Powered By Blogger

  VỀ CHỮ " LÍP BA GA " CỦA NGƯỜI NAM KỲ XƯA


Thế hệ của tôi, của ông bà tôi trong gia tộc khi diễn tả cái gì "không giới hạn" thường nói là "Líp ba ga luôn!”

Thí dụ nhậu xỉn, nhậu bung nóc, mát trời ông địa thì kêu là "Nhậu líp ba ga" , mua sắm tràn trề, đụng gì mua nấy kêu là "Mua líp ba ga".

"Líp ba ga” là phiên âm của tiếng Pháp “libre bagage”, trong đó “libre” có nghĩa là :

- Miễn phí, tự do và
 “bagage” có nghĩa là hành lý.

Thuật ngữ này có liên quan tới xe đò Lục Tỉnh thời xưa.


Như chúng ta biết người Nam Kỳ xổ tiếng Pháp rất nhiều .

Ông tài kế kêu là :

- Sốp phơ (chauffeur), sốp phơ ôm cái bánh lái kêu là ôm vô lăng (volant).

Trên xe có anh lơ xe. Lơ xe từ tiếng Pháp là :

- Contrôleur là “người soát vé”.

Người Nam Kỳ nhớ chữ leur và biến thành "lơ xe" tức là người phụ xe đò.

Khi khách lên xe, anh lơ sẽ dộng vô thành xe nói lớn :

"Bà con cô bác ngồi ngay ngắn, xe chuẩn bị đề pa.”

Đề pa tiếng Pháp là départ có nghĩa là khởi hành, rồ máy xe chạy.


Vậy “Líp ba ga” là gì ?

Nó là thuật ngữ ám chỉ đi xe đò mà mang vác hành lý cồng kềnh, xe đò chở hàng chất đầy mui.

Xe đò Lục Tỉnh một thời vừa chở khách vừa chở hàng hóa, chở luôn gà vịt, xe cộ, hình ảnh chất đầy mui xe là minh chứng (hình).


Khi tôi về Sài Gòn học, mỗi tuần leo xe đò, cái xe đạp chất trên nóc xe, khi tới bến xe thì bà chủ xe tính thêm 2000 đồng tiền "ba ga" (bagage) chiếc xe đạp, bả đứng chờ sẵn ngay cái chổ lên xuống, miệng tía lia:

“Cho con tiền baga mỗi xe 2000 đồng đi !”

Người Nam Kỳ còn xài chữ "ba ga" trong chiếc xe đạp, cái yên xe kêu là ba ga, chính xác là “porte bagages”, kêu riết thành ba ga là yên xe.

Kêu bồ vầy :

"Em leo lên ba ga anh chở về!”

Líp ba ga thành một từ xài khắp xã hội Miền Nam, có ý chỉ hành động xả láng, tự do.

Hôm nay vợ về ngoại, vậy là ông chồng tha hồ ngủ líp ba ga, ăn líp ba ga và nhậu líp ba ga.

Theo Nguyễn Gia Việt

 KINH TẾ THÀNH HỒ VỀ ĐÂU ?? KHI ĐẢNG BA ĐÌNH TIẾP TỤC LẤY BÚA ĐẬP CHÂN MÌNH

Mặc dù thành phố bị đóng gông, nội bất bất xuất ngoại bất nhập, các doanh nghiệp đều bị tê liệt về sản xuất. Nhưng các loa đảng vẩn bla bla về tình hình phát triển tốt của nền kinh tế cả nước lẩn thành Hồ - nơi bị thiệt hại nặng nhất về kinh tế vì cách chống dịch ngu xuẩn của đám lãnh đạo đảng chóp bu. Bọn ngu dốt cứ tính chuyện nhốt dân, khoanh vùng, cách ly để cô lập và bịt kín F0 nhưng không có vaccine để chửa trị cho người dân,  đưa đến thảm họa cho người dân tp.hcm, là bị bỏ đói trên 4 tháng trời vì chính quyền không đưa ra được một biện pháp nào để giúp dân có được miếng ăn ổn định trong suốt thời gian thành phố bị những tên ngu dốt đóng gông. Tất cả sự đi lại và di chuyễn của thành phố bị đình trệ vì thủ tục rườm rà về giấy tờ đi lại.

Đám đầu lĩnh Ba Đình dùng hệ thống tuyên truyền gia nô để bơm thổi các thành tích chống dịch hữu hiệu của các lãnh đạo đảng, chỉ toàn là thứ lừa bịp về một sự thất bại toàn tập của đảng trong cách chống dịch Covid 19 có một không hai trên thế giới, cách chống của đảng csvn là vác búa đập vào chân mình. Tp.hcm nơi có nền kinh tế lớn nhất nước đã bị đảng hũy diệt vì định hướng sai lầm trong việc chống giặc thay vì chống dịch Covid 19. 

Theo Nikkei thì GDP của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021 có nhiều khả năng bị tăng trưởng âm, không giống như  năm 2020, Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 8 vừa qua. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã cảnh báo tại cuộc họp trong tháng  8/2021 "Hàng chục nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Hàng trăm nghìn công nhân bị mất việc làm," 

Ông Hoan đánh giá nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất là rất lớn, nếu không có giải pháp kịp thời, theo Zing News trong bài ‘Doanh nghiệp FDI ở TP.HCM than mất đơn hàng trăm triệu USD

Riêng về số liệu của sở Lao động -Thương binh và xã hội thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố có 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch Covid-19, hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc, 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lượng cho công nhân, 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Nguồn: https://phunuvietnam.vn/hon-9000-doanh-nghiep-tai-tphcm-tam-ngung-hoat-dong-do-dich-covid-19-20210610145122411.htm

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, trong 7 tháng đầu năm 2021 có  23.199 DN rút lui khỏi thị trường (chiếm 29,1% số DN rút lui của cả nước), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020. Sự gia tăng về DN rút lui chủ yếu đến từ sự gia tăng số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (12.071 DN, tăng 25,7%). Số DN rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng với 79.673 DN, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 40.251 DN tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số DN rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021.

Có thể thấy, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội thì việc số lượng DN tạm ngừng kinh doanh có sự gia tăng là dễ hiểu. Theo Hiệp hội DN TP.Hồ Chí Minh, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm trên 70% DN bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều DN phải tạm ngừng hoạt động, đa số DN khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh.  Nguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2021-08-04/tpho-chi-minh-so-doanh-nghiep-tam-ngung-kinh-doanh-dat-muc-ky-luc-108699.aspx

Dù TP HCM đang phải đối mặt với dịch Covid-19 nhưng báo cáo về tình hình thu ngân sách vẩn được đảng loan báo là tăng trưởng 7 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt mức dương, cho thấy sự nỗ lực của thành phố trong thực hiện nhiệm vụ kép - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, thật là phục tài bố láo của những tên bút nô  đảng làm truyền thông.

Theo Cục Thống kê TP HCM, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam từ ngày 27-4. Tại TP HCM, trong nhiều tháng qua, dịch bệnh đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/kinh-te-tp-hcm-giu-duoc-tin-hieu-lac-quan-20210801215044643.htm

BÁO ĐẢNG BỐC PHÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VN 

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6/2021 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020. GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so với cùng kỳ năm 2020 do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng khá.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ 2020.

Cách làm thống kê về kinh tế VN, toàn là con số chính trị không phải là con số thật. Người dân theo dõi các con số của nhà nước cộng sản đưa ra, đều nhận thấy một điều là:  năm nào kinh tế của VN đều tăng trưởng kể từ ngày gia nhập thị trường thế giới. Nhưng nếu nhìn trị giá đồng tiền VNĐ so với đồng US đô la và nợ công để biết được sự thất bại về kinh tế của VN dưới sự lãnh đạo của đảng bất tài csvn. 

Đừng bao giờ nghe cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm, một câu nói hết sức giá trị về bản chất bố láo của người cộng sản của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TIẾT LỘ VỀ SỰ THIỆT HẠI DO GIÃN CÁCH KÉO DÀI TẠI THÀNH HỒ

Theo báo Nikkei Asia của Nhật đưa tin vào ngày 22/8/2021: Nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Intel và các công ty nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp đối phó COVID-19 nghiêm ngặt kéo dài ở tp.hcm có thể làm đình trệ việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Công ty chế tạo như Intel phải đối mặt để duy trì hoạt động, bà Hồ Thị Thu Uyên, Giám đốc đối ngoại của Intel tại Việt Nam và Malaysia nói với Nikkei Asia hôm thứ Bảy. "Gánh nặng tài chính cho việc thuê nhà ở cho công nhân là một trong những thách thức quan trọng," bà Uyên nói.

"Chúng tôi không chỉ nêu quan ngại mà còn đưa ra các giải pháp cho lãnh đạo thành phố như những khuyến nghị thiết thực thay vì duy trì [các biện pháp hiện có] lâu hơn sau 15/9", bà Uyên được Nikkei dẫn lời.

Intel Products Việt Nam vận hành một nhà máy kiểm tra và lắp ráp tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn tại TP HCM. Một phần của các biện pháp chống dịch là "1.870 công nhân phải ở tại các khách sạn gần cơ sở của hãng. Điều đó đã phát sinh 140 tỷ đồng (6,1 triệu USD) trong một tháng kể từ tháng 7.

Jabil Việt Nam, chi nhánh Việt Nam của một công ty dịch vụ sản xuất có trụ sở tại Hoa Kỳ, cũng chia sẻ những lo ngại của Intel. Công ty cho biết nhiều đối tác kinh doanh đã chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác như Trung Quốc và Singapore do chi phí phát sinh từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách.

Trong khi đó, hãng sản xuất máy tính Datalogic của Ý cho biết công ty đã chứng kiến ​​sự sụt giảm doanh thu trong một tháng từ 18,5 triệu USD trong tháng 6 xuống 11 triệu USD trong tháng 7. Công ty này cũng mất khoảng 40% lực lượng lao động với 502 người rời công ty vào tháng 8.

Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, cho biết nhà bán lẻ Nhật Bản gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động tại nước này do chi phí xét nghiệm COVID-19 bắt buộc với công nhân của họ khi tới nơi làm việc.

Ông Furusawa đề xuất chính quyền thành phố kéo dài thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia tăng và bảo hiểm y tế để doanh nghiệp có thêm thời gian hỗ trợ người lao động.

Theo Vnexpress , các Hiệp hội Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc (KoCham) và Hiệp hội doanh nghiệp Singapore (SBG) mong muốn miễn đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp trong thời gian phải tạm ngừng hoạt động theo lệnh giãn cách. Ngoài ra, SBG đề xuất miễn, giảm thuế và các chi phí liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp.

NGÂN KHỐ VN KHÔNG CÒN TIỀN

Tên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 17/9/2021, đã đưa ra thông tin ngân sách trung ương "'gần như không còn đồng nào". Thông tin này lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. 

Ngay lập tức, báo chí gia nô của đảng đồng loạt đăng các bài viết với nội dung rằng đã có sự hiểu lầm phát biểu của ông Hồ Đức Phớc. Mặt khác ban Tuyên láo  cũng có những loạt bài viết cải chính tin này của BT Tài Chính Hồ Đức Phớc - chính đương sự cũng phải cải chính tin mà mình đã báo cáo trước Quốc Hội bằng những luận điệu ngây ngô: "có thể nhân dân nghe nhầm vì ông nói tiếng Nghệ An, hàm ý khó nghe". Cuối cùng nhà nước còn tiền hay không ?? câu trả lời còn tùy ý thức của người dân về tình hình giãn cách xã hội lâu dài của các bộ óc đậu hũ của các lãnh đạo đảng cộng sản trong việc chống dịch Covid 19.

ĐẢNG TIẾP TỤC BỐC PHÉT VỀ THU NGÂN SÁCH TẠI THÀNH HỒ NĂM 2021

Theo báo cáo của Cục Thống kê TPHCM, mặc dù bị tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TPHCM trong 7 tháng đầu năm đạt 230.821 tỉ đồng, đạt 66,3% dự toán. Nguồn:https://laodong.vn/kinh-te/tphcm-thu-ngan-sach-230821-ti-dong-7-thang-dau-nam-2021-936444.ldo

Các doanh nghiệp chế biến ở thành hồ đang phải đối phó gay gắt với tình trạng thiếu nhân công và nguyên liệu để tồn tại sau cơn dịch, thì lấy đâu ra thu nhập ??

Theo tiết lộ của UBND TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua, tình hình hoạt động và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Hiện nay, tất cả các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành lương thực, thực phẩm tại TP.HCM đều lệ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đến từ các tỉnh, nhất là 19 tỉnh thành phía Nam. 

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T (TP.HCM) cho biết, hiện nhiều loại trái cây đang vào mùa thu hoạch ở các tỉnh ĐBSCL như nhãn ở Bạc Liêu, Hậu Giang, dừa ở Bến Tre, thanh long ở Long An, Tiền Giang, cùng nhiều loại trái cây khác… Tuy nhiên, bà con nông dân thu hoạch cũng như lực lượng lao động tại các nhà máy chế biến, sản xuất bị siết giảm tới 40 – 50%, khiến sản lượng cũng giảm tương ứng.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, quá trình thực hiện “3 tại chỗ” với chi phí gia tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp chọn cách dừng hoạt động. Trong khi đó, các mặt hàng gạo, thanh long, chanh… đều đang gặp khó khăn trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Người dân không còn tha thiết việc chăm sóc cây trái và bỏ ý định trồng đợt mới.

Tóm lại với bối cảnh dịch hoành hành ở tp.hcm trong 4 tháng qua với sự chỉ đạo ngu dốt của đám đầu lĩnh Ba Đình, đã đưa tình hình kinh tế VN chạm đáy thung lủng, nhưng chúng vẩn cố chống đở và tiếp tục lừa bịp đồng bào cả nước vì sự thất bại trong việc lãnh đạo việc phòng chống dịch Covid 19 đưa đến việc nền kinh tế thành hồ bị đình trệ, ngân sách bị thất thu vì làm theo chỉ thị 16 của tên thủ tướng ngu dốt Phạm Minh Chính. Đại dịch càng kéo dài tiếp tục tàn phá nền kinh tế tp.hcm và miền nam Việt Nam càng lớn. Sài Gòn cỗ máy kinh tế chính của đất nước bị phủ đầy mây mù u ám cho triển vọng đầu tư và cần có nhiều thời gian để phục hồi sau cơn dịch đi qua.  

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 25.9.2021

 ĐỘ NGU CỦA CÁC ĐẦU LĨNH ĐẢNG CSVN KHÔNG GIỚI HẠN

Tập Cận Bình mới đây đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không xây dựng thêm các nhà máy điện than mới ở nước ngoài nhằm cắt giảm lượng khí thải trên toàn cầu.
Tập còn nói: "Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc phát triển năng lượng xanh và carbon thấp, đồng thời sẽ KHÔNG xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài".


Trong khi đó các đầu lĩnh đảng ta hè nhau rinh đống rác này của TQ về VN, để dân VN có được hạnh phúc hít thở thêm sự nhiểm độc của khí thải từ nhà máy điện than của TQ xây dựng. Giống như sự nhiểm độc chất thải của Formosa làm chết hàng loạt cá biển nơi vùng biển miền trung vào năm 2016 .
Đồ hoạ của Statita sử dụng dữ liệu Global Energy Monitor cho thấy, Trung Quốc đặc biệt tích cực đầu tư ở Indonesia, nơi đã tài trợ các dự án điện than trị giá 15.671 triệu USD, tương đương với tổng công suất nhà máy 9.724 megawatt.
Các quốc gia tiếp theo gồm Banglasesh (9.603 triệu USD), Pakistan (7.371 triệu USD), Việt Nam (5.627 triệu USD), Nam Phi (4.000 triệu USD).
Xây dựng đất nước tiến lên XHCN theo phong cách của các quan tham trong đảng cộng sản, là bất chấp lợi hại, miển trong giao dịch đôi bên đều có lợi, thì ta cứ làm. Cái tài, cái tâm và cái tầm của các đầu lĩnh băng đảng Mafia là thế đó!! Mượn đoạn trích trong bài thơ "Mầm Ác Trên Quê Hương" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết:
Những thằng cộng sản ngu dốt
Phách lối, dị hợm, tàn hung
Hoạnh họe coi người như rác
Huênh hoang xem trời bằng vung
Chúng mày gây ra tất cả
Chết chóc, tàn mạt, tang thương
Cộng sản là mầm tội ác
Trên khắp đất trời quê hương.

Bình luận từ Hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 23.9.2021

 LIÊN MINH AUKUS LÀM THAY ĐỔI TƯƠNG QUAN VỚI TQ

L’Express nhận định liên minh quân sự mới với Úc và Anh được ông Biden loan báo đã xáo lại ván bài ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ muốn răn đe mọi hành động hiếu chiến của Trung Quốc, nhưng động thái này khiến Pháp và châu Âu bị thiệt hại.
Chỉ vài từ được thốt ra một cách nhẹ nhàng trong cuộc họp video ở Nhà Trắng, là đủ để hợp đồng 56 tỉ euro tan thành mây khói, và xóa lại bàn cờ địa chính trị ở vùng biển châu Á đang sôi sục. Cùng với hai thủ tướng Boris Johnson (Anh) và Scott Morrison (Úc), Joe Biden khởi động liên minh quân sự ba bên được đặt tên là AUKUS (Autralia-United Kingdom- United States) để chống lại tham vọng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp cho Canberra một đội tàu ngầm nguyên tử với công nghệ Mỹ-Anh. Quyết định này khiến hợp đồng đặt mua 12 tàu ngầm ký với Pháp năm 2019 bị hủy bỏ thô bạo.
Bắc Kinh hung hăng khiến Úc chọn đứng về phía Mỹ

Đây là một cảnh báo mạnh mẽ cho Trung Quốc, do sự hung hăng trên Biển Đông và áp lực lên Đài Loan khiến Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực lo ngại. Được loan báo 15 ngày sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, mà Joe Biden biện minh rằng cần tập trung sức lực cho đối thủ chính, động thái này có vẻ hợp lý. Jeff Hawkins, cựu đại sứ Mỹ nay là nhà nghiên cứu của IRIS nói : « Đối tác chiến lược này là giai đoạn thứ hai của việc tái phối trí lực lượng Mỹ để đối phó với Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Việc này đã được đề cập từ nhiều tháng qua và bây giờ mới tiến hành ».
Washington chọn lựa Úc do vị trí chiến lược của quốc gia này, và mối quan hệ tin cậy giữa hai Nhà nước, vốn đã là đồng minh trong Đệ nhất Thế chiến. Chính trước Quốc Hội Úc mà ông Barack Obama đã nhấn mạnh đến « xoay trục » sang châu Á, trước khi loan báo đưa quân Mỹ sang trú đóng ở căn cứ Darwin. Sau vài năm tìm cách giữ thăng bằng giữa Hoa Kỳ và đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc, rốt cuộc thủ tướng Úc đã chọn phe. Thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh gần đây, với những tuyên bố trịch thượng của các « chiến lang », và biện pháp trừng phạt, đã làm cán cân nghiêng sang một bên. Rõ ràng là nếu nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Úc sẽ đứng về phía Mỹ.
Việc hình thành liên minh mới này phù hợp với lịch sử lâu dài : cơ quan tình báo của ba nước đều là thành viên Five Eyes. Đây còn là chiến thắng ngoại giao của Boris Johnson, hồi tháng Ba đã khẳng định hướng sang Ấn Độ-Thái Bình Dương, và như vậy khái niệm « Global Britain » từng bị chế giễu nay tỏ ra hiện thực.

AUKUS sẽ thay đổi tương quan lực lượng ở Châu Á-Thái Bình Dương

Tất nhiên là Bắc Kinh kịch liệt phản đối, tố cáo thương vụ Mỹ bán tàu ngầm cho Úc là « hết sức vô trách nhiệm », một liên minh « làm phương hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định khu vực ». Thật dễ hiểu : AUKUS sẽ tác động đến tương quan lực lượng ở Châu Á-Thái Bình Dương, trong lúc đội tàu Trung Quốc đã vượt qua Hải quân Hoa Kỳ về số lượng. Việc triển khai tàu ngầm nguyên tử tấn công là mối đe dọa thực sự cho các hoạt động của hải quân Trung Quốc. Ông Mathieu Duchâtel, Viện Montaigne nhấn mạnh, dù đã có nhiều tiến bộ về chống tàu ngầm, đây vẫn là một trong những điểm yếu chính của Trung Quốc.
Khi chuyển giao một công nghệ mà cho đến nay chỉ mới chia sẻ với Anh, Hoa Kỳ muốn chặn ngang sức mạnh quân sự đang lên của Bắc Kinh. Cũng theo chuyên gia Duchâtel, mục tiêu là tăng cường khả năng răn đe trong trường hợp Trung Quốc đơn phương tấn công Đài Loan hay trên Biển Đông.
AUKUS bổ sung cho Quad tức Bộ Tứ - diễn đàn khu vực gồm Mỹ, Úc, Ấn, Nhật nhằm đối chọi với Trung Quốc - mà ông Joe Biden sẽ tham gia trong một tuần nữa. Không rõ hai liên minh hợp tác chiến lược này có kết hợp với nhau hay không, nhưng theo ông Jeff Hawkins, dù sao đi nữa sự bành trướng của Trung Quốc ảnh hưởng đến Nhật Bản cũng như Úc, và Nhật càng muốn tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ.

Đòn nặng cho Pháp và châu Âu

Nhưng đây là một cái tát cho Pháp, bị đẩy xuống hàng cường quốc trung bình, và cho tổng thống Emmanuel Macron, vốn đã đầu tư rất nhiều trong vai trò của Paris tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, hợp đồng lớn với Úc là cột trụ của chiến lược này. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cay đắng tố cáo vụ « đâm sau lưng » của Mỹ.
Theo Le Monde cuối tuần, tổng thống Macron chỉ được báo rằng thủ tướng Úc muốn nói chuyện với ông, vài tiếng đồng hồ trước khi Nhà Trắng loan báo liên minh mới với Luân Đôn và Canberra. Một thất bại của ngoại giao Pháp, và cho « lực lượng thứ ba » mà Paris muốn đóng vai, trong một thế giới ngày càng phân cực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây cũng là đòn nặng nề cho châu Âu, bị đặt trước việc đã rồi, như trong vụ rút quân khỏi Afghanistan.
Trả lời phỏng vấn của Le Point trước khi sự kiện này xảy ra, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định « Châu Âu bắt đầu không còn ngây thơ nữa ». Khái niệm « chủ quyền châu Âu » mới cách đây ba, bốn năm bị cho là khó thể chấp nhận, nay được đề cập đến nhiều hơn. Châu Âu là một thị trường 447 triệu người, nếu một nước muốn thâm nhập thì phải tôn trọng các quy định, giá trị, trả một các giá đúng đắn, nhất là Trung Quốc.

Hậu quả của việc Pháp không tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương

Việc Hoa Kỳ tập trung cho các lợi ích căn bản của Mỹ thì đã có từ lúc Barack Obama nuốt lời, không trừng phạt chế độ Syria năm 2013. Theo ông Le Drian, Donald Trump và Joe Biden chỉ tiếp tục hướng này, cho dù tính cách của hai tổng thống có khác nhau. Le Figaro mỉa mai, tại Liên Hiệp Quốc tuần tới, Biden sẽ vẫn nhấn mạnh đến hợp tác quốc tế và sự quan trọng của các liên minh. Tuy nhiên nếu ít có sự khác biệt giữa lời nói và hành động của ông Trump, vốn ít giấu diếm các ý định, Biden thực hiện chính sách khác hẳn với những gì ông mô tả trong các bài diễn văn.
Về phía Bắc Kinh không bỏ lỡ cơ hội khai thác sự tức giận của Pháp và châu Âu, nhấn mạnh không thể tin nơi Mỹ. Trong lúc một thế giới lưỡng cực đang hình thành ngày càng rõ nét, với hai đại cường gầm ghè nhau trên vùng biển châu Á, nỗi thất vọng này chỉ khiến tổng thống Pháp càng muốn có một chính sách quốc phòng chung cho châu lục.
Pháp phải làm gì sau khi mất trắng hợp đồng thế kỷ này ? Tác giả Edouard Tetreau trên Le Figaro cuối tuần cho rằng cần phải gia tăng ngân sách quốc phòng trong bối cảnh Thái Bình Dương đang nhanh chóng vũ trang, thay vì chỉ tập trung cho kinh tế và phúc lợi của một xã hội quen ỷ lại. Tương tự, dân biểu Jean-Louis Thiérot nhận định đây là hậu quả của việc Pháp không nỗ lực nhiều tại Châu Á-Thái Bình Dương. Với các chiến hạm cũ kỹ và lục quân thường thiếu trang bị, Pháp không có trọng lượng trước các đe dọa xung đột. Để có được tiếng nói tại khu vực này, Paris cần hiện diện thường xuyên với lực lượng hải quân hiện đại.

Ba bài học từ liên minh AUKUS

Le Monde cuối tuần rút ra ba bài học từ liên minh Úc-Anh-Mỹ. Trước hết là quan hệ Âu-Mỹ : chính quyền Biden không khác chính quyền Trump. « America First », chỉ có nước Mỹ trước hết trong các lợi ích chiến lược, kinh tế, tài chính, y tế. Những ai tin vào chính sách đa phương của Joe Biden và văn hóa Pháp của ngoại trưởng Antony Blinken nay phải nhìn ra sự thực.
Bài học thứ hai liên quan đến Luân Đôn. Thỏa thuận này là giai đoạn quan trọng hậu Brexit, đặt nước Anh vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà nếu chỉ có một mình, Anh không thể làm được. Tâm trạng cay cú trong vụ rút quân khỏi Afghanistan chưa đầy một tháng sau đã được xóa đi nhờ AUKUS.
Bài học thứ ba, quan trọng và phức tạp hơn, dành cho châu Âu, đặt lại vai trò của châu lục trên thế giới. Châu Âu sẽ đứng ở đâu trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung ? Liệu có thể hành động như một sức mạnh độc lập, hay mạnh ai nấy làm, không thể tạo được ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình ? Sự tình cờ mỉa mai là loan báo thành lập AUKUS diễn ra một ngày trước khi đại diện Liên Hiệp Châu Âu trình bày chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương ở Bruxelles. Châu Âu thiếu đoàn kết trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc, chủ yếu do Berlin, nay phải trả giá đắt.

Trung Quốc khép kín với ý thức hệ cộng sản

Liên quan đến Trung Quốc, tác giả Nicolas Baverez trên Le Point nhận định sau nhiều thập niên mở cửa, Bắc Kinh nay muốn thu mình lại, tách biệt với phương Tây. Sau khi tái lập quyền lực mãn đời và tôn sùng lãnh tụ, bành trướng lãnh thổ khắp nơi, ông Tập siết chặt gọng kềm tại Hoa lục. Sự quay lại với giáo điều cộng sản của Tập Cận Bình là cơ hội duy nhất cho các nền dân chủ, để thiết lập ra được chiến lược hiệu quả, làm thất bại ý định tiêu diệt tự do, thống trị thế giới vào năm 2049 của Bắc Kinh.
Covid đã thay đổi thế giới với việc lập lại các biên giới - tưởng chừng đã hoàn toàn biến mất sau khi bức tường Berlin sụp đổ, tiền ngân sách phải tuôn như thác, và kinh tế đình đốn. Chính tại Trung Quốc, nơi 100 triệu trẻ em nay phải học tư tưởng Tập Cận Bình, mà những thay đổi này rõ nét nhất. Trước hết, biên giới Trung Quốc tiếp tục đóng đến 2022, để không làm ảnh hưởng đến việc « tái đắc cử » của ông Tập vào mùa thu, trong khi vac-xin Trung Quốc tỏ ra kém hiệu quả trước các biến thể mới của con virus. Tiếp theo là việc siết lại lãnh vực công nghệ, các quyết định duy ý chí áp đặt lên giáo dục, văn hóa, kỹ nghệ giải trí. Cuối cùng, cũng lại Hoa lục mà tình trạng đình trệ thấy rõ nhất. Tháng Tám, giá thành sản xuất tăng đến 9%, thất nghiệp nơi người trẻ có bằng cấp lên đến 15%.
L’Express đặt câu hỏi : « Phải chăng đảng cộng sản Trung Quốc thực sự ngả sang (cực) tả ? ». Tập Cận Bình gợi lên giấc mơ « thịnh vượng chung », nhưng hiện giờ các biện pháp chỉ mang tính tượng trưng. Đặng Tiểu Bình năm 1992 từng tuyên bố « để cho một số người làm giàu trước », và nay số tỉ phú của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, chỉ 1% người giàu sở hữu 30,6% tài sản cả nước (năm 2000 là 20,9%). Giờ đây đảng đòi hỏi các tập đoàn công nghệ phải tỏ ra hào hiệp hơn, Alibaba và Tencent đã ngoan ngoãn tặng 15,5 tỉ đô la.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu Richard McGregor, Viện Lowy (Úc) cảnh báo « con đường còn dài và khó khăn trước khi gánh nặng của giai cấp trung lưu được giảm nhẹ », cần có những cải cách hết sức rộng lớn. Theo Le Point, giảm bớt bất bình đẳng xã hội không thể bằng việc buộc các tỉ phú phải san sẻ cho các công trình của đảng, mà qua chế độ thuế lũy tiến, và phổ quát hóa phúc lợi xã hội.

Giã từ Merkel

L’Express tuần này đề cập đến những tranh cãi mới về di sản của Pháp, trong khi Le Point nêu ra những vấn đề gây bối rối cho chính phủ như nợ công, hưu bổng… Ngược lại, Courrier International đặt câu hỏi « Phải chăng Pháp đang đi trên một con đường đúng đắn ? ». Chính sách tiêm chủng, ngoại giao, kinh tế…báo chí các nước bắt đầu nhận ra những điểm sáng nơi mô hình Pháp. L’Obs dành trang bìa cho nữ thủ tướng Đức, với dòng tựa « Merkel và chúng ta ».
L’Obs nhận định về di sản mà bà Angela Merkel để lại : một đất nước là cột trụ của Liên Hiệp Châu Âu và là khu vực ổn định của phương Tây. Sau bốn nhiệm kỳ liên tiếp, 16 năm đứng đầu cường quốc thứ tư thế giới, thủ tướng Đức chuẩn bị rời quyền lực một cách thanh thản, như lúc bà đương chức. Các đối thủ cũ, từng bất ngờ trước một kình địch là phụ nữ và lại xuất thân từ Đông Đức, nay vô cùng tôn trọng bà. Lãnh đạo giỏi rõ ràng không phải ở hình thức bên ngoài. Merkel luôn mặc đồ may sẵn cùng một kiểu, chỉ thay đổi màu sắc, các nhà thiết kế như Karl Lagerfeld « không có cửa » ; bà tự mình đi chợ ở siêu thị.
Tất nhiên bà Merkel cũng bị chỉ trích nhiều : cứng ngắc về ngân sách, quá chú trọng đến lợi ích riêng của Đức hơn là sự tương trợ trong châu Âu, và sức mạnh kinh tế của đất nước chủ yếu nhờ những cải cách của người tiền nhiệm Gerhard Schröider chứ không phải bà. Về khí hậu, khó thể chấp nhận một quốc gia tiên tiến như Đức lại chỉ dự kiến từ bỏ điện than kể từ 2038.
Tất cả đều đúng, nhưng không thể làm mờ đi vầng hào quang của Angela Merkel : năm 2020, bà được Pew Research Center đánh giá là nhà lãnh đạo được tin cậy nhất thế giới, chủ yếu ở khả năng quản trị qua thỏa hiệp. Lãnh đạo bảo thủ của một Nhà nước liên bang đã củng cố được liên minh với phe Dân chủ Xã hội trong 3/4 nhiệm kỳ. Bà cũng có những quyết định lịch sử như tiếp nhận cả triệu người tị nạn Syria, từ bỏ điện nguyên tử sau thảm họa Fukushima, chấp nhận kế hoạch tái thúc đẩy châu Âu dưới áp lực Covid. Ai sẽ lên thay bà sau cuộc bầu cử ngày 26/09 tới ? Nhiều người Đức mong muốn người kế nhiệm vẫn theo hướng của bà.
Le Point ghi nhận trong bài phóng sự « Thế hệ Merkel », tuổi trẻ Đức chuẩn bị bước vào một thế giới không có« Mutti » (Mẹ), biệt danh được thân ái đặt cho Angela Merkel - người phụ nữ không con. Những thanh niên đang ở năm cuối trung học hay năm đầu đại học ấy chỉ biết có khuôn mặt của bà trong chương trình thời sự buổi tối lúc 20 giờ ; và theo tờ báo, nếu vào phút chót Merkel quyết định tranh cử, sẽ có nhiều lá phiếu của lớp trẻ.

 NHỚ VỀ NGƯỜI HÙNG QL.VNCH, TRUNG TÁ LÊ BÁ BÌNH

Trung Tá Lê Bá Bình năm 1972 là Thiếu Tá TĐT Tiểu Đoàn 3 TQLC VNCH. BẮC GIANG là biệt danh của Cựu Trung tá TQLC LÊ BÁ BÌNH.

Ông sinh ngày 29/8/1937 tại Gia Định. Theo lịnh động viên, Ông từ giã cuộc đời dân sự để gia nhập Khóa 12 Sỉ quan trừ bị ( Khóa Trần hưng Đạo ) tại Liên trường Vỏ Khoa Thủ Đức ngày 31/9/1961. Mản khóa ngày 1/8/1962 với cấp bực Chuẩn úy, Anh tình nguyện về phục vụ Binh chủng TQLC ngày 15/8/1962.

Được Bộ Chỉ Huy Liên  đoàn /TQLC bổ nhiệm về Tiểu đoàn 3, với chức vụ Trung đội trưởng Trung đội 2/ĐĐ2/TĐ3TQLC ngày 21/8/1962. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=gnoDmLxjd00

Tháng 7/1964 Anh du học Khóa Sỉ quan căn bản TQLC Hoa kỳ tại Quantico ( Virginia ). Trở về nước Anh lần lượt giữ các chức vụ Quyền Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy, Đại đội trưởng ĐĐ2, ĐĐ1/ TĐ3TQLC. Giữ chức vụ Tiểu đoàn phó TĐ3TQLC từ ngày 1/5/1969.

Tham dự Khóa Chỉ huy Tham mưu Trung cấp tại Đà lạt  ( 7/1970 ).

Sau cuộc hành quân Lam sơn 719 tại Hạ Lào chấm dứt, Anh giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ3 TQLC thay thế cho Tr/ tá Nguyễn năng Bảo tại Mai Lộc năm 1971.

Trong trận chiến mùa hè năm 1972 , Tiểu đoàn 3 TQLC do Anh chỉ huy đã chận đứng sức tiến công của CSBV tại mặt trận Đông hà, Quảng trị. Anh đã xông xáo, năng nổ, tài trí nhưng cũng không kém liều lĩnh. Hơn một nửa quân nhân của TĐ3TQLC đã hy sinh hay bị thương , trong đó có vị Tiểu đoàn trưởng Lê bá Bình.

Tạm rời vùng chiến trận , Anh về nhận chức Chỉ huy trưởng Căn cứ Sóng Thần thuộc SĐ/TQLC ( Dĩ An ) từ năm 1972- 1974 với cấp bực Trung tá.

Sau khi mản khóa học Chỉ huy Tham mưu tại Long Bình ( Biên Hòa ) , Anh trở lại vùng hành quân với chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ6TQLC cho đến ngày 30/4/75.

Trãi qua các nhà tù CS  như Long giao ( Long khánh ), Suối máu ( Biên Hòa ),

Yên bái  ( Hoàng liên sơn ), Đầm đùn ( Hà nam Ninh ) và Hàm tân ( Bình Tuy ).

Qua Mỹ năm 1991 theo chương trình HO8. Ông và Gia đình đang định cư tại San Jose ( Bắc California ). 

ĐẠI ÚY MỸ JOHN RIPLEY KỂ VỀ TRUNG TÁ BÌNH:

Đại Úy John Ripley lúc đó là Cố Vấn TĐ (sau lên Đại Tá) kể lại, trong trận đánh ở Thị Xã Đông Hà, Ông Đ/U hỏi TrT Bình:

"Nếu giặc tràn qua được thì sao?" TrT Bình trả lời: "Nếu TĐ 3 TQLC trong đó có tôi và anh không còn nữa thì cộng quân mới có thể vào Thị Xã Đông Hà".

Năm 1972 mở đầu cho cuộc tổng tấn công trong chiến dịch Nguyễn Huệ, cộng quân xua 20.000 lính cùng hàng trăm thiết giáp T54, PT76 và đại pháo tấn chiếm Đông Hà, Quảng Trị. Thị Xã Đông Hà lúc đó được trấn giữ bởi TĐ3 TQLC, quân số gồm khoảng 700, cùng Thiết Đoàn 20 và các đơn vị ĐPQ, có phi pháo và hải pháo yểm trợ.

TrT Bình quyết định giật sập cầu Đông Hà hòng cản đường tiến của xe tăng cộng quân. Sau khi cầu sập, nhờ con sông Thạch Hãn làm rào cản thiên nhiên, Ông và các chiến sỹ TĐ3 TQLC đã giữ được Thị Xã trong hơn một tháng, sau đó bàn giao trách nhiệm lại cho LĐ5 BĐQ. Trong trận này Ông bị thương, quân số TĐ bị thiệt hại hết phân nửa.

Trung Tá Lê Bá Bình tốt nghiệp Khóa 12 Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1962, tình nguyện về TQLC, chức vụ sau cùng: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6 TQLC. Sau ngày mất nước Ông đi tù cải tạo khổ sai 12 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1991, định cư tại San Jose, CA.


Ông là nguồn cảm hứng cho Ông Richard Botkin viết cuốn sách Ride The Thunder, sau được làm thành phim mang cùng tên. Nguồnhttps://svqy.org/2015/2-2015/cns/frame/cns.htm



Trung Tá Lê Bá Bình qua đời tại San Jose, ngày 15 tháng 1, 2021 trong niền thương tiếc của các chiến hữu TQLC Hoa Kỳ và VNCH.

Đọc thêm: Chiến thuật trận địa Pháo, Chiến xa và Bộ binh của CSBV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà và căn cứ Pedro tháng 4 năm 1972. Nguồn: http://tqlcvn.org/chiensu/cs-tqlc-danhbai-csbv-dongha.htm

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 13.09.2021