Powered By Blogger
Ý NGHĨA NGÀY QUỐC HẬN 30.4
Đã qua bốn mươi hai năm, nỗi đau tháng tư đen luôn là niềm trăn trở của người dân miền nam từng phút từng giây không bao giờ nguôi. Không phải chỉ những người dân khốn khổ dưới cùm gông của người cộng sản mới phải chịu đựng. Mà những người đã từng thoát ra khỏi sự kềm kẹp của bạo quyền cũng xót xa ngày đêm, như nhà thơ Dương Thượng Trúc đã thổn thức qua bài Tháng Tư Tổ Quốc Phủ Màu Tang:
Tháng tư Tổ Quốc phủ màu tang.
Dân tộc đau thương oán hận tràn.
Tủi phận nam nhi đời lữ thứ.
Hướng về quê mẹ lệ chứa chan...
Thật vậy! một hoàn cảnh éo le đã đến với nhân dân miền nam sau ngày 30.4. 1975, Sài Gòn đã tạm mất tên, một niềm đau trộn lẩn với cái hận của tất cã con dân nước VNCH. Người dân miền nam gần như bàng hoàng khi biết được một bọn vô thần đã tràn ngập hết cả non sông!
Tháng Tư năm 1975, một đàn khỉ từ hang Pắc Bó lần lượt tràn về thành phố với chiêu bài giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, do “bác và đảng” chủ xướng, nhưng thực chất là đã xua quân vào xâm chiếm Miền Nam, đã biến hàng chục triệu người dân vô tội trở thành nạn nhân của cuộc “chiến tranh thần thánh” đó! Từ Quảng Trị, Đồng Hà cho đến các tỉnh thuộc Miền Cao Nguyên Trung Phần hàng chục triệu đồng bào bỏ cửa bỏ nhà đi lánh nạn cộng sản, và trên đường lánh nạn đó, hàng triệu người đã vong mạng vì bom mìn vì đại pháo của Nga Sô của Trung cộng mà “bác và đảng” đã du nhập về để “giải phóng Miền Nam”.
Thực tế ngày nay ai cũng biết nếu không có hồ chí minh, một tay sai đắc lực của CS Quốc Tế đệ tam, khi thì dựa vào Tàu, lúc ngã vào Nga, đã mang chủ nghĩa hận thù giai cấp và súng ống vay mượn của các đàn anh đem vào VN tạo ra trận chiến 20 năm (1955-1975). Để rồi 42 năm sau ngày gọi là "giải phóng miền nam" hồ chí minh và đảng cộng sản VN đã đưa đồng bào và đất nuớc đến tình trạng bế tắc toàn diện về mọi mặt như ngày hôm nay. Trong khi các nước Đống Âu, họ chọn cách từ bỏ chủ nghĩa cộng sản thì người dân của các nước này đều đã được hưởng tự do, dân chủ, nhân quyền và đất nước đã phát triển toàn diện.
Riêng VN sau ngày người cộng sản gọi là " Giải phóng miền nam - Thống nhất đất nước" các đỉnh cao trí tuệ của đảng đã làm kiệt quệ hoàn toàn nền kinh tế quốc dân vì một lũ cướp mang danh là đoàn quân " giải phóng". Chúng giải phóng gì mà mà bây giờ từ người lớn tới đứa con nít mới chào đời đều phải mang nợ giùm cho đảng và nhà nước, giải phóng là như vậy sao?. Người dân miền nam VN đâu cần bác và đảng....vì đó chính là đầu dây mối nhợ của những sự bất ổn từ xã hội đến chính trị, an ninh quốc phòng... đang diển ra hàng ngày trên đất nước VN.
Nếu ngày ấy...
Nếu ngày ấy bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thư lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than
Nếu ngày ấy, sông Sài Gòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bấy sấu đói đã reo mừng ruớc bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng
Nếu ngày ấy trên bong tàu đêm tối
“Người lao công đang quét dọn hành lang”
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an
Nếu ngày ấy trời Paris trở lạnh
Cục gạch hồng chẳng đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm
Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa, khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh “bác đi”
Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi! Đi chẳng có ngày về!
Về, thượng mã phong bờ hang Pác Bó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!
(Cậu Bảy)
Nếu ngày ấy không có bác thì không có đảng csVN, và sẽ Không có cuộc chiến 20 năm (1955-1975) tại Việt Nam.
Nếu thường dân miền Bắc chết trong «chiến tranh chống Mỹ cứu nước» không nhiều, thì trái lại số thường dân miền Nam chết ít nhất 1 triệu người, bởi miền Nam là trận địa của chiến tranh khủng bố và du kích mà quân chính quy cộng sản miền Bắc phối hợp với quân Giải phóng miền Nam đã làm tiêu hao sinh mạng và tài sản miền Nam suốt 15 năm trong 20 năm hiện hữu của chánh thể VNCH. Các con số được thống kê như sau:
Về số quân nhân VNCH bị tử vong
– Từ năm 1961 đến 1973 là năm ký Hiệp định Paris, theo Bộ Quốc Phòng Mỹ, mỗi năm VNCH mất trung bình 2.5% quân số (chết, bị thương và đào ngũ), tổng cộng khoảng 180 000 người.

– Theo Spencer Tucker trong Encyclopedia of Vietnam War (p.175), số quân nhân VNCH chết từ 184 000 đến 250 000.
– Theo John Prados trong La guerre du VietNam, số quân nhân tử trận từ 220 000 đến 244 000 ( p. 698)
– Theo trang mạng thevietnamwar.com, số quân nhân tử trận là 223 748 người và bị thương là 1 169 000. Thống kê nầy được xác nhận bởi Combined Action Combat Casualty File.

Chiến tranh Việt Nam đã cướp đi nhiều sĩ quan cao cấp của VNCH
Sau đây là số tướng lãnh nhiệm chức hay được truy thăng sau khi tử trận, phần lớn là tử nạn trực thăng.

– 1 trung tướng (Đỗ cao Trí) được truy thăng đại tướng.
– 3 thiếu tướng (Nguyễn Viết Thanh, Trần Thanh Phong và Nguyễn Văn Hiếu) được truy thăng trung tướng.
– 3 chuẩn tướng (Trương Quang Ân, Nguyễn Huy Ánh KQ, Phan Đình Soạn) được truy thăng thiếu tướng.
– 12 đại tá (Lưu Kim Cương KQ, Nguyễn Bá Liên, Nguyễn Văn Phước, Đỗ Văn An, Nguyễn Văn Khương, Nguyễn Trọng Bảo, Lê Đức Đạt, Ngô Hán Đồng, Trương Hữu Đức, Lý Đức Quân, Bùi Quý Cảo, Huỳnh Công Thành) được truy thăng chuẩn tướng.

* Ngoài ra, phải kể 5 vị tướng đã tự sát khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng: 2 thiếu tướng là Nguyễn Khoa Nam và Phạm Văn Phú; 3 chuẩn tướng là Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Lê Nguyên Vỹ; Các cấp tá đã tự sát là:Trung tá Đặng Sĩ Vĩnh, Trung tá Nguyễn Văn Long (CSQG). Bị cộng sản tử hình cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng Chương Thiện.
*Có 34 tướng lãnh bị đi tù học tập cải tạo (6 trung tướng, 11 thiếu tướng, 17 chuẩn tướng) trong đó có nhiều người đã giải ngủ, 24 người bị giam từ 10 đến 17 năm ( Nguyễn Chấn Á, Lý Tòng Bá, Văn Thành Cao, Huỳnh Văn Cao,Trần Văn Cẩm,Trần Văn Chơn HQ, Nguyễn Hữu Có,Trần Bá Di, Lê Minh Đảo, Đỗ Kế Giai, Vũ Văn Giai, Hồ Trung Hậu, Trần Quang Khôi, Hoàng Văn Lạc, Nguyễn Vĩnh Nghi, Bùi Văn Nhu (thiếu tướng cảnh sát, chết ở trại Nam Hà) Đoàn Văn Quảng, Phạm Ngọc Sang, Phạm Duy Tất, Lê Văn Thân, Lê Văn Tư, Phan Đình Thứ, Lê Trung Trực, Mạch Văn Trường).
Với thành tích to lớn như vậy nên lãnh tụ đảng CSVN, hồ chí minh được liệt vào danh sách những kẻ diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20, theo bình chọn của Daily Mail – tờ báo có lượng phát hành hàng đầu nước Anh hồi tháng 10/2014. Nguồn: http://www.dailymail.co.uk/…/Hitler-Stalin-The-murderous-re…
Đây không phải lần đầu tiên báo chí nước ngoài đưa Hồ Chí Minh vào danh sách tủi hổ như vậy. Trước đây một tờ báo tên tuổi của Ba Lan là Polska Time đã xếp Hồ Chí Minh là 1 trong số 13 tội đồ của nhân loại.
Một con người với nhiều tội ác như vậy, mà đám đầu lĩnh Ba Đình lại lập lăng rồi ướp xác để thờ tên tội đồ này, rồi còn bắt cã nước học tập" tư tưởng của tên diệt chủng hcm". Một loại tư tưởng làm ung thối đất nước, một loại tư tưởng làm di hại không biết bao nhiêu là thế hệ
TỔNG KẾT THIỆT HẠI NHÂN MẠNG SAU NGÀY 30.4.1975
Hồ chí minh và đảng csVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, cho hàng triệu đồng bào Việt hơn nửa thế kỷ qua. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Poll Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và hơn nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! Suốt cả mấy chục năm nay!
Ngoài ra đảng csVN đã áp dụng một chính sách nhằm trả thù những Sĩ quan, Hạ sĩ quan, và các chính khách trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, “đảng và bác” đã bắt bớ 104.000 gọi là “ngụy quân ngụy quyền”, đưa đi giam cầm, đày đọa tại các trại tù được xây dựng ở những chốn rừng thiêng nước độc mà“bác và đảng” gọi là “Trại cải tạo” để rồi 95.000 người đã chết, chết một cách tức tửi vì bị tra tấn nhục hình, vì đói khát, và vì bệnh tật. http://www.vn.net/article.php/20060711093615427
Sau ngày 30.4.1975 có ttrên 600,000 người Việt dùng thuyển nan vượt đại dương để tỵ nạn CS, chết trên biển vì sóng to gió lớn và cướp Thái Lan.http://motgoctroi.com/Vuotbien/Ditan_Vuotbien.htm
Nay tháng tư lại về, người miến nam không ai mà không hận sự xâm lăng của miền bắc, không ai mà không hận đảng csVN và hcm đã gieo tang tóc cho miền nam, cho con dân VNCH. Người dân không bao giờ quên được những trân thu vét tài sản của người miền nam qua những lần đổi tiền và đánh tư sản. Chúng đánh tư sản để đổi ngôi giai cấp từ vị trí vô sản lên "tư bản đỏ", một giai cấp mới có của cải vật chất gấp ngàn lần hơn cái mà chúng gọi là tư sản. Chiến tranh xâm lược miền nam do miền bắc chủ xướng đã cướp hết của cải vật chất và quá nhiều nhân mạng của con dân VNCH trong cuộc chiến tự vệ từ 1955 tới 30.4.1975. Người dân VNCH không bao giờ quên câu nói của tên Nguyễn Hộ, Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành Hồ trong ngày ăn mừng "đại thắng mùa xuân" đã không giấu được bộ mặt nham nhở nói: "Nhà ngụy chúng ta ở; vợ ngụy chúng ta xài, con ngụy chúng ta sai". Bản chất của cộng sản là như thế.
Thảm kịch kinh hoàng này chưa xảy ra lần nào trong lịch sử trên 4000 năm của VN, suốt ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc, một lần Trịnh Nguyễn phân tranh đất nước chia đôi. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới có một cuộc chiến tàn phá với qui mô lớn như vậy. Một cuộc chiến mà hcm và đám đầu lĩnh đã cẩn thận bọc trong cái tên mỹ miều là " giải phóng miền nam - đánh Mỹ cứu nước".
Vì thế người Việt tị nạn cộng sản trên khắp thế giới và những người còn đang sống tại miền nam, không khỏi bùi ngùi căm thù hồ chí minh và đảng csVN, cái hận truyền kiếp với đảng csVN, để nhắc nhở cho nhau mối hận này, người Việt Hải Ngoại thường tổ chức những đêm thắp nến, hoặc tổ chức các cuộc biểu tình đã đảo cộng sản, trước các toà đại sứ csVN nơi các quốc gia tự do.
Vào ngày 30.4.1975 hàng năm trong khi người Việt Quốc Gia trên khắp thế giới tổ chức ngày Quốc hận để tưởng nhớ đến hàng triệu người bỏ mình trong cuộc chiến 20 năm, thì đảng csVN thường tổ chức mừng ngày cướp được miền nam ở trong nước và một số nơi có Việt gian sinh sống ở hải ngoại - để ăn mừng cái gọi "thắng cuộc", đó là một cuộc đổi đời từ vượn lên người, đã hoàn toàn thoát xác trở thành những tên tư bản đỏ sống trên xương máu của đồng bào miền nam nói riêng và cã nước nói chung. Ở hải ngoại những người Việt tị nạn nào mà dùng thời điểm 30.4 để tổ chức ăn chơi hay những buổi trình diển ca nhạc núp dưới nhiều hình thức khác nhau, thì đó chính là những Việt gian nối giáo cho giặc kể cã tu sĩ của các tôn giáo. Quốc hận là quốc hận, không có một cụm từ nào khác có thể thay đổi được. Bất cứ một cá nhân, tổ chức chính trị hay tổ chức Dân Sự XH nào có chủ đích thay đổi nội dung cụm từ này đều là Việt gian cs đang tiếp tay để thi hành nghị quyết 37 của TW/ĐCSVN, đó là điều khẳn định.
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương
Hỡi ai còn nhớ quê hương
Lắng nghe tôi kể chuyện buồn tháng Tư
Nghe rồi xin chớ làm ngơ
Vì quê ta đã đến giờ đổi thay
Góp vào xin góp bàn tay
Làm cơn gió lộng thổi bay mây buồn
Ai còn nghĩ đến quê hương
Đứng lên mà rửa nỗi hờn tháng Tư
(Trích thơ "Nổi buồn tháng tư của N/A)
Tháng tư, là tháng mà các hậu duệ VNCH tưởng nhớ đến các anh hùng của Quân Lực VNCH đã tuẩn quốc trong ngày cuối của VNCH, những chiến sĩ đã bỏ mình cho hai chử tự do, để tưởng nhớ đến công đức của các thương phế binh VNCH đã hy sinh đời trai và một phần thân thể cho công cuộc bảo quốc an dân, đồng thời tưởng nhớ đến các quân cán chính đã chết trong lao tù khắc nghiệt của cộng sản mà chúng gọi là trại cải tạo, cuối cùng là tưởng nhớ đến hàng trăm ngàn đồng bào đã chết trong rừng sâu nước độc của các vùng kinh tế mới và các đồng bào vượt biên vượt biển đi tìm tự do trong 2 cuộc chạy trốn cộng sản năm 1954 và 1975. Một nén tâm hương cho những người đã nằm xuống vì đất nước VNCH.
Hậu duệ VNCH Nguyen Thi Hong, 31.3.2017

Lữ Đoàn 369 TQLC Đêm Sống Còn Ở Bờ Sông Mỹ Chánh, Quảng Trị - Vương Hồng Anh





Như đã trình bày, ngày 1 tháng 5/1972, do tình hình tại mặt trận Quảng Trị càng xấu hơn nên vào buổi chiều cùng ngày, nên chiều ngày nói trên, lữ đoàn 369 TQLC đang hoạt động tại Mỹ Chánh, phía Nam tỉnh Quảng Trị, đã triệu tập một cuộc họp với các tiểu đoàn trưởng, các đơn vị trưởng yểm trợ, các cố vấn Hoa Kỳ của lữ đoàn, sĩ quan tham mưu để bàn kế hoạch ngăn chận CQ một khi Sư đoàn 3 BB và các đơn vị tăng phái rút quân khỏi tỉnh lỵ. Theo tài liệu của cựu đại tá Phạm Văn Chung, nguyên lữ đoàn trưởng lữ đoàn 369 TQLC, đối chiếu với tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC, kế hoạch và diễn tiến trận chiến của các đơn vị thuộc lữ đoàn này được ghi nhận như sau:

- Tiểu đoàn 2 TQLC khi có lệnh thì tùy nghi trì hoãn chiến, đồng thời vận dụng sự yểm trợ hỏa lực để tiêu diệt tối đa địch quân tiến đến vùng được thiết kế sẵn. Khu vực hành động khẩn cấp của tiểu đoàn 2 từ phía Nam sông Mỹ Chánh đến cầu Ô Khe ở hướng Bắc, nhiệm vụ chính là làm chậm sức tiến của địch quân, ngăn chận không cho đối phương tấn công sườn phía trái của lữ đoàn, rồi phòng thủ bờ Nam sông Mỹ Chánh cách Quốc lộ 1 khoảng 2 km kéo dài về hướng Tây.

- Tiểu đoàn 5 TQLC khi có lệnh cấp tốc thiết lập vị trí cụm phòng thủ theo bờ Nam sông Mỹ Chánh cách Quốc lộ 1 hai cây số về phía Đông kéo dài ra gần sát bờ biển. Vùng đồi cát trống trải ở phía Đông Nam Diên Sanh (quận lỵ quận Hải Lăng) cùng dãi cát sát bờ biển sẽ là vùng hỏa lực tập trung khi CQ tiến vào vùng này.

- Tiểu đoàn 9 TQLC khi có lệnh thì khai triển lực lượng chống cự, đoạn chiến, lui binh có kế hoạch theo trục Quốc lộ 1 từ bờ Bắc cầu Ô Khe rút về phía Nam sông Mỹ Chánh, cố gắng dụ địch lọt vào vùng mà hỏa lực yểm trợ được để Pháo binh hỏa tập gây thiệt hại tối đa cho CQ.

- Tiểu đoàn 1 Pháo binh TQLC di chuyển cả 3 pháo đội về phía Nam sông Mỹ Chánh thiết lập vị trí, chuẩn bị đạn dược tối đa để sẵn sàng tác xạ. Trung đội Công binh do đại úy Cao Văn Tâm-tiểu đoàn phó-trực tiếp điều động chịu trách nhiệm giật sập cầu Mỹ Chánh khi có lệnh của bộ chỉ huy lữ đoàn.

Để yểm trợ hữu hiệu cho các đơn vị thống thuộc, bộ chỉ huy lữ đoàn 369 đã phối hợp ban cố vấn Hoa Kỳ cùng đơn vị Pháo binh thiết kế ngay các phóng đồ hỏa lực gồm các loại yểm trợ từ không quân chiến lược B 52, không quân chiến thuật, hải pháo từ hạm đội 7. Trước khi kết thúc buổi họp, đại tá Chung hướng về thiếu tá Nguyễn Kim Để và nói: Nhiệm vụ của tiểu đoàn anh khá nặng, cố gắng bắn cháy hàng chục chiến xa địch đi, tôi hứa sẽ đề nghị lên trung tướng thăng cấp trung tá cho anh... Thiếu tá Để cười trả lời: Đại Bàng cứ yên tâm.

Ngay sau buổi họp, tất cả các đơn vị kể cả bộ chỉ huy lữ đoàn, ban cố vấn được lệnh chỉ giữ lại quân dụng nhẹ nhàng mang theo người được và thực sự hữu ích cho hoạt động tác chiến, tất cả quân dụng khác được tập trung di chuyển về Phò Trạch, quận lỵ quận Phong Điền, quận cực Bắc của tỉnh Thừa Thiên. Tại đây, bộ chỉ huy lữ đoàn đặt trạm tiếp vận cho các đơn vị và trạm trung chuyển truyền tin giữa bộ chỉ huy hành quân của lữ đoàn và bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC.
Cũng trong chiều ngày 1 tháng 5/1972, các đơn vị phòng thủ tại tuyến tỉnh lỵ Quảng Trị đã triệt thoái về hướng Nam.

Trong cuộc rút quân, các tiểu đoàn thống thuộc lữ đoàn 147 TQLC và vài đơn vị bộ chiến cố gắng giữ đội hình giữa các hỗn loạn của đoàn người di tản, cuối cùng các đơn vị này đã tiến được về gần Chi khu Hải Lăng. Với sự yểm trợ của lữ đoàn 1 Kỵ Binh, các tiểu đoàn TQLC thuộc lữ đoàn 147 và Biệt động quân thuộc liên đoàn 1, 4 và 5 đã đánh bật được các đơn vị CQ chốt chận trên Quốc lộ 1. Tối ngày 1 tháng 5/1972, các đơn vị VNCH nói trên đã chiếm giữ một số vị trí trọng điểm để đóng quân qua đêm để sáng ngày 2 tháng 5/1972, tiếp tục tiến về phía Nam sông Mỹ Chánh, nơi lữ đoàn 369 TQLC đang nỗ lực lập tuyến chận địch.

* Đêm sống còn của lữ đoàn 369 TQLC:

Trưa ngày 2 tháng 5/1972, Cộng quân áp lực nặng ở phía Bắc Mỹ Chánh sau khi lực lượng VNCH triệt thoái về phía Nam. Đoán biết CQ sẽ tấn công để tràn ngập tuyến Mỹ Chánh, đại tá Phạm Văn Chung, lữ đoàn trưởng, đã ra lệnh cho các đơn vị bắt đầu thi hành kế hoạch như đã định. Các đơn vị của lữ đoàn đoàn chỉ có 6 tiếng đồng hồ trong chiều cùng ngày để khai triển đội hình trước khi trời tối. Ba tiểu đoàn 2, 5 và 9 TQLC phải xoay hướng phòng ngự từ Tây sang Đông, vừa đánh, vừa di chuyển vào vị trí mới dưới trận mưa pháo và áp lực bộ binh của địch quân. Theo ghi nhận của đại tá Chung, đêm 2 rạng ngày 3 tháng 5/1972 là đêm “sống còn” của lữ đoàn 369 TQLC.

Suốt đêm, qua sự liên lạc của cố vấn theo yêu cầu của bộ chỉ huy lữ đoàn, các phi cơ C130 Specter Gunship có gắn đại bác 105 ly và C47 “Rồng phun lửa” được gọi đến để yểm trợ hỏa lực từ trên không cho tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 9 TQLC. Cùng lúc đó, hải pháo từ các chiến hạm trên Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã tác xạ liên tục tạo một hàng rào hỏa lực để làm tê liệt mọi hoạt động tấn công của CQ vào điểm thời gian nguy kịch nhất. Đêm 2 tháng 5/1972, hỏa châu sáng rực vùng hoạt động của lữ đoàn 369 TQLC giúp các chiến binh Cọp Biển quan sát được các hoạt động và di chuyển của địch quân. Để khống chế chiến trường, Cộng quân đã tập trung tối đa hỏa lực pháo binh tác xạ liên tục vào các vị trí của các tiểu đoàn 2, 5 và 9 TQLC.

Theo ghi nhận của các cố vấn Mỹ, chưa bao giờ họ bị những trận pháo dữ dội như đêm đó, trong báo cáo của thiếu tá Bob Sheridan-cố vấn lữ đoàn gởi cho bộ Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ cũng đã nhắc đến trận mưa pháo của CQ với nội dung như sau: Lữ đoàn chưa bao giờ bị những trận pháo nặng nề tàn phá như vậy. Chúng tôi tưởng như trái đất tan ra từng mảnh chung quanh. Xe cộ, hầm hồ, súng ống đang bị phá hủy. Chúng tôi tự hỏi không biết còn ai sống mà chiến đấu nữa không? Điều mà tất cả có thể làm được lúc bấy giờ là moi sâu thêm hầm hố cá nhân của mình...

4 giờ sáng ngày 3 tháng 5/1972, đúng như ước đoán của vị lữ đoàn trưởng, tiểu đoàn 2 và 9 TQLC bắt đầu bị các đơn vị tiền phong của CQ tấn công. Nhận được khẩn báo, đại tá Chung ra lệnh cho tiểu đoàn 2 của trung tá Nguyễn Xuân Phúc theo kế hoạch thi hành, liên lạc hàng ngang, hàng dọc để được yểm trợ hỏa lực đúng như kế hoạch của bộ chỉ huy lữ đoàn. Cùng vào lúc đó, tiểu đoàn 9 TQLC của thiếu tá Nguyễn Kim Để cũng báo cáo là nghe được nhiều tiếng động của chiến xa CQ đang tiến lại gần.

Khoảng 5 giờ 30 sáng 3/5/1972, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Kim Để báo cáo với Cao Bằng (danh hiệu truyền tin của đại tá Phạm Văn Chung-lữ đoàn trưởng 369 TQLC): một trung đội của tiểu đoàn 9 TQLC đã bắn cháy 2 xe tăng CQ gần vị trí phòng ngự khoảng hơn 100 thước. Với chiến công này, tinh thần binh sĩ lên cao vì chính tay các Cọp Biển đã hạ chiến xa của CQ bằng hỏa tiễn cá nhân M 72. Từ 4 giờ đến rạng sáng, trận chiến diễn ra khốc liệt trên toàn cụm tuyến Mỹ Chánh. Khoảng 6 giờ sáng, bộ chỉ huy lữ đoàn ra lệnh cho các phi cơ C 130 Specter Gunship và C 47 Rồng phun lửa rời vùng để cho các phi đội chiến thuật, pháo binh và hải pháo tự do hoạt động.

Cũng vào rạng sáng 3/5/1972, tiểu đoàn 5 TQLC báo cáo thấy chiến xa và thiết xa lội nước PT 76 của CQ xuất hiện trên dải cát phía Đông quận lỵ quận Hải Lăng ra đến gần biển. Liền sau đó, các phi tuần không quân chiến thuật đã được điều động đến. Dưới sự điều hướng tác xạ của thiếu tá Hồ Quang Lịch, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 TQLC, và thiếu tá Don Price cố vấn tiểu đoàn, các phi cơ chiến thuật đã dội bom nặng vào đội hình của đoàn chiến xa CQ ở khu vực nói trên.

Trở lại với trận chiến ở tuyến tiểu đoàn 9 TQLC, khoảng 10 giờ 30 sáng, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Kim Để báo cáo có hơn 20 chiến xa CQ bị các tổ chống chiến xa trang bị M 72 và không quân chiến thuật bắn cháy, ngay trước tuyến bố trí của các đại đội thuộc tiểu đoàn này. Trận chiến lại tiếp tục, các đại đội của tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 2 luôn luôn bị các đơn vị bộ binh CQ bám sát nên muốn đoạn chiến lui quân theo kế hoạch đã dự tính mà vẫn chưa thực hiện được. Cuối cùng, bộ chỉ huy lữ đoàn áp dụng chiến thuật tạo hàng rào hỏa lực sát phòng tuyến của các tiểu đoàn, theo đó, mọi hỏa lực yểm trợ thay nhau tác xạ liên tục để cản địch, tạo khoảng thời gian cần thiết cho tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 9 TQLC đoạn chiến, lui quân về phía Nam sông Mỹ Chánh. 3 giờ chiều, hai tiểu đoàn TQLC lui binh theo kế hoạch, đến 5 giờ chiều thì tất cả các đơn vị của lữ đoàn đã về được phía Nam sông Mỹ Chánh. Ngay sau đó, đại tá Chung ra lệnh cho đại úy Tâm, tiểu đoàn phó Công binh TQLC, điều động trung đội Công binh phá sập cầu Mỹ Chánh. Lữ đoàn trưởng 369 TQLC nói với tiểu đoàn phó Công binh:

- Nếu cầu không sập mà để VC sử dụng thì cậu đi luôn đừng về gặp tôi nữa.

Để cho chắc ăn, đại úy Tâm đã vừa cho châm xăng vừa cho đặt chất nổ, nhiều chân cột của cầu gỗ Mỹ Chánh bị cháy gần tới sát mặt nước... Từ đó, ranh giới để cho Không quân Việt-Mỹ oanh kích tự do được ấn định lại từ 1 cây số Bắc sông Mỹ Chánh trở ra.

Vương Hồng Anh 


Nguồn: vietbao.com/a299/lu-doan-369-tqlc-dem-song-con-o-bo-song-my-chanh-quang-tri
ĐỜI KỴ BINH-Chiến Lê


Đã từ lâu rồi tôi muốn viết chuyện đời Kỵ Binh của tôi, chỉ hơn một năm đội chiếc mũ đen, chịu đựng nổi gian khổ của một Sĩ Quan còn quá trẻ với tuổi đời và trách nhiệm quá lớn của một Chi Đội Trưỡng.

Cuộc đời Kỵ Binh có nhiều nổi đau hơn là chiến công hiển hách, không huy chương, không hào quang ngụy trá tô điểm cho cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi của tôi. Tôi mản khóa 56 SQCBTG cuối tháng 3/1974, sau một tuần lể ngắn ngủi về thăm nhà rồi vào Sài Gòn trên chuyến bay của hảng HKVN mà mẹ tôi đã bán chiếc nhẩn cưới để tôi có tiền mua vé, vì đường bộ vào Sài Gòn rất nguy hiểm trong lúc đó, VC hay chận xe đò thu thuế, bắt thanh niên trẻ tuổi vào rừng hay lính VNCH đi phép xui xẻo gặp tụi nó.

Tôi về Biên Hòa trình diện BCH Lữ Đoàn III KB, cũng con đường quen thuộc mà tôi đã đi qua trong những ngày đi phép về Sài Gòn, khi còn thụ huấn tại trường Thiết Giáp Long Thành, mà bây giờ thì khác hẳn nhau, tôi sẻ nhận một nhiệm vụ mới, một trách nhiệm nặng nề của một cấp chỉ huy chỉ hơn 21 tuổi đời, trong hoang tàn đổ vở của cuộc chiến do kẻ thù cùng chủng tộc từ phương Bắc. Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Vu Gia hiền hòa, thuộc quận Đại Lộc, tỉnh Quãng Nam, con lớn trong một gia đình có 6 trai, 2 gái, ba tôi là HSQ Pháo Binh của SĐI BB, khóa 8/62 HSQ ĐB, tôi khóa 8/72 SQTB cũng chung trường Đồng Đế cách nhau 10 năm.


Tôi chọn về LĐIII mặc dù tôi đậu thứ sáu và mỗi nhóm 5 người tôi là người đầu tiên của nhóm thứ hai, tuy nhiên vì chuyện tình cảm ngu ngơ của ngày mới lớn, tôi đã làm trái lời mong ước của mẹ tôi là muốn tôi chọn đơn vị về vùng I CT cho gần nhà. Ngày đứng trước mặt Đ/Tá Trần Văn Thoàn Tư lịnh phó LĐIII XK nhận lảnh đơn vị về Thiết Đoàn 18 tôi nhớ mẹ tôi muốn rơi nước mắt khi biết từ đây sẻ còn có dịp gặp lại mẹ tôi không.


Tôi và Thông cùng dân Đồng Đế nó khóa 10/72 được bổ nhiệm về Chi Đoàn 2/18, hai đứa mang hành trang qua BCH CĐ 2/18, được ông Th/ Sĩ thường vụ cho hai giường bố bỏ đồ và đợi sáng mai xe GMC chở lên Tân Uyên Biên Hòa chi đoàn đang đi ủi rừng ở đó, hai thằng ghé CLB của TĐ ăn cơm tối uống cà phê ngồi nói chuyện đời cho đến khuya, chuẩn bị cho ngày mai không biết cuộc sống sẻ về đâu trong cuộc chiến, mà sống chết trong đường tơ kẻ tóc.

Chiếc xe GMC chở tôi và Thông rời phố Tân Uyên, rẻ qua con đường đất đỏ trực chỉ về phía Tây hai bên là rừng chồi, tôi nhớ quê tôi phía Tây Mỹ Đông, cũng rừng chồi bên nay Hà Nha gần quận Thường Đức, có sim rừng màu tím ngọt lịm, tôi nhớ bài thơ màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan nhưng tôi không có vợ, tôi không lo sợ chiếc bình hoa ngày cưới trở thành chiếc bình nhang, tôi không nghe tiếng người con gái trong thơ mà chỉ nghe tiếng đạn nổ và khói mịt mù trước mặt, anh tài xế bảo chúng tôi lội bộ vào khi chi đoàn bố trí trên đường rút quân ra trong nhiệm vụ ủi rừng, Thông về chi đội 2, tôi chi đội 4 súng cối 81 ly.

Chi đoàn trực chỉ về Phú Chánh phía Tây trại cùi Bến Sắn, dưởng quân và lục soát khu vực nầy được vài hôm thì Chi đoàn di chuyển lên Trảng Bàng, tôi thích viết văn, làm thơ dù chẳng có hay ho gì, mỗi lần dừng quân hỏi tài xế Hùng ở đó có gì nổi tiếng, tôi sẻ làm thơ chép vào trong nhật ký, nó bảo tôi viết cho tập san Vó Câu Biên Trấn của LĐIII XK, nghe chuyện Tha La xóm đạo tôi ao ước qua đó nhưng CĐ vào Khiêm Hanh và Trị Tâm giải tỏa áp lực địch trên đồn Chà Rầy và Bò Cạp nên không có thì giờ làm thơ, tại trận đánh đồn Chà Rầy đi với 1 trung đội Trinh Sát SĐ 25 BB tôi mới thấy cái nguy hiểm của trận mạc, xác chết bó trong poncho bỏ lên trực thăng và binh sỉ bị thương rên rỉ chờ tản thương, cảnh tượng rất buồn, tôi không biết gia đình của họ sẻ ra sao khi nhận được xác chồng con đem về mai táng, tôi có nhiều đêm không ngũ được, nổi lo sợ nào về trong giấc mơ làm tôi thao thức, không có em gái hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng, chỉ có người cô phụ quấn khăn tang trong nước mắt tủi buồn, chiến tranh là vậy đó không biết bao giờ đến phiên mình, nếu tôi có mệnh hệ nào mẹ tôi sẻ ra sao, sẻ không còn những ngày đợi mong con nhưng sẻ có nhiều đêm dài trong nước mắt.

Giửa tháng 4/74 CĐ đóng quân tại Lò Chén bên xa lộ Đại Hàn, tỉnh Bình Dương, nữa đêm di chuyển lên Gò Dầu Thượng vượt biên giới vào Kampuchia để giải vây căn cứ Đức Huệ, CSBV tấn công bằng hỏa tiển 122 ly lúc chi đội tôi đi bên hông phải của đội hình chử U, CĐ quay hướng về bên phải thanh toán mục tiêu và phá hủy toàn bộ hỏa tiển đặt nơi nầy, tôi xuống các địa đạo và hầm hố của CSBV lục lọi hy vọng tìm được cái gì đó làm kỹ niệm, tôi thấy một túi xách loang lổ với vết máu, mở ra tìm thấy cuốn vở nhàu nát, vàng úa của loại giấy rẻ tiền, trong đó lá thư của một anh bộ đội viết gởi cho mẹ được nửa chừng, anh hứa sẻ cố gắng trên con đường đấu tranh chống Mỹ Ngụy để mẹ anh có thêm khẩu phần mua đường làm bánh trong ngày Tết đến, tôi nghe lòng chùng xuống, không biết bây giờ anh chết rồi mẹ anh có mua được thêm đường làm bánh không, hai kẻ không cùng chiến tuyến có cùng nổi lo cho mẹ, dù sao nổi lo của tôi cũng đở hơn, tôi lo không có tôi về ăn Tết, ăn bánh tráng cuốn với thịt ba rọi xông khói, tẩm chút mắm với đường, mà mẹ tôi thường làm trong dịp Tết, chắc mẹ tôi sẻ buồn, sẻ khóc.

Tôi đã khóc trên đường vượt biên giới về phía Việt Nam tôi khóc cho bà mẹ không có con về ăn bánh Tết, tôi khóc cho mẹ tôi khi nghe bản nhạc Xuân nầy con không về, mẹ tôi thường nói trong thư gỡi cho tôi, Tết con không về mẹ ăn mải không ngon, mẹ sẻ sống đến cuối đời canh cánh một nổi buồn nhớ con, tôi nghe mắt cay cay và môi mặn chút gì khi chi đoàn dừng quân taị QL 1 Gò Dầu Hạ dưỡng quân và bổ sung đạn dược.

Đầu tháng 5 năm 1974, sau cuộc hành quân vào Kampuchia để giải vây căn cứ Đức Huệ , nằm trong quận Đức Hòa thuộc tỉnh Hậu Nghỉa, do Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân biên phòng trấn giữ, chi đoàn 2/18 Thiết Kỵ có nhiệm vụ giữ an ninh trên quốc lộ 22 từ Bình Dương về Củ Chi,Trảng Bàng và Gò dầu Hạ, cho đến giữa tháng 5 năm 1974 khi chi đoàn nhận lịnh di chuyển về Bến Cát, một quận lỵ nằm trên đường về Lai Khê, cách Bình Dương hơn 10 cây số dọc theo quốc lộ 13, một con đường đã đi vào trong chiến sữ với địa danh An Lộc, mà những tháng ngày còn lặn lội ở quân trường Đồng Đế, Nha Trang ,tôi chỉ nghe tên mà không có lúc nào hình dung trong đầu óc, là có một ngày nào đó tôi sẻ trực tiếp tham chiến tại vùng nầy, mục đích của cuộc hành quân là yểm trợ cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh tái chiếm An Điền và căn cứ 82 đã bị sư đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt tấn công và tràn ngập trong 2 ngày 16 và 17 tháng 5 năm 1974.Chi đội trưởng chi đội 4 là Chuẩn Úy Nùng ông Nội về hậu cứ trị bịnh, nên tôi tạm thời chỉ huy chi đội 4 trong cuộc hành quân nầy, đây là cái nhìn hạn hẹp của của một sĩ quan chi đội trưởng vừa ra trường không đầy 3 tháng, trong một trận đánh dữ dội mà tổn thất của hai bên lên đến cả ngàn người.

Chi Đoàn 2/18 TK dưới quyền chỉ huy của chi đoàn trưởng Đại Úy Trần văn Làm vào quận Bến Cát ngày 17 tháng 5 cùng với Tiểu Đoàn 64 Biệt Động Quân tùng thiết , trong lúc các toán trinh sát của SĐ 18 BB đi vào bố trí bên nầy bờ sông Thị Thính và chờ lịnh vượt sông , CSBV bắt đầu pháo kích vào quận lỵ bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly và 107 ly suốt ngày, nên những người dân ở đây đã di tản về một vùng bình yên nào đó.

Ngày 25 tháng 5 chi đoàn di chuyển đến bờ sông Thị Thính để yểm trợ cho Lực lượng BĐQ và trinh sát SĐ18 BB tái chiếm An Điền,một chi đội chiến xa M48 của TĐ 22 CX,chi đội 1 chiến xa M41 của Th/Úy Lân án ngử tại đầu cầu, bên hông có chi đội 2 thiết vận xa M113 của Th/Úy Dạ và chi đội 3 M113 của Th/Úy Viên , chi đội 4 của tôi chỉ huy còn có 3 xe M113, trang bị súng cối 81 ly nằm trên đường tỉnh lộ 14 ,cách sông Thị Thính chừng 500 thước, từ đây nhìn qua bên kia cầu là môt đoạn đường khoảng 100 thước hai bên là sình lầy, xác của 2 chiếc xe tăng T 54 bị bắn hư hại bởi một đơn vị bạn vẩn còn nằm bên phải của đoạn đường nầy. Đạn pháo của địch vẩn tiếp tục rơi vào bên nầy sông và thỉnh thoảng một vài trái hỏa tiển AT-3 từ bên kia sông bắn qua nhưng không gây một thiệt hại nào đáng kể, bên kia sông địch quân di chuyển vủ khí, đạn dược và đào công sự phòng thủ đợi chờ.


Từ đây cho đến cuối tháng 5 năm 1974 ,TĐ 64 BĐQ và trinh sát SĐ 18 đã lấy lại một phần phía đông của làng An Điền, nhưng cầu sông Thị Tính và đường vào An Điền không đủ khả năng an toàn để Chi đoàn 2/18 TK vào yểm trợ cho các đơn vị bạn. Ngày 1 tháng 6 Trung Đoàn 52, SĐ 18 BB băng qua cầu Thị Thính vào An Điền, chi đoàn nằm bên nầy bờ sông Thị Thính xử dụng đại liên 50, đại bác trên chiến xa M 48 và M 41 để yểm trợ cho cuộc tấn công, Chuẩn Úy Trần văn Đình cùng khóa 8/72 SQTB Đồng Đế với tôi là trung đội trưởng trinh sát của SĐ 18 BB đã tử trận ngày hôm đó, trong thời gian nầy Công Binh chiến đấu đã tu bổ cầu và đường vào An Điền, ngày 4 và 5 tháng 6 với sự hổ trợ của Trung Đoàn 48, SĐ 18 BB và BĐQ đã tái chiếm An Điền và mở đầu cho cuộc tấn công của Chiến Đoàn 318 Xung Kích trên đường về căn cứ 82.

Chiều ngày 6 tháng 6 năm 1974, chi đoàn vượt qua cầu Thị Thính, tôi lội bộ trên đoạn đường vào làng để chỉ dẩn chi đội 4 vượt qua một bải lầy thì Cộng quân bắt đầu pháo kích trên đường vào An Điền, tôi phải nhảy vào trong một chiến xa T54 cộng quân còn bỏ lại trên đường để tránh pháo, Trung sỉ Phước, một trưởng xa trong chi đội 4 và 2 người lính BĐQ bị thương nặng, xe tôi bị gảy cây antena nên tôi xử dụng xe của TS Phước để xử dụng máy truyền tin và hướng dẫn chi đội 4 vào An Điền khi trời vừa sụp tối, trong cơn mưa đầu mùa tháng 6 của miền Nam. Chung quanh làng An Điền hàng chục xác chết CSBV rải rác trên đường ,một số nằm trên bờ ruộng và một phần lớn chôn vùi trong giao thông hào kiên cố, mà cộng quân đã che đậy với những tấm lưới đan bằng cây chồi và phủ đầy với 5, 6 tất đất, những xác chết CSBV đã để lại sau hơn hai tuần lể giao tranh nên mùi hôi thối rất khó chịu, đêm đó CS tấn công phòng tuyến của SĐ 18 BB và tiếp tục pháo kích vào An Điền, trong xe ngoài tôi ra chỉ còn có Hùng tài xế và Thạch là một tân binh mới về đơn vị làm xạ thủ đại liên, cả ba đứa tôi thay phiên canh gác đợi chờ sáng mai vào giải tỏa căn cứ 82.

Tờ mờ sáng ngày 7 tháng 6 chi đoàn di chuyển ra khỏi làng An Điền về hướng Bắc , đội hình di chuyển với chi đội 1 và 2 đi hàng ngang ,đi hàng dọc hông bên trái là chi đội 3 và hông bên phải là chi đội 4 của tôi chỉ còn hai xe liên lạc bằng máy truyền tin, xe còn lại chạy theo sau và tôi ra dấu hiệu bằng tay . Chi Đoàn tiến vào khoảng 200 thước thì đụng độ chốt đầu tiên của CSBV, hàng cây chồi và cỏ ở đây cao hơn một thước nên khó nhìn rỏ địch quân ở đâu, trận đánh kéo dài suốt ngày, dưới cơn mưa pháo của tất cả các loại từ đại bác 130 ly, hỏa tiển 107ly, 122 ly, súng cối 82 và 61 ly của cộng quân, chi đoàn di chuyển rất chậm, một số binh sỉ BĐQ và thiết kỵ tử thương trong khi địch bỏ lại nhiều xác chết trong các hầm hố xây dựng rất kiên cố, tối đến chi đoàn vòng lại bố trí phòng thủ, nửa đêm đặc công CS xâm nhập vào vòng đai và cuộc chiến tiếp diển, tôi nghe máy truyền tin, nhận tọa độ và bắn súng cối yểm trợ trước phòng tuyến của thiết giáp và BĐQ, mổi lần nghe tiếng động phía trước đầu xe thì tôi ném vài trái lựu đạn đề phòng đặc công tấn công.

Sáng hôm sau trước khi di chuyển vào mục tiêu, Hùng tài xế lấy C4 [thuốc nổ trong mìn Claymore] nấu ca nước nóng đổ vào bịch gạo sấy, ba đứa tôi chia nhau ăn với ba miếng khô cá sặc bằng hai ngón tay và cả ba đứa uống chung một ca nước lạnh, rồi sẳn sàng vào trận địa để tiếp tục thêm một ngày máu lữa, ngày nào cũng vậy sau những miếng cơm sấy với cá khô, súng đạn sẳn sàng khai hỏa khi vào mục tiêu, xông pha trong tiếng đạn thù, để đêm về trong giấc ngủ không yên nghe đạn pháo rơi đầy trên chiến lũy, chi đoàn tiến quân còn cách căn cứ 82 một cây số thì CS phản công dữ dội, tử thủ trong hầm với B40, B41 , 82ly không giật với pháo binh yểm trợ từ Lai Khê và phía bắc căn cứ 82, ban đêm địch xữ dụng đại liên 12 ly 7 từ những chiến xa T 54 và PT 76 đã bị hư hại bởi pháo binh hay phi cơ oanh kích trước đây, bắn vào khi đơn vị phòng thủ ban đêm, mổi ngày chi đoàn tấn công chiếm được 50 đến 100 thước, ban đêm lùi lại 50 thước để vào vị trí phòng thủ và ngày hôm sau lại tiếp tục tấn công, chi đoàn cầm chân tại chổ cho đến 13 tháng 6 thì Chiến Đoàn 315 Xung Kích vào tiếp viện. Chi Đoàn di chuyển qua khỏi An Điền, vượt cầu Thị Thính về giử an ninh trên quốc 13, bổ sung quân số và đạn dược đồng thời bảo vệ các căn cứ pháo binh của Tiểu khu Bình Dương và SĐ 18 BB, yểm trợ các đơn vị bạn còn tiếp tục trên đường về giải tỏa căn cứ 82.

Ngày 20 tháng 6 năm 1974 chi đoàn di chuyển về tỉnh lộ 1A trên đường đi Phú Giáo , ngày hôm sau tôi nhận lịnh về Lử Đoàn III Kỵ binh, khi về đến Biên Hòa mới biết tin tôi được thuyên chuyển về Chi Đoàn 2/15 TK, ngày 22 tháng 6 tôi trở lại An Điền trình diện tại bộ chỉ huy Thiết Đoàn 15,nằm tại phía đông nam làng An Điền. Ngày hôm sau CĐ 2/15 TK rời An Điền thay thế bởi CĐ 2/18 TK và mấy ngày sau tôi được tin Đ/Úy Trần văn Làm tử trận trên đường về căn cứ 82.

Đầu tháng 10 năm 1974, khi CĐ 2/15 TK hành quân trên QL 20 về Định Quán, Phương Lâm, tôi nghe tin SĐ 5 BB đã tái chiếm và treo cờ vàng ba sọc đỏ trên căn cứ 82, tôi rất vui mừng vì sau gần 4 tháng với các đơn vị bạn BĐQ, SĐ 18, SĐ 5, SĐ 25 BB và Lử Đoàn III XK với các chiến đoàn 315, 318 và 322 XK, nhiệm vụ giải tỏa căn cứ 82 đã thành công, bù lại tổn thất của hai bên lên đến cả ngàn người, những đổ vỡ của chiến tranh trên phố Bến Cát và điêu tàn của ngôi làng mang tên An Điền, mà thửa ruộng cũng không còn ngày tháng bình yên. Tôi nhớ mải về Hùng, nhớ câu chuyện về quê hương của Hùng ở Tây Ninh, những hứa hẹn có ngày về thăm khi đơn vị hành quân qua lối đó, tôi nhớ mãi những người kỵ binh anh dũng của CĐ 2/18 TK, những người đã cùng tôi chia xẻ những ngày dài trong chiến trận, tôi nhớ Hùng và Thạch những ngày chia nhau nắm cơm sấy ăn vội vàng với miếng cá khô, ngồi bên nhau đếm từng tiếng đạn pháo rơi về trên trận tuyến, ước mong hai chử bình an, tôi thương mến vô cùng những kỵ binh đồng đội của tôi và những chiến hửu của các đơn vị bạn, đã hy sinh trên chiến trường An Điền và trên đường về căn cứ 82.

Tôi và Thiếu Úy Long lên xe Jeep từ BCH LĐIII ở Biên Hòa , trực chỉ Bình Dương rẻ qua QL 13, Long cho tôi biết là từ lúc ra trường cho đến khi thăng cấp Thiếu Úy gần một năm nay chưa có lần ra đơn vị tác chiến, chỉ ở BCH làm ban 3 của LĐ, tôi dặn dò Long cẩn thận vì trận chiến trên đường về căn cứ 82 rất nguy hiểm, không biết chi đoàn 2/15 đi đến đâu rồi, hai đứa trình diện Bách Thảo tại BCH của TĐ 15 ngay giữa làng An Điền thì CSBV bắt đầu pháo kích vào BCH, tôi chui xuống gầm xe khi tài xế đóng cửa sau, nhìn lại phía sau thấy Long đứng ngẩn ngơ coi tội nghiệp vô cùng, sau đó hai đứa lội bộ vào bìa rừng khi CĐ 2/15 kéo ra, Đ/Úy Vinh 81 cho Long về chi đội 2 và tôi chi đội 4, lúc đó chỉ còn có 2 xe, 2 trưỡng xa và 2 tài xế.

Sau khi rút quân ra khỏi An Điền cuối tháng 6/1974 chi đoàn 2/15 về ngả ba Tân Hưng , ai cũng gọi là cua Paris không biết tại sao? Thiếu Úy Long chi đội trưởng chi đội 2 không đủ khả năng chỉ huy chi đội nầy, sau trận An Điền chi đoàn được bổ sung một số lao công đào binh và các quân nhân mới nầy không biết xe M113 là gì, tác xạ vủ khí ra sao? Thiếu Úy Vân tạm giữ chức vụ chi đoàn phó muốn tôi về coi thế cho Long , khi tôi về chi đội 4 có Hạ Sĩ Cần và HS Có là người có kinh nghiệm và rất giỏi về mọi công tác trong chi đội, tôi hỏi cả hai nếu tôi về coi chi đội 2 họ có thể về giúp tôi không? Cả hai đồng ý nên tôi xin Đ/Úy Vinh 81 cho cả hai về chi đội 2 với tôi .

Chi đoàn có nhiệm vụ giữ an ninh trên TL 1B đến TL 2B về Phú Giáo , mỗi ngày tôi dẩn 3 chiếc M113 nằm án ngữ từ Chánh Lưu đến ngả ba Tân Hưng , trước đây trên con đường nầy chi đội 1 Bích La chạm địch làm tụi nó bỏ lại vài xác chết với vũ khí cá nhân, có lẻ tụi nó sợ xe số đỏ nên khi tôi di chuyển trên vùng nầy cả tháng mà không gặp tụi nó, chỉ có một đêm tối trời tụi nó bò ra bắn 1 trái B40 vào xe tôi làm bể góc lưới chống B40, rủi thay trái đạn trượt qua xe bên cạnh nổ ngay nắp đậy làm chết một KB mà đáng lẻ anh ta đi phép chiều hôm ấy nhưng thay đổi ý định và ở lại cho đến ngày mai.

Đầu tháng 7/74 chi đoàn chuyển quân về Phú Chánh nằm trong rừng cao su, cứ vài bửa thì tôi quá giang xe Lam ra Bình Dương, uống cà phê, coi cinê không trả tiền vì bà chủ rạp thương lính VNCH lắm, bả hay nói các con đừng lo tiền vé má cho mấy con coi thả dàn. Một lần ra chợ Bình Dương mấy người lính thèm thuốc nhờ tôi mua thiếu cho họ, ai là SQ các đơn vị LĐIII XK đều biết là khi đi chơi không ai mang lon nên cô Lợi chủ tiệm thuốc lá tưởng tôi là lính nghèo nên bán chịu, sau đó cuối tháng tôi mang tiền ghé trả cho cô, cô Lợi dân Biên Hòa lên Bình Dương lập nghiệp , thấy tôi dân miền Trung nghèo khổ đi lính bị đổi vào trong Nam xa nhà nên rất mến thương tôi, sau nầy có Th/Úy Xưng cùng khóa ở Thiết Đoàn 10 muốn về Bình Dương gặp tôi, tôi bảo nó ghé chợ gặp cô Lợi sẻ biết tôi ở đâu, cô Lợi khám phá ra tôi là SQ nên giận hờn không muốn gặp tôi nửa, thật ra tôi không có ý định lừa dối cô, tôi chỉ muốn ai quen biết tôi vì tôi chớ không phải vì tôi là ai.

Đầu tháng 10/74 Đ/Úy Vinh cho tôi về Đà Nẵng 2 tuần , đây là cơ hội cuối cùng để tôi gặp lại người tôi yêu , từ giả nhau lần cuối khi biết hy vọng ngày bên nhau chỉ còn là cơn mộng mà thôi , trao cho em gái cô ấy tập thơ 122 bài tôi viết cho cô ấy ngày mới quen , thề không bao giờ trở về Đà Nẵng nửa , ngang trái sao đâu lời thề gần thành sự thật , 23 năm sau tôi mới trở về khi thuyền đã lở bến sông.

Tôi trở lại vùng hành quân nhận lệnh đi học SQ bổ túc 2 tuần lể tại BCH LĐIII ở Biên Hòa, có lẻ đây là hai tuần sung sướng nhất trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, nằm ngũ giường nệm ăn cơm với Tướng Khôi, Đại Tá Thoàn toàn là cao lương mỹ vị, ngày đầu về đó gặp Th/Tá Danh trưởng ban 5 biết tôi là Thiên Chương cây bút thường trực của Đặc San Vó Câu Biên Trấn, Th/Tá Danh hứa sẻ liên lạc với Chi Đoàn cho tôi về Sài Gòn 3 ngày phép lể Giáng Sinh, tôi không biết có chắc là chuyện đó sẻ xảy ra hay không nên không quan tâm gì cho mấy.

Đầu tháng 11/74 chi đoàn hành quân vùng Phương Lâm, Định Quán trên QL 20, mổi ngày chi đội 1, 2, 3 thay phiên nhau giữ an ninh trục lộ cả tháng dài, ai hành quân vùng nầy cũng biết, hai bên đường chỉ có chuối và đu đủ mà thôi, phơi chuối khô, luộc chuối xanh chấm mắm, ăn gỏi đu đủ tối ngày cũng chán, chận xe chở hàng Đà Lạt về xin bắp cải, su hào ăn đổi món, cuối tháng 11/74 CĐ 2/15 rời vùng nầy chi đội tôi đi đầu, tôi đi giửa 2 xe di chuyển cách nhau 50 thước, vừa ngưng lại báo cáo qua 1 chặng đường thì tôi bị lảnh 1 trái B40 bắn qua xe trật thùng xăng khi tôi ngồi sau cây ĐL 30 bay qua trước mặt, nói chuyện cái chết cận kề trong đường tơ kẻ tóc là đây, từ đó về rừng cao su Trảng Bom dưởng quân, có lẻ Thiết Giáp có duyên nợ với cao su mà lúc nào cũng dính vô rừng cao su như vậy.

Đ/Úy Vinh có buổi tiệc giả từ nghiệp nhà binh về làm nhà giáo khoảng giữa tháng 12 /74, tôi đi biệt phái cho CĐ 2/22 CX hơn 1 tuần xong trở lại CĐ thì Đ/Úy Bản thay thế cho 81 báo cho tôi biết Th/Tá Danh gọi cho tôi về Sài Gòn ăn Noel 1974. Tôi quen biết với 3 người chị làm cho Bộ Phát triển sắc tộc văn phòng trên đường Nguyễn Du, con đường có lá me bay và những tháng ngày gợi nhớ, tôi ghé đón họ về ăn tối xong đi lể nhà thờ Đức Bà cho tới nửa đêm, đêm Noel cũng là đêm đầu tiên trong giấc ngũ bình yên không lửa đạn ở Sài Gòn, ngày hôm sau cả đám đi ăn tiệc ở nhà bà chị bên chợ Dakao, sáng hôm sau tôi lên xe về đơn vị, đó là lần đầu tiên tôi hưởng không khí thanh bình, ánh đèn điện thay ánh hỏa châu rơi, tiếng cười vui rộn rả thay cho tiếng đạn thù.

Trở lại đơn vị tôi nhận lịnh tăng phái cho CĐ 2/22CX đang trên đường vào Gò Dầu Thượng đầu tháng 1/75, dịp nầy tôi được hội kiến với Th/Tá Thái Minh Sang trong một hoàn cảnh gay cấn, CĐ1/22 và 2/22 CX nằm bên nay cầu Gò Dầu yểm trợ một đơn vị của SĐ 18 BB thì phải vì tướng Lê Minh Đảo bay trực thăng điều động ở trên, một chiếc M48 lảnh nguyên một trái 82 không giật bị cháy tử thương vài KB, Thiết Giáp và BĐQ tùng thiết rút về rừng cao su trên QL1 về hướng Tây Ninh, sáng hôm sau một KB 22CX gọi tôi trình diện Quỹ Kiến Sầu, NT T.M. Sang bắt được tài xế xe tôi đem gạo ra chợ bán, lục xét trong thùng gạo thì có 2 trái lựu đạn, vùng nầy là vùng xôi đậu đem gạo và lựu đạn bán cho ai, tôi được lịnh dẩn anh tài xế cà chớn nầy về xe trừng trị, tôi sợ vô cùng khi gặp cấp trên , nhất là không biết người lính mình có ý định gì khi đem lựu đạn đi bán, trên đường về xe Huệ cháy là tài xế xe tôi chưởi bới làm tôi nổi nóng, đánh cho anh ta một trận cho đến khi người xạ thủ ĐL ngăn cản sợ lở có di chuyển thì không có người lái xe, đêm đó CĐ di chuyển về Khiêm Hanh, tôi dạy cấp tốc cho một anh LCĐB lái xe vì Huệ nằm một đống , men rượu và trận đòn tôi cho làm nó bất tỉnh cho đến khi về gần Truông Mít.

Từ giữa tháng 1/75 cho đến cuối tháng 1/75 CĐ2/22 CX và BĐQ tùng thiết phá nhiều chốt CSBV thiết lập sau khi chiếm Trị Tâm mở đường về Khiêm Hanh , có lần qua một làng nhỏ phía nam Truông Mít chi đội tôi chở 1 tiểu đội Trinh Sát của BĐQ vào bìa làng thì bị CSBV ẩn nấp dưới hầm hố và điạ đạo kiên cố tấn công mãnh liệt, Th/Tá Hà Ngọc Bé ra lệnh cho tôi rút lui để CX M48 vào ủi chốt, thay vì kéo ra bên hông để yểm trợ, tôi cho chi đội ra phía sau BCH 2/22 CX và nằm chờ thời, anh Bé sau khi phá chốt xong chạy xe gần bên tôi nói nhỏ (tao biểu mầy ra , sao lại chạy xa quá vậy) tôi thấy mình trong lúc luống cuống quên hẳn nhiệm vụ chỉ huy, sau nầy gặp nhau bên Mỹ nhắc chuyện cũ cho anh Bé nghe, anh cười như chẳng có gì quan trọng, anh ấy rất tốt với các SQ thuộc cấp, không la lối, chưởi bới trong hệ thống truyền tin làm mất mặt anh em.

Tháng 2/75 tôi về lại CĐ2/15 khi CĐ nằm bảo vệ căn cứ Tân Hưng, có lần một anh BĐQ và người lính tôi muốn làm chuyện vệ sinh, trời xui đất khiến họ lội ra hàng rào kẻm gai, anh BĐQ đạp trúng trái mìn nhảy khi trái đạn nầy bay lên làm tử thương người lính của tôi, tôi đang uống cà phê sáng dưới căn hầm dả chiến, tưởng pháo kíck vì CSBV xử dụng các dàn phóng hỏa tiển pháo kích vào căn cứ nầy hàng ngày, bửa đó bị 07 chưởi tả tơi, ngày Tết tôi vào BCH TĐ 15 cũng trong căn cứ nầy để gắn lon Th/Úy mặc dù tôi đã được thăng cấp trước đó hơn 6 tháng, Tr/Úy Ngô Bính bẻ lon của ảnh làm hai cho tôi có 2 bông mai, Th/Tá Thảo cắm vào bao gối trên giường ngũ của ổng rồi gắn lon cho tôi, cả Chi Đoàn ăn Tết tại căn cứ Tân Hưng không bánh tét, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành chỉ có cơm, bún và phở của CLB dả chiến, không có rượu để uống, bên kia làng có du kích tụi nó, phiá bắc có tụi CSBV không ai dám nhậu lo phòng thủ cho chắc ăn.

Mồng ba Tết Đ/Úy Lượng cho tôi và anh Bính chở mấy cô em gái hậu phương của trường An Mỹ về Bình Dương khi họ lên thăm đơn vị, tôi và ba Bính về Sài Gòn ăn Tết, đó cũng là lần cuối tôi gặp lại mấy bà chị quen rồi về đơn vị tiếp tục những ngày dài chiến đấu. Sau Tết Chi Đoàn 2/15 di chuyển trên đường về Phú Giáo giữ an ninh trục lộ, tôi ở lại phòng thủ căn cứ Tân Hưng tiếp tục những ngày buồn chán nơi nầy, sáng lên CLB kiếm gì ăn xong về xe nằm đọc sách, mỗi lần bị pháo thì chun vô xe, tối đi kiểm soát các vọng gác sợ lính ngũ quên, ngày nào cũng vậy cho đến đầu tháng 3/75 tăng phái cho CĐ 2/22 CX hành quân Khiêm Hanh, phá chốt, mở đường có chiến xa làm hết, chi đội tôi đi theo chỉ yểm trợ khi cần thiết.

Tuần đầu tháng 4/75 tôi về lại CĐ2/15 xin phép về Sài Gòn để tìm gia đình sau khi mất Đà Nẵng, sau 2 ngày liên lạc với nhà báo nhắn tin, để địa chỉ KBC và tên các vùng tôi hay hành quân cho người bạn thân có gia đình cũng ở xóm tôi, nếu tìm được thì cho tôi hay, tôi trở về khi CĐ 2/15 vào Truông Mít cũng là ngày CĐ 2/18 bị tổn thất khá nặng và bạn tôi Th/Úy Thông tử trận tại đây, mấy ngày sau mới lấy xác được đem về an táng tại Nghỉa Trang QĐ BH, vì lúc đó cũng mất Tuy Hòa quê của Thông, tôi rất buồn vì thấy đời lính quá ngắn ngủi, hơn nửa hai đứa cùng chung trường Đồng Đế, chung khoá CBTG về chung đơn vị hay đi uống cà phê tâm sự với nhau. Mấy ngày sau trở lại vùng hành quân với CĐ 2/22CX qua phía Tây Truông Mít, CSBV dồn hết quân số vào vùng nầy, nhìn từ xa thấy tụi nó chuyển quân mà phát sợ, ban đêm mỗi lần phi cơ Hỏa Long bay thả trái sáng và bắn yểm trợ cho các đơn vị bạn, phòng không 37ly bắn đầy trời từ 4 hướng khác nhau, cầm chân tại chổ chừng một tuần lể đến giửa tháng 4/75 tôi đi theo CĐ 2/22 CX về giải tỏa Long Khánh.

Đơn vị di chuyển qua Bắc QL 1 gần ngả ba Dầu Giây, đụng độ hàng ngày với CSBV và ăn sơn pháo 75 ly từ các ngọn đồi chung quanh bắn vào, có lần một SQ chi đội trưởng mời tôi lên xe M48 uống cà phê sáng, chưa kịp uống nửa ly cà phê nhìn xuống chân đồi CSBV chuyển quân hàng trăm theo mấy đám ruộng bám lên đồi, cả CĐ bung rộng tác xạ liên tục vào cuộc tấn công biển người nầy, cho đến khi tụi nó tổn thất nhiều quá rút lui qua ngọn đồi bên kia, chẳng ai thèm lục soát mục tiêu hay thu hoạch chiến lợi phẩm, nhìn xuống chân đồi xác địch chết ngổn ngang với vũ khí bỏ lại trên chiến trường.

Ngày hôm sau CĐ di chuyển xuống chân đồi tôi đi bên phải, cạnh một con lộ nhỏ, từ xa có một đám người đi thẳng vào phòng tuyến chi đội của tôi không biết là dân hay tụi nó, không cần chờ lệnh ĐL 50 trên xe 32, xe 36 và 34 bắt đầu tác xạ, đám đông tản mác mọi nơi, tôi nghỉ là dân nên gọi ngưng bắn, cái lầm lẩn đó để địch có cơ hội đến gần và bắn B40 vào xe 34 đi tận cùng bên phải, tất cả KB trên xe nhảy xuống vì xe bốc khói mịt mù, hai xe còn lại bốc họ lên xe khi chi đoàn rút quân qua bên kia đồi và CSBV bắt đầu pháo kích mở đầu cho cuộc tấn công, chiều đó nằm bên nay đồi nhìn về bên kia xe M113 mang số 34 bắt đầu phát nổ, tôi báo cáo tổn thất về CĐ2/15 đang yểm trợ cho Trung Đoàn 48 SĐ18 BB tại Dầu Giây, đêm đó tôi không ngũ được, nổi lo âu cho cuộc sống của gia đình tôi ngày mất Đà Nẵng, nổi lo sợ cho ngày mai của tôi sẻ ra sao trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn nầy, tôi ngồi dựa vào pháo tháp gục đầu trong mỏi mệt, khi mặt trời vừa rựng ánh bình minh trên cỏi chết của những người lính Kỵ Binh.

Khoảng giữa tháng 4 năm 1975 trong cuộc hành quân giải tỏa Long Khánh, chi đội 3 của tôi tăng phái cho chi đoàn 2/22 Chiến Xa, dưới quyền chỉ huy của chi đoàn trưởng Thiếu tá Hà ngọc Bé, nằm án ngử phía Bắc Quốc Lộ 1 khoảng 2 cây số, phía tây Quốc Lộ 20 và chừng hơn vài cây số trên đường về Dầu Giây, qua nhiều cuộc đụng độ với Sư Đoàn 341 CSBV trên mặt trận nầy đã gây nhiều tổn thất cho cả hai bên, cho đến chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975 ,CĐ 2/22 CX di chuyển về Biên Hòa, qua khỏi rừng cao su bên chợ Trảng Bom thì tôi được lịnh ở lại, để chờ đợi đến sáng hôm sau thì chi đội của tôi sẻ trở về chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ, khi chi đoàn sẻ di chuyển qua vùng nầy trên đường về dưởng quân ở Biên Hòa.

Sau hơn một tuần lể giao tranh với CSBV để yểm trợ cho Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18 Bộ Binh tham chiến tại ngả ba Dầu Giây, chi đội tôi không có bộ binh tùng thiết, chỉ còn vỏn vẹn 2 thiết vận xa M113 và 9 kỵ binh, di chuyển khoảng hơn cây số về hướng Bắc QL 1 và bố trí phòng thủ đêm tại cạnh rừng cao su Trảng bom bên con đường đất đỏ, sau nầy gặp anh Lưu ngày ĐH TG nam Cali tôi mới biết đó là con đường đi về Bầu Hàm mà vài chi đoàn của LĐIII XK đã bị đánh bật ra khỏi nơi nầy cách đó vài bửa. Trong suốt đêm đó, CSBV chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công về Sài Gòn đã di chuyển nhiều chiến xa, quân xa với đại pháo và lực lượng bộ binh về hướng Biên Hòa, trước vị trí phòng thủ của chi đội tôi không xa lắm, hầu như không ai được ngủ yên trong đêm đó, tiếng động của xe cộ, chiến xa , tiếng người và ánh đèn trong đêm tối càng gia tăng nổi lo lắng trong thâm tâm của mọi người, sau những ngày dài trong chiến trận từ giữa tháng 3 năm 1975 hành quân vùng Gò Dầu Hạ trên đường về Tây Ninh, đầu tháng 4 năm 1975 về Truông Mít, quận Khiêm Hanh cho đến cuộc hành quân giải vây Long Khánh, ai cũng chưa có một ngày nghỉ ngơi hay về phép thăm viếng gia đình.

Trưa ngày 25 tháng 4 tôi được lịnh di chuyển ra QL 1 để tháp tùng CĐ 2/15 TK, dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Ngô duy Lượng lên đường về Phước Tuy, sau khi ăn Tết 1975 đây là lần thứ hai tôi trở về chi đoàn sau hơn 2 tháng tăng phái cho CĐ 2/22 CX , Chi đoàn di chuyển đến cuối thành phố Biên Hòa rẻ vào quốc lộ 15, qua căn cứ Long Bình rồi trường Thiết Giáp, Long Thành, nơi tôi đã có một thời gian thụ huấn Sỉ Quan căn bản Thiết Gíáp ở đó vào cuối năm 1973, chi đoàn đóng quân tại Phú Mỹ một ngôi làng nhỏ trên QL 15 giửa chi khu Long Thành và tỉnh lỵ Phước Tuy chiều hôm đó, trong lúc nầy Lử Đoàn I Nhảy Dù sau trận giải tỏa Long Khánh di tản về Phước Tuy và có nhiệm vụ bảo vệ QL15 từ Long Thành về Bà Rịa, nên TĐ 9 Nhảy Dù đêm đó là đơn vị tùng thiết cho CĐ 2/15 TK, đây là lần đầu tiên tôi đi hành quân với các anh hùng mủ đỏ, mà tôi chỉ từng nghe ca ngợi trong những bản nhạc trên đài phát thanh hay trên màn ảnh truyền hình trong những lần về phố ngồi uống cà phê , từ xa về hướng Đông là thị xã Bà Rịa , hướng Tây là trường Thiết Giáp và trường Bộ Binh Thủ Đức, đại pháo của CSBV vẩn vang rền trong khi các đại bác 37 ly phòng không của địch, như màng lưới lữa trong bầu trời đen tối đuổi theo các phi cơ Hỏa Long trong phi vụ yểm trợ cho các đơn vị bạn, còn đang chiến đấu trong tận cùng tuyệt vọng, tôi vùi đầu trong giấc ngủ, tin tưởng vào các chiến sỉ Nhảy Dù sẻ bảo vệ phòng tuyến đêm nay và hy vọng ngày mai có thêm một ngày bình yên trong lữa đạn.

Ngày 26 tháng 4 tôi được hai ngày phép về Sài Gòn xả hơi, vì đầu tháng 5/1975 khi tôi phải về trường TG học khóa SQ Tu Bổ Quân Xa, trong khi chờ đợi Thiếu Úy Huỳnh, chi đội trưởng chi đội 2 mản phép trình diện đơn vị để thay thế tôi trong lúc đi phép, tôi ghé uống cà phê sáng trong ngôi quán nhỏ bên đường , trong lúc xe 26 của chi đội 2 nằm gần chợ và vài kỵ binh ngồi uống bia kế bên, đến trưa mà Th/Úy Huỳnh vẩn chưa trở lại, tôi ghé vào xe chi đội 2 uống vài chai bia để giết thì giờ trong nôn nả đợi chờ, cho đến 5 giờ rưởi chiều hôm đó Th/Úy Huỳnh mới trở lại đơn vị, tôi suy nghỉ nếu về tới Biên Hòa thì đã tối sẻ không có xe về Sài Gòn được, tôi nói với Th/Úy Sinh lấy xe Jeep về Biên Hòa một mình đừng chờ tôi, tôi xin phép Đại Úy Lượng cho tôi ở lại đêm nay và sáng sớm ngày mai tôi sẻ đi phép về Sài Gòn, trời vừa sụp tối thì SĐ 304 CSBV bắt đầu tấn công vào trường Thiết Giáp và trường Bộ Binh Thủ Đức, SĐ 325 CSBV tấn công chi khu Long Thành, khoảng 8 giờ tối hôm đó trong tiếng đạn đại pháo, đại bác phòng không và các loại vủ khí vang rền khắp mọi nơi của Cộng quân, chi đoàn 2/15 TK và TĐ 9 Nhảy Dù di chuyển trong đêm tối vào thị xã Bà Rịa cùng lúc với SĐ 3 CSBV từ mặt trận Long Khánh kéo về Chi đội 1 Bích La và chi đoàn phó là Trung Úy Ngô Bính 07 nằm đầu phố án ngữ về hướng Bắc và hướng Tây, chi đội 3 nằm giửa phố với xe số 32 của tôi quay mặt về hướng Bắc và xe số 36 nằm sau xe tôi cách 50 thước án ngữ phía Nam , có lẻ tôi nghỉ có Bích La và 07 ở hướng Tây nên tôi bỏ trống bên hông, tuy nhiên đó cũng là điều may mắn cho tôi sáng ngày hôm sau, chi đội 2, cđ 4 và bộ chỉ huy CĐ 2/15 TK án ngử ở cuối phố về hướng Đông. Sau khi sắp xếp phiên gác đêm và kiểm soát chung quanh vị trí của hai thiết vận xa trong chi đội, tôi đi ngủ sớm để chuẩn bị ngày mai di chuyển lên tuyến đầu đối mặt với quân thù, trong lúc nầy có lẻ đã rời mặt trận Long Khánh di chuyển về Phước Tuy.

Sáng sớm ngày 27 tháng 4 năm 1975 , tôi nhìn thấy tận mắt cảnh hoang tàn của thành phố nầy lần đầu tiên, các đường phố không một bóng người , những cuộc pháo kích của địch vài ngày trước đây đã để lại nhiều đổ nát , không biết người dân ở đây đã di tản về đâu, hay tạm trú trong những căn hầm dả chiến với niềm hy vọng được gìn giữ tài sản của ông cha để lại. Tiếng súng và đạn pháo bắt đầu vang dội phía Bắc nơi chi đội 1 án ngử tôi lên máy để biết được CSBV bắt đầu tấn công bằng pháo binh, chiến xa và bộ binh vào tuyến của Thiết giáp và Nhảy dù, tôi cho chi đội lên xe sẳn sàng ứng chiến, lúc nầy quân đội CSBV đã vào trung tâm thành phố vài chiến xa T54 đã chạy vào trên đường phố bên trái tôi chừng 100 thước, nhìn về trước mặt tôi chừng hơn 50 thước cộng quân tràn ngập trong các ngôi nhà và ngay cả trên các ngỏ hẻm vào phố , tôi xử dụng hỏa tiển M72 bắn vào các căn nhà trước mặt và ra lịnh khai hỏa đại liên 50 , 30 ly để ngăn chận bước tiến của địch, khi nhận được lịnh mở đường cho chi đoàn trở ra QL 15, tôi vừa lùi xe ra đến ngả tư thì đại bác của địch trên chiến xa T54 khai hỏa cùng lúc với đại bác 90 ly, hỏa tiển M72 của lực lượng Nhảy Dù, may mắn cả hai chiếc M113 không bị hư hại giữa hai làn đạn của bạn và thù.

Sau nầy mấy chục năm may mắn liên lạc và nói chuyện với Th/Úy Hường tôi mới biết Hường xử dụng 106 SKZ trang bị trên M113 đã bắn cháy 1 T54 và thiệt hại thêm 1 chiếc nửa, có lẻ điều nầy đã cầm chân lực lượng địch đũ để CĐ rời khỏi phố Phước Tuy, trong hệ thống truyền tin tôi còn nghe được tiếng Hường nức nở báo với 08, tụi nó bắn trúng Sông Hồng rồi tuy nhiên không biết vì lý do gì, tôi đã không liên lạc được với BCH CĐ để Hường biết tôi bình yên vô sự trong tình trạng hổn loạn nầy.

Từ giữa phố ra QL 15 phải qua ngôi chợ nằm bên tay phải, CSBV bố trí trong chợ với hỏa lực rất mạnh, chi đội đã xử dụng đại liên 50, đại liên 30 và tất cả vủ khí cá nhân còn sót lại vừa bắn vừa di chuyển qua ổ phục kích nầy, ra đến QL 15 về hướng Đông chừng 1 cây số thì chi đội án ngử tại phía Tây cầu Cỏ May, chờ đợi chi đoàn di tản qua phía Đông bên kia cầu. Chiều hôm đó chi đội 2 với 3 xe còn lại tử thủ tại chân cầu với 1 trung đội ND, trong số đó xe 23 phải câu bình điện mỗi lần di chuyển, chi đội 3 của tôi với 2 xe bố trí cách đó gần trăm thước , sau đó là chi đội 1 [tổn thất khá nặng trong cuộc tấn công của CSBV sáng hôm đó] 1 xe thiệt hại nặng phải phá hủy tại chỗ, xe của Bích La còn nguyên vẹn, BCH chi đoàn có 2 xe chỉ huy với 1 xe sửa chửa và chi đội 4 có 2 xe súng cối nằm dọc theo QL 15 về hướng Đông cầu Cỏ May, Lúc nầy Đ/Tá tỉnh trưỡng tỉnh Phước Tuy tháp tùng với Tướng Vũ Văn Giai TL SĐ 3 đến tại BCH chi đoàn ra lịnh TG và TĐ9 Nhảy Dù trở lại tái chiếm Phước Tuy, Đ/Úy Lượng liên lạc với Th/Tá Đường TĐT TĐ9 Nhảy Dù cho binh sĩ sẳn sàng lên xe nhưng Th/Tá Đường không chấp nhận và chọn ở lại cầu Cỏ May, không có BB tùng thiết và sau khi bàn cải với đơn vị ND , Đ/Úy Ngô duy Lượng ra lịnh cho Công binh chiến đấu phá nổ cầu để ngăn bước tiến của CSBV, tuy nhiên đã không làm thiệt hại nặng trên chiếc cầu nầy nên ban đêm địch xử dụng đặc công bò qua cầu tấn công, chi đội 2 và binh sỉ của TĐ 9 ND chống cự mảnh liệt, địch xử dụng ghe, xuồng chuyển quân dọc theo bờ sông qua phòng tuyến của CĐ 2/15 TK và TĐ 8 ND để tấn công từ phía Nam và Bắc QL 15, sau vài giờ tấn công khi tiếng súng vừa ngưng , một số binh sỉ của Thiết Giáp và Nhảy Dù bị thương nhưng không được di tản.

Sáng ngày 28 tháng 4 , địch quân tiếp tục pháo kích vào vị trí phòng thủ của chi đoàn và tìm cách vượt qua cầu Cỏ May, chi đội 2 và các binh sỉ Nhảy Dù vẩn còn chống trả với địch ở chân cầu Cỏ May, đại pháo của CSBV càng lúc càng gia tăng và càng đến gần, một trái đại bác 130 ly nổ bên cạnh xe tôi lúc di chuyển qua một vị trí khác đã làm thương vong vài binh sỉ Nhảy Dù và 2 xạ thủ đại liên trong xe tôi, chỉ có tôi và người tài xế là còn nguyên vẹn, tôi liên lạc xin di tản thương binh nhưng được lịnh chờ đợi trực thăng tải thương từ Lử Đoàn III Kỵ Binh đồn trú tại Biên Hòa, Suốt ngày nầy trên không trung các trực thăng CH-47 Chinook tiếp tục bay về hướng biển đông, tôi hy vọng có lần nào đó họ sẻ xuống đây để bốc đơn vị mình về Biên Hòa, tôi mơ ước ngày phép về Sài Gòn, nhớ ngày lang thang trên đường Nguyển Du đợi chị Thể, chị Hội, chị Loan Anh giờ tan sở ở Bộ Phát Triển Sắc Tộc, ngồi uống ly cà phê ngọt ngào đếm lá me bay, giờ đây đếm từng chiếc trực thăng bay qua ngang đầu, không hề hay biết đây là lần di tản sau cùng của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.

Chiều hôm đó chiến trường lắng dịu, không có tiếng súng thù, không đạn pháo rơi nên cái im lặng của trận địa làm mọi người ngộp thở, có lẻ CSBV chờ đợi cuộc tấn công trong đêm nay. Khoảng 10 giờ đêm thì tôi được lịnh xử dụng một thiết vận xa di chuyển về phía đông QL 15 trên đường về Vủng Tàu, để thăm dò con đường có đủ an toàn khi đơn vị di tản, tôi một mình trong đêm đi được vài cây số dưới ánh trăng thì nhìn thấy QL 15 bị phong tỏa bằng các cuộn kẻm gai, tôi mở đèn pha và lội bộ trước đầu xe để xem tình hình, trong ánh sáng của đèn xe tôi thấy một người lính Thủy Quân Lục Chiến gở một đoạn kẻm gai để đến gần tôi, anh cho tôi biết là trên đường quốc lộ đã được gài mìn chống chiến xa và vị trí phòng thủ của đơn vị TQLC bao bọc 2 bên bằng kẻm gai và mìn Claymore để tử thủ đến cùng, tôi báo cáo về chi đoàn biết tin và nhận lịnh nằm tại chổ chờ đến sáng hôm sau, suốt đêm tôi lo lắng, bâng khuâng không biết ngày mai sẻ ra sao, sau lưng tôi cả chi đoàn nằm trong vòng hiểm nguy của hàng ngàn quân thù với xe tăng và đại pháo, trước mặt tôi là hàng rào phòng thủ của người lính mủ xanh, những người hùng của mùa hè đỏ lửa 1972 ngày tôi mới vào lính, ôm súng trên phòng tuyến đợi quân thù, nhìn về hướng tây trong ánh lữa bập bùng của hỏa châu và những cuộn khói lờ lững trôi ở cuối chân trời , tôi biết chiến trận vẩn còn trong cao độ giửa các cánh quân còn lại của quân lực VNCH và CSBV , dựa lưng vào pháo tháp để tìm giấc ngủ vội vàng tôi chờ đợi ngày mai, như chờ đợi và chấp nhận số phận nào đã đưa tôi vào con đường chinh chiến hiểm nguy mà không còn lối thoát .

Trưa ngày 29 tháng 4 , chi đoàn di chuyển về hướng đông QL 15 , sau cuộc tiếp xúc của chi đoàn trưởng Đ/Úy Ngô duy Lượng và cấp chỉ huy của đơn vị TQLC , họ đã tháo gở mìn và chướng ngại vật trên đường quốc lộ cho đơn vị Thiết giáp và Nhảy dù vào Vũng Tàu, để lại sau lưng SĐ 3 CSBV trên đường truy đuổi, sau khi tu bổ cầu Cỏ May và đưa bộ binh vào xâm chiếm Vũng Tàu. Chi đội 2 đi trước, chi đội 1, kế đến BCH, chi đội 4 và chi đội 3 của tôi đi sau cùng, khi vào đến phố Vũng Tàu thì lực lượng đặc công và bộ binh của CSBV đã nằm phục kích, mở cuộc tấn công sau khi 1 thiết vận xa của chi đội 2 di chuyển qua khỏi đầu phố, hơn ba mươi mấy năm may mắn liên lạc được với Th/Úy Hường tôi mới biết xe Hường đi sau xe 26 bị một trái M79 vào pháo tháp, xe tấp lên lề ủi vào căn nhà bên đường, tài xế chết và Hường bị thương, được lính bỏ vào thuyền thúng đưa đến bịnh viện Gò Công, ngày 30/4 bị đuổi về nhà, tù cải tạo hơn 2 năm lại bị trái M79 oan nghiệt một lần nửa đưa Hường ra khỏi trại tù và kẹt ở VN cho đến ngày hôm nay, kế đến xe sửa chửa 06 của CĐ bị bắn cháy và cả đơn vị bị kẹt trên đường phố nhỏ hẹp không xoay trở được, tôi nhận lịnh mang 2 xe còn lại của chi đội 3 mở đường tấn công vào ổ phục kích của địch, khi di chuyển qua phần còn lại của chi đoàn ở đầu phố thì tôi thấy xe 06 nằm giửa đường vẩn còn bốc cháy, sau xe xác chết của Hạ sỉ Có, người lính kỵ binh thân quen của tôi ngày mới về đơn vị và xác 2 đồng đội khác nằm chết bên nhau, trên con đường chỉ còn máu lửa và nước mắt, tôi đi trước theo sau là xe số 36, khai hỏa tất cả vủ khí còn đủ đạn dược, từ đại liên 50 ly, 30 ly, súng phóng lựu M79, súng cá nhân M16 và Colt 45, vừa di chuyển vừa bắn hai bên đường, cả đơn vị di chuyển trong tiếng đạn mịt mù qua khoảng hơn cây số mới đến Bến Đá.

CSBV tiếp tục pháo kích trên đường di tản của Thiết giáp và Nhảy dù bằng đại pháo trên đường ra biển, tôi nhận lịnh rời xe và phá hủy các thiết vận xa trước khi ra bờ biển, tuy nhiên trong lúc gom góp đồ đạc vào ba lô và trong cơn mưa pháo kinh hồn, tôi lội bộ ra bờ biển tìm kiếm đồng đội mà không có cơ hội làm được điều đó, một số kỵ binh và binh sỉ nhảy dù đã bị thương và chết trên chặng đường nầy, tôi xuống một chiếc xuồng máy đuôi tôm với Cần, Dũng và Thành của chi đội 2 cũ khi tôi về làm chi đội trưỡng chi đội nầy vài tháng, tuy nhiên sau vài lần tìm cách nổ máy mà vẩn không thành công, nhìn ra trước mặt tôi thấy một chiếc xuồng khác chạy qua với một số KB đồng đội gọi tôi , tôi quay lại dặn dò Cần nhớ tìm tôi khi về Sài Gòn rồi tôi nhảy xuống biển để bơi ra khi chiếc xuồng nầy quay lại để kéo tôi lên, không để ý rằng mình mang cả ba lô, súng đạn khi lội xuống biển, nên khi người lính kéo tôi lên phải cởi bỏ ba lô thả xuống biển cho dể dàng kéo tôi lên, tôi ngồi trên xuồng tiếc cái ba lô với cuốn nhật ký tôi viết từ ngày ra đơn vị, mấy lá thư hỏi thăm của người tôi yêu mà không yêu tôi nên chỉ giữ để làm kỹ niệm mà thôi, tôi tháo đôi giày bốt đờ sô xả nước cho khô và lau hai cây súng M16 và Cold 45, mỗi cây chỉ còn có 1 băng đạn mà thôi, khi trời vừa sập tối tất cả kỵ binh còn lại của chi đoàn dời qua một chiếc tàu đánh cá lớn hơn, con tàu trực chỉ về tỉnh Gò Công trong đêm tối, mổi người riêng một ý tưởng, không ai nói chuyện gì với nhau, ai cũng có những nổi buồn canh cánh bên lòng và âu lo của những ngày sắp đến .


Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 , những kỵ binh còn sống sót sau trận chiến ở thị xã Bà Rịa của chi đoàn 2/15 TK ngồi trên chiếc tàu đánh cá đợi chờ tin tức từ trong đất liền , cho đến khi nghe tin T.T Dương văn Minh yêu cầu các binh sỉ bỏ súng và chấp nhận đầu hàng vô điều kiện , Đ/Úy Lượng họp mặt tất cả kỵ binh để thăm dò ý kiến và cho phép mọi người được lựa chọn một trong hai con đường còn lại , một là đi về vùng IV chiến thuật hay ra đảo Phú Quốc để tiếp tục cuộc kháng chiến chống cộng, hai là trở về để đầu hàng cộng sản và đoàn tụ với gia đình, khoảng 6 hay 8 người tôi không nhớ rỏ đã tình nguyện trở về với gia đình, đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi tiển đưa nhau, họ có an toàn trở lại với gia đình không ai biết, cũng như số phận của 36 người kỵ binh còn lại những tháng ngày sắp tới không biết về nơi đâu, Đ/Úy Lượng cho phép vài người vào bờ để mua sắm lương thực và chuẩn bị cho một cuộc hành trình về trên vùng vô định , tôi tình nguyện ở lại không biết có phải vì TỔ QUỐC , DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM hay không , tổ quốc tôi với hơn 20 năm trưởng thành và 3 năm dài trong quân ngũ đã không còn , danh dự và trách nhiệm của một sỉ quan đã làm tôi ray rức nhiều hơn hết, có lẻ đó là động lực duy nhất thúc đẩy tôi vào quyết định chiến đấu đến cùng, hay kinh nghiệm của những ngày ấu thơ ở Đại Lộc, Quãng Nam nơi tôi sinh ra và lớn lên trong vùng cộng sản chiếm đóng, chứng kiến sự tàn ác của chế độ cộng sản và cuộc đời chinh chiến đã để cho tôi nhìn thấy những đổ vở trên quê hương, do kẻ thù từ phương Bắc gây ra, nên tôi quyết định ra đi.

Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975 con tàu lên đường ra khơi, mang theo những kỵ binh còn sống sót trong trận chiến sau cùng của chi đoàn 2 số đỏ [biệt danh cho CĐ 2/15 TK], một thời oanh liệt trên chiến trường Tây Ninh, Hậu Nghỉa, Bình Dương, Biên Hòa và Long Khánh của vùng III chiến thuật, những con đường in vết xích qua chiến trường Kampuchia năm 1971 và 1974, nay chỉ còn là dấu chân của một thời trong dỉ vãng, con tàu trực chỉ về hướng Đông, trước mặt chỉ có màu biển xanh và bầu trời rộng mở, sau lưng là hướng Tây, đỏ rực màu nắng của bóng chiều lên khi mặt trời vừa xuống, đó cũng là hình ảnh sau cùng để tôi nhìn lại quê hương Việt Nam thân yêu, gia đình tôi không còn liên lạc từ ngày mất Đà Nẵng chắc không biết những gì xảy đến với tôi, tôi ra đi về một chốn lạ xa mà không biết có ngày trở lại, tương lai tôi như bóng tối đại dương mà con tàu đang dấn bước, trong bóng đêm mịt mùng chỉ còn nghe tiếng sóng vổ và từ phía chân trời xa có ánh đèn lấp lánh trong màn đêm, những ánh đèn trên chiến hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ, cũng là ngọn hải đăng cho con tàu lưu lạc trong cơn bảo tố của quê hương, soi đường cho cuộc hành trình của 36 kỵ binh chi đoàn 2/15 TK về trên vùng đất mới, riêng tôi cuộc đời Kỵ Binh hơn một năm ngắn ngủi chỉ còn là nhớ thương và nuối tiếc, những ngày tháng vàng son và oai hùng của một thời làm lính mũ đen chỉ còn là kỹ niệm mà thôi.

Chiến Lê
MẸ VIỆT NAM ƠI CHÚNG CON VẨN CÒN ĐÂY!
Bất chấp những đe doạ của bạo quyền, sáng chúa nhật 26.3.2017 đàn con của mẹ vẩn tiếp tục ra quân trên khắp các nẻo đường Sài Gòn, họ cầm và dơ cao tấm bảng "Fomosa cút khỏi VN- Formosa Get Out Of Vietnam" ở bất cứ chổ nào mà họ có thể thực hiện được. Từ bên kia bờ đại dương chúng tôi thức trắng một đêm để theo dỏi hình ảnh can trường này của người Sài Gòn. Với chiến thuật mới " đánh gọn nhanh và lẻ tẻ khắp nơi", những đứa con của mẹ VN đã ra đi và trở về một cách rất an toàn. Xem ra cách đánh dương đông kích tây này một thần dược trị được căn bệnh trầm kha mà từ lâu những người yêu nước thường hay gặp, đó là vừa tránh được cặp mắt quan sát theo dỏi của tình báo đối phương vừa bảo toàn được lực lượng. Người yêu nước đã áp dụng phương pháp du kích trong 2 tuần 19 và 26.3.2017 cho chúng ta thấy được sự thành công của việc giử ngọn lửa đấu tranh ở Sài gòn không bị bọn bạo quyền dập tắt.
Tuy ngọn lửa ban đầu còn yếu ớt, nhưng nói lên được quyết tâm của những đứa con yêu của mẹ VN, đang dang tay ra bảo vệ mẹ, bảo vệ di sản trên 4000 năm mà mẹ đã để lại cho nhân dân VN. Ngọn lửa đấu tranh ở Sài Gòn vẩn tiếp tục cháy, người giử lửa vẩn mạnh mẻ như đang được hồn thiêng của sông núi , hồn thiêng của Trưng, Triệu, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ đang hổ trợ cho họ trên con đường giử lấy hồn Việt.
Quyết tâm giử lấy hồn Việt của đàn con mẹ VN mạnh mẻ hơn bao giờ hết để nói với đàn con cháu Lê Chiếu Thống thời đại (cộng sản VN) về tình yêu đất nước và tình yêu đồng bào của người Sài Gòn, trong trận chiến đầy cam go này.
Chúng ta những đứa con yêu của mẹ VN không thể nào còn có thể chịu đựng những nghịch cảnh mải được. Hãy nhìn vào bộ máy tà quyền cs ngày hôm nay, để thấy sự hoang phí, ngu dốt và nạn bè phái ngày càng càng lên cao. Một đất nước mà các cấp chỉ huy đi lặt rau, trồng thuốc phiện, chỉ biết chun vào ống đồng khi bọn hải tặc Trung cộng tới đặt giàn khoan trong vùng biển VN. Với thành tích như vậy chúng cũng được gắn cấp tướng, con số tướng lãnh của nước CHXHCNVN tính đến nay đã vượt trần. Cho đến tháng 4/2014, VN có 366 tướng lãnh quân đội, trong số này có 2 đại tướng, 7 thượng tướng, và 272 thiếu tướng. Con số tướng lãnh tại chức của VN như vậy còn cao hơn cả số tướng lãnh của đại ca Tàu cộng. Theo Tân Hoa Xã, thì đến tháng 7/2014, Tàu cộng chỉ có 191 tướng lãnh, và cấp bậc cao nhất là thượng tướng. Ngoài ra, bộ máy nhà nước của tà quyền cs còn có 11 triệu người trong quân đội, công an và các cơ sở hành chánh từ hạ tầng tới trung ương, 500 con khỉ trong Quốc Hội, một thứ robot chỉ biết gật đầu làm tay sai cho đảng....đang cắn xé, cào cấu hàng tháng ngân qủi quốc gia.
CHXHCNVN có một đám tướng hèn nhất thế giới, chỉ biết co đầu rút cổ trước quân xâm lược Tàu cộng và là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách quốc gia, nhân dân phải è cổ ra đóng thuế để phải nuôi một đám người hèn giặc, ác với dân, chỉ biết làm nhục đất nước và dân tộc, một nghịch lý trong chế độ hiện nay. Nếu như chúng ta cứ im lặng không lên tiếng, thì chúng ta mải mải phải gánh chịu nghịch cảnh này.
Bọn tà quyền đang sử dụng tiền thuế nhân dân để nuôi một đám tay chân bộ hạ của các bè phái trong đảng, đám sâu mọc này đang đục khoét quê hương của mẹ VN ngày đêm.
Chúng ta, hơn bao giờ hết phải có nhiệm vụ tiếp tay với các anh chị em đang giử lửa cho Sài Gòn để chấm dứt hoàn toàn mọi hệ lụy đã từ lâu còn tồn tại trên quê hương chúng ta. Tà quyền cộng sản, ngày nay không còn khả năng để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền đất nước, chúng nhắm mắt làm ngơ trước sinh mạng của ngư dân bị hành hạ và bị giết chết ngoài biển đông, nhắm mắt trước sự kêu gào của ngư dân đang thất nghiệp vì biển và cá bị nhiểm độc, nhắm mắt trưóc tình trạng nền kinh tế quốc dân đang đứt phanh lao dốc với tốc độ cao hướng về đáy thung lũng...
Một chế-độ thối nát, tham nhũng hạng nhất nhì thế giới từ thượng tầng xuống tới hạ tầng, một bộ máy cai trị độc đảng, lạc hậu, lỗi thời, phi dân chủ, vô đạo, phản dân, bán nước..dứt khoát phải bị đào thải. Tà quyền Hà Nội hiện nay, đã đến lúc phải ra đi để mở đường sống cho Việt tộc. Năm triệu đồng bào hải ngoại, 91 triệu thanh niên, sinh viên, trí thức, quân nhân, công nhân và đồng bào yêu nước tại quốc nội từng bị “Đảng” lừa gạt gần một thế kỷ nay, xin hãy đứng thẳng người dậy, nhanh chóng nhập cuộc để cúu nguy Tổ quốc, đây là trách nhiệm chung của toàn dân, không còn riêng của các tổ chức chính trị hay của các phong trào đấu tranh dân chủ...Thời kỳ tan rã của nhà nước Cộng sản là chuyện chắc chắn phải xãy ra, đây đúng là thời quá độ của đảng csVN, chúng đang bước vào giai đoạn mạt vận của học thuyết Mác – Lênin, một học thuyết từng cổ súy bạo lực, chiến tranh, máu đổ đầu rơi. Tình trạng suy thoái toàn diện của đảng CS Việt Nam đã không còn cách gì cứu vãn nổi. Bạo lực cách mạng quần chúng sẽ san bằng bất công, thay đổi vận mệnh đất nước, cân bằng xã hội, đưa dân chủ tự do về đúng với vị trí của nó và VN mãi mãi sẽ minh châu trời đông.
Vì thế, bất cứ một sự vô cãm với đất nước trong lúc này là hiễm họa của một sự diệt vong sẽ đến với Việt tộc! Hơn bao giờ hết chúng ta phải tự đứng lên để giải quyết chuyện của VN chúng ta, để người dân có được đầy đũ NHÂN và DÂN QUYỀN trong một thể chế tự do dân chủ. Để Việt Nam luôn ngẩng cao đầu với thế giới bên ngoài.
Hãy cùng nhau đặt tay lên tim mình mình để nghe xem con tim mình còn đập chung nhịp với con tim của mẹ VN không? đặt tay lên tim để tự kiểm lại coi dòng máu Lạc Việt của mẹ Âu Cơ có còn tiếp tục lưu thông trong huyết quản nửa không? Đặt tay lên tim và tự hỏi con đã làm gì để cám ơn đời, cảm ơn mẹ VN đã cưu mang hình hài này của con trong suốt quá trình từ lúc biết đi cho đến khi trưởng thành?
Các con ơi! mẹ VN còn con sẽ còn tất cả, mẹ VN mất thì con sẽ mất tất cả. Mẹ VN là cội nguồn của yêu thương, may mắn thay hôm nay đây, mẹ VN vẩn còn có chúng tôi, những đứa con Sài Gòn của mẹ, với màu da vàng với dòng máu tiên rồng.. đang dang rộng hai tay ra, quyết một lòng giữ vững quê hương và sự trường tồn của mẹ VN, mẹ vẩn hảnh diện vì đàn con của mẹ vẩn còn đây.
Gái Triệu Trưng bồ liễu chống xâm lăng 
Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng 
Con Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy 
Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ, Bắc Bình Vương 
Quyết một lòng đi giữ vững quê hương 
Và còn nữa con của Mẹ toàn danh tướng 
Lòng Mẹ vui hãnh diện với đàn con...

Người Việt Hải Ngoại chúng tôi, rất cảm phục, luôn hổ trợ và vinh danh những đứa con yêu nước của Sài Gòn và những đứa con yêu nước khác trên khắp ba miền đất nước, những con người dũng cảm, can trường của mẹ đang tiến bước trên con đường đấu tranh đầy gian khổ, để tranh thủ cho VN sớm có được dân chủ, tự do, thái bình và ấm no.
Thân chúc các anh chị em, những đứa con yêu của mẹ một sức khoẻ trường tồn để vượt thắng con đường đầy chông gai của cuộc cách mạng dân tộc. Đồng bào tôi ơi! Các bạn tôi ơi! vạn sự khởi đầu nan. Xin mượn câu nói của cụ Nguyễn Bá Học để kết thúc bài viết này:
"Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" .

Lý Bích Thuỷ 27/3/2017