Powered By Blogger
VOVINAM RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Chiều ngày 6/5/2017 tại TP-HCM, VVF đã tổ chức hội nghị với đề án chuẩn bị nhân sự Ban Chấp Hành Liên Đoàn VVN-VN (VVF) nhiệm kỳ III (2016-2020). Ông Mai Hữu Tín - nguyên chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ VN và hiện là chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư U&I (Unigroup) - được đề cử cho chức danh tân chủ tịch VVF. Được biết Ông Mai Hữu Tín là Phó Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành từ ngày 4/5/2017. Thay thế vị trí của Lê Quốc Ân (1950), Chủ Tịch BCH/LDVVN-VN quốc doanh đã quá già 67 tuổi.
9 phó chủ tịch khác vẩn chưa thấy VC công bô. Như thường lệ, một trong 9 Phó Chủ Tịch VVF phải là một tướng Công Ạn- Trong nhiệm kỳ II là trung tướng Tổng Cục II An Ninh Võ Hoài Viêt. Trong nhiệm kỳ III này, có thể một tướng CA khác sẽ thay thế vị trí tướng Võ Hoài Việt (đã nghĩ hựu)?
Phó chủ tịch thường trực được đề cử vẫn võ sư Nguyễn Văn Chiếu (vc nằm vùng trước 1975), là chánh chưởng quản hội đồng VS. Ông Nguyễn Bình Định - trưởng bộ môn Vovinam Sở VH-TT TP.HCM, con trai ông Chiếu được đề cử chức danh tổng thư ký. Dự kiến số lượng Ủy viên BCH/VVF nhiệm kỳ III từ 30-40 người, so vói nhiệm kỳ trước kém hơn 5 thành viên.
Mục tiêu cho nhiệm kỳ mới là tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động quốc tế, đặc biệt là đưa Vovinam trở lại SEA Games sau khi vắng mặt ở hai kỳ 2015 và 2017.

Cã nhà Nguyễn văn Chiếu từ rể tới con trai đều là những những tham quan trong căn nhà VVN quốc doanh một kiểu dựa hơi đảng cộng để lan rộng quyền lực “gia đình trị” sang các Liên đoàn Vovinam quốc tế. Và nhân vật được “cài cắm” là con gái của ông: Nguyễn Thanh Nhã, tức Thanh Nhã Berrier (nay mang quốc tịch Pháp) tại Liên đoàn Vovinam châu Ậu. Vụ việc bẩn thỉu của gia đình NVC được các báo trong nước loan tin http://www.baomoi.com/khi-lien-doan-vovinam-…/c/17333829.epi
Nói tới Vovinam là trái tim từ ái của những môn sinh chân chính không khỏi khoắc khoải bồn chồn lo âu cho tiền đồ của Vovinam, không biết rồi sẽ ra sao? khi các võ sư phản đồ vô liêm sĩ trong cái gọi là Hội Đồng VS Chưởng Quản Môn Phái và cái gọi là Hội Đồng VS TƯƠNG TRỢ/ HN tiếp tục sống chết trung thành tuyệt đối với đảng bán nước csVN.
Nhìn qua đám võ sư hám danh bất tài vô dụng này đang cúi đầu trước bạo quyền mà chúng tôi những hậu bối trẻ ở hải ngoại cảm thấy mối sĩ nhục dâng trào.... con tim từ ái đầy uất nghẹn tưởng chừng như sắp ngưng đập trước tin tên VC không có căn cước trong môn phái, Ông Mai Hữu Tín, một đại biểu Quốc Hội - đảng viên đảng cộng sản là Chủ Tịch Tân Ban Châp hành Vovinam Việt Võ Đạo Quốc Doanh trong nước VVF nhiệm kỳ 2017-2020.

Mặc dù Đại Hội chưa triệu tập nhưng bọn VC đã công khai tên tuổi người lãnh đạo môn phái Vovinam và vị trí của vs phản đồ Nguyễn văn Chiếu trong chúc vụ bù nhìn Phó CT Thường Trực và con trai là Nguyễn Bình Định được giử chức Tổng Thư Ký BCH Liên Đoàn VVN Quốc Doanh. Có thể đây là đặc ân của đảng cộng sản dành cho gia đình võ sư tay sai Nguyễn Văn Chiếu, trước khi ông về chầu boác hù để báo cáo công trạng làm osin cho đảng. Được biết Nguyễn Bình Định từng là HLV phụ trách Vovinam của Sở VHTT&DL. Thế là đời cha võ sư Nguyễn văn Chiếu rồi tới đời con Nguyễn Bình Định hết lòng hiến thân trung thành đi theo đảng bán nước - Cái phúc của gia đình võ sư Nguyễn văn Chiếu là có người làm tay sai nối nghiệp. Đai trắng của ông Nguyễn văn Chiếu đang mang, chỉ là để tượng trưng cho đỉnh cao nhất của kiếp làm ô sin cho đảng csVN, người ta tìm thấy nơi ông NVC và các võ sư trong cái gọi là HĐVSCQMP và HĐVSTT-HN có loại GEN trùng với Lê Chiêu Thống và Trần ích Tắc.
TIỂU SỬ TÂN CHỦ TỊCH VVF
Mai Hữu Tín (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1969 tại Bình Dương) hiện đang là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khoá IV (nhiệm kỳ 2011-2014), Đại biểu Quốc hội khoá 12 và 13 là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I
- Sáng lập và điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư U&I (Unigroup) từ năm 1998 với hơn 30 công ty con và công ty liên kết, hoạt động trong 8 lĩnh vực chính: giao nhận vận tải, xây dựng, dịch vụ tài chính, bất động sản, sản xuất, bán lẻ, nông nghiệp, dịch vụ; và một số khoản đầu tư khác như Trí Việt Media với kênh truyền hình HTV3 và gần đây là thương vụ mua lại cổ phần của đối tác Nhật Bản tại Giấy Sài Gòn.
- Giải thưởng Doanh nhân ASEAN 2007;
- Đại biểu Quốc hội khóa XII; khoá XIII;
- Đương kim chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khoá IV (2011-2014)

Nhìn vào tân ban chấp hành của Liên Đoàn VVN/VN người ta thấy tội nghiệp cho những võ sư phản đồ như Nguyễn văn Chiếu, hơn nửa đời làm kiếp tay sai cho đảng csVN, đương kiêm Chánh Chưởng Quản Môn Phái Vovinam, chỉ là một võ sư xách dép hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác cho những tên đảng viên Việt cộng trong LĐ/VVN-VN, là những tên chưa từng có một giờ tập Vovinam như tân Chủ Tịch BCH/ Liên Đoàn VVN-VN. Một điều rất lý thú là Đại Hội bầu BCH LĐ /VVN-VN nhiệm kỳ 2016-2020 chưa triệu tập mà bọn cộng sản đã công bố vị trí chủ tịch và vị trí tay sai Nguyễn Văn Chiếu và Nguyễn Bình Định (con trai của Nguyễn Văn Chiếu), còn lại 9 Phó Chủ Tịch và các Ủy Viên khác thì chưa công bố. Một võ sư tay sai nửa là Nguyễn Chánh Tứ vẩn chưa thấy việt cộng đề cập tới một vị trí nào trong BCH (vc nằm vùng trước 1975), có lẽ vì quá già chăng?
Nghề làm tay sai cho VC, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản của các võ sư trong HĐVSCQ-MP và HĐVSTT-HN rồi đây cũng giống như tên phi công Nguyễn Thành Trung, người ném bom Dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, được vc sử dụng vài năm rồi cho về vườn. Cuối cùng đi lái phi cơ riêng cho bầu Đức. Cái nhục của Nguyễn Thành Trung cũng như những tên phản bội như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa tham gia sáng lập và giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, cuối cùng phải xin rời đảng csVN năm 1979, Huỳnh Tấn Mẩm từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, sau 1975 vc cũng không giao cho tên phản bội này chức vụ gì quan trọng để xứng đáng với công trạng của y đã cống hiến cho đảng . Tóm lại những tên tay sai cho vc hầu hết đều có cái kết giống nhau, không có tên nào được vinh hiển trong kiếp làm sai cho vc.
Chúng tôi những người trẻ hậu bối của Vovinam nhưng rất khinh bỉ những loại võ sư tay sai bán rẻ môn phái cho việt cộng, là những người thiếu tư chất Việt Võ Đạo, không xứng tầm để đeo cái đai trắng của môn phái VVN-VVĐ.
Theo tôi, chỉ chửi bọn VC chưa đủ, mà phải chửi cả những võ sư và huấn luyện viên tay sai của vc núp trong bộ áo VVN. Bởi vì chính đám tay sai này đã dắt đường, dẫn mối cho VC quốc doanh bộ môn nghệ thuật dân tộc Vovinam, để rồi ngày hôm nay môn phái đi theo tấm bảng chỉ đường của đảng Việt gian csVN, một tội danh không thể nào tha thứ.
Nói theo Lão Móc: "Tất cả chúng nó đều là QUÂN CHÓ ĐẺ!". Chúng tôi tuy là hậu bối, nhưng không biết ngoãnh mặt làm ngơ trước cơn võ nạn của môn phái Vovinam ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ từ từ điểm danh từng khuôn mặt tay sai của VC trong hàng ngũ Vovinam-Việt Võ Đạo trong nước và Hải Ngoại.
Chừng nào những Việt Võ Đạo Sĩ của môn phái chúng ta xuất hiện để chấn hưng môn phái trảm yêu trừ ma? Hay là đợi tới khi VC và đám phản đồ rước hình ác quỷ hồ chí minh vào tổ đường để thờ chung với sáng tổ Nguyễn Lộc, giống như chùa chiền và nhà thờ quốc doanh...rồi mới cất lên tiếng nói? chuyện đưa hình hồ tặc vào tổ đường Vovinam chỉ là điều sớm hay muộn mà thôi. Cái hèn của những con người Vovinam sau 1975 cho tới nay là như vậy đó, mặc dù họ thấy chướng tai gai mắt trước cơn võ nạn của Vovinam, nhưng những vị này vẩn bịt mắt, bưng tai để thế sự thăng trầm theo năm tháng.  viên khác đang sinh sống ở hải ngoại. Giờ đây vì tham vọng quốc doanh luôn hai hệ phái ly khai khác đang tồn tại ở Hải Ngoại. Nên VC thi hành nghị quyết 36 qua các chân rết, trong cái gọi là Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ Hải Ngoại để chiêu dụ một số các võ sư và huấn luyện viên khác đang sinh sống ở các quốc gia tự do, nơi có các sinh hoạt của Vovinam.
Ở Hoa Kỳ có các tay sai tích cực như võ đường của nữ võ sư Cẩm Bình - Người đang quản nhiệm 2 võ đường: Franklin School: 420 Tully Rd, San Jose, Ca 95111 và võ đường Shirakawa School : 665 Wool Creek Dr. San Jose, Ca 95112 . Các võ đường của võ sư Cẫm Bình thành lập, chính là chân rết của Vovinam quốc doanh trong nước. Ở Hải Ngoại cô Cẩm Bình thường hoạt động núp dưới bóng cờ vàng 3 sọc đỏ.
Xin qúi vị võ sư, HLV đang làm Ô Sin cho đảng bán nước csVN đừng nên lý giải hành động của mình bằng cụm từ " phát triển môn phái hay phát triển thế hệ VVN trong lòng dân Viêt". Nếu nói thế, xin qúi tự hỏi lại: " tại sao sáng tổ Nguyễn Lộc lại di cư vào nam, từ bỏ nơi chôn nhau cắt rún, dẩn các môn đệ tâm huyết và gia đình vào nam năm 1954, từ chối cộng tác với Nhà Nước VNDCCH?? rồi cụ bà phu nhân của sáng tổ và toàn gia đình, lần thứ hai phải bỏ lại VN năm 1975 để đến Mỹ tị nan là sao?" có phải gia đình sáng tổ trước sau như một- không tiếp tay với giặc cộng gieo thêm mầm ác trên quê hương điêu tàn VN.
Mượn bài thơ của của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh để thay đoạn kết cho bài viết nay. Cụ Nguyễn An Ninh (15 tháng 9 năm 1900 - 14 tháng 8 năm 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.

Lý Bích Thủy 31.5.2017

Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầu


Chuyện Lạ, vui trong chiến tranh VN, máy bay Mỹ.. thả trái bom.. có hình cái "bồn cấu" <toilet bowl> chuyện thật ....như đùa !!!
Người Mỹ.. cũng khôi hài , dí dỏm dù là trong lúc nguy hiểm.. không phải lúc đùa giỡn !!
Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầu


Đây có thể coi la phi vụ “ném bom” kỳ quái nhất trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 của không lực Hoa Kỳ.


Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầuTrong chiến tranh Việt Nam


, không quân Mỹ từng thực hiện một phi vụ cực kỳ quái đản: Ném một chiếc… toilet năm 1965. Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầu

Phi vụ này được các phi công chiến đấu của Phi đoàn cường kích 25 trên tàu sân bay USS Midway thực hiện nhằm kỷ niệm để đánh dấu cột mốc 6 triệu cân Anh bom đã được thả kể từ khi tham chiến ở Việt Nam. Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầu“Quả bom toilet” này vốn là một chiếc toilet trong nhà vệ sinh của tàu sân bay. Nó đã hỏng và đáng ra phải bị ném xuống biển. Tuy nhiên, một sĩ quan của tàu sân bay USS Midway đã nảy sinh ý tưởng kỳ quặc khiến nó bất đắc dĩ đi vào lịch sử. Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầuChiếc toilet đã được “chế” thành một quả bom với kíp nổ và các cánh đuôi. Nó còn được gắn phù hiệu của Phi đoàn cường kích 25 trước khi gắn lên giá bom của một chiếc Máy bay Skyraider A-1H mang biệt danh “Con Hổ Giấy II”. Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầu
Phi vụ ném toilet được tiến hành vào ngày 4/11/1965. Phi công lái máy bay thực hiện phi vụ này là Clarence W. Stoddard, Robin Bacon. Quả bom kỳ quái nhất chiến tranh Việt Nam: Chiếc bồn cầuDù không được nhiều người biết đến, nhưng phi vụ ném bom lạ lùng này trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 của không quân Mỹ quả thực là một sự kiện hi hữu trong lịch sử chiến tranh của thế giới.

Sưu tầm trên Internet
TỪ ĐẠO TỚI VIỆT ĐẠO, VÕ ĐẠO VÀ VÕ ĐỨC
Nếu trong kho tàng ca dao tục ngữ, người Việt có thể tìm thấy được một triết lý sống cho phải đạo trong sinh hoạt hàng ngày - Chữ Đạo nơi đây được hiểu như một con đường, một hướng đi tìm đến chân, thiện mỹ của Việt tộc, được gọi là Việt đạo - một hệ thống tín ngưỡng truyền thống được ghi nhận qua các câu ca dao tục ngữ. Việt đạo theo dòng lịch sử phát triển và được phong phú hoá thêm bằng một chút Phật, một chút Thiên Chúa, Tin lành, Cao Đài, Hòa hảo, Hồi, Bà La Môn...Trong đó có đạo làm người, đạo làm vợ chồng, tình sư môn, cách ăn ở sao cho phải đạo. Việt đạo trong tình yêu đất nước, là trách nhiệm và bổn phận Trách nhiệm của người lãnh đạo - phải cương quyết với một định hướng nhất quán với đất nước, quên mình vì quốc dân, đồng bào của mình... trách nhiệm và bổn phận tiêu biểu như sau:


"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"- Bà Triệu - Triệu Thị Trinh (225 - 248).

"Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã"- Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300)

"Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc".(Tổng thống Ngô Đình Diệm)

Truyền thống của Việt đạo là "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước thì phải nhớ nguồn" hay "Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", Những thông điệp đó của tiền nhân được coi như một tín ngưỡng dân gian và có thể xem là một trong những yếu tố của văn hóa nhân văn mang tính giáo dục vô nguồn gốc, hun đúc tinh thần,- làm nền tảng cho Việt đạo và hiện diện từ lâu đời trên nước ta. Nó có thể tóm tắt như sau:
Cha phải khoan từ.
Con phải hiếu thảo.
Anh phải rạch ròi.
Em phải kính thuận.
Chồng phải chính chắn.
Vợ phải nhu thuận.
Dân phải yêu nước
Quan phải thanh liêm
Lãnh đạo thương dân 
Đồng môn tương trợ
Huynh đệ thương mến
Sư đồ tôn kính
Thầy gương đạo đức
Trò nên trọng đạo


TỪ VÕ ĐẠO ĐẾN VÕ ĐỨC
Trong các môn võ của phương Đông dù có khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau về võ đạo: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn… Tuy nhiên, người Nhật Bản có điểm khác biệt cơ bản các dân tộc ở quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Trung Hoa và nhất là tại các nước Tây phương, chính ở chỗ quan niệm về học võ của họ. Người Nhật Bản đến võ đường với mục đích cao quí là học tập và rèn luyện cái “Đạo” trong võ học, còn đòn thế và cách thi triển chỉ là thứ yếu. Bất cứ một người Nhật không ít thì nhiều đều có mang tinh thần "võ sĩ đạo" trong người và chính điều này đã đóng góp mạnh mẽ cho việc dựng nước và phát triển thành công nước Nhật lên hàng cường quốc, làm thế giới phải kính phục.
“Võ đạo”, đã tự bộc lộ được khả năng soi sáng, khả năng giác ngộ, để con người không chỉ vượt thắng đối thủ, vượt thắng ngoại giới, mà cái chính là “vượt thắng chính mình”, tự hoàn thiện nhân cách, tự soi sáng tâm linh mình qua một quá trình rèn luyện gian khổ, qua những thực hành trên con đường nghệ thuật đầy chông gai để đạt tới sự giác ngộ về võ đạo.

Đi sâu thêm về “Đạo“ trong võ đạo của người phương Đông, chưa có một từ ngữ tương đương nào của người phương Tây có thể dịch thoát, vì đạo ngoài ý nghĩa là “con đường“, là “thông lộ” còn bao hàm cả ý nghĩa của các triết lý tôn giáo, vì Việt đạo chúng ta bắt nguồn từ tam giáo đồng hành Khổng, Lão, Phật, là luân lý là triết lý về nhân sinh quan của con người.
Sách Luận ngữ có câu: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, có nghĩa là thấy việc nghĩa không làm, không phải là người có dũng, thấy việc đúng mà không làm thì không phải là người tốt (quân tử), vì vậy tiêu chí của người học võ là biết trọng nghĩa. Người môn sinh Vovinam lấy cái dũng của bàn tay thép và cái sáng của tâm (tim từ ái) hoà hợp với nhau để tiến tới một tầm cao khác là nhân võ đạo.
Đường lối của các môn phái trong làng võ thuật, điều tôn vinh trước tiên là phải trọng võ đức một tích lũy từ võ đạo, muốn có võ đức phải hiểu rõ sự công bằng, và các nguyên lý của cấu trúc phát triển xã hội cho hợp đà tiến về tư tưởng của con người. Muốn hiểu rõ các điều căn bản đó thì người môn sinh cần phải có học vấn. Võ thuật là môn học rộng lớn, thâm sâu, mang tính khoa học, nghệ thuật, với sự giáo dục văn hóa nhân bản khai phóng và dân tộc. Vovinam chúng ta được phát triển rộng lớn đến ngày hôm nay, đó là đã biết vận dụng đúng theo con đường Việt đạo truyền thống từ tiền nhân truyền lại cho chúng ta.
Võ đức ngày nay chỉ còn thấy một ít tích tụ chung quanh các võ sư cao niên và VS cao đẳng thuộc VVN chính thống ở Hải ngoại và một vài vị VVN-VVĐ chính thống đang còn kẹt lại trong nước, ngoài ra võ đức không thể có nơi các phản đồ của môn phái, nhất là những võ sư đã dâng trái tim từ ái cho đảng cs VN. Thưa qúi vị, từ ngữ VVN chính thống là để phân biệt với hệ thống VVN quốc doanh do các phản đồ trong cái gọi là Hội Đồng Chưởng Quản Môn Phái và Hội Đồng Võ Sư Tương Trợ Hải Ngoại điều hành - mặt nổi, nhưng thật sự sau lưng là do đảng cộng sản điều động. http://ttvnol.com/…/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-…/page-2
Vovinam chính thống hiện nay ở hải ngoai đã liên tục phát triển đúng theo con đường mà sáng tổ Nguyễn lộc và các Chưởng môn đời II và III đã dày công chăm sóc trong suốt nhiều thập niên sau khi sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời vào năm 1960. Rất tiếc ngày nay trong nước một số phản đồ đã dâng hiến Vovinam cho đảng công sản, từ đó đã làm đổ vỡ nền móng Việt đạo của môn phái Vovinam.
Võ đức là phẩm chất cao quý của người học võ, dạy võ; là hành trang không thể thiếu của người dụng võ. Võ đức không nằm nơi các vị võ sư và huấn luyện viên mà nhà cửa không ngăn nắp, bê bối trong mối quan hệ nam nữ, trong nhà thì hai ba vợ lòng thòng, ra ngỏ thì bồ bịch lung tung...và võ đức lại càng không thể có trong các hành trang của các vị võ sư và HLV không biết tôn sư trọng đạo, rượu chè say sưa trong giờ tập....
Cổ nhân dạy rằng: “Tập võ chi Đạo có thể được cường thân, mẫn trí. Một người tập võ thì được cường thân, một nhà tập võ thì được cường tộc, một thế hệ tập võ được cường quốc". Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật đã đưa nước Nhật lên đến đỉnh vinh quang của một cường quốc đứng trên nhiều quốc gia khác trong vùng. Thế nên môn phái Vovinam chúng ta trước năm 1975 là nơi cung cấp rất nhiều anh tài cho đất nước VNCH với trình độ thập toàn thập mỹ về võ thuật võ đạo lẩn võ đức.

Học võ là học làm người tử tế theo văn hóa nhân văn truyền thống Việt tộc, biết kính trên, nhường dưới và hoà đồng với mọi người chung quanh ta. Người học võ phải biết nuôi dưỡng nhân tính, rèn luyện nhân cách, tu dưỡng đạo đức làm người. Việc luyện tập võ thuật là một hành động cần cù với thời gian để tự thắng với chính mình, phải sống với tinh thần giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, hầu đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống. Võ thuật không chỉ là loại hình vận động thể dục thể thao giản đơn mà còn là một thứ văn hoá thượng võ tôn sư trọng đạo, thứ văn hoá đó chỉ tìm thấy nơi Việt Võ Đạo Tình của môn phái Vovinam.
Như chúng ta đều biết hầu hết các môn phái trong làng võ thuật đều có mục đích, tôn chỉ, môn qui, những điều tâm niệm để giáo dục võ sinh. Không phản thầy, phế đạo. Không bất hiếu, bất trung. Không bất nhân, bất nghĩa. Điều đó được thể hiện qua các bài quyền và tư thế nghiêm lễ của một môn sinh. Trong một bài quyền để nhận biết cái khởi đầu của Võ thuật bằng lễ nghĩa và kết thúc cũng bằng lễ. Khi diễn quyền, bắt đầu bằng bái tổ (mang ý nghĩa:Tam bộ bái tổ, nhị bộ kính sư, hồi thân lập trụ…) và kết thúc cũng bằng bái tổ (Thối hồi đơn phụng quang châu; Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư). Đó là thông điệp mà các bậc chân sư gửi vào bài võ để nói lên tinh thần đạo đức trong võ thuật.
Người bước đầu học võ cần chọn người hiền đức làm thầy, bản thân mình thì khiêm cung hiếu học, tôn kính các bậc thầy và những huynh trưởng thể hiện đúng với việc phát huy võ đức, phù hợp với điều tâm niệm số 3 của môn phái chúng ta. Nhưng ngày nay trên thực tế với dòng văn hoá Marx đã chen vào học đường vùi dập nhiều thế hệ thanh thiếu niên ngày nay, nên đã hũy đi truyền thống võ đức của môn phái Vovinam chính thống, cuốn trôi những chân lý cao đẹp của Việt võ đạo. Bởi vậy mới thấy những cảnh tranh giành quyền lợi, thủ đoạn luồn cúi bất minh mưu cầu hư danh, ảo giác, vọng ngữ khoe khoang những điều không đúng với thực chất của mình, xa rời liêm sỉ, bỏ thực cầu hư, điển hình là các võ sư nằm vùng trước 1975 trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, nay đám võ sư này đem bán trái tim từ ái cho đảng và bác, cúi đầu gập mình trước bái lại cường quyền cộng sản để mưu cầu sinh tồn và lợi ích cá nhân, Tệ hại hơn, là từng bước hợp tác chặt chẻ với đảng cộng sản để xoá bỏ lịch sử môn phái và các truyền thống tốt đẹp của môn phái kể từ đời thầy Lê Sáng trở về sau này.http://ttvnol.com/…/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-…/page-2
Võ học sâu như Đông hải, rậm rạp như rừng, mênh mông như biển cả. Võ đạo là giáo dục, văn hoá truyền thống, khoa học, quân sự, là phương pháp rèn luyện tu tập thể chất lẫn tinh thần và là môn học mang lại nhiều bổ ích từ thân cho tới tâm. Làm một người môn sinh VVN-VVĐ đúng nghĩa thật khó, như vậy một người thầy của môn phái Vovinam lại càng khó hơn, phải là người quang minh lỗi lạc, chính trực dũng mảnh như tướng lĩnh can trường ngoài mặt trận. Chuyện dùng những thủ đoạn thấp hèn, độc quyền xưng bá đồ vương võ lâm là điều không có với những người võ sư liêm sỉ. Thầy phải xiển dương bản chất trượng phu, quân tử coi cuộc đời như thủy bạc, tình nghĩa đồng môn bốn bể là nhà, đất trời là giang sơn.
Việt võ đạo của môn phái chúng ta phải là một rừng cây cung cấp nhiều gỗ quý. Vì thế cụm từ tuyên xưng "Quốc Võ" của Vovinam quốc doanh trong nước là điều không thể chấp nhận được, nó đã xúc phạm tới tính võ hữu của các môn phái khác. Trong làng võ thuật, phải biết qúy trọng các võ phái khác, thế nên chúng ta thường xưng hô với nhau bằng cụm từ " Võ Hữu" tức bằng hữu trong làng võ.
Các vị võ sư trước đây của VVN-VVĐ, hướng dẩn môn sinh bằng tâm đức, lấy lòng yêu thương, tâm huyết truyền thụ võ công, nên có câu: “danh sư xuất cao đồ”. Làm người thật khó, làm thầy lại càng khó hơn. Quan niệm xưa và nay bây giờ đã khác. Ngày xưa quan niệm: “Hữu xạ tự nhiên hương”, thầy giỏi và đức độ học trò tự “tầm sư học đạo”. Người truyền thụ võ thuật còn là người phát huy nhân cách sống, nhân cách hành xử sao cho đúng với sự hoà nhịp giửa trái tim từ ái, tri thức về võ đạo và ý nghĩa của bàn tay thép. Mổi một người thầy phải tự nhiên hương, nhưng cũng cần nên biết cái chân lý trong việc toả hương: “Trong đất trời không có thứ hương thơm nào bay ngược được chiều gió, duy chỉ có hương thơm đức hạnh mới có khả năng bay ngược chiều gió và tỏa ngát muôn phương”. Loại hương này chỉ xuất hiện nơi các Việt Võ Đạo Sĩ, là những môn sinh đã đạt tầm cao nhất về võ đạo và võ đức.

Vo Thilinh 27.5.2017

Cái Chết Của Ông Lê Hồng 
Nạn Nhân Của Sự Tranh Chấp Quyền Lực Và Tiền Bạc Do Gia Đình Hoàng Cơ Minh Đã Ăn Cắp Của Đồng Bào!!!

Kính tưởng đến chiến hữu Đặng Quốc Hiền (Lê Hồng) vị lãnh đạo trung kiên, lần cuối gặp ông vào những tháng đầu năm 1.985 tại Căn Cứ 81 thuộc khu chiến ở vùng biên giới Thái - Lào.

Thời gian này, tôi tham dự khóa học chính trị quan trọng có tên gọi là khóa Quân Chính 2, ông Lê Hồng là giảng viên chính của khóa. Sau khi ông Lê Hồng bị đột tử, khóa tiếp tục học, nhưng giảng viên chính lúc này là ông Hoàng Cơ Minh.

Tôi được chấm đậu Thủ Khoa của khóa sau khi viết trình một tài liệu chính luận về tình hình Việt Nam lúc đó, kèm theo kế hoạch hành động cho những người từ biên giới Thái - Lào nhập biên vào Việt Nam hoạt động chính trị và võ trang. Khóa học có khoảng 50 học viên là kháng chiến quân, trong đó có vài cựu sĩ quan cấp úy trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước kia.

Vì là người có mặt, ngồi bàn đầu gần chỗ đứng của giảng viên, trong khóa học do chính ông Lê Hồng giảng dạy, nên tôi chứng kiến được sự khỏe mạnh của ông Lê Hồng thời gian ngắn trước khi bị sát hại dưới lý cớ “chết vì bịnh” do ông Hoàng Cơ Minh dàn dựng một cách thủ đoạn và thâm độc.

Tìm hiểu cuộc đời và nhìn lại diễn biến cái chết ông Lê Hồng thời gian đó.

Ông Lê Hồng sinh năm 1.938 tại Hà Tĩnh. Ông bị thất lạc khỏi gia đình cha mẹ ruột vào năm 12 tuổi trong chiến tranh Việt – Pháp (1.946 – 1.954), và vào Nam lúc còn rất trẻ. Do có ý chí, tự học để vươn lên, ông Lê Hồng là mẫu người thăng tiến từ anh lính trơn (binh nhì) đến hàng ngũ sĩ quan cao cấp trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. 

Ông Lê Hồng di tản qua Mỹ trước ngày 30 tháng 4 năm 1.975. Vợ ông (một giáo viên) và 6 người con, gần 10 năm sau (năm 1.984) mới từ Việt Nam qua Mỹ định cư.

Tại Mỹ, ông Lê Hồng tham gia tranh đấu, rồi cùng ông Hoàng Cơ Minh và nhiều người nữa về đất Thái lập khu chiến từ cuối năm 1.981.

Từ rừng núi khu chiến ở biên giới Thái – Lào, ông Lê Hồng được ông Hoàng Cơ Minh cử đi ra hải ngoại vào thời điểm 30 tháng 4 năm 1.984, lúc này, ông Lê Hồng có cơ hội đến thăm vợ con mới qua Mỹ định cư (theo nguồn “Trên Đường Đông Tiến”, bộ sách tuyên truyền của Mặt Trận – Việt Tân Hoàng Cơ Định). Như vậy, khi Cộng Sản chiếm Miền Nam, ông Lê Hồng phải di tản qua Mỹ. 10 năm sau, ông mới đoàn tụ với vợ con bên Mỹ. Và một năm sau, tháng 5/1.985, ông bị sát hại bí mật trong rừng núi. 

Trong năm 1.984 có biến chuyển rất quan trọng làm đổ vỡ Mặt Trận. Đó là những tháng cuối năm 1.984, Mặt Trận bị chia rẽ trầm trọng, do các phát biểu công bố sự thật của cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu, lúc đó giữ trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại của Mặt Trận. 

Lời tố cáo của ông Liễu nhắm vào hành vi gian lận một cách chủ ý và có tính toán, tham nhũng công quĩ, thâu tóm hết quyền hành, lường gạt đồng bào, do gia đình ông Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Định thực hiện. Sự mâu thuẫn nghiêm trọng này khiến cho cuối năm 1.984, Mặt Trận gần như bị tan rã, lòng tin của đồng bào đối với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh bị sút giảm rất trầm trọng, không bao giờ hàn gắn lại được.

Cần nhớ rằng chuyến công du Mỹ của ông Lê Hồng vào cuối tháng 4/1.984 đến đầu tháng 5/1.984, vài tháng sau đó xuất hiện lời tố cáo công khai của ông Phạm Văn Liễu. Sau sự kiện Mặt Trận bị khủng hoảng về mặt tổ chức vào cuối năm 1.984 tại Mỹ, thì vào những tháng đầu năm 1.985, sư thanh trừng ở cấp cao Mặt Trận tại khu chiến xảy ra với cái chết bí mật của ông Lê Hồng, kế đó thời gian ngắn là vụ tử hình dã man Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều. 

Ông Nhiều là người chăm sóc sức khỏe ông Lê Hồng trong thời gian bị sốt rét, do vậy ông Nhiều phải biết được nguyên do cái chết của ông Lê Hồng. Việc ông Hoàng Cơ Minh cho người dưới quyền hạ nhục cá nhân ông Nhiều (bắt buộc vị Bác Sĩ cầm cây súng trường cũ ngồi gác ở góc rừng hoang vắng), và rồi tử hình ông Nhiều, trong thủ đoạn toan tính muốn làm cho bí mật đó mãi mãi đi vào lòng đất của núi rừng Thái – Lào.

Ông Lê Hồng bị ông Hoàng Cơ Minh sát hại bí mật. Cái chết của ông Lê Hồng được ông Minh dàn dựng bằng cơn bịnh sốt rét rừng, trong thời gian ông Hồng bịnh, có thể ông Hoàng Cơ Minh sai người tiêm thuốc độc vào cơ thể ông Lê Hồng cho chết từ từ trong cơn hôn mê. Ông Lê Hồng được chôn cất tại Căn Cứ 84 trong khu chiến, khu vực này gần vùng dân cư của tỉnh Ubon – Thái Lan.

Trong cuộc hành quân Đông Tiến tháng 7/1.987, xâm nhập biên giới Việt Nam, mà tôi có tham dự, tôi thấy kháng chiến quân Huỳnh Văn Tiến (quê tỉnh Trà Vinh, vợ con sống ở Đan Mạch) bị trúng đạn của Cộng Sản, sau đó anh không thể di chuyển theo đoàn quân, ông Hoàng Cơ Minh đã sai người chích thuốc cho chết. Vì thế, tôi biết ông Hoàng Cơ Minh có nhập loại thuốc độc vào khu chiến để sử dụng theo mục đích riêng của ông Minh.

Căn Cứ 84 cách Căn Cứ 81 khoảng 10 cây số đường rừng. Căn cứ 84 gần khu dân cư của người Lào và người Thái. Còn Căn Cứ 81 ở sâu trong rừng rậm, sát biên giới Lào Cộng.

Sau này, không rõ thời gian, tro cốt của ông Lê Hồng được những kẻ cầm đầu Mặt Trận – Việt Tân trao trả cho vợ con ông hiện sống tại Mỹ.

Theo cuốn sách “Trên Đường Đông Tiến” ở trang 282 thì xác ông Lê Hồng được hỏa thiêu, và chính tay ông Nguyễn Kim (còn sống tại Mỹ) và ông Trần Đức Tường (còn sống tại Pháp) đã trao tro cốt ông Lê Hồng đến tận tay bà Lê Hồng. Nhưng không rõ là bà Lê Hồng về đất Thái để nhận tro cốt của chồng hay là ông Nguyễn Kim và ông Trần Đức Tường mang tro cốt về Mỹ để trao lại cho bà Lê Hồng.

Khi trao tro cốt ông Lê Hồng, những kẻ cầm đầu Mặt Trận – Việt Tân nói láo rằng, ông Lê Hồng chết vì bịnh trong khu chiến. Còn có nguồn tin láo xạo, tào lao rằng, ông Lê Hồng bị chết trên đường xâm nhập Việt Nam theo đường rừng núi. 

Không những cố ý sát hại người tại khu chiến, hai anh em ông Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Định còn lạnh lùng (không có nhân tính) cho lịnh bắn giết dã man nhiều nhà báo, đồng hương tại Mỹ, và nhiều nơi khác. Cũng như đe dọa, hành hung, trấn áp người Việt. Họ lập ra hệ thống hoạt động bất chấp tội ác chỉ vì muốn bảo vệ đồng tiền phi pháp của gia đình họ.

Mẫu người hoạt động của ông Hoàng Cơ Minh là tham vọng, lấy “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Cũng giống như Cộng Sản Việt Nam độc tài, ông Hoàng Cơ Minh hành động theo phương pháp, tất cả vì cứu cánh (cái cuối cùng, kết quả), bất chấp phương tiện sử dụng, cho dù là không đạo đức.

Ông Hoàng Cơ Minh đã chết. Vì thế, Hoàng Cơ Định phải trả lời trước tòa án Liên Bang Mỹ trong thời gian sắp đến về việc lường gạt khối tiền khổng lồ của người Việt hải ngoại như thế nào? Việc thành lập K.9 ra sao?? Kế hoạch sát hại Nhà Báo Đạm Phong, hai vợ chồng Nhà Báo Lê Triết….được sắp xếp ra làm sao??? K.9 do ai cầm đầu, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Kim, hay Trần Xuân Ninh???? K.9 đã giết bao nhiêu người Mỹ gốc Việt????? Thủ đoạn trốn thuế như thế nào??????......vv…..

*Hình ông Lê Hồng và những câu văn trên hình là của một người bạn Facebook.

Ngày 26 tháng 5/2.017
Phạm Hoàng Tùng

Trung Tá Nguyễn Đức Xích "NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT"

Sau khi vô tù ngày 2 tháng 5 năm 1975 ở tỉnh Cà Mau, qua cái lịnh đầu hàng vô điều kiện một cách bất ngờ, nhưng có chủ mưu, thông đồng, theo yêu cầu với giặc Cộng do đại tướng Dương Văn Minh...và lịnh "bàn giao trong vòng trật tự" của chuẩn tướng nội phản "ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản "Nguyễn Hữu Hạnh; tôi bị giải đi nhiều trại như: khám lớn Cà Mau, Trại tù Cái Rắn (Tân Ánh), Kiến Vàng, khám lớn Bạc Liêu, Trại lao động Gành Hào và mùa hè năm 1976 bị đưa lên trại tù cấp quân khu, trực thuộc quân khu 9; được Việt Cộng chiếu cố khá tận tình, nên trong tất cả các lần chuyển trại nào cũng có tên tôi và được "cách mạng" nâng cấp tù từ tỉnh lẻ lên cấp quân khu, dù cấp bậc trong nhà binh từ đầu mới ra trường đến sau 2 năm ra đơn vị vẫn như cũ do bị ký củ.

Đến trại tù gọi là Liên Trại 3, trước đây là trung tấm huấn luyện Quốc Gia Chi Lăng, ở vùng Thất Sơn, thuộc tỉnh Châu Đốc; trại nầy có 3 liên độ mang số 3, 5 và 5, chứa hàng chục ngàn tù binh từ cấp úy trở lên, là số tù còn tồn đọng, được coi là nặng ký từ các tỉnh giải về sau những đợt "bắc tiến" của những người mới hôm qua từng làm cho kẻ chiến thắng "thất điên bát đảo" qua những trận đánh lừng danh từ Quảng Trị đến Mũi Cà Mau, nay trở thành người tù binh bất đắc dĩ. Được biết, ngoài trại Chi Lăng, còn có một số tù cấp đại úy, còn tồn đọng, tập trung trong trại cải tạo ở tỉnh Mộc Hóa (Kiến Tường), đó là đoàn 675. Tôi được đưa vào liên đội 3, một nơi tạp nhạp tù từ cấp úy đến đại tá, nên có cơ hội ở chung với những người mà trước đây là thượng cấp của mình. Chi Lăng với cát, khí hậu khô, nhất là vào mùa hè, làm tăng sức nóng như bài thơ của Nguyễn Khuyến:

"Ai xui con quốc gọi mùa hè.
Cái nắng nung người, nóng, nóng ghê".

Vừa vào trại lúc 10 giờ sáng, sau khi ổn định chỗ ngủ, thì chạy ra sau hè để múc chút nước xài, tắm cho mát sau chuyến đi khá mệt trong chiếc xe G.M.C đầy ấp người và đầy căng thẳng. Những dải nhà dài trong trại nầy vốn là nơi dành cho các tân binh quân dịch hay các đơn vị gởi về huấn luyện; nóc lợp thiếc, nền nhà xi măng, trước đây thẳng tấp những chiếc giường bằng sắt, dành cho tân binh ngủ. Nay trống trơn, chỉ còn trơ lại nền nhà, đủ thấy là " cách mạng" rất tài tình, giải phóng nhanh, mạnh đến mức nào? Nếu tháo được thiếc, cạy được xi măng, thì những dải nhà nầy chắc chắn chỉ còn lại cái sườn và nền cát trơ trọi. Giữa hai dải nhà là cái giếng nước, mua hè mực nước lên rất chậm mà số người đứng chờ mút nước thì đông, tức là số cung quá ít so với số cầu. Tôi cùng nằm trong số những người chờ đợi ấy, bỗng có giọng nói Huế thanh thót vang lên:

- Các anh múc nước, xin đừng quên nước hỷ!.

Tôi nhìn lại, một người đàn ông trung niên, gương mặt dể coi, mái tóc đen vợn, mặc bộ đồ lính đang đứng nhìn mọi người chờ nước lên và lắc đầu. Tôi hỏi vài người đứng chung, ở trại nầy trước, họ cho biết đó là trung tá NGUYỄN ĐỨC XÍCH, nguyên tỉnh trưởng Gia Định, thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Nghe nói tên, tôi giựt mình, vì trước đó từng nghe qua anh qua, từ thời còn là cậu học trò tiểu học, không ngờ gặp lại ở đây. Sau đó, tôi làm quen với anh Trịnh Tiến Bình, đại uý ở tiểu khu kiến Hòa, là người Bắc di cư 1954, có nhà ở Hố Nai; anh Bình là người Công Giáo, chống Cộng kiên cường, anh biết tôi qua vài lần tiếp xúc, nên đưa đến gặp anh Nguyễn Đức Xích.

Từ đó tôi trở thành người của nhóm sinh hoạt trong trại tù. Đây là sự kết hợp giữa những người Công Giáo và Phật Giáo Hòa Hảo, trong hoàng cảnh khó khăn, nguy hiểm, nằm trong tay giặc. Nhóm nầy ngoài anh Xích, có trung tá Nguyễn Thanh Liêm (Hòa Hảo, là thầy trong binh chủng Quân Cảnh, nghe nói ông đi Mỹ), đại úy Đỗ Thành Luôn (thiết giáp), thiếu tá Phùng Đức Vinh, thuộc Pháo Binh Dù, tức là Vinh Mổ Bụng; vì anh bị thương, bụng chưa lành mà bị Việt Cộng đuổi ta khỏi bịnh viện, nên khi vào tù vẫn còn các băng lớn ở bụng, khi mở ra thấy cả thịt đỏ tươi ở bên trong (nhìn anh Vinh mà biết cách mạng nhân đạo đến độ kinh tởm)...

Anh Nguyễn Đức Xích là đàn anh trong quân đội, người thầy khả kính, bạn tù vong niên của tôi, dù sau khi anh bị giặc sát hại, nhưng lòng tôi vẫn thường nghĩ đến anh trong niềm kính phục, nhất là mỗi độ tháng TƯ ĐEN về hàng năm. Nhờ anh Xích mà tôi cũng như nhiều người tù khác coi cách sống, tư cách của anh như một biểu hiện tinh thần bất khuất, tấm gương cho người tù trong hoàn cảnh xấu nhất sau ngày giặc Cộng "nối vòng tay LỚN đầy lông lá" mà toàn dân miền Nam không bao giờ quên "lũ giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào".

Anh tốt nghiệp khóa 2, sĩ quan trừ bị Thủ Đức, có bằng cử nhân, là người thân cận với tổng thống Ngô Đình Diệm. Năm 28 tuổi, là thiếu tá, sau lên trung tá trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, làm tỉnh trưởng Gia Định; thời mà các sĩ quan từ đại úy trở lên, trước khi được thăng cấp, được gọi lên trình diện tổng thống để nhìn tướng; lúc đó miền Nam chia thành 5 quân khu, đại tá Trần Thiện Khiêm là tư lịnh quân khu 5, đặt bộ tư lịnh ở tỉnh Cần Thơ; theo anh kể thì sau ngày đảo chánh, anh bị những người mới lên cầm quyền trù dập, giải ngũ và sau cùng làm bên Giám Sát Viện cho đến ngày mất miền Nam.

Anh Xích không muốn nhắc đến cái ngày rủi ro là bị bắt trên đường vượt biển tìm tự do do sau 1975; nhưng có vài người bạn kể lại là: anh bị bắt trong một chuyến vượt biên ở Rạch Giá, Việt Cộng xét hành lý để kiếm vàng, tình cờ, trong mớ hình mang theo để kỷ niệm, chúng thấy tấm hình của anh chụp chung với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Việt Cộng nói là: "Anh chụp hình chung với thằng Thiệu thì không phải là tay vừa", nên chúng bắt và canh giữ đặc biệt, sau đó đưa lên trại tù quân khu (đó là chủ mưu giết anh sau nầy).

Sau đó Việt Cộng biết anh Xích là người thân cận, liên hệ mất thiết đến tổng thống Ngô Đình Diệm, kẻ thù số một của Việt cộng; một người từng làm tan rã cả mạng lưới nằm vùng của Hồ Chí Minh cài lại sau năm 1954, quốc sách ấp chiến lược thành công và kể từ khi luật số 10/59 ra đời, đặt Việt Cộng ra ngoài vòng pháp luật, là những tên khủng bố, bị luật pháp qui vào tội hình sự; khiến tên Việt gian bán nước Hồ Chí Minh hốt hoảng, đưa thêm những người miền Nam tập kết trở về hoạt động để bù vào sự tổn thất quá lớn ấy.

Những kẻ đón gió: tướng tá Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu ... vì lo sợ tổng thống Diệm có kế hoạch trẻ trung hóa hàng tướng lãnh để cải tổ quân đội, sẽ có một số tướng về vườn, hay không còn giữ những chức vụ quan trọng nên làm phản; thêm vào đó sự bất đồng ý kiến vời Hoa Kỳ về mặt chiến lược chống Cộng ... được những tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản khai thác, nên trung tướng Dương Văn Minh, kẻ đại diện cho khuynh hướng thân Cộng của nhóm Phật Giáo Ấn Quang do thượng tọa Thích Trí Quang lãnh đạo, lợi dụng, kết hợp và tổ chức cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, làm hỏng cả kế hoạch "diệt Cộng tận gốc" của chánh thể đệ nhất Cộng Hòa.

Những kẻ thời cơ, thiếu viễn kiến, lại tranh chấp quyền hành liên miên từ 1963, tạo cơ hội cho Việt Cộng hồi sinh và sau cùng đưa đến thảm cảnh 30-4-1975. Nếu không có đảo chánh, thì Việt Cộng không bao giờ có cơ hội huênh hoang cái gọi là: "đại thắng mùa xuân 1975". Sự thất bại miền Nam 1975, xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là cuộc đảo chánh ấy, nên những người có trách nhiệm muốn chạy tội mà đổ thừa cho Mỹ gây ra. Thật ra thì nếu Mỹ có muốn thay thế Ngô Đình Diệm, nhưng các tướng tá vẫn một lòng phục vụ đất nước, không nghe ai, thì liệu người Mỹ có đảo chánh được không?. Chẳng lẽ họ mang lính từ bên kia bờ đại dương để đảo chánh?

Anh Xích kết nạp tôi vào tổ chức bí mật, không tên, gọi là "nhất đầu chế", anh dạy tôi nhiều điều hữu ích, trao dồi kiến thức, nhất là anh khuyến khích tôi đọc sách Việt Cộng để tìm hiểu, tìm ra những sai lầm để bẻ gảy bằng lý luận chủ thuyết Cộng Sản, tôi không quên câu nói của anh: "Muốn chống Cộng, anh phải hiểu chủ nghĩa Marx Lenin hơn cả chính ủy", nên từ đó tôi hay mượn sách tuyên truyền của Việt Cộng trong thư viện nhỏ ở Liên trại để đọc kỹ, nghiên cứu và thảo luận với anh nếu thấy không hiểu.

Có lần anh đem cuốn sách của Lenin viết, được dịch ra tiếng Việt, do nhà xuất bản SỰ THẬT Hà Nội, sách có tựa là: "Thế Nào Là Thi Đua", anh mở trang gần chót và đọc cho tôi nghe câu nói của Lenin dạy và chỉ thị cho cán bộ: "Đối với bọn trí thức như bác sĩ, cho chúng nó lau nhà xí, nếu cần đem bắn vài tên để làm gương ..." và anh nói là: người trí thức là kẻ thù số một của đảng Cộng Sản, ai trí thức đi theo, bị lợi dụng một thời gian, rồi bị vắt chanh bỏ vỏ; có khi bị thủ tiêu, giết hại. Chúng tôi thường tập trung ở giữa sân banh volley, gần nhà bếp, được cho là nơi an toàn, vì không có dính với các dãy nhà nào, phòng ngừa bọn ăng ten, anh Xích gọi là "chó săn" xâm nhập, nghe lén, báo cáo ... Trong trại nầy, hễ người tù nào lăm le muốn tiến bộ là biết ngay, nên những bộ mặt xạo bị lộ, như cây kim để trong bọc vải bị lòi ra. Chúng tôi không ưa và luôn cảnh giác thành phần nầy, là những kẻ nội thù thật nguy hiểm.

Trong trại, nhất là ở liên đội 3, có một nhân vật nổi tiếng là anh chàng nhạc sĩ VŨ ĐỨC SAO BIỂN, người được cán bộ liên đội 3 phong chức "Trưởng Ban Văn Nghệ Liên Đội" và kiêm luôn "nhà trưởng nhà 4", anh nhạc sĩ nầy được anh em trong nhóm đặt là "Vũ Đức Sao Chổi" và cũng được ghép thêm một chữ nữa là "Vũ Đức Sao Chổi CHÀ". Tôi không còn lạ gì anh, gặp và biết từ lúc mới về trại tù Bạc Liêu, đi lao động ở Gành Hào và đến Chi Lăng. Tên cúng cơm là VÕ HỢI, một số anh em có óc khôi hài giải nghĩa chữ Háng theo nghĩa Đùi bằng chiết tự như sau: Vỏ hay Võ là DA, Hợi là Heo ... tức là DA HEO; cái tên nầy trở thành nick name, được anh hoan hỷ chấp nhận khi có anh em gọi để thay tên Võ Hợi; trong sáng tác, anh lấy nhạc danh "Vũ Đức Sao Biển". Sinh quán ở Quảng Ngãi, xuất thân là nhà giáo, tốt nghiệp đại học sư phạm, dạy môn triết học ở trường trung học đệ nhị cấp Tương Lai (tỉnh Bạc Liêu), lập gia đình với một cô gái địa phương; dù vậy anh cũng động viên, học ở Thủ Đức, ra trường nhưng không có ra chiến trận một ngày nào, được biệt phái sang ngành giáo chức, và cấp bậc lên automatic từ chuẩn úy đến trung úy ... thế là anh bị tù cải tạo sau 30-4-1975.

Trong thời gian ở trại tù Bạc Liêu, tôi thấy anh là người "luôn phấn đấu để tiến bộ" theo tiêu chuẩn của Việt Cộng đề ra; mà người ta ví von bảo là "bảo hoàng hơn vua" và có khi: "Người tù yêu Bác và đảng còn hơn tổng bí thư". Anh bảo thân nhân mang đàn guitar, sáo ... và chơi nhạc cách mạng thật nhuyễn, là mũi nhọn "xung kích" cho các chương trình văn nghệ do các trại tù phát động hàng năm vào dịp tết, ngày sinh Hồ Chí Minh, quốc khánh 2 tháng 9 ... anh thường động não ca những bài như: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, xuống đường, tình đất đỏ miền đông .... anh có giọng ca rất hay, nhạc lý vững, nên khi ca bài: "Đi mô rồi cũng về Hà Tỉnh" hay "chào em cô gái Lam Hồng" nghe y như ca sĩ miền Bắc, khiến cán bộ quản giáo vỗ tay khen ngợi; nhưng đa số anh em trong trại tù thì cảm thấy cái lỗ tai bị hiếp dâm nhiều lần trong mỗi ngày: từ cái loa tiếp vận từ đài phát thanh nhà nước đặt trong nóc trại, đến ở trong buồng giam cũng còn nghe tiếng hát Võ Hợi "tiếng hát át tiếng ... đói". Anh sáng tác bài ca Đảng, Bác, tôi còn nhớ vài câu trong bài "Trồng Cây nhớ Bác" có câu:

"Trồng cây ta lại nhớ Người.
Cây bao nhiêu lá, thương Người bấy nhiêu"

Bài ca tiếp:

"Nhớ Bác Hồ trồng cây năm xưa.
Bác tuy già, nhưng còn mạnh khỏe".

Tôi không quên một sáng tác mà anh "động não" ở trại tù Chi Lăng, có tựa đề là: "Hôm qua anh đi lạc đường" hay là "Anh làm rẫy" (bài hát theo thể Minor):

"Hôm qua anh đi lạc đường.
Anh cầm súng Mỹ đánh phá quê hương.
Hôm nay đây, chính tay anh đã trồng thành giồng sanh tươi.
Bạn thân ơi!, Đảng cho ta tìm lại cuộc đời".

Chính sự tiến bộ "vượt chỉ tiêu" của anh, mà nhiều người tù phải lánh xa, anh về sau 5 cuốn lịch "học tập tốt, lao động tốt", khi nhận được giấy ra trại, có người bạn cùng nhà hỏi anh làm gì? Thì anh đáp ngay: "Sẽ nộp đơn vào ban Ca Múa Trung Ương", nghe đâu anh vẫn còn ở Việt Nam, tiếp tục sáng tác và trở thành văn công cho Bác và đảng và thỉnh thoảng tôi thấy vài quyền sách phê bình kiếm hiệp Kim Dung do anh viết, được nhà xuất bản trong nước ấn hành, gởi ra vài thư viện ở nước Úc; có lần tôi mang một quyển sách của anh, gặp quản thủ thư viện người Úc ở Belmont để cảnh báo cho họ biết là: chớ nên nhận bất cứ sách nào từ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gởi ra ngoài, toàn là tài liệu tuyên truyền và họ cũng hoan hỷ tháo lá cờ máu chung với lá cờ các nước trên một Board "đa văn hóa" sau khi tôi giải thích, sau đó tôi mang lá cờ vàng ba sọc đỏ thay thế. Tôi cố hỏi ai đã cung cấp những sách vở từ trong nước, thì hỏi từ chối, cho đây là chuyện nội bộ điều hành thư viện, thôi cũng đành chịu. Cho nên tại các nơi có người Việt tỵ nạn, bọn Việt Cộng len lỏi, tìm đủ mọi cách mang tác sách vở tặng cho các thư viện, họ rất hoan hỷ nhận những sách vở miễn phí, để vào các kệ sách, không hề biết đó là sách tuyên truyền.

Nhóm chúng tôi sinh hoạt đều đặn, vào những buổi chiều, sau giờ cơm, lợi dụng sân banh có ánh đèn sáng, mang chiếu trải ở giữa sân, tha hồ mà nói những chuyện quan trọng về tình hình đất nước, nên khi có bóng dáng của những người tù tiến bộ là chúng tôi biết ngay. Anh Xích có nhiều điều tâm tình, nói về thời kỳ anh còn làm tỉnh trưởng dưới thời tổng tống Ngô Đình Diệm. Anh dành sự kính trọng qua những câu chuyện có quan hệ tới đệ nhất Cộng Hòa, tôi chú ý câu chuyện về đời sống riêng tư, càng kính phục khi nghe anh Xích nói về chí sĩ Ngô Đình Diệm, ông hút thuốc hiệu bình dân là BASTOS ĐỎ (giới lao động, xe lôi, xích lô ...) hay hút; khác với cái gọi là "chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại", hắn hút á phiện ro ro, hút loại thuốc mắc tiền của hãng Philip Morris (thuốc hút của Mao Trạch Đông gởi hàng tháng đều bị Hồ chê và cho những người phục vụ trong dinh) và ăn uống cầu kỳ như vua chúa.

Tổng thống Diệm suốt đời không vợ con, đời sống thánh thiện; trong khi đó kẻ tự xưng là "cha già dân tộc" Hồ Chí Minh: "suốt đời vì dân vì nước, Bác không bao giờ nghĩ đến vợ con", nhưng tên Việt gia nầy có đời sống tình dục trác táng, tàn bạo, giết cả những người từng cùng hắn chăn gối như Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân ... tư cách, lối sống của tên Việt gian Hồ Chí Minh không đáng xách dép cho Tổng thống Diệm. Tổng Thống thường hay gọi anh Xích lên, trao cho số tiền lương tổng thống hàng tháng và nói: "Cơm nước có người lo, tôi không cần tiền tiêu, anh mang về xem dân nghèo thì cho họ". Anh cũng cho biết là người thân với đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (lúc đó là tổng giám mục), anh tỏ ý lo ngại cho số phận của vị tu sĩ danh tiếng nầy trước sự trù dập của chế độ Cộng Sản.

Về trường hợp của cố vấn Ngô Đình Nhu, em ruột của tổng thống, nhiều người biết ông Nhu là người có kiến thức, khả năng, nhiệt tình với đất nước; được coi là cánh tay đắc lực cho tổng thống trong công cuộc "diệt Cộng cứu nước" và các chính sách kinh bang tế thế. Vai trò ông Nhu rất quan trọng, nên Việt Cộng nằm vùng muốn loại ông Nhu ra khỏi chính quyền trung ương; Thượng Tọa Thích Trí Quang, lợi dụng tập quán "Trọng Phật kính tăng" một cách máy móc của Phật Tử, trở thành lãnh đạo của một thế lực tôn giáo lớn ở miền Nam; như tờ báo Times cho là: "Người làm rung chuyển cả nước Mỹ", Thích Trí Quang vận động chính giới Mỹ, nên có lần đại sứ Mỹ gặp tổng thống Diệm đề nghị: "không cho ông Nhu làm cố vấn".

Theo lời anh Xích cho biết: "tổng thống bảo là: em tôi làm việc không ăn lương, tình nguyện, không có thiệt hại gì cho ngân sách quốc gia, chẳng lẽ cấm không cho làm việc cho dân và nước tôi hay sao?". Giới chức Mỹ đành chịu thua, sau đó tìm cách móc nối với các "phản tướng, phản tá" làm cuộc đảo chánh. Sau 1-11-1963, sau cuộc chỉnh lý dẹp Dương Văn Minh, quốc trưởng là trung tướng Nguyễn Khánh chịu áp lực của khối Phật Giáo Ấn Quang qua thượng tọa Thích Trí Quang, nên giết người em út của tổng thống là Ngô Đình Cẩn. Một hành vi không thể chấp nhận đối với kẻ tu hành, đạo mạo như tập đoàn Thích Trí Quang.

Tu theo Phật Giáo cấm sát sanh, nhưng giết người là trọng tội với Phật, như vậy tư cách của Thích Trí Quang và đám tăng sĩ theo Việt Cộng còn thua cả CON CHÓ; tiếc thay là có một số phật Tử mù mắt, như Tam Tạng, quỳ lạy ma quái giả dạng mà tưởng là Phật; nên các tên tu sĩ quốc doanh, Việt Cộng giả dạng như Thích Nhất Hạnh, Trí Quang, Minh Châu .... linh mục Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần ... vẫn có số tín đồ và con chiên ủng hộ. Thế là họ vẫn tồn tại và tiếp tục "mượn đạo tạo đảng" gây thêm tội lỗi, làm hại đạo, hại nước.

Nếu những tu sĩ nầy không có tín đồ, con chiên ủng hộ thì họ cũng phải bị đào thải như "Chùa Bà Đanh" thôi, và đảng Cộng Sản vô thần nhìn thấy họ không có ai ủng hộ nữa, thì cũng áp dụng chính sách "vắt chanh bỏ vỏ". Tóm lại, cũng chính sự mù quáng của tín đồ, con chiên mà bọn tu sĩ quốc doanh mới có đất dụng võ. Nếu ở hải ngoại, không ai cho các tu sĩ từ trong nước ra xin tiền một XU, thì đảng Cộng Sản cũng chẳng "hồ hởi phấn khởi" gởi tu sĩ của họ ra hải ngoại để vừa móc túi và vừa làm công tác tôn giáo vận. không ai nuôi, ủng hộ thì Việt Cộng cũng phải chết thôi.

Tôi nào quên vụ trốn trại bất thành của nhóm do trung úy HUỲNH THANH SOUL thực hiện, ở liên đội 4 là nổi tiếng khắt khe do tên liên đội trưởng gốc Nghệ An là thượng úy Sáu Ân, nên hệ thống ăn ten khá nguy hiểm. Nhóm của anh Soul bị bể, nhiều người bị đánh te tua, nhốt nhà đá .... để dằn mặt tù, tên thiếu tá chánh ủy Hai Thâu tổ chức lên lớp học tập tại hội trường lớn ở liên đội 5, gom hết 3 liên đội lại; sau những hù dọa, dằn mặt và đưa ra vài người tù trong nhóm trốn trại nhưng nhờ "giác ngộ" mà được hưởng chính sách khoan hồng, hai người được đưa lên nói chuyện và tâm tình, ca tụng "cách mạng" là trung úy LÂM CHÁNH TÀO và trung úy hải quân NGUYỄN VĂN BA tức là BA RÂU.

Hai người nấy nói chuyện thì phải bịt tai, sau đó cán bộ gọi anh Nguyễn Đức Xích lên phát biểu; anh bình tỉnh dùng cái gọi là "quan hệ cũ-mới" để lên án sự tàn ác của chế độ Cộng Sản; anh gọi đó là do sự tuyên truyền của ngành Tâm Lý Chiến để lấy cớ vạch mặt Cộng Sản ngay trước mặt chúng; sau cùng thì anh dành rất ít ngôn từ để nói về cái MỚI là "cách mạng"; đây là chiến thuật" chén úp đầu voi "khiến bọn cán bộ tức lắm, nhưng không làm gì được.

Mùa xuân năm 1977, liên trại 3 tổ chức văn nghệ và chỉ thị các nhà làm báo tường thi đua, rồi chọn tờ nào hay nhất, thi đua với các liên đội, nếu thắng giải, được "tờ biểu dương". Anh Xích bị chính liên đội trưởng là thượng úy Chính Sanh chỉ định cho làm tờ báo của nhà 2. Đó là lối thăm dò tư tưởng, anh biết, nhưng không còn cách nào từ chối. Anh lợi dụng tờ báo để nhắn nhủ với các bạn tù, hãy giữ vững tinh thần, qua bài viết "MÙA XUÂN CẮM HOA", được nhiều người tù hiểu, nhưng bọn chó săn cũng biết và báo cáo cho quản giáo. Tôi thích bài nầy lắm, được treo ở vách tường trong cái CANTEEN của Liên Đội 3, nên đọc thuộc lòng, vẫn còn nhớ, ghi lại như sau:

"Vào một ngày đầm ấm mùa xuân, trong lúc tôi đang đi dạo trong khu vườn nhỏ, mục đích là đi tìm vài thứ hoa để cắm trên bàn thờ ông bà. Bất chợt có người bạn thân đến thăm, tôi mời vào nhà, chúng tôi uống chun trà ấm và sau đó tôi đưa bạn ra vườn, nói rõ mục đích tìm hoa. Hai chúng tôi sánh vai nhau đi dạo trong khu vườn, sau khi lướt qua những bụi Cúc, Đào, Mai ... cuối cùng tôi đành lựa bông Hồng, cắt vài cành, mang vào nhà. Chúng tôi lại trò chuyện, bạn tôi hỏi: "Sao anh chọn hoa Hồng?". Tôi mỉm cười trả lời: "Hoa Hồng lâu tàn, mang vào là thích hợp, ĐƯỢC CẮM TRÊN SỎI ĐÁ. NHƯNG HOA VẪN NỞ"...

Trong đó cũng có một bài nói về câu chuyện của anh tù, trung úy Đoàn Ca, người làm cây nạn dàn thung, bắn chim Én để cải hoạt; bài viết tự đề: "Đoàn Ca bắn chim én", anh có ngụ ý lên án vụ bộ đội, vệ binh trong trại đã bắn chết bác sĩ Tài và làm bị thương một số anh em khác ở Liên đội 4, lúc đi cầu tiêu vào buổi sáng, nghe nói là Việt Cộng "giận cá chém thớt" vì chúng bị thiệt hại nặng khi đụng độ với lực lượng kháng chiến Hòa Hảo ở núi Dài. Trong những câu nói của anh Xích, tôi không quên anh lập lại nhiều lần là:

- "Chủ nghĩa Marx với chiêu bài phân bố quyền lợi đồng đều trên toàn thế giới, nhưng người Cộng Sản phi nhân"

- "Mình ở tù cũng do Mỹ, được thả cũng do Mỹ và sau nầy Việt Cộng thua cũng do Mỹ tất cả đều do Mỹ thôi"

Tình hình biên giới căng thẳng, hàng đêm chúng tôi nằm ở sân banh, nghe tiếng súng đại bác nổ xa xa mà mừng thầm. Nhưng sau đó, trại tù dời về Vườn Đào, thuộc xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho chỗ nầy là khu của Việt Cộng trước 1975. Đời sống khó khăn vì nhà đất, cách lá. Dù vậy, chúng tôi vẫn thường gặp nhau, nhưng rất cẩn thận vì bọn chó săn luôn rình rập. Chắc chắn là do sự xếp đặt của cán bộ trại, nên hai người tù bị lưu ý, là mục tiêu thanh toán: đại úy Quách Dược Thanh, trung tá Nguyễn Đức Xích, được ở chung một tổ, tổ trưởng là trung úy Nguyễn Chí Thành (tức là Thành Sốt Rét, hay Thành Xe Lôi), anh nầy là phân chi khu trưởng Tân Xuyên ở Cà Mau, ngủ giữa hai anh Xích và Thanh; hiện anh Thành định cư ở San Jose (Bắc Cali).

Mùa nước lụt khủng khiếp 1978, nhưng trại tù vẫn "tử thủ" và sau khi nước vừa rút ló mặt đường, thì tên Trung úy Trần Khen (tự là Tư Khen) dẫn 2 vệ binh tới nhà trong, còng tay và dẫn anh đi về bộ chỉ huy, trước sự lo lắng của nhiều người, nhất là những người có quan hệ với anh một người bạn là anh trung úy Dương Văn Th... (hiện định cư ở Mỹ) tình cờ làm lao động ở gần bộ chỉ huy liên trại, nghe bên trong có tiếng đánh đập và giọng anh Xích vang lên: "Các anh không được đánh tôi, muốn gì hãy nói chuyện tử tế với nhau". Anh bị nhốt trong Cornex gần bịnh xá. Tết năm 1979, một số anh em nhận thăm nuôi, qua sự dàn xếp bí mật của bác sĩ Trương Văn Thành (sư đoàn 7), lén gởi thuốc, đồ ăn cho anh Xích, không biết ai báo cáo, việc đổ bể và nhiều người bị bắt, nhốt gần nửa tháng ở Cornex, trong đó tôi có biết anh Lữ Phùng Quang (trung úy ban 2 ở Châu Đốc), thiếu tá Nguyễn Văn Thà (quận trưởng) thời gian sau ngày anh bị bắt thật căng thẳng, Hai Thâu, Ba Minh, cán bộ lên lớp hù dọa đủ thứ để tìm ra tổ chức anh Xich, nhưng không ai bị lọt bẫy và anh Xích không hé môi dù bị đánh đập, hành hạ.

Vào một buổi tối, lúc 10 giờ, thình lình nghe tiếng súng nổ dòn ở phía hàng rào liên đội 5, và tiếp theo đó là bộ đội mang súng chạy rần rật ngoài đường lộ đất trong trại, y như có đánh trận vậy. Tù ở trong nhà, không ai dám ra sân, đi cầu ... hồi họp chờ đợi. Đến sáng hôm sau, tên thượng úy Chính Sanh đến nhà ngoài ra lịnh 5 người khỏe mạnh làm công tác đặc biệt. Tôi có người bạn thân là trung úy Người Nhái Trần Văn Xòn đi trong toán công tác; anh Xòn cho biết anh Xích bị bắn chết, nằm ngoài vòng rào liên đội 5, anh cho biết sương đêm bám vào mái tóc vợn sóng bồng bền và trên môi vẫn còn nở nụ cười ngạo nghễ tin anh Xích bị giết làm chấn động mọi người, nhất là người bạn tù thân thiết, từng sinh hoạt bí mật trong nhóm từ Chi Lăng đến Vườn Đào.

Sau khi giết chết Nguyễn Đức Xích, cán bộ trại tung tin là: Anh Xích vượt trại nên bị bắn, ai cũng biết đây là tin vịt, vì anh bị nhốt trong cornex kiên cố, có khóa cẩn thận, thì làm sao thoát được. Theo một nguồn tin về cái chết của trung tá Nguyễn Đức Xích, dù là tin chưa kiểm chứng nhưng cũng xin ghi lại để có thêm suy nghĩ: số là trong lúc anh Xích bị nhốt trong cornex, có một bộ đội canh coi được anh Xích giác ngộ, nên quí mến anh cho nên cán bộ cấp trên biết được. Đêm đó, người cán binh nầy muốn thả anh, nên lén dẫn ra tới hàng rào, lấy cớ là đi cầu đám cán bộ biết được nên bắn chết anh Xích và giết luôn người bộ đội. Tuy nhiên, ai cũng biết đây là chủ trương của đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng giết hết những người nào bị cho là nguy hiểm.

Trong trại tù Vườn Đào, có đại tá Phạm Chí Kim, tỉnh trưởng tại chức Kiến Hòa, được giữ lại miền Nam và nghe nói được hưởng chính sách "khoan hồng" về với gia đình; có thể nói trường hợp đại tá Kim là hiếm hoi cấp cao như vậy mà còn ở lại miền Nam. Ngoài ra còn có nhiều người đồng cấp tá với anh Xích, nhưng về sớm như: trung tá Hoàng Đức Thành (tức là Thành Nhà Đèn, sĩ quan tiếp vận), trung tá An (thiết giáp), trung tá Huỳnh Hữu Chỉ (tiếp liệu), thiếu tá Thái Sĩ (người Huế, Công Binh, về rất sớm và được biên chế làm Công nhân Viên cho trại tù), trung tá Nguyễn Thời Rê (nguyên là tỉnh trưởng Châu Đốc)

Sau cái chết của trung tá Nguyễn Đức Xích và đại úy Quách Dược Thanh, để chạy tội, cán bộ trại tù Vườn Đào tung ra nhiều hỏa mù, nhằm hạ kẻ thù, dù đã bị sát hại; đó là một thủ đoạn vô cùng thâm độc, nên sau nầy có nhiều nguồn tin như: gia đình anh Xích không chung vàng, nên hai Thâu giết, hay là đại úy Quách Dược Thanh báo cáo vụ tham nhũng bột ngọt của thượng úy Chín Sanh với Ba Minh, nên bị Chính Sanh giết trả thù. Có thể một số anh em tù thiếu nhận xét mà nghe tin nầy từ đám ăn ten đồn trong trại từ miệng của bọn cán bộ quản giáo, sau nầy mang ra hải ngoại để tiếp tục hạ uy tín những người tù bất khuất. Sau khi ở nước ngoài, tôi tìm được gia đình anh Nguyễn Đức Xích, liên lạc với linh mục Nguyễn Đức Sách và anh Nguyễn Đức Đơn (anh qua đời đột ngột năm 2005). Theo tin tức của anh Đơn cho biết thì gia đình đã lấy cốt anh Xích, tro được giữ ở Việt Nam một phần và phần khác đem ở tiểu bang Queensland (Australia), thế cũng tạm yên cho những người bạn tù như tôi. Lúc còn ở trong trại tù, anh Xích rất quí mến anh Quách Dược Thanh, có lần nói: "Thanh ơi! Tại sao tao gặp mầy quá muộn màng trong hoàn cảnh nầy?".

Những người tù thân thiết với hai anh, nào quên những lời nói, kỷ niệm, nhất là kính phục tinh thần bất khuất của những người tù sau 1975, mà hai anh là một trong rất nhiều người tiêu biểu. Anh Quách Dược Thanh cũng có câu nói thật ý nghĩa với các bạn tù, đàn em thân tình, cùng vững lập trường: "Muốn sống để trả thù, dù phải ăn cỏ...".

Nhân đây, người viết xin có ý kiến: hầu hết các tù nhân đều có tờ giấy RA TRẠI do bộ Nội Vụ Việt Cộng cấp. Trong phần kết án, có ghi tội danh như: can tôi thiếu úy, thiếu tá .... đó là những thứ tội mà thế giới nhận rõ là "vi phạm nhân quyền" và hoàn toàn phi lý, phi pháp. Việt Cộng đem vụ chất da cam thưa các hãng Hoa Kỳ, thì những quân nhân cán chính cũng nên vận động, quyên góp tiền để đưa bạo quyền Cộng Sản ra các tòa án ở hải ngoại và đòi bồi thường những năm ở tù phi lý, cũng như đòi bồi thường nhân mạng cho những người bị giết với nhiều cách: bắn, tra tấn lao động, bỏ đói, bịnh tật không thuốc men chăm sóc.

Nếu có được những người biết luật, các luật gia giúp đỡ, phát động bởi những người tù có uy tính như các tướng lãnh, vận động chính giới các nước như Mỹ, Úc (nhất là các hội cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam) thì tù nhân sẽ dịch các tờ giấy ra trại bằng tiếng Anh, có thị thực, gởi đến, càng nhiều người càng tốt nếu việc nầy thực hiện, thì mỗi người H.O hay tù, dân, chỉ cần đóng 1 đồng, cũng dư tiền để lo thủ tục pháp lý. Một điều nữa là cái vụ kiện nầy cũng là bằng chứng để tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền thô bạo của đảng và nhà nước Việt Cộng trước công luận thế giới; nếu không thành công nhưng cũng làm cho bạo quyền Việt Cộng mất mặt đối với Liên Hiệp Quốc, các nước Âu-Mỹ. Mỗi người một tay, mỗi cách đánh, thì dù cho núi cũng phải bị san bằng, huống chi cái chế độ bạo ngược Cộng Sản nầy đang trong thời kỳ dẫy chết.

Trương Minh Hòa