NĂM CHUỘT NÓI CHUYỆN VỀ CHUỘT
Đôi nét về nguồn gốc loài chuột
Năm 2020 sẽ là năm Canh Tý, tước là năm con chuột. Trong tử vi, chuột là con vật dứng đầu trong 12 con giáp.
Trong 12 con giáp thì Chuột được xếp đứng đầu. Người xưa đã căn cứ vào quy luật hoạt động của các con giáp để áp vào 12 giờ trong ngày.
Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, đây là lúc Chuột hoạt động nhộn nhịp nhất, vì vậy lấy giờ Tý gắn với Chuột.
Những động vật gặm nhấm (trong đó có chuột) chiếm tới 40% số động vật có vú trên Trái đất. Chuột được cho là có nguồn gốc từ châu Á sau đó theo con người di cư đi khắp thế giới. Đây là hình ảnh con vật thường phá phách nhất nếu chúng lọt vào được bất cứ chổ nào trong nhà.
Thi sĩ Nguyên Thạch đã ví von thằng cộng sản là một thứ chuột gặm nhắm trên 3 miền đất nước, gặm không chừa thứ gì và không tha một cấp bộ nào qua bài thơ:"chuột nào", người viết xin trích một đoạn trong bài thơ "Con chuột" để mở đầu cho bài viết về con chuột của năm Canh tý 2020:
Chuột cống có phải Ba Dùng? (**)
Chuột xạ Trọng Lú vừa khùng vừa ngu
Còn lại là con chuột chù
Chuột này, tên của Bác Hù phải không?.
Côn an đông như chuột đồng
Đêm đi phá lúa, ngày rong ngoài đàng
Chuột béo nên mỡ màu vàng
Dân chúng thường gọi "bò vàng" chẳng oan.
(Nguyên Thạch)
Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, đây là lúc Chuột hoạt động nhộn nhịp nhất, vì vậy lấy giờ Tý gắn với Chuột.
Những động vật gặm nhấm (trong đó có chuột) chiếm tới 40% số động vật có vú trên Trái đất. Chuột được cho là có nguồn gốc từ châu Á sau đó theo con người di cư đi khắp thế giới. Đây là hình ảnh con vật thường phá phách nhất nếu chúng lọt vào được bất cứ chổ nào trong nhà.
Thi sĩ Nguyên Thạch đã ví von thằng cộng sản là một thứ chuột gặm nhắm trên 3 miền đất nước, gặm không chừa thứ gì và không tha một cấp bộ nào qua bài thơ:"chuột nào", người viết xin trích một đoạn trong bài thơ "Con chuột" để mở đầu cho bài viết về con chuột của năm Canh tý 2020:
Chuột cống có phải Ba Dùng? (**)
Chuột xạ Trọng Lú vừa khùng vừa ngu
Còn lại là con chuột chù
Chuột này, tên của Bác Hù phải không?.
Côn an đông như chuột đồng
Đêm đi phá lúa, ngày rong ngoài đàng
Chuột béo nên mỡ màu vàng
Dân chúng thường gọi "bò vàng" chẳng oan.
(Nguyên Thạch)
Chuột có mặt ở khắp nơi, ở đâu có người thì ở đó có chuột. Hai loại chuột quen thuộc với con người nhất là loài chuột đen và chuột nâu . Chuột có thể sống đến hai năm và có khối lượng cơ thể trung bình khoảng 500 gam. Trong điều kiện nuôi của phòng thí nghiệm, chuột có thể đạt khối lượng lớn hơn.
Nói đến loài chuột, người ta thường nghĩ ngay đến những tội ác tày trời của chúng như phá hoại mùa màng, truyền dịch bệnh gây hại cho con người.
Giai đoạn từ năm 1347 đến năm 1351 có lẽ là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử châu Âu khi những con chuột, ở trên các thuyền buôn, đã mang theo loài bọ chét chứa vi khuẩn Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch) gieo rắc “Cái chết đen” lên toàn bộ lục địa. Được biết, cho đến khi có thể dập tắt đại dịch, đã gây thiệt mạng khoảng 25 triệu người (chiếm ¼ dân số châu Âu thời điểm đó). Vì Chuột thường đem tai họa đến cho loài người như vậy, nên người thường kiếm đủ cách để loại trừ Chuột ví như : Thuốc Chuột, đặt bẫy Chuột, dậm cù Chuột .v.v.
Tuy vậy, ngoài những thói hư tật xấu, chuột cũng có những điểm không hề đáng ghét chút nào.
Những điều chưa biết về loài chuột
Ở Việt Nam có nhiều loại chuột nhưng đại khái có mấy loại sau đây: - Chuột cống là loại chuột to, có con nặng từ nửa ký tới một ký. Gọi nó là chuột cống có lẽ vì nó chuyên sống ở các cống rãnh trong TP. Ở miền quê thì chúng sống ở trong hang. Chuột cống có hai loại, loại cống gà và cống nhum. Cống gà sống quanh quẩn trong vườn nhà gần chuồng gà, chuồng heo. Cống nhum sống ở đồng, ăn cây, củ, cua ốc. Thịt cống nhum khá ngon. Chuột cơm nhỏ con có lông màu vàng sậm, chúng cũng ăn cây, củ, cua ốc. Chúng là mối hại lớn của nhà nông. Thịt chúng không thua kém thịt cống nhum. Về mùa nước nổi ở miệt Hậu Giang, Châu Đốc... bạn có dịp thưởng thức món thịt chuột. Một loại chuột khác, giống chuột cơm nhưng chúng ăn ở trên ngọn cây dừa nên gọi là chuột dừa. Chúng là loại sạch nhất, sang nhất nhưng không thấy ai ăn thịt vì bắt được chúng không phải chuyện dễ. - Chuột nhắt và chuột chù. Chuột chù còn được gọi là chuột xạ, chúng sống quanh quẩn trong nhà với người chúng chia đôi giang sơn. Chuột nhắt hoạt động phần trên cao, chuột chù phần thấp dưới đất. Chuột chù tuy hôi hám nhưng không phá hại. Người ta còn tin tiếng reo của chuột chù sẽ đem đến điềm lành cho gia chủ.
Thường người ta tin vào câu nói về sự may mắn: Nhất là đôm đốm vào nhà, nhì là chuột rút (tiếng reo), thứ ba bông đèn (ngày xưa thắp đèn bằng dầu lửa nên tim đèn có bông). Mèo không dám đụng tới chúng vì mùi hôi của chúng, ai nghe (ngửi) cũng ngán. Mèo nào lỡ táp nhầm nếu không bệnh cũng vật vờ đôi ba ngày. Còn chuột nhắt thì khỏi chê, chúng phá hại đến tận cùng, đục khoét tủ bàn, kho tàng, dinh thự, cắn phá quần áo, sách vở không chừa một thứ gì mà không cắn phá. Biệt tài của chúng là chạy rất nhanh trên xà nhà nên mèo bắt được nó cũng rất khó.
Thường người ta tin vào câu nói về sự may mắn: Nhất là đôm đốm vào nhà, nhì là chuột rút (tiếng reo), thứ ba bông đèn (ngày xưa thắp đèn bằng dầu lửa nên tim đèn có bông). Mèo không dám đụng tới chúng vì mùi hôi của chúng, ai nghe (ngửi) cũng ngán. Mèo nào lỡ táp nhầm nếu không bệnh cũng vật vờ đôi ba ngày. Còn chuột nhắt thì khỏi chê, chúng phá hại đến tận cùng, đục khoét tủ bàn, kho tàng, dinh thự, cắn phá quần áo, sách vở không chừa một thứ gì mà không cắn phá. Biệt tài của chúng là chạy rất nhanh trên xà nhà nên mèo bắt được nó cũng rất khó.
Bắt chuột là việc làm cần thiết ở miền quê để trừ mối hại cho nhà nông. Bắt chuột có nhiều cách: bắt bằng bẫy sập, bẫy đập, bằng hóa chất, bằng keo dính. Người ta còn đuổi chuột bằng chà vi. Chà vi là một cái lồng có hom và hai tấm đăng. Chuột chui vào lồng là không ra được. Đuổi chuột thường vào lúc hoàng hôn hay sáng sớm, người ta tìm những đám lác rậm biết có chuột trong đó, người ta đặt lồng vào một nơi, dùng hai mảnh đăng hai bên, khi chuột bị đuổi gặp đăng nên chúng phải chạy vào chà vi. Nhưng cách săn chuột dễ nhất là vào mùa nước nổi, người ta dùng chĩa nhọn đâm chuột khi chuột phải sống trên các ngọn cây. Với một chiếc xuồng và một cây đũa, người ta có thể đâm hàng trăm con trong một ngày để ăn hoặc để bán. Thịt chuột đồng xào sả ớt với ngũ vị hương thì quả là một món nhậu tuyệt vời của dân nhậu. Một đặc sản có một không hai của miền ĐBSCL.
Loài vật lý tưởng trong phòng thí nghiệm
Từ năm 1889, loài chuột bắt đầu được sử dụng làm vật nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Khoa học thường dùng chuột làm thí nghiệm do thời gian thai nghén, sinh trưởng và kết thúc vòng đời của mỗi con chỉ khoảng 3 năm, nên các nhà nghiên cứu có thể sớm thấy những gì diễn biến trong nghiên cứu. Hơn nữa, 85% hệ gen của chuột giống con người. Vì vậy, chuột được dùng để nghiên cứu các chứng bệnh và vaccine có thể sẽ được dùng thử cho người để phòng bệnh.
Loài chuột đã ngự trị các phòng thí nghiệm và chiếm gần 95% trong số các loài động vật thí nghiệm. Hơn 20 năm trước, 2 nhà nghiên cứu y khoa của Đại học Harvard thành công khi trồng thành công một mảnh sụn tai người trên lưng một con chuột thí nghiệm. Từ đây, có rất nhiều giống chuột đã được đưa vào phòng thí nghiệm.
Sau thời gian chọn lọc, các nhà khoa học lại tìm ra đối tượng thí nghiệm hoàn hảo nhất: Chuột lang nhà. Chúng sinh sản rất nhanh, dễ thích ứng và quan trọng là chúng chia sẻ nguồn gốc tiến hóa với con người, đồng nghĩa rằng bộ gene của chuột lang nhà hoàn toàn trùng lặp với con người.
Những nghiên cứu dựa trên loài chuột thí nghiệm đã giải quyết các vấn đề từ thần kinh học, tâm lý học... cho đến thuốc và bệnh tật. Thậm chí NASA còn giữ chuột lang nhà trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) dùng để thí nghiệm về trọng lực.
Chuột thông minh, có khả năng sắp xếp
Chuột là động vật khá thông minh. Một số con chuột còn giả chết nếu quá sợ hãi hoặc không tìm được cách thoát thân. Chúng có thể chơi được một số ô chữ và tìm đường thoát ra khỏi mê cung. Những con chuột được thuần hóa hay nuôi làm thú cưng còn biết chia tổ thành chỗ để ăn uống, ngủ và đi vệ sinh. Khi ngủ các ký ức trong ngày của nó hiện về - trạng thái mà các nhà khoa học cho là tương ứng với giấc mơ của con người.
Các nhà nghiên cứu giải thích trong khi ngủ, các dây thần kinh trong vùng hình ảnh của chuột "nói chuyện riêng" với dây thần kinh trong vùng hippocampus. Qua đó, giấc ngủ của chuột giúp củng cố lại những trải nghiệm trong ngày và làm cho những ký ức này trở thành dài hạn.
Chuột có thể nhảy được lên cao 50cm. So với kích thước của loài chuột thì đây quả là một con số đáng nể. Không chỉ vậy, chuột cũng là một tay leo trèo và bơi lội cừ khôi.
Chuột đực "love" bằng nước mắt
Khi một con chuột đực rơi nước mắt, dường như nó đang muốn chứng tỏ sự nam tính của mình. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện thấy chuột đực tiết ra pheromone trong chất lỏng làm ướt đôi mắt chúng. Pheromone trong chất tiết ra này có thể sẽ được con cái nhận ra khi chúng âu yếm khuôn mặt của nhau. Những đầu mối sexy đó sẽ giúp con cái chọn lựa bạn đời tiềm năng cho mình.
Ngoài chiếc mũi thông thường để tìm kiểm thức ăn, khi muốn kết đôi, chuột còn dùng thêm một cơ quan khứu giác phụ để phân biệt giới tính hay địa vị trong bầy của bạn tình. Chúng thường hát để lấy lòng bạn tình, giai điệu này nghe có vẻ không khác gì tiếng hót của chim, mặc dù vẫn thiếu sự tinh tế của loài lông vũ.
Khả năng sinh sản vượt trội
Chuột có thể thụ thai khi chỉ mới 5 tuần tuổi. Mỗi lứa, chuột có thể đẻ 6-20 con non. Điều đáng nói là cứ mỗi 3 tuần, một con chuột có thể mang thai và sinh đẻ tiếp một lứa. Trung bình, một chuột cái đẻ 50 con một năm. Những chú chuột con thoạt tiên không có lông, chỉ có chi rất nhỏ và không nhìn thấy gì. Sang ngày thứ hai, chúng bắt đầu có đuôi và dái tai.
Ngày thứ ba, chân của chúng đã rất phát triển. Đến ngày thứ sáu, chuột con bắt đầu có lông. Sang ngày thứ mười, các chú chuột mở mắt và lông đã mọc kín cơ thể. Khi được hai tuần tuổi, chúng rời khỏi tổ và bắt đầu khám phá thế giới.
Răng liên tục dài ra
Những loại chuột thường thấy là chuột và chuột nhắt. Cũng như các loài gặm nhấm khác, chuột và chuột nhắt là những động vật có vú sở hữu những chiếc răng cửa phát triển liên tục.
Để làm mòn và giữ cho nhưng chiếc răng này không dài quá mức, chúng phải gặm nhiều và gần như nhấm nháp liên tục. Thậm chí, nếu không gặm nhấm để mài bớt đi thì răng sẽ che hết miệng, rồi mọc cong lên và chọc vào não làm chúng rất đau.
Chuột bị mù màu
Khi vừa mới đẻ ra, một con chuột sơ sinh sẽ chưa thể mở mắt và bị mù hoàn toàn. Riêng chuột trưởng thành lại bị mù màu và chỉ có thể nhìn thế giới qua 2 gam màu đen - trắng.
Chuột sở hữu khả năng thị giác kém chính là do tập tính sinh hoạt của chúng. Chúng cũng không thích ánh sáng ban ngày. Nói cách khác, chuột là loài hoạt động về đêm. Trong bóng đêm, chúng mới có cơ hội tự tung tự tác.
Bù lại, chuột sở hữu cho mình một năng lực thính giác trên cả tuyệt vời. Điều đặc biệt ở chỗ đôi tai của loài gặm nhấm này có thể nghe được âm thanh siêu âm, chuột cũng có thể phát ra thứ âm thanh “không tiếng ồn” này. Chính vì vậy, những con chuột hoàn toàn có thể liên lạc với nhau mà không hề bị chúng ta phát hiện.
CON CHUỘT CỦA COMPUTER
Sau 2 năm nghiên cứu, chuột máy tính chào đời vào một ngày cuối năm 1968. Cha đẻ của nó là nhà phát minh người Mỹ - Tiến sĩ Douglas Engelbart. Biệt danh đầu tiên của nó là bọ nhưng rồi hình ảnh đoạn dây cáp nối liền nó với máy tính trông giống như cái đuôi của loài gặm nhấm đã khiến nó được gán cho biệt danh là chuột: Chuột máy tính.
Sau 40 năm tuổi, càng “già” chuột máy tính càng đẹp, càng tiện ích hơn. Công nghệ chuột được cải thiện về chất lượng và tính năng như: nhẹ, đẹp, rẻ, hình dáng nhỏ gọn vừa lòng bàn tay, có loại đặc biệt cho người thuận tay trái, độc đáo theo sở thích và thời trang. Về tính năng chuột cũng nhạy hơn, chính xác hơn. Qua gần 80 năm, hình ảnh chuột Mickey đã xuất hiện trong khoảng 150 bộ phim, hàng ngàn truyện tranh và nhiều đồ lưu niệm. Hình ảnh chuột Mickey còn là đề tài ưa thích của các họa sĩ, nhà thiết kế tem thư trên thế giới. Đối với lĩnh vực điện ảnh, tên tuổi của chú chuột Mickey còn được sánh ngang với các nghệ sĩ lớn như Charlie Chaplin.
NHỮNG NĂM TÝ TRONG VIỆT SỬ
- Năm Canh Tý (40): Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đền nợ nước, trả thù nhà, đánh đuổi thái thú Tô Định chạy về Nam Hải.
- Năm Giáp Tý (544): Lý Bôn lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức.
- Năm Nhâm Tý (1252): Vua Chiêm đem quân sang quấy nhiễu vùng biển nước ta. Vua Trần Thái Tông ngự giá thân chinh dẹp yên bờ cõi.
- Năm Mậu Tý (1228): Quân Đại Việt đại thắng trên sông bạch Đằng, bắt sống tướng nhà Nguyên là Ô Mã Nhi, làm sụp đổ giấc mộng xâm lăng của chúng.
- Năm Mậu Tý (1648): Hai họ Trịnh - Nguyễn lại đánh nhau to, quân Trịnh đại bại.
- Năm Nhâm Tý (1792): Vua Quang Trung băng hà, con là Quang Toản lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Thịnh.
- Năm Canh Tý (1840): Vua Minh mạng, vị vua lừng lẫy nhất của Triều Nguyễn qua đời.
- Năm Mậu Tý (1888): vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và đày sang Algerie. Cũng năm đó, vua Đồng Khánh mất, triều thần đưa vua Thành Thái lên ngôi, cũng là một ông vua yêu nước và chống Pháp.
- Năm Nhâm Tý (1912): Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu thành lập với tôn chỉ đánh đổ thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam .
- Năm Giáp Tý (1924): Phạm Hồng Thái (1896 - 1924) là thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội. Ông, nhận lệnh của cụ Phan Bội Châu sang Trung Hoa để ám sát toàn quyền Pháp, ông là một Kinh Kha của VN. Lên đường sang Trung Hoa để thực hiện việc mưu sát viên toàn quyền Pháp là Martial Merlin ở Sa Điện - Quảng Châu. Tuy nhiên vụ mưu sát vào ngày 19 tháng 6 năm 1924 không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết, dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy nã nên phải gieo mình xuống dòng Châu Giang tự tử khi chỉ mới 28 tuổi. Sự kiện này được nêu tên gọi "Tiếng bom Sa Diện", đã làm chấn động thời sự trong vùng. Đây là một anh hùng dân tộc mà đảng cộn sản đã đánh tráo lịch sử và gán ghép ông với các hoạt động do người cộng sản chủ xướng.
CHUỘT TRONG CA DAO TỤC NGỮ
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà dột ra lần bụi tre.
Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều!
Mẹ anh như mẹ người ta
Thì anh có cửa, có nhà từ lâu
Mẹ chồng đối với nàng dâu
Như mèo với chuột có thương nhau bao giờ.
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Những thành ngữ về con chuột
Chuột cắn dây cột mèo. Mèo già lại thua gan chuột nhắt. Đầu voi đuôi chuột. Chuột chù nếm giấm. Chuột chạy cùng sào. Chuột đội vỏ trứng. Chuột sa hũ nếp. Hôi như chuột chù. Len lén như chuột ngày. Lù rù như chuột chù phải khói. Mặt dơi, tai chuột. Mặt như chuột kẹp. Ném chuột sợ vỡ lọ. Ướt như chuột lột... Vè con chuột
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè con chuột
Cái đuôi thậm đuột
Như thể ống tre
Cái đuôi ngo ngoe
Ai thấy cũng sợ
Ban ngày thì dở
Núp bụi núp bờ
Tối tối trăng mờ
Rủ nhau đi cắn
Thấy lúa trổ trắng
Trong bụng rất mừng
Chỉ cắn cầm chừng
Mỗi ngày một mẩu
CHUỘT TRONG THI CA:
Chuột là nguồn thi thi hứng của rất nhiều thi sĩ, trên mạng người ta có thể tìm trên 200 bài thơ nói về chú chuột. Nhưng người viết ghi lại hai bài thơ khá thú vị của nhà thơ Nguyên Thạch và Tâm Thơ, để cống hiến cùng quý bạn đọc trong dịp đầu xuân Canh tý 2020.
Bài thơ về chuột (cộng sản)
Tác giả: Nguyên Thạch(Phụ họa choTổng bí thư Trọng lú vừa mới đăng đàn nhắn nhủ "đả chuột phải giữ bình")
Chuột Nào?
Chuột cống, chuột xạ, chuột chù
Chuột nào ám chỉ "Bác Hù" kính yêu?
Chuột nào như củ "thìu biu"
Ba năm không tắm, mùi thiu kinh khùng (*)
Chuột cống có phải Ba Dùng? (**)
Chuột xạ Trọng Lú vừa khùng vừa ngu
Còn lại là con chuột chù
Chuột này, tên của Bác Hù phải không?.
Côn an đông như chuột đồng
Đêm đi phá lúa, ngày rong ngoài đàng
Chuột béo nên mỡ màu vàng
Dân chúng thường gọi "bò vàng" chẳng oan.
Chuột nhắt là lũ cộng con
Hùa theo cộng mẹ nước non dâng Tàu
Chuột nhủi là tướng bốn sao
Vàng khè quì lạy bác Mao thiên triều.
Thằng nào mặt mũi quỉ yêu?
Thường ra lệnh sảng...tiêu điều Thủ đô!
Quân nào lính của "Cu Hồ"
Chức là tượng đái, canh đồ chị em?.
Nước nào phỉ báng mấy em
Xỏ lá đề chữ Việt Nem hoa hầu? (***)
Tướng nào chuyên đứng cầm chầu
Nâng bi, ôm Hán(g) bán mau sơn hà.
Bộ nào là Bộ Cá tra?
Chết xuống âm phủ làm ma không đầu
Thằng nào quì gối chư hầu
Xin quí còm viết mấy câu trả lời.
Cộng sản là chuột hay dơi?
Dẫu dơi hay chuột, thì đời cũng tiêu!.
Ghi chú: (*) , (**) và (***) hiểu theo thơ Bút Tre.
Nguyên Thạch Bài thơ thứ hai mà người viết muốn giới thiêu với bạn đọc là bài thơ của tác giả Tâm Thơ nói về "chuột Tàu ", và "chuột ta" rất ý nghĩa và phù hợp với tình hình chính trị hiện nay về sự tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng-Trường Sa.
Chú Chuột Mừng Xuân
Tác giả: Tâm Thơ
Xuân về ngó đám chuột chơi
Con nhanh nhẩu rúc con rời ổ xưa
Con thời ngớ ngẩn khôn vừa
Bịt tai bịt mắt cho thừa cầu cung
Chuột Tàu chiếm đảo khoanh vùng
Hút xơi mật dưới tận cùng biển xanh
Chuột Ta ríu rít lăng xăng
Nhào vô không dám nghiến răng đứng ngoài
Mỗi ngày thở vắn than dài
Trả tôi hải đảo một vài làm ơn
Chuột Tàu trợn mắt căm hờn
Vừa ăn cướp lại vừa còn trống khua
Còn con chuột Mẽo không vừa
Ngó chơi cho bõ cho chừa chuột Ta
Cho đàn chuột oán gần xa
Cho đàn chuột nhởn nhơ tha mật về
Chuột Tây chuột Úc một bè
Đứng nhìn cái cảnh bét nhè tranh nhau
Mùa xuân Canh Tý * đến mau
Ta Tàu Tây Mẽo vườn rau chuột chù..!
Ghi chú: * của tác giả là Mậu Tý, nhưng người viết mạn phép thay vào Canh Tý cho hợp với thời gian hiện tại. Mong rằng tác giả không chấp.
Trong văn học người ta còn thấy những câu truyện ngụ ngôn về Chuột nhằm khuyên bảo nhân gian ăn ở phải đạo. Xin liệt kê một số truyện liên quan đến Chuột như sau :
–Chuột Chù bị nạn.
-Đám cưới Chuột.
-Nghĩa Thử.
-Chuột Cống
-Sự tích Chuột và Mèo.
-Chuột và Rùa.
-Chuột Đồng và Chuột Thành.
-Chuột Lắt và Sử Tử. v.v…
TRUYỆN VỀ CHUỘT
CHUỘT TRONG PHIM ẢNH
Trong lãnh vực điện ảnh các nhà sản xuất phim trên khắp thế giới cũng không bỏ qua việc khai thác tính lắc và khôn ngoan của các chú chuột. Những phim về con chuột lí lắc được một công ty phim ảnh của Mỹ đã khai thác nhiều nhất đó là
Công ty Walt Disney, một là công ty hàng đầu sản xuất những phim hoạt hình cho trẻ em, đã trình chiếu rất nhiều phim về chú chuột như . "A Mickey Mouse Cartoon" và hàng trăm phim khác về chú chuột được trình chiếu với đũ thứ tiếng trên thế giới.
MÓN SÂM THỬ ( CHUỘT NUÔI BẰNG SÂM) CỦA TỪ HY THÁI HẬU
Nói về món ăn bằng thịt Chuột, chúng tôi sẽ không giới thiệu nhiều về các món gọi là đặc sản về thịt chuột của miền ĐBSCL, mà chỉ giới thiêu một món ăn khá đặc biệt của bà Từ Hy Thái Hậu để đại diện cho một món ăn mà hầu như trên thế giới rất ít người rất ít quốc gia thực hiện món ăn này. Món "sâm thử" là một trong 7 món ăn kinh dị nhất của bà thái hậu cuối cùng của nhà Thanh. Cadc món ăn này đến nay vẩn còn truyền tụng trong dân gian.
Sâm Thử là một trong những món ăn độc đáo nhất vào cuối thế kỷ 19, để khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý. Đó là món Sâm Thử tức là con Chuột được nuôi bằng sâm. Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để sanh ra một lớp Chuột mới, nhưng lớp Chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, Chuột mới thực là “thập toàn đại bổ”, người ta mới lấy những con Chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế thực là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống Chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sanh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Đông Phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất…
Trước khi kết thúc bài viết người viết ao ước được một điều là làm sao các món ăn về chuột sẽ lần lần biến mất tại VN, để con người có một nếp sống văn minh trong việc lấy thịt của các con thú để làm thức ăn. Thịt Chuột, một món ăn không nên phát triển vì vấn đề vệ sinh và là cái nôi truyền bệnh cho con người, mặc dù đó là chuột đồng, thế nên càng hạn chế càng tốt.
Tổng hợp, hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 29.12.2019
CHUỘT TRONG CA DAO TỤC NGỮ
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà dột ra lần bụi tre.
Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều!
Mẹ anh như mẹ người ta
Thì anh có cửa, có nhà từ lâu
Mẹ chồng đối với nàng dâu
Như mèo với chuột có thương nhau bao giờ.
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Con gái mười bẩy mười ba,
Đêm năm với mẹ chuột tha mất l…
Chuột tha lên núi lên non,
Chuột tha làm tổ, cho con chuột nằm.
Những thành ngữ về con chuột
Chuột cắn dây cột mèo. Mèo già lại thua gan chuột nhắt. Đầu voi đuôi chuột. Chuột chù nếm giấm. Chuột chạy cùng sào. Chuột đội vỏ trứng. Chuột sa hũ nếp. Hôi như chuột chù. Len lén như chuột ngày. Lù rù như chuột chù phải khói. Mặt dơi, tai chuột. Mặt như chuột kẹp. Ném chuột sợ vỡ lọ. Ướt như chuột lột... Vè con chuột
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè con chuột
Cái đuôi thậm đuột
Như thể ống tre
Cái đuôi ngo ngoe
Ai thấy cũng sợ
Ban ngày thì dở
Núp bụi núp bờ
Tối tối trăng mờ
Rủ nhau đi cắn
Thấy lúa trổ trắng
Trong bụng rất mừng
Chỉ cắn cầm chừng
Mỗi ngày một mẩu
Chuột là nguồn thi thi hứng của rất nhiều thi sĩ, trên mạng người ta có thể tìm trên 200 bài thơ nói về chú chuột. Nhưng người viết ghi lại hai bài thơ khá thú vị của nhà thơ Nguyên Thạch và Tâm Thơ, để cống hiến cùng quý bạn đọc trong dịp đầu xuân Canh tý 2020.
Bài thơ về chuột (cộng sản)
Tác giả: Nguyên Thạch(Phụ họa choTổng bí thư Trọng lú vừa mới đăng đàn nhắn nhủ "đả chuột phải giữ bình")
Chuột Nào?
Chuột cống, chuột xạ, chuột chù
Chuột nào ám chỉ "Bác Hù" kính yêu?
Chuột nào như củ "thìu biu"
Ba năm không tắm, mùi thiu kinh khùng (*)
Chuột cống có phải Ba Dùng? (**)
Chuột xạ Trọng Lú vừa khùng vừa ngu
Còn lại là con chuột chù
Chuột này, tên của Bác Hù phải không?.
Côn an đông như chuột đồng
Đêm đi phá lúa, ngày rong ngoài đàng
Chuột béo nên mỡ màu vàng
Dân chúng thường gọi "bò vàng" chẳng oan.
Chuột nhắt là lũ cộng con
Hùa theo cộng mẹ nước non dâng Tàu
Chuột nhủi là tướng bốn sao
Vàng khè quì lạy bác Mao thiên triều.
Thằng nào mặt mũi quỉ yêu?
Thường ra lệnh sảng...tiêu điều Thủ đô!
Quân nào lính của "Cu Hồ"
Chức là tượng đái, canh đồ chị em?.
Nước nào phỉ báng mấy em
Xỏ lá đề chữ Việt Nem hoa hầu? (***)
Tướng nào chuyên đứng cầm chầu
Nâng bi, ôm Hán(g) bán mau sơn hà.
Bộ nào là Bộ Cá tra?
Chết xuống âm phủ làm ma không đầu
Thằng nào quì gối chư hầu
Xin quí còm viết mấy câu trả lời.
Cộng sản là chuột hay dơi?
Dẫu dơi hay chuột, thì đời cũng tiêu!.
Ghi chú: (*) , (**) và (***) hiểu theo thơ Bút Tre.
Nguyên Thạch Bài thơ thứ hai mà người viết muốn giới thiêu với bạn đọc là bài thơ của tác giả Tâm Thơ nói về "chuột Tàu ", và "chuột ta" rất ý nghĩa và phù hợp với tình hình chính trị hiện nay về sự tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng-Trường Sa.
Chú Chuột Mừng Xuân
Tác giả: Tâm Thơ
Xuân về ngó đám chuột chơi
Con nhanh nhẩu rúc con rời ổ xưa
Con thời ngớ ngẩn khôn vừa
Bịt tai bịt mắt cho thừa cầu cung
Chuột Tàu chiếm đảo khoanh vùng
Hút xơi mật dưới tận cùng biển xanh
Chuột Ta ríu rít lăng xăng
Nhào vô không dám nghiến răng đứng ngoài
Mỗi ngày thở vắn than dài
Trả tôi hải đảo một vài làm ơn
Chuột Tàu trợn mắt căm hờn
Vừa ăn cướp lại vừa còn trống khua
Còn con chuột Mẽo không vừa
Ngó chơi cho bõ cho chừa chuột Ta
Cho đàn chuột oán gần xa
Cho đàn chuột nhởn nhơ tha mật về
Chuột Tây chuột Úc một bè
Đứng nhìn cái cảnh bét nhè tranh nhau
Mùa xuân Canh Tý * đến mau
Ta Tàu Tây Mẽo vườn rau chuột chù..!
Ghi chú: * của tác giả là Mậu Tý, nhưng người viết mạn phép thay vào Canh Tý cho hợp với thời gian hiện tại. Mong rằng tác giả không chấp.
Bài đồng dao về chú chuột:
Con Mèo trèo lên ngọn cau
Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà
Chuột còn đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú Mèo.
Trong văn học người ta còn thấy những câu truyện ngụ ngôn về Chuột nhằm khuyên bảo nhân gian ăn ở phải đạo. Xin liệt kê một số truyện liên quan đến Chuột như sau :
–Chuột Chù bị nạn.
-Đám cưới Chuột.
-Nghĩa Thử.
-Chuột Cống
-Sự tích Chuột và Mèo.
-Chuột và Rùa.
-Chuột Đồng và Chuột Thành.
-Chuột Lắt và Sử Tử. v.v…
TRUYỆN VỀ CHUỘT
CHUỘT TRONG PHIM ẢNH
Trong lãnh vực điện ảnh các nhà sản xuất phim trên khắp thế giới cũng không bỏ qua việc khai thác tính lắc và khôn ngoan của các chú chuột. Những phim về con chuột lí lắc được một công ty phim ảnh của Mỹ đã khai thác nhiều nhất đó là
Công ty Walt Disney, một là công ty hàng đầu sản xuất những phim hoạt hình cho trẻ em, đã trình chiếu rất nhiều phim về chú chuột như . "A Mickey Mouse Cartoon" và hàng trăm phim khác về chú chuột được trình chiếu với đũ thứ tiếng trên thế giới.
Ngoài ra người ta còn tìm thấy phim hài hước về câu chuyện chú mèo và chuột được trình chiếu khắp nơi trên thế giới mà các trẻ em đều yêu thích như " Tom and Jerry"
Nói về món ăn bằng thịt Chuột, chúng tôi sẽ không giới thiệu nhiều về các món gọi là đặc sản về thịt chuột của miền ĐBSCL, mà chỉ giới thiêu một món ăn khá đặc biệt của bà Từ Hy Thái Hậu để đại diện cho một món ăn mà hầu như trên thế giới rất ít người rất ít quốc gia thực hiện món ăn này. Món "sâm thử" là một trong 7 món ăn kinh dị nhất của bà thái hậu cuối cùng của nhà Thanh. Cadc món ăn này đến nay vẩn còn truyền tụng trong dân gian.
Sâm Thử là một trong những món ăn độc đáo nhất vào cuối thế kỷ 19, để khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý. Đó là món Sâm Thử tức là con Chuột được nuôi bằng sâm. Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để sanh ra một lớp Chuột mới, nhưng lớp Chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, Chuột mới thực là “thập toàn đại bổ”, người ta mới lấy những con Chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế thực là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống Chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sanh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Đông Phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất…
Trước khi kết thúc bài viết người viết ao ước được một điều là làm sao các món ăn về chuột sẽ lần lần biến mất tại VN, để con người có một nếp sống văn minh trong việc lấy thịt của các con thú để làm thức ăn. Thịt Chuột, một món ăn không nên phát triển vì vấn đề vệ sinh và là cái nôi truyền bệnh cho con người, mặc dù đó là chuột đồng, thế nên càng hạn chế càng tốt.
Tổng hợp, hậu duệ VNCH Võ Thị Linh 29.12.2019