu Renault Goelette đã từng xuất hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960, để phục vụ cho việc chở khách và hàng hóa. Renault Goelette ở Việt Nam thuộc các đời Renault Goelette 1400 (ra đời năm 1956). Xe có dung tích động cơ 2.383cc sử dụng dầu Diesel hoặc xăng tùy theo năm sản xuất. Xe có chiều dài cơ sở 4.540cm, rộng 1.920cm và cao 2.250cm.

Việt Nam, những năm sau 1975, do tình trạnh thiếu xăng dầu trầm trọng nên Renault Goelette 1400 được chuyển sang chạy bằng than. Từ đó, phía sau những chiếc xe này có thêm một bộ phận phụ trợ với buồng đốt phía dưới và than nằm phía trên tự rơi vào buồng.  Đó là cách dùng than đốt cháy ở môi trường yếm khí tạo ra CO và dẫn vào buồng đốt. Xe vẫn chạy bằng động cơ đốt trong chứ không phải chạy bằng hơi nước như nhiều người lầm tưởng. Vì chạy bằng than nên xe thường chạy những quãng đường ngắn dưới 100km. Tại Sài Gòn, các đoạn đường Hóc Môn - Bà Điểm - Tân Bình - Sài Gòn - Long Khánh đều thấy những chiếc xe đò đưa khách chạy bằn than.
Cách khởi động một chiếc xe chạy bằng than

Không những vậy, Renault Goelette 1400 còn chạy các đoạn đường cố định từ tỉnh này sang tính khác trong khu vực Duyên hải miền Trung. Vì chạy bằng than nên xe thường có vận tốc không cao và hay hư hỏng vặt dọc đường. Than khi đốt trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra khí CO (carbon monoxide). Khí này được sử dụng trong động cơ để đốt (2CO + O2 = 2CO2), nhưng hiệu suất ko cao và rất độc nếu hít phải, vì nó sẽ lấy bớt O2 trong phồi và máu của người hít.

Một "kỷ niệm thật" về Xe Chạy Than...được kể bởi một người lớn tuổi,  là một Facebooker: https://www.facebook.com/DuocNguyen?ref=br_rs . Vị này từng đã được đi chiếc xe đò chạy bằng "than", sau khi miền nam bị cs Bắc Việt cướp vào ngày 30.4.1975.

"Xe chở đầy hành khách và hàng hoá trên mui , khi xe đang leo dốc với vận tộc rùa bò thì....xe nhỏng đít ( vì có bình than và nhiều người đeo bám phía sau ) , báo hại hành khách la chí choé ...những người đeo bám phía sau phải vội vã nhảy khỏi xe ...thế là xe lại cân bằng và tiếp tục hành trình .
Lại một lần khi xe đang chạy đường bằng với vận tốc ...10km/g thì...xe gãy làm hai ...(vì xe được "cải tiến" từ một chiếc xe pic-up , thùng than nặng và hàng hoá nhiều ) .

Ôi !
Cộng sản cải tiến xe thành "bò kéo" 
Xăng dầu không tốt ,đốt than thôi
Vận tốc mà chi ,ta rất rảnh
Thong thả rồi cũng tới Thiên đường."


Nhìn những chiếc xe đò chở khách từng chạy với tốc độ hàng trăm km/giờ, nay lại phải chạy bằng bình đốt than để có một lực đẩy cho xe khởi động với tốc độ chậm chạp 10 tới 20km/giờ, từ giửa thập niên 70 tới cuối thập niên 80 (t.k.20) tại miền nam, để thấy sự khốn nạn của những gì mà cs Bắc Việt gọi là "giải phóng" . Đám đầu lĩnh ngu dốt Ba Đình đã đưa dân VN dạo chơi hơn một thập niên dưới đáy thung lũng của bần hàn và cùng khổ....

Dép râu dẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai


Từ đó dân Việt mới bừng tỉnh với chiêu bài " giải phóng miền nam" của cs Bắc Việt. Một ngụy từ dùng để cướp miền nam.

Có áo mà chẳng có quần
Lấy gì hạnh phúc hỡi dân cụ Hồ?
Có đói mà chẳng có no
Lấy gì độc lập, tự do hỡi người?

(ca dao)

Các tài liệu tham khảo về xe than:
1.https://www.ebay.com/motors/blog/world-war-ii-mercedes-limo-is-a-wood-furnace-on-wheels/
2.http://www.offgrid48.com/wood-gasification.html
3.https://www.hemmings.com/blog/2017/01/22/from-gasoline-to-gasification-or-why-we-dont-power-cars-with-wood-today/comment-page-1/
4.https://imgur.com/gallery/t3QEt

Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh, 26.8.2018
BẢN CHẤT NGỤY TRONG GIÁO DỤC CỦA PHE THẮNG CUỘC

Mấy ngày qua người dân trong nước nhận được tin tà quyền csVN đã thống nhất việc  thực hiện chính sách "miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở vùng đặc biệt khó khăn từ năm 2018 " . http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Mien-hoc-phi-doi-voi-tre-mam-non-5-tuoi-tu-nam-2018-post177352.gd.

Như vậy sau 43 làm cực lực cải tạo ngành Giáo Dục của các đầu lĩnh Bắc Bộ Phũ,  tà quyền csVN mới có thể cho miển phí việc học hành của các học sinh 5 tuổi. Một thành tích vĩ đại được các hệ thống truyền thống gia nô của tà quyền tung hê rất mạnh trong mấy ngày qua. Người dân VN vẩn không biết gì về hệ thống giáo dục của miền nam trước 1975 là hoàn toàn miển phí và không phân biệt giai cấp của VNCH. Một việc làm mà các trí tuệ csVN phải mất 43 sau khi cướp được miền nam mới có thể thực hiện được, nhưng chỉ mới bằng một phần rất nhỏ so với nền Giáo Dục của VNCH. Nền giáo dục  Việt Nam Cộng Hòa được xem là một nền giáo dục tốt nhất trong lịch sử các nền giáo dục trong lịch sử từ xưa cho đến thời điểm hiện nay. Và hơn nữa, vấn đề chính phủ, nhà nước quan tâm đến giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa cũng là điều đáng nói, bởi ngân sách giáo dục tuy không phì đại như hiện nay nhưng lại đảm bảo học sinh không tốn tiền khi đến trường và nếu học tốt thì có cơ hội du học nước ngoài.


Nhìn các nước quanh vùng như Đài Loan, Nam Hàn đều có một hệ thống giáo dục bắt buộc (9 năm) gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở. Học sinh được miển phí trong khi theo học tại tiểu học và trung học cấp I. Chương trình bắt buộc với học sinh tại Indonesia là 9 năm, trong đó 6 năm cấp 1 và 3 năm cấp 2, học sinh được miển phí khi theo học chương trình bắt buộc của bộ Giáo Dục. Tại Mã Lai các học sinh theo học bậc tiểu học là 6 năm và 5 năm bậc trung học, tất cả 11 năm đều hưởng chế độ miển phí. Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học đệ nhất cấp, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường và không phải trả tiền để học hành. Miến Điện trong Luật Trẻ em Myanmar có hiệu lực từ tháng 7/1993. Trong đó, chương IV ghi rõ: "Mọi trẻ em đều có cơ hội được tới trường; có quyền được hưởng nền giáo dục cơ bản (cấp tiểu học) miễn phí tại các trường công lập". Mặc dù bình quân đầu người của Myanmar chỉ đạt được 1.374 USD/năm (2017). Trong khi đó CHXHCNVN vẩn chưa bao giờ nghĩ  đến việc miển phí cho học sinh cấp tiểu học và chế độ y tế miển phí.

Xem ra hệ thống giáo dục của CHXHCNVN còn thua xa nước cộng sản Triều Tiên. Kim Jong-un còn biết  quan tâm sâu sắc tới hệ thống GD thế hệ tương lai”. Nhà nước của Chú Ủn đã phổ cập bậc tiểu học cho tới hết phổ thông, các học sinh theo học miển phí ở bậc tiểu học và trung học là 12 năm.

Xét về mặt hiệu quả của hệ thống giáo dục CHXHCN Việt Nam xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng mà Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố. Theo đó WEF ghi nhận Singapore, Malaysia và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6 trước Việt Nam (thứ 7)

Phe thắng cuộc thường hay phỉ báng VNCH là một chế độ "ngụy quyền", thế nhưng, sự thật sau 43 năm người dân được sống trong một đất nước mà phe thắng cuộc rêu rao là được " Giải Phóng" (!?) đều phải hiểu trái ngược với những gì mà phe thắng cuộc đã làm. 

Từ cuối tháng tư/1975 cho đến nay, nếu một cái nhìn khách quan về mặt tổng quan trong việc xây dựng đất nước và Giáo Dục Đào Tạo của "phe thắng cuộc" trong 43 năm qua so với việc xây dựng VNCH trong vòng  20 năm (1955-1975), đều công bằng đưa ra một nhận định: "VNCH hơn hẳn việc xây dựng CHXHCNVN của các đỉnh cao trí tuệ cs trên nửa thế kỷ ".

Về trách nhiệm phát triển đất nước, mặc dù chính phủ VNCH hàng ngày phải đối diện với cuộc chiến tranh phá hoại của phe thắng cuộc từ 1960 đến 1975, nhưng các nỗ lực phát triển của VNCH đã rất thành công trong mọi phương diện, từ giáo dục đến kinh tế, nông-lâm-ngư nghiệp, công kỹ nghệ, thương mại, v.v.. Những điều này đã được các học giả cả Việt Nam lẫn quốc tế thu thập để so sánh sức phát triển giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam khi họ làm các khảo sát tương tự để so Tây Đức và Đông Đức, Nam Hàn và Bắc Hàn, Đài Loan và Trung Cộng. Tất cả đều có chung một kết luận Bắc Hàn không thể so với Nam Hàn, Đông Đừc không thể đánh đồng với Tây Đức và TQ không thể so sánh với con rồng Á Châu Đài Loan về Kinh tế.

Về phương diện Giáo Dục, trong học đường, vai trò của thầy cô, tinh thần ham học của cả nước, trình độ của sách giáo khoa, và giá trị của các bằng cấp thời VNCH đều có giá trị ngang với Tây phương và các nước văn minh khác trên thế giới. Tuy là nước nhỏ với khoảng 20 triệu dân, còn nghèo vì tân lập và chiến tranh triền miên, các bằng cấp của trường lớp Việt Nam được các đại học lớn trên thế giới công nhận. Những sinh viên được tuyển chọn đi du học thời đó thực sự là những tinh hoa tương lai của đất nước

Với định hướng “nhân bản, dân tộc và khai phóng”, nền giáo dục VNCH cho đến nay vẫn tiếp tục là niềm nuối tiếc của nhiều người, đặc biệt khi nhớ lại những chiến dịch tập trung đốt sách của nhà tà quyền CSVN trong thời gian ngay sau tháng 4/1975 mà phe thắng cuộc gọi là cuộc " Cách Mạng Văn Hóa" (!?) truy quét văn hóa phẩm đồi trụy (!?). Một nhân vật cộng sản, Ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt VNCH, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt đã kể lại rằng: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc […] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi.” Câu nói của nhân vật cộng sản này đã bộc lộ được bản chất nhân bản, dân tộc và  khai phóng của Giáo Dục thời VNCH, một chế độ giáo dục không hề phân biệt các giai cấp khác trong xã hội. Điều này càng cho thấy bản chất thô bỉ, ti tiện của cái gọi là "phe thắng cuộc" khi áp dụng chính sách kỳ thị trong Giáo Dục Đào tạo với con cái của Quân, Cán, Chính VNCH sau khi phe thắng cuộc nắm quyền bính ở miền nam. 

Người csVN đã giải phóng cái tốt để mang cái xấu đến cho nhân dân miền nam và cã nước, một việc làm đi ngược với ý nghĩa của cụm từ " Giải phóng". Cs Bắc Việt đã giải phóng tự do, nhân bản, độc lập...của miền nam , để đưa toàn bộ đất nước vào vòng nô lệ Bắc thuộc (Tàu Cộng), xích hóa Việt tộc vào mát xích độc tài toàn trị, xóa bỏ hết tất cả quyền căn bản của một người dân...



Khác với cs miền bắc, Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Các học sinh vào học tại các trường công lập của nước VNCH đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác. Xem thêm bài viết của cố Thứ trưởng GD. VNCH https://www.danluan.org/tin-tuc/20131016/nguyen-thanh-liem-nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich

Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học trong tất cả các trường công lập. Theo các số liệu còn lại, vào đầu thập niên 1970, cả nước VNCH có khoảng 5,200 trường tiểu học với 2.5 triệu học trò. Cùng thời điểm này, có trên 530 trường trung học và hơn 550,000 học sinh trung học. Đến niên học cuối cùng 1975, toàn quốc có 900,000 học sinh trung học. Cùng lúc ở bậc đại học, khoảng 167,000 sinh viên ghi danh học.
Ngoài ra, thời VNCH còn có hệ thống "Bách Khoa Bình Dân" với học phí thấp, thậm chí miễn phí. Đây là các trung tâm huấn nghệ ngắn hạn, dành cho học trò hoàn cảnh cơ cực không thể tiếp tục lên đại học, hoặc giới thợ thuyền đầu tắt mặt tối, kể cả cựu quân nhân, v.v..

Giáo dục VNCH có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v … tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghi vào trong xã hội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, và đại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cần thiết căn bản của xã hội. Vì: " học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.." trích lời bài hát Học sinh hành khúc của nhạc sĩ Lê Thương:

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. 
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.
Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!.....

Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.


Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, bắt kịp nhịp độ phát triển tư tưởng của con người trong thời đại hiện nay nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước.

CHXHCNVN, một đất nước mà người đảng viên và các quan chức của chế độ chỉ biết lo tham nhũng , hèn với giặc ác với dân chỉ biết phục vụ  đảng thì người dân bị thiệt thòi và bất hạnh là điều khó tránh. Một đất nước với nhiều bất cập trong chính sách giáo dục đào tạo đã làm băng hoại nhiều thế hệ trong nhiều thập niên qua.  Di sản nền giáo dục thời đại hồ chí minh là đi tới đâu làm nhục quốc thể tới đó, thói ăn cắp của thế hệ HCM ngày nay đã làm kinh hoàng các nước quanh vùng như Thái lan, Nhật , Nam Hàn, Singapor, Indonesia, Mã Lai.... Giáo dục CHXHCNVN cũng sản xuất ra một mớ trí thức hèn, vô cãm trước hiểm họa mất nước vào tay Đại Hán...Một đám tướng lĩnh làm gia nô cho Thiên Triều và chủ các sòng bạc lớn trong nước và các sòng bạc mang tính liên quốc gia. Các quan chức vô học dùng bằng giả để được vinh thân phì da... một đám quan tham từ thượng tầng xuống tới hạ tầng.


Đương kim Bộ Trưởng Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ lại là một tên ngọng, là chuyên viên đạo văn của người khác. Không hiểu lươn lẹo dối trá cỡ nào mà một kẻ đạo văn nhảy lên làm bộ trưởng, đó là nỗi nhục nhã của ngành giáo dục, một cái ngành chuyên ấp lò cho ra hàng loạt những ông giáo sư, tiến sỹ vô dụng, không có cống hiến gì cho khoa học.

Dư luận đã từng xôn xao và kêu gọi bộ trưởng Nhạ từ chức sau khi GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Pháp) tố cáo ông Nhạ đạo văn. Xem :https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993


Cụ thể, trong hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014. Thẩm định của nhóm GS Dũng với phần mềm tra cứu Turnitin cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014. Nhưng nếu tính cả những chỗ được viết lại, vẫn cùng nội dung nhưng dùng câu chữ khác đi để ngụy trang, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%. 
Ngành giáo dục thời ông Nhạ xuống cấp nghiêm trọng, gióng lên hồi trống về chất lượng và đạo đức của ngành, đã vậy mà ông Nhạ còn vờ vịt chỉ đạo rà soát chất lượng giáo sư cả nước. Đây là chuyện buồn cười nhất về các thiên tài lãnh đạo của CHXHCNVN đạt chỉ tiêu tối ưu trong chính sách trồng người của bác và đảng đề ra. Là người đứng đầu ngành giáo dục mà nói ngọng thì tự ông Nhạ đã vứt bỏ sự tôn nghiêm của ngành và của mình. 

Cái ngọng của ông Nhạ thể hiện được sự đặc biệt nguy hại với ngành giáo dục, với tương lai của cả đất nước này. Khốn khổ cho số phận của dân tộcVN khi một lĩnh vực nền tảng cho sự phát triển Xã hội lại đặt vào tay một người ngọng nghịu thiếu đạo đức vì đạo văn của người khác.

Hình tượng của ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo, chính sự dối trá của lãnh đạo, của chế độ, nó là dòng chính đã phá hỏng xã hội VN ngày hôm nay. Nó dẫn đến tình trạng làm bằng giả, dẫn đến bệnh hám danh, cả xã hội bùng lên lạm phát bằng cấp. Rồi người ta lợi dụng, hợp thức hóa những cái bằng, học vị chuyên tu, toàn bi kịch, dốt nát kinh khủng, điều này kéo dài nhiều thập niên qua. Rồi những cái học vị xỏ lá đó tạo nên những vết thương trong xã hội, cái bất công trong giáo dục phát xuất ra những bất công trong xã hội ngày nay là vậy.

Cái bất công trong giáo dục là thằng học vị cao nhất, ngu dốt nhất sẽ là thằng lên học vị cao nhất bởi nó sẽ tìm cách hợp thức hóa cái bằng nhanh nhất, cái học vị khốn nạn nhất. Những cái thằng học đại học chuyên tu nó sẽ là thằng đầu tiên đi học thạc sĩ chuyên tu. Chính vì sự chen lấn như vậy nên người có học theo kiểu này càng có nhiều bằng cấp, học vị càng tàn ác bởi họ trả giá quá đắt. Cái kiểu đổi tình, đổi tiền lấy điểm phổ biến.
Và khi mà họ đã trả giá quá đắt cho việc có được cái bằng, cái học vị đó, cả thân xác họ mà họ còn không quý nữa thì nghĩa lý gì người khác, họ phải tận thu để ‘bù vốn’, vì họ đầu tư quá lớn. Cái trụ cột đạo đức bị gãy. Như những cô giáo mẫu giáo, họ nghĩ ra việc trộn thuốc ngủ cho con người ta ăn đi ngủ khỏi phải trông. Những cái độc ác xuất phát từ những gì độc ác mà họ phải trải qua trong quá trình chen lấn để lấy cái bằng. Bức tranh giáo dục ở VN là một bức tranh hổn tạp về một nền giáo dục chợ búa, một chính sách gầy giống người nguy hiểm cho đất nước và xã hội,  là một nền giáo dục không có khả năng hoàn thiện con người.

Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 19.8.2018
TRUMP ĐàCỞI TRÓI CHO ĐÀI LOAN

Đài Loan đã hồi sinh và đứng thẳng người sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông qua dự luật đi lại với Đài Loan. Sau khi ông Trump thông qua đạo luật này, đại sứ quán Trung Quốc cho biết các điều khoản của đạo luật đã "vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc cũng như nền tảng chính trị trong mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ."

"Trung Quốc không hài lòng với điều đó và phản đối mạnh mẽ, Hoa Kỳ nên ngừng theo đuổi quan hệ chính thức với Đài Loan hoặc cải thiện mối quan hệ hiện tại với Đài Loan theo bất kỳ cách nào", Bộ Ngoại giao nước này cho hay.
Trong khi đó, Đài Loan đã bày tỏ sự cảm ơn đối với "hành động thân thiện" của chính quyền Trump, nói rằng Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ ở mọi cấp. Đạo luật này của Mỹ sẽ cho phép các quan chức các cấp đến thăm Đài Loan để đáp ứng điều kiện từ đối tác Đài Loan của họ và ngược lại, cho phép các quan chức cao cấp của Đài Loan đến thăm Mỹ "dưới các điều kiện tôn trọng".
Thế giới không quên việc ông Donald Trump sau khi đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông đã điện đàm với tổng thống Thái Anh Văn. Hành động này đã khiến Bắc Kinh rất bực tức. Và sau đó không lâu Donald Trump đã cởi trói cho Đài Loan bằng đạo luật được  thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 17.3.2018. Được Mỹ tiếp sức Bà Thái Anh Văn đã bung rộng mối liên ngoại giao để mở rộng liên kết thêm với nhiều nước khác trên thế giới,  phá vở sự bế tắc đã có từ trước bởi TQ.
Trước chuyến bay đến Los Angeles của bà Thái Anh Văn, người lãnh đạo một trong năm con rồng Á Châu đã quá cảnh tại Los Angeles, để tiếp tục đến Belize và Paraguay viếng thăm chính thức các nước có đặt liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Khi quá cảnh ở Hoa Kỳ Bà Thái vân Anh chủ trì tiệc chiêu đãi cộng đồng người Mỹ gốc Đài Loan đêm 12/8/2018, sau đó thăm Thư viện Tổng thống Ronald Reagan hôm sau 13/8.
Nhà lãnh đạo Đài Loan, nữ Tổng Thống Thái Anh Văn đã có một bài phát biểu tại Mỹ trong thời gian dừng chân tại đây ngày 13-8, bà Thái đã trích dẫn câu nói của cố tổng thống Mỹ rằng: "Tất cả mọi thứ đều có thể đàm phán, ngoại trừ hai điều là tự do của chúng ta và tương lai của chúng ta". Trước khi ròi Mỹ thực hiện chuyến thăm tới Paraguay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, bà Thái Vân Anh đã được đón tiếp một cách trọng thể,  bài diển văn của bà đã được cho là đã chọc giận Bắc Kinh. Từ khi lên cầm quyền tại Đài Loan năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận « nguyên tắc một nước Trung Quốc ».
Trước đây 2 tháng, vào ngày 24.5.2018 Chính phủ Burkina Faso quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Từ năm 1994, Burkina Faso đã có quan hệ hợp tác với Đài Loan. Đài Loan đã rất tức giận TQ sau khi Burkina Faso là quốc gia thứ 5 cắt đứt quan hệ với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử, trước đó là Cộng hòa Dominica, Gambia, Sao Tome và Principe và Panama. Hiện Đài Loan chỉ còn 18 đồng minh ngoại giao trên thế giới, trong đó có một đồng minh duy nhất ở châu Phi là tiểu vương quốc Swaziland. Đây cũng chính là nguyên nhân mà bà Thái Anh Văn đã phải lên đường đi công du thân thiện với các nước đang có thiết lập ngoại giao với Đài Loan và mở rộng bàn cờ ngoại giao đã bị cộng sản TQ chiếu bí từ nhiều thập niên qua.

Thật là hạnh phúc cho dân Đài Loan khi có một nhà lãnh đạo bất chấp những cảnh cáo của TQ và không hề không quan tâm tới sức mạnh và áp lực của TQ.

Bà Tsai Ing-wen, tiếng Việt là Thái Anh Văn sinh ngày 31 tháng 8 năm 1956 ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Bà hiện là Chủ tịch của Đảng Dân Tiến (DPP). Ngày 16 tháng 1 năm 2016 trong cuộc tổng tuyển cử Đài Loan 2016, với 56,1% số phiếu, bà trở thành ứng cử viên thứ hai của Đảng Dân Tiến thắng cử Tổng thống sau người đầu tiên là ông Trần Thủy Biển và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc sau khi nhậm chức ngày 20 tháng 5 năm 2016.


Bà tốt nghiệp Luật khoa tại Đại học quốc lập Đài Loan (tốt nghiệp năm 1978), Đại học Cornell (thạc sĩ, năm 1980), và Trường Kinh tế London (tiến sĩ, năm 1984).

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cuối thế kỷ XX,  tích cực phát triển kinh tế, trở thành một trong bốn con rồng châu Á, đứng thứ 22 thế giới về GDP danh nghĩa (2017); về chính trị mở rộng và cải cách dân chủ, người dân được hưởng mức độ cao về tự do báo chí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục công cộng, tự do kinh tế và phát triển nhân văn. Thủ đô Đài Loan (Taiwan) là Đài Bắc, Đài Loan có diện tích 37.000km2, dân số 23.539.816 người. Thu nhập bình quân đầu người: 24.027 đô la Mỹ (2017).

Dân Đài Loan có một nữ một lãnh đạo cương quyết như bà Thái Anh Văn thật là hạnh phúc và có thế ngẩng cao đầu với bạn bè quốc tế. Tội cho dân Việt thời đại Hồ chí Minh, có một đám lãnh đạo hèn ngậm vàng của Tàu Cộng mà phải cúi đầu ô nhục, thờ phụng Thiên Triều.

Đài Loan không được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia độc lập. Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của mình, không công nhận chế độ Đài Loan. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản các đối tác của họ quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn duy trì mối liên hệ nước đôi với hòn đảo này, thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1979 và chấp nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc nhưng vẫn duy trì quan hệ thương mại với Đài Loan, tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Đài Loan là một trong những khách hàng quân sự lớn nhất của Mỹ, tổng trị giá các hợp đồng vượt 60 tỷ USD trong 25 năm qua.

Sự kiện bà Thái Anh Văn ghé Mỹ và có diễn văn công khai,  Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ra thông cáo chính thức bày tỏ phản đối với Washington và nhấn mạnh kiên quyết chống lại việc lãnh đạo Đài Loan dừng chân tại Mỹ, cũng như ở những nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Từ khi lên cầm quyền tại Đài Loan năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận « nguyên tắc một nước Trung Quốc ». Còn Bắc Kinh thì liên tục gây sức ép về kinh tế, chính trị và ngoại giao lên hòn đảo Đài Loan.

Bà Thái Anh Văn cho biết quân đội Đài Loan đang theo dõi mọi hoạt động quân sự của Trung Quốc. "Quân đội của Đài Loan rất tự tin vào khả năng của mình khi đối mặt với sự tấn công bằng quân sự của TQ. Bà còn cho biết sẽ trả đủa bằng cách cho các biệt đội cảm tử và hỏa tiển tầm trung mà Đài Loan hiện đang sở hữu để phá đâp Tam Hiệp của TQ. 

Trước các đe dọa tấn công đập Tam Hiệp, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã ký sắc lệnh về “Quy định về đảm bảo an ninh vùng thủy lợi trong điểm đập Tam Hiệp”, theo đó kể từ 01/10/2013 Trung Quốc áp dụng biện pháp phòng thủ nhiều tầng (gồm cả hải quân, không quân và lục quân) tại công trình đập Tam Hiệp. Quân ủy TQ phê chuẩn Bộ Tổng Tham mưu thành lập một trung đoàn để bảo vệ an ninh đập Tam Hiệp, trong đó có 4 tổ tên lửa phòng không, một đại đội máy bay trực thăng lục quân, 8 tàu ​​tuần tra, 24 trung đội phản ứng nhanh, và quân số bộ binh gồm 4600 lính thường trực.

Trong khi đó, để tăng cường phòng thủ và có thể tấn công trả đủa TQ, từ năm 2008 Đài Loan đã thành công trong việc nghiên cứu chế tạo một loại hỏa tiễn tầm trung nhằm đối phó với Trung Quốc, theo tờ Herald Sun. Bản tin của tờ China Times ở Ðài Bắc cho hay hỏa tiễn có tên “Yun Feng” do viện nghiên cứu Chung-shan Institute of Science and Technology nghiên cứu phát triển và có tầm hoạt động xa hơn 1,000 km. Và vào năm 2010, Ðài Loan cũng đã bắt đầu chế tạo loại hỏa tiễn Hsiung Feng 2E, loại hỏa tiễn hành trình (cruise missile), giống như loại Tomahawk của Mỹ. Và vào tháng 10.2017, bà Thái Anh Văn tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng của Đài Loan thêm 3%.  Các hỏa tiễn tầm trung do Đài Loan chế tạo có khả năng tấn công trong khoảng cách 1000 đến 1500km, đồng nghĩa với việc nhiều thành phố trọng yếu của Trung Quốc như Hồng Kông và Thượng Hải đều nằm trong tầm ngắm. Để đối phó với các hỏa tiển tầm trung của TQ, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khương Chấn Trung cũng cho biết là Đài Loan sẽ sử dụng hỏa tiễn Patriot 3 để đánh chặn hỏa tiễnđạn đạo Đông Phong-16 Trung Quốc. Đông Phong-16 sẽ nổ trên không, và sẽ không rơi được xuống đảo Đài Loan.


Ngoài ra trong vấn đề nâng cấp quốc phòng, người ta không quên, năm ngoái 2017 chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bất ngờ ký quyết định bán 1,4 tỉ USD vũ khí cho Đài Loan. Hành động này khiến Trung Quốc tức giận khi cho rằng Mỹ không tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Tờ SCMP vừa điểm qua những loại vũ khí được Đài Loan mua trong hợp đồng với giá trị kỉ lục. Tất cả số vũ khí này được nhà thầu quân sự Raytheon cung cấp.

1. Hỏa tiễn chống bức xạ tốc độ cao (HARMS) là loại không đối đất, được sử dụng từ năm 1985. Chúng có thể phát hiện, tiêu diệt radar và các thiết bị điện tử trên mặt đất hoặc trên biển. Tổng giá trị hợp đồng là 147,5 triệu USD, bao gồm hỏa tiễn, bệ phóng, ống phóng, kho chứa và huấn luyện.

2. 16 Hỏa tiễn SM-2, 47 hỏa tiễn dẫn đường MK93 Mod 1 SM-2, 5 Hỏa tiễn MK45 Mod 14 SM-2. Hỏa tiễn tiêu chuẩn (SM-2) là loại vũ khí hải không, bắn từ tàu chiến với phạm vi tối đa 167 km. Hiện tại, hỏa tiễn này đang được sử dụng trên hệ thống phòng không Aegis trên các tàu khu trục và tàu tuần dương. Trước đây, Đài Loan từng mua hỏa tiễn SM-2 và hỏa tiễn tiền nhiệm SM-1. Tổng giá trị hợp đồng là 125 triệu USD, bao gồm hỏa tiễn, khoang chứa và cơ phận hỗ trợ.

3. 46 ngư lôi hạng nặng MK48 Mod 6AT
MK48 là ngư lôi phóng từ tàu ngầm dùng để tiêu diệt tàu di chuyển trên mặt nước. Nó có thể tự cảm biến để tiêu diệt mục tiêu và có thể quay lại tấn công lần hai nếu phát đầu tiên bắn hụt. Tổng giá trị hợp đồng là 250 triệu USD.

4. Ngư lôi hạng nhẹ MK54
Ngư lôi MK54 là loại vũ khí săn ngầm, có thể phóng từ tàu trên mặt nước, trực thăng và máy bay. Trung Quốc hiện nay sử dụng ngư lôi Yu-7 được xem là cải tiến từ ngư lôi MK46. Đài Loan mua gói chuyển đổi của thỏa tiễn MK54 để nâng cấp 168 quả MK46. Tổng giá trị hợp đồng là 175 triệu USD.

5.Hỏa tiễn AGM-154C
Hỏa tiễn không địa này có thể chở bằng chiến đấu cơ F-16 và có thể vượt qua hệ thống phòng thủ và radar đối phương. Tổng giá trị hợp đồng là 185 triệu USD.

6.Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)3 để nâng cấp tàu khu trục lớp Kidd.
Việc nâng cấp giúp cải thiện hệ thống tác chiến điện tử về khả năng cảnh báo sớm và ngăn chặn điện tử trên tàu khu trục lớp Kidd 7.000 tấn. 4 tàu này được loại bỏ khỏi  Hải quân Mỹ năm 1990 và bán lại cho Đài Loan. Tổng giá trị hợp đồng là 80 triệu USD.

7.Gói vận hành, bảo dưỡng radar giám sát  

Đây là gói bảo hành các thiết bị mà Đài Loan từng mua của Mỹ. Tổng giá trị 400 triệu USD.50 hỏa tiễn AGM-88B HARMs và 10 hỏa tiễn huấn luyện AGM-88B HARMs.

Tóm lại Đài Loan so với TQ tuy có sự cách biệt khá lớn về nhân sự và quốc phòng, nhưng những trí tuệ của Đài Loan biết cách đối phó và trả đủa lại TQ, nếu như bị anh khổng lồ này tấn công. Chuyện bà Thái Anh Văn phác họa việc chống trả lại sự tấn công của Trung Cộng trong thời điểm này, không khác chuyện danh tướng Lý Thường Kiệt của VN phát họa việc đánh vào 3 châu (châu Khâm-châu Ung và Châu Liêm) của nhà Tống vào thê kỷ thứ 11 (1075-1076). Vào thời đó, Đại Việt đứng trước sự khiêu khích và chuẩn bị xâm lược của quân nhà Tống, triều đình nước Đại Việt đã ráo riết nghe ngóng và chuẩn bị nhiều biện pháp để đề phòng. Để chiến thắng quân Tống, Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh vào các căn cứ Châu Khâm, Châu Liêm và châu Ung của Tống nằm sâu trong lãnh thổ của Trung Hoa, sau 42 ngày đêm công phá, đã chiếm trọn được thành và giết 58.000 dân quân trong thành Châu Ung. Quân Đại Việt bị thiệt hại 15.000 quân. Thế nên câu chuyện châu chấu đá lật nghiêng xe là câu chuyện có thật và có trong sử Việt.

Với quyết tâm của bà Thái Anh Văn và nhân dân Đài Loan, chắc chắc sẽ làm cho TQ phải chùn bước khi có ý định thôn tính Đài Loan, một việc làm mà cho tới nay chỉ xảy ra trên báo chí và hệ thống truyền thanh của csTQ.

Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 15.8.2018
XIN ĐỪNG BỎ CUỘC 
 NẾU CÒN TIẾP TỤC  ĐI THÌ SẼ ĐẾN ĐÍCH
Người chiến sĩ VNCH tuy gãy súng hơn 43 năm qua, một số trong họ giờ đây đã cam chịu số phận nghiệt ngã trong thân phận của người thua cuộc, nên từ giả đồng bào và đồng đội quay về với kiếp ươm tầm nuôi tơ hoặc vui thú điền viên. Tuy nghịch cảnh chính trị đến với VNCH vào cuối tháng tư năm 1975. Nhưng dù cho là vậy, cũng còn và còn rất nhiều những chiến sĩ VNCH, vẩn đang tiếp tục âm thầm chiến đấu sát cánh với lớp hậu duệ từ sau ngày 30 tháng tư 1975 cho đến hôm nay trên khắp các mặt trận văn hóa, tư tưởng, truyền thông.... Nhìn chung công cuộc đấu tranh trong những năm đầu sau ngày gãy súng, lúc đầu tuy cô đơn, thất bại nhưng với lý tưởng Tổ quốc Danh dự Trách Nhiệm vẩn còn đè nặng trên vai những người chưa chấp nhận sự chiếm đóng miền nam của đám vô thần, phi nhân của cộng sản Bác Việt. 

Một khi, bên thua cuộc vẩn còn có người tiếp tục chiến đấu - chưa bao giờ bỏ cuộc chơi và hàng ngủ hậu duệ vẩn kiên cường trên các mặt trận truyền thông, thì bình minh tươi sáng cho Việt tộc rồi cũng sẽ đến trong một ngày không xa. Một tập hợp chống cộng của người Việt tự do từ lâu đã hình thành trên khắp thế giới mà không cần có một thế lực vận động nào cho sự kết hợp đó, mặt trận chống cộng ngày càng lơn mạnh và rất tích cực trên các mạng lưới truyền thông lề trái đã làm rung rinh tận gốc rể Ban Tuyên Giáo cộng sản. Đây là một mặt trận không tiếng súng nên người chiến sĩ trong hàng ngũ hậu duệ VNCH đã thấu hiểu được thế nào là việc " mài kiếm dưới trăng" của các bậc cha ông đi trước, bài thơ " Cảm hoài" của danh tướng Đặng Dung là hình ảnh của các chiến sĩ VNCH đang nhập cuộc:

 CẢM HOÀI

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca 
Thời lai đồ điếu* thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà**
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch 
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma
(ĐẶNG DUNG)

BẢN DỊCH CỦA TẢN ĐÀ:

Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi.
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi 

BẢN DỊCH CỦA PHAN KẾ BÍNH:

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Từ hình ảnh của Đặng Dung đến những khó khăn của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, một con người đã làm mọi người kính nể, bởi sự gan lỳ của ông trước những thất bại thường xuyên theo sát cuộc đời của ông, nhưng nhờ những sự cố gắng liên tục và sự kiên trì  đã đưa ông đến việc thành công sau cùng là tạo nên một sự nghiệp vĩ đại cho đời và cho nước Mỹ. 10 lần thất bại không làm Lincoln nản chí. https://vi.wikipedia.org/wiki/Abraham_Lincoln

Tìm hiểu về cuộc đời của Lincoln, người ta không khỏi ngạc nhiên trước những thăng trầm mà ông đã trải qua. Kể từ khi trưởng thành, trong 30 năm, ông đã trải qua 11 lần thất bại cả trong sự nghiệp kinh doanh và chính trị:

22 tuổi - Lincoln bắt đầu tự kinh doanh một cửa hàng tạp hóa nhỏ cùng bạn, nhưng thất bại không lâu sau đó.
23 tuổi - Ông nếm trải thất bại đầu tiên trong sự nghiệp chính trị khi tham gia tranh cử vào nghị viện bang Illinois.
24 tuổi - Thất bại lần nữa trong kinh doanh. Ông đã phải trả món nợ do thất bại này trong 17 năm tiếp theo.
25 tuổi - Tiếp tục chạy đua vào chức nghị sĩ bang và THÀNH CÔNG
29 tuổi - Thất bại khi tham gia bầu cử thống đốc bang
31 tuổi - Thất bại khi tham gia bầu cử thống đốc bang lần 2
34 tuổi - Thất bại bầu cử nghị sĩ quốc hội
37 tuổi - TRÚNG CỬ nghị sĩ quốc hội
39 tuổi - Thất bại khi tranh cử nghị sĩ quốc hội khoá tiếp theo
46 tuổi - Thất bại khi tranh cử vào thượng nghị viện
47 tuổi - Thất bại khi tranh cử phó Tổng thống
49 tuổi - Thất bại trong cuộc bầu cử thượng nghị viện lần 2
51 tuổi - TRÚNG CỬ TỔNG THỐNG MỸ!

Thất bại, thua cuộc chính là bài học quý báu cho tương lai và hun đúc sự cứng cỏi và lòng quyết tâm của Tổng thống Mỹ Araham Lincoln.

Rõ ràng, con đường thành công không bao giờ là con đường dễ đi. Abraham Lincoln đạt được thành công cuối cùng vì ông chưa bao giờ bỏ cuộc, ông luôn tìm cách thắng phục và chưa bao giờ từ bỏ cuộc chơi khi chưa đạt được mục tiêu. Những thất bại, trở ngại đã hun đúc sự cứng cỏi và lòng quyết tâm sắt đá của chàng thanh niên nghèo Abraham Lincoln. Đối mặt với những thức thách có thể làm nản lòng bất kỳ người nào, Lincoln vẫn nỗ lực hết sức dù nhiều lần phải bắt đầu lại từ số không. Những lần thua cuộc trở thành động lực, hành trang quý báu của Lincoln trên con đường tạo dựng tương lai.

Lincoln bộc lộ ở mức cao nhất khi ông nỗ lực vượt qua những lần thảm bại của cuộc đời. Nó giúp ông đạt được đỉnh vinh quang, trở thành vị Tổng thống huyền thoại, một trong những vị anh hùng của nước Mỹ được tạc tượng tại núi Rushmore.

Những người của phe thua cuộc và những người nhập cuộc, đang đấu tranh trong việc giải thể tập đoàn phản quốc bán nước CSVN cần phải biết lấy những bài học thất bại và năng lực kiên trì của cố Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln trong việc đi tìm một thông lộ cho cuộc các cách mạng dân tộc dân chủ, để phát động cuộc giải phóng dân tộc thật thành công!  Đó là điều cần thiết trong trong việc khởi động bánh xe lịch sử trong bối cảnh CSVN nhận sự chăm sóc và ảnh hưởng rất lớn về chính trị , kinh tế, quân sự, xây dựng XHCN, đào tạo cán bộ trong bộ máy an ninh kềm kẹp CAND.....và nhiều lãnh vực khác từ Bắc Kinh  rất mạnh - Tàu Cộng dùng CSVN như lá chắn trong  cuộc chiến mậu dịch đang bi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên chiến trong mấy tháng qua. Chử "Nhẩn" nghe rất nhẹ nhàng và đơn giản nhưng thật cần thiết cho cuộc đấu tranh để có được sự thành tựu cho một chế độ thật sự Tự Do Dân Chủ trong tương lai. Đừng vội vàng hấp tấp chuyễn động bánh xe lịch sử lăn bánh khi thời cơ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chưa đạt đúng thời cơ chín mùi.

Cũng cần nói thêm về chữ nhẫn - có nghĩa là chịu đựng, chờ đúng lúc mới thể hiện và phát huy sức mạnh của mình để đưa cuộc cách mạng dân chủ đến thành công. Từ ngữ "chịu đựng" khác với vô cãm đó là điều mà chúng ta những người đang nhập cuộc cần phải biết phân biệt.


Chữ nhẫn viết theo tiếng Hán có chữ tâm nằm dưới và trên chữ tâm có chữ nhận. Chữ nhận có nghĩa là mũi nhọn, giống như có một cây dao hay cái dùi có mũi nhọn đang làm chúng ta đau nhức. Tâm chúng ta phải làm thế nào để có thể chạm, gần gủi, tiếp xúc, quàng lấy và chấp nhận được sự nhức nhối từ đó. Đó là nghĩa của chữ nhẫn theo cách hiểu thông thường.  NHẪN có thể coi là một yếu tố cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và được coi là một chiến thuật trong đấu tranh để giành thắng lợi lớn nhất.. Người bản lĩnh là biết cách dừng và kìm nén những hành động chưa đũ ý thức của mình đúng lúc.

Nhẫn khác với hèn nhát, và cũng không mang ý nghĩa là bất tài. Nó không thể thiếu trong trí tuệ loài người, nó là tấm lòng, một sự biết điều tiết tri thức một cách chừng mực chín chắn, một đức tính tốt. Có thể nói nhẫn nhịn là lọai nghệ thuật chính trị bắt buộc phải có trong hàng ngũ người đấu tranh cho dân chủ ngày hôm nay để đạt đến thành công bằng thời gian..

Con người sống trong một xã hội bát nháo như VN ngày hôm nay, hàng ngũ người đấu tranh cho dân chủ thường hay mang cảm giác vô cùng gấp rút, muốn thúc đẩy cuộc cách mạng sớm đến đích, nhưng các sự chuẩn bị cho giai đoạn thành công thì chưa được tính toán cẩn thận chưa có giải pháp và kế hoạch cho đúng mức, tổ chức còn lỏng lèo xăng nhớt chưa đầy đũ, nhưng ai nấy đều nóng lòng cho chuyễn động..."Dục tốc bất đạt" là lẽ đương nhiên. Thời thế chỉ cung cấp cơ hội, chứ không đảm bảo cho mỗi người đều có thể đạt được thành công.

Nhẫn là hành vi của người mạnh, của những người từng thua cuộc nhưng không bỏ cuộc,  là phương thức của người thành công và là sách lược của người chiến thắng. Trong cuộc sống và trong việc đấu tranh với bọn cộng sản bán nước buôn dân “ Chữ Nhẫn” sẽ tạo cho chúng ta cơ hội, làm cho chúng ta đạt được thành công khi thời đã được tính toán kỷ lưỡng và cho phép.

Tóm lại người nhập cuộc biết "nhẫn" sẽ đạt được nhiều thành công trong đại cuộc cách mạng cứu nước.  Giờ đây, lớp trẻ hậu duệ đã lớn và có bản lĩnh để tiếp nối các bậc cha anh trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay. Cuộc chiến vẩn đang tiếp diển trong mặt trận truyền thông trong nhièu năm qua, cuộc chiến chống cộng ngày hôm nay đã bước sang chiều hướng khác, không còn ầm ĩ bởi tiếng M.16, đại bác, hay những tiếng phi cơ tham chiến ầm ầm trong các cuộc hành quân lùng địch và phản công trước 1975 trên khắp bốn vùng chiến thuật thuộc lãnh thổ VNCH xưa,  nhưng đó là một cuộc đấu tranh giải thể tà quyền độc tài toàn trị cộng sản VN bằng một phương thức mới, nó không còn là một trận địa chiến mà là văn hóa chiến với văn hóa Marx Lê và tư tưởng HCM. , để đem dân chủ tự do trả về cho dân tộc VN sau hơn 70 năm bị xóa sổ bởi một bọn người vô thần, đám người này từng đã đặt tổ quốc và đồng bào vào qủi đạo hết Liên Xô rồi đến Tàu Cộng.

Những người vĩ đại như Abraham Lincol đã thể hiện những hành động thực tế của mình ở tầm cao nhất khi ông đối mặt với các vấn đề có thể làm nản lòng những người kém cỏi hơn. Sự thất bại, những lần thua cuộc và các nghịch cảnh lúc đầu đời của ông đã chuyển thành đã làm cho Abraham Lincoln có nhiều kinh nghiệm hơn cho hướng tương lai mà một người bình thường không bao giờ có được. Lincoln có được một đặc điểm hiếm thấy là có thể phát huy một sức mạnh ý chí mạnh mẽ hơn thay vì bỏ cuộc khi cuộc cờ còn đang dang dở và mức độ thành công còn ở trong tầm nhìn.

“Đừng lo sợ các ngọn gió của nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng một con diều bay lên được vì ngược chiều gió chứ không phải vì cùng chiều gió”.

Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh, 12.8.2018