Powered By Blogger
CHUẨN TƯỚNG PHẠM DUY TẤT ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI
Chuẩn tướng Phạm Duy Tất (1934 2019), xuất thân từ Bộ binh, sau chuyển sang binh chủng Lực lượng Đặc biệt của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, rồi sang Biệt Động Quân, cấp bậc sau cùng là Chuẩn tướng. Năm 1970, khi Binh chủng Lực lượng Đặc biệt giải tán, ông chuyển sang Binh chủng Biệt động quân. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất đãm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu II - Bộ Chỉ huy đặt ở Pleiku, cạnh Bộ Tư lệnh Quân đoàn II. Ông là một sĩ quan cấp tướng bị cộng sản giam cầm lâu trong các trại cải tạo từ bắc tới nam.
Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh vào tháng 8 năm 1934, trong một gia đình Nho học tại Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Thời niên thiếu ông học ở trường Trung học Đồng Hới, Quảng Bình và trường Quốc học Huế - Thừa Thiên. Năm 1952, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần .

Tháng 3 năm 1954, ông tham gia Quân đội Quốc gia, số quân: 54/200.297. Theo học khóa 4 Cương Quyết tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, ngày 16 tháng 3 năm 1954. Mãn khoá ngày 1/10/1954 với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được điều v phục vụ tại Liên đoàn Lưu động số 21 - QĐQG.
Tháng 11 năm 1955, Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử theo học khóa Dẫn đạo Chỉ huy tại Trung tâm Huấn luyện số 1( TTHL.Quang Trung sau này). Năm 1956, cũng tại Trung tâm này ông được theo học tiếp khóa Huấn luyện viên. Mãn khóa, ông được giữ lại Trung tâm làm Huấn luyện viên.

Cuối năm 1957, ông được cử làm Huấn luyện viên cho Liên đội Quan sát số 1 (thành lập ngày 1 tháng 11 năm 1957). Đầu năm 1958, ông được thăng cấp Trung úy.
Đầu năm 1961, ông được cử theo học khóa Chiến tranh Chính trị. Mãn khóa, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy phó Liên đoàn 77 (tiền thân là Liên đội Quan sát số 1) do Thiếu tá Phạm Văn Phú làm Liên đoàn trưởng.
Đầu tháng 2 năm 1963, ông được thăng cấp Đại úy, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 tân lập. Hạ tuần tháng 7 năm 1964, Liên đoàn 31 đổi tên thành Liên đoàn 111.

Tháng 2 năm 1965, ông được lệnh bàn giao Liên đoàn 111 lại cho Thiếu tá Lâm Quang Phòng. Sau đó, ông được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 91 Biệt cách Dù thay thế Thiếu tá Trần Minh Huy.  Ngày 24 tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm Huấn luyện Lực lượng Đặc biệt.

Đầu năm 1966, ông nhận lãnh nhiệm vụ thành lập và làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Hành quân Delta (tiền thân của Liên đoàn 81 Biệt cách Dù). Giữa năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá, được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc biệt Vùng 3 Chiến thuật, sau khi bàn giao Trung tâm Huấn luyện Delta lại cho Trung tá Phan Văn Huấn.

Giữa năm 1969, ông được thuyên chuyển vào miền nam giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc biệt Vùng 4 Chiến thuật. Đầu năm 1970, ông được thăng cấp Đại tá. Tháng 8 cùng năm Binh chủng Lực lượng Đặc biệt giải tán, ông được chuyển sang Binh chủng Biệt động quân và được cử giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biệt động quân Quân khu IV.
Tháng 9 năm 1973, từ Bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu IV, ông được thuyên chuyển lên Cao nguyên Trung phần để nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu II, thay thế Đại tá Nguyễn Văn Đương.

Đầu năm 1975, ông được kiêm thêm chức v Tư lệnh Mặt trận Kontum. Ngày 14 tháng 3, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Đến ngày 16 tháng 3, ông được cử giữ chức Tư lệnh cuộc hành quân triệt thoái Quân đoàn II khỏi Cao nguyên trên tỉnh lộ 7, đặt dưới quyền giám sát của Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm.

Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện và bị Bắc cộng đưa vào tù cải tạo từ Nam ra Bắc cho tới ngày 11 tháng 2 năm 1992 mới được trả tự do sau 17 năm trong các trại tù cộng sản. Sau khi ra khỏi tù ông được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh vợ và 2 người con theo diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh đi định cư tại Amadale, Tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.

Ông đã từ giả chiến hữu đồng đội để vĩnh viễn ra đi vào lúc 10h50 sáng ngày 11 tháng 12 năm 2019 tại Virginia Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.

Tổng hợp, Hâu Duệ VNCH Lê Kim Anh 12.12.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét