Powered By Blogger
CHÚNG ĐANG PHÁ NÁT NỀN 
KINH TẾ QUỐC DÂN


Hiện nay đồng tiền nước CHXHCNVN đứng thứ nhì trong 10 đơn vị tiền tệ có giá trị thê thảm nhất thế giới là:

1. Iranian Rial (1 USD = 29739.00 IRR)
2. Vietnam Dong (1 USD = 22535.00 VND)
3. São Tomé & Príncipe Dobra (1 USD = 21963.50 STD)
4. Belarusian Ruble (1 USD = 15994.50 BYR)
5. Indonesian Rupiah (1 USD = 13732.50 IDR)
6. Lao Kip (1 USD = 8196.95 LAK)
7. Guinean Franc (1 USD = 7242.85 GNF)
8. Paraguayan Guarani (1 USD = 5212.50 PYG)
9. Sierra Leonean Leone ( 1 USD = 4640.00 SLL)
10. Cambodia Riel (1 USD = 4106.90 KHR)

- Iran Rial đứng đầu bảng tệ hại vì Iran bị cấm vận gần như toàn cầu do tinh luyện uranium. Bởi thế, kinh tế và tiền tệ của Iran bị rớt mạnh trong vài năm gần đây.

- Việt Nam, trái lại hoàn toàn không bị cấm vận mà còn là một trong những quốc gia nhận viện trợ nhân đạo và số tiền vay nhẹ lãi cao nhất châu Á và là một trong 20 quốc gia nhận tiền viện trợ không hoàn trả + kiều hối cao nhất thế giới. Việt Nam được Hoa Kỳ tháo bỏ cấm vận từ 1994 (ngoài trừ cấm vận mua bán vũ khí), có nghĩa là không còn cấm vận đã 22 năm qua.

- Cuối bảng là Campuchia. Tiền Riel của Campuchia có giá trị hơn Việt Nam đồng 5 lần.
Cũng nên biết rằng, hối xuất chính thức đầu năm 1975 ở miền Nam là: 1 USD = 700 đồng bạc VNCH. Trong khi đó, 1 đồng bạc Hồ = 500 đồng bạc VNCH, điều này có nghĩa 1 USD tròm trèm bằng 1.5 đồng bạc cụ Hồ thời đó.
Cho đến nay, hối xuất chính thức: 1 USD = 22535.00 VND. Có nghĩa từ giá trị 1.5 rớt xuống 22535.00 VND tương đương với bị rớt 14713 lần.
Tiền tệ của Zimbabwe là US$1 = Z$35,000,000,000,000,000
Nhưng tiền này từ 30 tháng 9 năm 2014 là coi như giấy vụn rồi. Họ đang dần chuyển qua xài đô Mỹ. http://www.tvvn.org/dong-viet-nam-dung-thu-nhi-tren-the-gioi-suu-tam/
Vì đâu nên nổi?
Theo số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra, CHXHCNVN, một đất nước gần 3.000.000 trí thức tốt nghiệp đại học, sau 41 năm làm kinh tế dưới tấm bảng chỉ đường của các đỉnh cao này, nền kinh tế quốc dân đang đi xuống đáy vực thẳm.
Cả nước hiện có hơn 9. 000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học. Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên...và tiền rừng bạc biển (đảng nói, không phải tuyên truyền)
Với con số này cho thấy trong bộ chính trị của Ba Đình là một nước được xếp vào loại hạng nhất thế giới về những người lãnh đạo có học vị cao so với hàng lãnh đạo các nước trên thế giới, hơn cã Mỹ, Canada ....Thế nhưng sau 41 năm rêu rao thống nhất đất nước dưới tài lãnh đạo tài ba của bác đảng và chủ nghĩa bách chiến bách thắng Mác-Lenin, CHXHCNVN với những đỉnh cao khét lẹt, đã làm thế giới phải kinh ngạc vì nền kinh tế tụt hậu. Đồng tiền VN, chỉ còn là những tờ giấy vàng mã có giá trị nhất nhì dưới âm phủ. Giá trị tiền của VN ngày nay hoàn toàn thua xa các nước chung quanh VN như Thái Lan, Campuchia, Lào... Các nước này ít tiến sĩ, Thạc sĩ và Cử Nhân hơn CHXHCNVN, nhưng dân tộc họ biết phấn đấu để đưa nền kinh tế quốc dân đi lên, riêng chỉ có VN là phấn đấu để tranh thủ có được một nền kinh tế què quặt nhất cho vùng. Trên thế cũng không có nước nào giỏi như các đỉnh cao trần trụi Ba Đình, từng đánh thắng 2 đế quốc xừng xỏ nhất thế giới là Pháp và Mỹ, đánh luôn Ngụy nhào, nhưng nay thì lại phải liếm lại nước miếng đã lở nhổ ra vào những năm sau ngày 30/4/1975. Hàng năm phải nhờ đến đồng tiền kiều hối của ngụy để nuôi đảng vì thế nhân dân VN có những câu ca dao để nói về cái nhục của đảng


Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là tyếu tố những con người lãnh đạo, vừa dốt nát vừa cao ngạo, tự tôn lại thiếu bộ não cách mạng dân tộc, ngược lại thì họ có thừa não bộ bưng bô, hèn với giặc ác với dân.
Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu. Cũng theo số liệu thống kê cho biết các chuyên gia World Bank tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.” . Gần đây VN đang trên đà thua cã hai nước Campuchia và Lào, Đám đầu lĩnh Ba Đình và hàng trăm ngàn trí thức mới do đảng đào tạo với học hàm Tiến Sĩ, Thạc sĩ, Cử Nhân...đang phấn đấu để giựt lấy cái đèn đỏ mà Miến Điện đã cầm từ mấy năm trong khối Asean

NHÌN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA ĐỨC, NHẬT, NAM HÀN SAU CHIẾN TRANH. 
Hậu bán thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến sự thần kỳ từ ba quốc gia vươn lên trong đổ nát sau chiến tranh. Chỉ 15 năm sau ngày Thế chiến thứ 2 kết thúc, dân tộc Đức đã đi một bước dài trên con đường hồi sinh bằng ý chí của người bại trận.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, người Nhật đã đứng dậy trên điêu tàn với niềm hy vọng cùng giấc mơ lớn và họ đã làm được.
Còn Nam Hàn trải qua cuộc chiến ba năm giửa Bắc và Nam Hàn, đất nước được xem thuộc hàng nghèo nhất châu Á mấy chục năm về trước, nay đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Điều gì đã làm nên những kỳ tích ấy nếu không phải là một quyết tâm của cả dân tộc, một sự chọn lựa con đường đúng và những người lãnh đạo tài trí xuất sắc.
Từ cả ba phương trời ấy, bản giao hưởng về sự cường thịnh đã vang lên trên toàn thế giới. Olympic Tokyo được tổ chức tại Nhật năm 1964, chỉ 19 năm sau khi chấm dứt Thế chiến 2 làm suy sụp đất nước này. Đây là lần đầu tiên một đại hội thể thao mùa hè tổ chức tại châu Á với sự tham dự của 90 quốc gia.

Olympic Munich 1972

Olympic Munich tổ chức năm 1972, tuy chậm hơn Tokyo, nhưng cũng chỉ sau 27 năm nước Đức vươn lên từ sự hủy diệt. Vận động viên của 121 nước đã thi tài ở kỳ thế vận hội này.
Olympic Seoul năm 1988, diễn ra sau 35 năm Hàn Quốc vượt qua sự tàn phá khắc nghiệt của chiến tranh với hơn 159 đoàn thể thao các nước đã biết đến một “kỳ tích sông Hàn”.

Olympic ở Nam hàn năm 1988

Điều gì làm nên những kỳ tích nếu không phải là một quyết tâm của cả dân tộc, một sự chọn lựa con đường đúng và trí tuệ lãnh đạo xuất sắc.
Các kỳ thế vận như vậy không chỉ giới thiệu về những đất nước mới mẻ với con người lạc quan, mà còn là sự khẳng định về nội lực của nền kinh tế, trình độ quản lý xã hội và các quan hệ cởi mở trong thế giới hội nhập. Đây không chỉ là ước mơ của Việt tộc mà còn là bài học cho đám đầu lĩnh Ba Đình, một bọn người hám danh, tự tôn vô lối, thiếu khả năng quản trị đất nước, xây dựng và phát triển nền KT Quốc Dân.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TỤT HẬU NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.


Ngày hôm nay, vào thời điểm này. GDP Việt Nam bị các nước bỏ xa chỉ hơn được Campuchia (theo biểu đồ trên) Nhà nước Đảng CSVN phải quay lại lấy Chủ Nghĩa Tư Bản để xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và tổ chức cho hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ Việt Nam xếp hàng xin qua Nam Hàn  (một quốc gia chưa cần Thống Nhất) để “ở đợ” thì hơn 20 năm với gần 3 triêu sinh mạng (một thế hệ trẻ) Bắc Nam đã hy sinh để làm cái gì!?. 

1. Phá hoại công quỹ
Nền kinh tế CHXHCN với một định hướng là đem thân nhân bà con vào cửa quyền để chia nhau tiền thuế của nhân dân, một nước với 92 triệu dân, nhưng phải chi cho tiền lương công nhân viên chức, bao gồm quân đội công an tới 11 triệu người. Nhân dân VN hết sức chóng mặt và lo ngại về tình trạng bộ máy hành chính Nhà nước thì ngày một “phình” to, tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động. cán bộ, công nhân viên nhà nước các cấp lãnh đạo trong quân đội, công an tha hồ thi nhau dùng tiền chùa từ tiền thuế của nhân dân-để đi vung vít bên ngoài VN, hàng năm có tới 3.200 lượt đi công tác nước ngoài. 



Theo báo cáo của Phó Thủ tướng vc - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, việc quá nhiều đoàn của các bộ, ngành, địa phương liên tiếp đi công tác nước ngoài dẫn tới sự trùng lặp, lãng phí không cần thiết. Người ta đi nước ngoài quá trời đến nỗi có cơ quan sứ quán mỗi năm phải đón trên 200 đoàn từ chính quốc ghé qua. Có đoàn 60 người. Năm nay cũng quá trời. Tỉnh Tiền Giang lập đoàn đi học tập cách trị thủy ở Nga, Hoà Lan để phòng chống biên đổi khí hậu cho các thành viên đều là cán bộ “hoàng hôn nhiệm kỳ”.http://congly.com.vn/goc-nhin/3-200-doan-di-cong-tac-nuoc-ngoai-nhieu-qua-troi-128552.html.

2.Tham nhũng
Tình trạng tham nhũng của VN đã đạt độ cao trong khu vực. Năm 2015, ngành Thanh tra đã triển khai 6.527 cuộc thanh tra hành chính và gần 244 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, ngành đã tham mưu cấp thẩm quyền chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 24 nghìn tỷ đồng, gần 7 nghìn ha đất; xuất toán, loại khỏi quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý trên 73 nghìn tỷ đồng và gần 10 nghìn ha đất.http://baohungyen.vn/doi-song-phap-luat/201601/nam-2015-nganh-thanh-tra-kien-nghi-thu-hoi-tren-24-nghin-ty-dong-655734/Đây chỉ là những khám phá của thanh tra ở cấp nhỏ và cấp trung, chứ thượng tầng vẩn còn an toàn. 
Ông Nguyễn Tường Duy bị bắt về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”.Theo thông tin ban đầu, khám xét tại nhà của ông Duy, công an thu giữ được hàng chục phong bì có khoảng 1 tỉ đồng, nghi là tiền các doanh nghiệp đút lót để thông quan hàng hóa.
Theo thông tin mà cơ quan chức năng cung cấp, với thâm niên hàng chục năm làm việc ở Cục hải quan TP.HCM, ông Duy móc nối với các doanh nghiệp, buộc các họ phải đút túi cho ông Duy từ 2 đến 15 triệu đồng mới có thể thông quan hàng hóa một cách dễ dàng.http://thanhnien.vn/thoi-su/bat-1-can-bo-hai-quan-tphcm-cung-hang-chuc-phong-bi-tien-655983.html. Chi một quan tham nhỏ thôi, mà đã có thu nhập tiền ngoài lương chính thức lên đến hàng tỷ đồng. Vậy thì thử hỏi các quan tham lớn như: Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Phùng Quan Thanh, Nguyễn Tấn Dũng..., số tiền ngoài luồng sẻ là bao nhiêu?? 
Đầu lĩnh Ba Đình toàn là một đám người chỉ biết đụt khoét, phung phí và bào mỏng tiền thuế nhân dân, trong khi ngoài biển thì ngư dân bị bọn Tàu cộng đâm chìm tàu trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN, cảnh sát biển thì sắm hết tàu nầy tới tàu tối tân khác, nhưng số thiệt hại của ngư dân ngày càng lên cao, ngược lại với chỉ tiêu bảo vệ vùng biển an toàn cho ngư dân VN. Để bù đắp cho các lổ hổng của nền kinh tế bị bô máy hành chánh cồng kềnh, phải nuôi một bộ máy đánh đập và đàn áp nhân dân, đó là  Công An và  quân đội cồng kềnh của đảng phá nát tiền thuế của dân. Đám đỉnh cao trí tuệ đề xuất ra nhiều loại thuế để cân bằng bội chi ngân sách quốc gia.

* Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc, chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”.
* Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bất chính không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, độc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều, xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
* Từ vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác … những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng.

* Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” ( chăn dắt!?) thế hệ kia đi vào con đường dối trá.
* Một công chức, phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua chạy chức, hối lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc, hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra. Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn! Chưa bước vào làm việc mà tư tưởng đã biết hối lộ, đó là tai hoạ cho đất nước vì nạn tham nhũng trong việc mua chức quyền, vì sau đó còn phải lấy vốn và lời.
* Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng, đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….
Với một bối cảnh xã hội như vậy, nhìn lại, không có nước nào như VN tỉnh nào cũng có sân bay
cảng nước sâu trong khi đường xá trọng điểm thì xuống cấp, lún nứt nhưng lại đổ tiền làm những đường mang tính khu vực, xây dựng tượng đài kỷ niệm hàng ngàn tỷ đồng. Hỏi sao các Doanh Nghiệp nước ngoài hcán ngán và rút dần khỏi VN.
Song song đó, khâu quản lý nhà nước đang biểu lộ quá nhiều yếu kém, bộ máy quản lý ngày càng phình to nhưng hiệu quả không rõ nét. Nếu cứ mãi quanh quẩn trong quỹ đạo đó mà không thoát được VN chỉ có nước đành chấp nhận chịu thua Lào và Campuchia: http://vietstock.vn/2014/10/viet-nam-thua-lao-campuchia-dieu-duong-nhien-vi-1329-369900.htm
3. Công-nông nghiệp thua kém chất lượng với các nước quanh vùng
VNông nghiệp, luá gạo VN xuất cảng hạng nhì thế giới, nhưng thành phẫm thì thua các nước quanh vùng như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điến, nay thì lại thua luôn gạo xuất cảng của Campuchia, thử hỏi có đắng lòng hay không? Theo GS Trần Đình Long cho biết, ở đồng bằng sông Cửu Long có trên 100 giống lúa mà đáng ra nên rút lại chỉ còn 4-5 giống chất lượng còn nông dân giờ làm lung tung nên gạo của Việt Nam chất lượng kém và nhiều tạp chất. http://baodatviet.vn/kinh-te/gao-viet-thua-campuchia-nha-nuoc-moi-chi-ho-tro-doanh-nghiep-3002011/.



Bệnh thành tích lúc nào cũng bám theo các đỉnh cao trí tuệ Ba Đình như hình với bóng, nên đụng cái gì là phá sản đến đấy. VN đứng hàng thứ 3 về sản xuất lúa gạo, nhưng chủ yếu là hàng xuất cảng gạo thô, nhiều năm nay gạo Thái Lan, Campuchia, Lào....đang bóp còi qua mặt gạo xuất cảng VN, lần lượt chiếm hết thị trường của VN. Thái Lan đả có thương hiệu gạo cách đây 100 năm và rất phát triển.



TS Pussadee Polsaram, giám đốc Trung Tâm Chiến Lược AEC( Thái Lan) cho biết, hiện Thái Lan có 250 thương hiệu quốc gia khác nhau cho các sản phẩm chất lượng từ trung bình đến cao. Trong khi đó, cho tới nay VN vẩn chưa có một thương hiệu quốc gia nào. Các đối thủ cạnh tranh của VN chính là Thái Lan, Ấn Độ, Campucha.... Thực tế gạo VN thiếu sự đồng đều về chất lượng, tỉ lệ tấm và tạp chất quá cao trong lúc xây xát, đôi khi lên đến 25%. Vì thế khả năng chiếm lĩnh thị trường trên thế giới ngày càng khó khăn. Thị trường gạo xuất cảng của VN không những khó khăn về giá, thị trường, chất lượng mà còn bị mất uy tín, lòng tin của khách hàng trên thế giới, gạo VN khi mất bò mới bắt đầu lo làm chuồng, nhưng không biết có thật tâm làm chuồng hay không?. http://baoventd.com/gao-viet-thua-nhuc-truoc-gao-thai-lan-va-bi-lao-campuchia-cuop-dan-thi-truong-xuat-khau-16083.html
Nông nghiệp lúa gạo VN là bệ phóng cho công nghiệp, nhưng nay lại quá thãm hại trước tài lãnh đạo xuất chúng của các quan đảng viên cs, trí tuệ cao hơn mắc cá của thiên hạ. Nói một cách thành thật là gạo VN, "thua nhục nhã" trước gạo Thái, Lào và Campuchia.


Thị trường xuất cảng gạo của Việt Nam chủ yếu ở một vài nước châu Á, Trung Cộng, châu Phi còn thị trường cao cấp chẳng hạn như Mỹ thì các nước như Thái Lan, Ấn Độ có chất lượng tốt đều được bán với giá cao. Campuchia, Myanmar cũng đang làm tốt việc nâng giá trị gạo xuất khẩu, thế nên Việt Nam dần dà mất hẳn những thị trường đã có từ nhiều năm trước đây vì hàng quá kém về chất lượng, lượng hoá chất diệt sâu rày quá nhiều, nên không ai dám mua gạo VN. Kể cã dân Việt nam miền ĐBSCL đã phải tìm mua gạo Campuchia để ăn, mặc dù giá cao nhưng độ an toàn thực phẩm cao hơn gạo VN.
Về công nghiệp sản xuất  xe hơi của CHXHCNVN cũng đã cúi mặt xấu hổ trước công nghiệp xe hơi của Campuchia, nước này ngày nay đã chế tạo được một chiếc xe hơi với thương hiệu Made in Campuchia. Nhìn lại VN, sau 30 năm vật lộn  với công nghiệp láp ráp  xe hơi, nhưng tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ đạt 6-7%. Trong khi vào năm 1970 tức là  cách đây 46 năm, miền nam VN, những người của ngụy quyền VNCH đã cho ra đời chiếc xe La Đalat với 70% tỉ lệ nội địa hoá, lúc đó Campuchia và Nam Hàn không đáng xách dép cho ngành xe hơi của VNCH. Thua kém VNCH rất xa, nhưng vì bệnh t tôn nên tới nay vẩn ra công bóp méo những sự thật này.

Trong nước, láng giềng Campuchia đang ào ạt sản xuất những chiếc ô tô thực dụng rẻ tiền, thích hợp với môi sinh, thì VN, sau 20 năm hoạt động, các doanh nghiệp của VN chỉ loanh quanh sản xuất hàng công nghiệp Ô Tô không mang lại tầm vóc kinh tế, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt tới 5 – 10% và giới hạn vào các hàng kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản,...
Theo thống kê cho thấy, Việt Nam hiện mới chỉ 210 doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, mang chất lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa...Tuy vậy các đỉnh cao vẩn khoát lát về công nghiệp sản xuất xe hơi Made in VN. Tới nay chỉ là hàng lắp ráp của các hảng xe hơi tư bản. Đã vậy còn bị tập đoàn Samsung chê bai là không làm nổi một con ốc vít và một số phụ kiện khác, Hết sức nhục!!

Campuchia sản xuất ô tô, VN chạy đua đào tạo tiến sĩ

Nhìn vào thực tế, nền kinh tế VN mấy năm qua sẽ thấy chính sách, môi trường không có một sự cải thiện nào cho nền kinh tế. Trong khi, tài nguyên đang dần bị tiêu hao, nợ công lớn dần, khu vực kinh tế sản xuất trì trệ, chết đứng không tạo ra được của cải thặng dư. Còn Lào và Campuchia lại đang trở thành môi trường tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do chính sách làm ăn thông thoáng, họ lại đang ở giai đoạn đầu của các nước đang phát triển và có tốc độ phát triển rất cao.
Khi Lào và Campuchia đang ở đà phát triển cao như vậy mà VN lại chậm, thậm chí còn thụt lùi thì việc thua họ là đương nhiên.http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/viet-nam-thua-lao-campuchiatu-hao-cong-nghe-dao-tao-tien-si-3105713/
Trước đây vì yếu kém khả năng quản trị đất nước và xã hội bọn đầu lĩnh Ba Đình còn đổ thừa cho tàn dư của Mỹ Nguỵ, nhưng dần dà Mỹ Nguỵ ngày càng xa tít với CHXHCNVN chúng quay ra làm báo cáo láo để nâng cao thành tích. Đến khi hệ thống Internet phát triển, đã đưa chúng vào sự lúng túng khác. Để tiếp tục che đậy sự kém tài của mình, nên các đầu lĩnh Ba Đình rất sợ bị lật tẩy về những lới tuyên truyền láo khoét, không đúng sự thật, nên chúng thiết lập hệ thống tường lửa để ngăn chặn thông tin, bưng bít tiếp khả năng yếu kém của bọn VGCS.


“Tại sao ta tốt vẫn nghèo?”
Ấy vì cái đảng ăn theo búa liềm
Chuyên nghề ăn cướp cơm chim
Cái thì bỏ túi, cái đem dâng Tàu.
Nhưng mà ta tốt gì đâu!
Tốt ăn, tốt phá, chớ nào tốt chi
Toàn là dốt nát ngu si
Bảo sao đất nước không suy không tàn
(trích thơ Phan Huy-Tốt mà vẩn nghèo)
 Nhìn lại sau 41 năm quản trị đất nước các đỉnh cao khét lẹt đã hoàn toàn không có khả năng tạo hạnh phúc cho người dân, nhưng lại cố bám víu với tham vọng toàn trị bằng bạo lực của công an, người cộng sản với những đỉnh cao cháy rụi đã thãm bại nặng nề nhiều mặt như: về chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự, ngoại giao, quốc phòng.... Số phận của đảng cộng sản chỉ còn chờ giờ phút làm lễ chia tay với con cháu tiên rồng.
ĐỌC THÊM:
1. Người cộng sản chiến thắng gì sau 39 năm giải phóng đất nước?http://lybichthuy.blogspot.de/2014/07/nguoi-cong-san-chien-thang-uoc-gi-sau.html?view=flipcard
2.Trên 8.000 tấn thuỷ sản xuất khẩu bị trả về http://nld.com.vn/kinh-te/tren-8-000-tan-thuy-san-xuat-khau-bi-tra-ve-20151221142659091.htm
3.Các thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc ngừng nhập hàng khiến hàng nghìn tấn gạo bị ùn ứ.http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150425/hang-nghin-tan-gao-cho-hu-moc/738500.html
4.Hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa, để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/264127/25-nam-ta-say-sua-gio-campuchia-qua-mat-ve-gao.html
Lý bích Thuỷ 19/2/2016
SÓC TRĂNG QUÊ TÔI

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu Giang, cách Sài Gòn khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông

Chợ nổi Sóc Trăng
Sóc Trăng có lợi thế về diện tích đất tự nhiên lớn, rộng 3.223,30 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 2.490,88 km2, rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt trên 57.065 ha, trong đó diện tích nuôi trồng tôm là 50.341 ha. Tổng sản lượng thuỷ hải sản khai thác đạt 65.120 tấn, trong đó tôm chiếm 22.756 tấn. Năm 2003, sản lượng chế biến tôm đông lạnh đạt khoảng 30.450 tấn. Thu hoạch xuất khẩu về ngành thuỷ sản đạt khoảng 278,7 triệu đồng.
Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

Nói về địa danh Sóc Trăng khì không ai biết rõ cái tên này ra đời khi nào. Nhưng dựa theo những bộ lịch sử Viêt Nam như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh hay những quyển sách khảo cứu của Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Lê Hương, Hứa Hoành....trước khi có tên Sóc Trăng thì "xứ Sóc Trăng" ngày xưa có tên là xứ Ba Thắc tức là ông "Bassac" (tên một vị thần người Khmer). Người ta cũng dùng tên này để để nói về nhiều địa danh, thổ sản khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long như cửa Ba Thắc, gạo Ba Thắc... Sau đó Sóc Trăng còn có tên là Ba Xuyên do vua Minh Mạng đặt nhưng lúc đó cái tên Sóc Trăng mà theo truyền thuyết vẫn người Khmer sử dụng.


Nói về các mốc thời gian mà địa danh Sóc Trăng thay đổi qua từng thời kỳ như Ba Thắc, Ba Xuyên, Sóc Trăng.... thì tôi sẽ nói chi tiết hơn trong nhưng bài khác liên quan đến lịch sử tỉnh Sóc Trăng. Trong phạm vi bài này tôi chỉ nói về ý nghĩa của địa danh " Sóc Trăng" mà thôi.
Nói về địa danh Sóc Trăng thì có vài truyền thuyết chứ không phải có một. Sau đây là các truyền thuyết về nguồn gốc của địa danh này.
1. Sóc Trăng là do tiếng khmer đọc trại ra từ chữ "Srok Tréang có nghĩa là "Bãi Sậy" vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu. 
2. - Sóc Trăng là do tiếng Khmer là "Srok Kh'leang" mà ra. "Srok" tức là xứ, là cõi, "Kh'leang" là kho, vựa, chỗ chứa bạc. Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang. ( Lê Hương)


- Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vĩnh Ký thì "Sốc Trăng" ( Sóc Trăng) là tên dân gian của một tỉnh hạt ở Nam Việt gọi là Nguyệt Giang tỉnh (tỉnh Sông Trăng). Tên này có nguồn gốc "Cơ Me" (Khmer) là Péam prêk sròk khlẵn ( di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). "Péam" là vàm, "prêk" là sông, "sròk" là sốc, "khlẵn (kh'leang) là kho bạc. Nguyên đời vua "Cơ Me" có đặt một kho chứa bạc nơi đây. Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ "sốc" biến ra chữ "sông", chữ "kh'leang" ra "trăng" và đổi thành "nguyệt". ( Vương Hồng Sển).
Nhân ông Trương Vĩnh Ký có nói chữ "Péam" trong tiếng Khmer có nghĩa là "vàm" thì theo ông Vương Hồng Sển, " trong sách của ông Baurac (La Cochichine et ses habitants) trang 362 thuật lại rằng trào đàng cựu, cho đến lối 1858, vàm Đại Ngãi còn được gọi là Vàm Tấn, là một bến nước quan trọng tiếp đủ các thuyền đi biển đủ hạng từ trung Quốc, Tân Gia Ba, Xiêm La, Cam Bốt.... tụ tập rất náo nhiệt để trao đổi, mua chác lúa gạo, tơ lụa, hàng vải, cá mắm, mắm muối, đồ gốm, chén bát, sừng trâu, ngà voi, lông chim, sáp, mật ong.... Mà chữ "Vàm Đại Ngãi" cũng có nguồn gốc từ chữ "Péam Mosénn" mà ra. Như đã nói ở trên, "Péam" là "vàm" còn "Mosénn" là muôn ngã" tức là vàm Đại Ngãi ngày nay.
3. Trở lại chuyện Sóc Trăng, cũng theo ông Lê Hương thì địa danh Sóc Trăng cũng có một truyền thuyết khác, cũng nói về kho bạc nhưng không phải là kho bạc của vua mà là kho bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực của giặc Xà Na Téa và Xà Na Tua đóng quân ở Sóc Trăng dưới triều Nguyễn, tại ấp "Sóc Vồ" ngày nay. Do đó Sóc Trăng là do chữ "Srok Kh'leang" đọc trại mà ra.
Đấy là một vài truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng mà các vị tiền nhân ghi lại. Trong đó thuyết "Sóc Trăng" là kho bạc được chấp nhận nhiều hơn cả cho dù kho bạc của vua thời xưa hay là kho bạc của giặc thì xứ Sóc Trăng cũng là " Xứ Kho Bạc". 


SÓC TRĂNG THỜI VNCH


Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sóc Trăng và tỉnh lỵ Sóc Trăng như thời Pháp thuộc. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Sóc Trăng thành 8 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Long Mỹ, Bãi Xàu, Bố Thảo và Lịch Hội Thượng. Trong đó, quận Long Mỹ được tỉnh Sóc Trăng nhận từ tỉnh Rạch Giá. Tuy nhiên, không lâu sau quận Long Mỹ lại được giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập bao gồm phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại đổi tên là Khánh Hưng. Tỉnh lỵ Khánh Hưng lấy theo tên xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau năm 1958 là quận Mỹ Xuyên) vốn là nơi đặt tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên.


Năm 1957, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Bố Thảo (cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ), Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long (cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ). Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Huỳnh Văn Tư sát nhập quận Kế Sách vào tỉnh Phong Dinh (tức tỉnh Cần Thơ trước đó) .
Ngày 13 tháng 01 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, địa giới hành chính tỉnh Ba Xuyên có sự điều chỉnh. Theo đó, quận Châu Thành đổi tên thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hoà, giải thể quận Lịch Hội Thượng và quận Vĩnh Châu. Các tổng và xã của các quận cũng có sự điều chỉnh quận Thạnh Trị còn 2 tổng Thạnh An, Thạnh Lộc, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.
Ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Trần Thanh Bền nhận lại quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh. Ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu.
Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho tỉnh Chương Thiện. Lúc này, quận Phước Long cũng bị chia ra thành hai quận có tên là quận Phước Long và quận Kiến Thiện cùng thuộc tỉnh Chương Thiện.
Sắc lệnh số 245-NV ngày 8 tháng 9 năm 1964 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh Ba Xuyên cho vùng đất này đến năm 1975.
Ngày 11 tháng 12 năm 1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng. Ngày 11 tháng 07 năm 1968, lập quận Hoà Tú. Ngày 16 tháng 06 năm 1969, lập quận Ngã Năm. Năm 1973, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ nguyên tên là "Khánh Hưng" cho đến năm 1975.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam là 647.900 người, và nữ là 655.800 người.

ẨM THỰC ĐẶC SẢN

Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có những đặc sản được nhắc nhở nhiều như:


1.Bánh pía

Bánh pía còn gọi là bánh lột da, một đặc sản của vùng Sóc Trăng. Có nhiều lớp vỏ xốp mềm, nhân đậu xanh sầu riêng bùi bùi với trứng muối beo béo thích hợp cho những buổi trà chiều hoặc đãi khách đến chơi nhà.



2. Cốm dẹp:
 Nếu có dịp về Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang hãy thử thưởng thức cốm dẹp để biết thêm hương vị cốm mới của người Khmer, cũng như cái tình nồng ấm của người dân nơi đây.



Thông thường trước khi thu hoạch lúa chín người dân Khmer sẽ ra đồng gặt nếp về làm om bóc srâu thmây hay còn biết đến với tên gọi cốm dẹp đầu mùa. “Om bóc” của người Khmer được người Kinh gọi là cốm dẹp. Đây được biết đến như đặc sản từ hơn 100 năm nay và thường được bà con chế biến để dâng cúng các vị thần: thần Neac ta srê (thần đồng) và Preas chanh (thần Mặt trăng) nhằm tỏ lòng biết ơn cho vụ mùa vừa qua đồng thời nguyện cầu cho năm sau mưa thuận gió hoà cho mùa màng tốt tươi.

3.Lạp xưởng:
Sóc Trăng là nơi tiếp nhận của ba nền văn hóa, Kinh, Khmer và người Hoa chính vì vậy đã tạo cho nơi đây có những nét đặc trưng riêng biệt. Lạp xưởng có nguồn gốc từ người Hoa nhưng bao năm nay đã thành đặc sản quen thuộc của Sóc Trăng, nơi đây được coi là quê hương của các đặc sản này.

Đây là một món ăn rất quen thuộc với nhiều người, bởi lạp xưởng dễ bảo quản cũng như chế biến, chỉ cần chiên, hấp, luộc hay nướng là đã có thể thưởng thức món lạp xưởng thơm phức, thêm một ít đồ chua ăn cùng cơm trắng, đây sẽ là mâm cơm hấp dẫn không hề ngán trong những ngày tết.

4.Bánh phồng tôm
Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm sóc trăng. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Đem chiên giòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra, có độ giòn, xốp, béo ngậy.hững chiếc bánh hình tròn, gọn, cỡ lòng bàn tay, có màu vàng gạch non nhạt của thịt tôm xay nhuyễn, khi chiên phồng lên, cắn một miếng, bánh tan trong miệng với hương vị thơm nồng mùi thịt tôm, cay cay, béo đặc trưng.


5.Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng
Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là không lợn cợn mà trong veo bởi nó được nấu bằng một công thức khá lạ. Cách nấu bún nước lèo không khó, món ngon chính vị mằn mặn thơm phức của mắm bồ hóc, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo, làm nên chất quê của bún nước lèo Sóc Trăng.

Phần nước lèo chính là “linh hồn” của tô bún và người ta đánh giá tài nghệ của người nấu chính ở điểm này. Theo nhiều bậc cao niên, bún nước lèo có nguồn gốc từ người Khmer, nhưng những tiêu chí về nước lèo ngon như ngày nay thì dấu ấn của người Kinh khá rõ nét. Đây chính là điểm thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân Sóc Trăng và sự kết hợp đằm thắm trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc.
Món bún nước lèo Sóc Trăng không thể thiếu cá lóc, tép và thịt heo quay. Cá lóc sau khi luộc chín phải được tách xương và da bỏ đi, chỉ còn giữ lại những miếng thịt trắng phau. Còn tép thì phải là loại tép đất bóc hết vỏ, chỉ còn lại phần thân đỏ tươi cuộn tròn. Thịt heo quay vừa có nạc vừa có mỡ, được xắt sợi chỉ to hơn đầu đũa ăn một chút. Ăn kèm với bún có rau muống, giá, bắp chuối, hẹ và rau thơm.



5.Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước mắm chua ngọt.
Gạo và đậu xanh để làm bánh cóng đều phải chọn loại ngon, ngâm nước từ sáu giờ cho nở đều. Xay gạo thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh đậm được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Tôm cũng là thành phần không thể thiếu. Chọn tôm đất bắt từ các dòng sông miền Tây, cắt bỏ đầu, giữ lại phần đuôi cho đẹp, rút sợi chỉ đen trên sống lưng rửa sạch để ráo nước. Hấp tôm chín tái. Nhân bánh cóng làm từ thịt nạc heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn. Có thể trộn hỗn hợp nhân vào trong bột nước quậy đều hoặc để riêng khi nào đổ bột vào khuôn mới cho nhân vào giữa.
Khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt. Dụng cụ này người Sóc Trăng gọi là cóng, có lẽ bánh mang tên cóng vì thế. Chiên bánh cóng phải là người quen tay mới ngon. Đổ dầu phải ngập bề cao khuôn bánh, có gác vỉ chờ sẵn để khi chiên xong sẽ gác bánh lên cho ráo dầu. Khi thấy dầu sôi nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính vào trong khuôn. Đổ bột một nửa khuôn sau đó cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt 2 con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi. Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều, vớt lên vĩ cho ráo dầu.

Ăn bánh cóng ngon một phần nhờ rau xanh và cách pha nước chấm. Chọn nước mắm ngon pha thêm chút chanh, đường, ớt, tỏi, rau cà rốt, đu đủ muối chua. Rau ăn kèm xà lách, rau thơm, có thể thêm khế chua, chuối xanh, dưa chuột tùy thích cho đủ vị cay nồng. Ăn đĩa bánh cóng Sóc Trăng nhớ mãi cái nóng sốt, giòn rụm quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua ngọt nơi đầu lưỡi.

6.Bò nướng ngói đặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm với nước mắm nêm pha với ít khóm. Trên đường tới vùng biển Mỹ Xuyên, người phương xa nghe đâu đó vẳng lên câu hò ngọt lịm:
Mời anh về xứ Mỹ Xuyên
Ăn bò nướng ngói thắm duyên Bãi Xàu.


Từ lâu rồi, bà con ở đây nuôi bò để lấy sức kéo và thịt bò cũng đã trở thành nguyên liệu chính để chế biến của nhiều món ăn như bò kho, bò xào khổ qua, bò nhúng giấm…; nhưng nổi tiếng nhất là bò nướng ngói. Nguyên thủy người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày như cái xẻng đào đất, vì thế có người còn gọi món ăn này là bò nướng xẻng.


7.Ngoài ra còn một số món như: Bánh tầm bì, Bún gỏi dà, bún xào Thạnh Trị...và mắm chiên ở Ngã Năm

Bánh tầm bì

Đến Sóc Trăng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc và một món ăn mà khách không nên bỏ qua đó là mắm cá lóc chiên.
Mắm lóc chiên
Với món ăn này, mắm cá lóc để nguyên con được “chiên” lên theo kiểu “chưng” với nước mắm, đường và nhiều gia vị khác. Nước chiên sền sệt như một dạng nước sốt nhưng ở đây có vị mặn, ngọt, cay theo sở thích của khách.
Bún gỏi dà
"Mỹ Xuyên có bún gỏi dà. Dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương". Đây là hai câu ca được lưu truyền trong dân gian để nói về món bún dân dã này.

Bún gỏi dà
Ai mới nghe qua cái tên bún gỏi dà đều có chung một thắc mắc và không thể hình dung ra được đây là món ăn như thế nào. Theo những người sành ăn, xuất phát điểm của món bún này là gỏi cuốn, với các thành phần như tôm, bún, rau, giá... Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người Nam phát âm "và" thành "dà" nên món ăn có tên gọi như vậy.



Về Sóc Trăng thăm những ngôi chùa Khmer cổ

Đối với đồng bào Khmer, chùa vừa là nơi tín ngưỡng, vừa là địa điểm sinh hoạt tinh thần. Do vậy, những ngôi chùa của đồng bào Khmer Nam bộ có kiến trúc vô cùng độc đáo không nơi nào có được. Chính vì thế, những ngôi chùa này ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Một trong những địa danh thu hút khách tham quan là Sóc Trăng, với nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng cả nước.  



Điểm tham quan được nhiều người quan tâm khi đến Sóc Trăng là chùa Dơi (hay còn có tên là chùa Mã Tộc, chùa Mahatup). Chùa Dơi là chùa Khmer cổ, nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km. Ban đầu, chùa được xây dựng bằng vật liệu tre lá, sau đó mới được xây bằng tường gạch, mái ngói. Sau 2 lần hư hỏng nặng năm 1963 và hỏa hoạn năm 2007, hiện nay, chùa được trùng tu, tôn tạo lại khang trang hơn, tuy nhiên vẫn còn giữ nguyên vẹn hiện trạng vốn có của chùa.
Sở dĩ được gọi là chùa Dơi, bởi lẽ đây là nơi lưu trú của hàng trăm ngàn con dơi quạ sinh sống trên các cành cây ở khuôn viên phía sau chùa. Nhiều con nặng đến 1kg, sải cánh rộng đến 1m. Ban ngày, chúng ngủ bằng cách treo mình trên những cành cây, chỉ khi đến tối chúng mới hoạt động, có lúc chúng bay xa hàng chục cây số để tìm kiếm thức ăn. Khách tham quan khi đến đây không khỏi tò mò khi nghe kể về những điều kỳ thú có một không hai từ những chú dơi này. Như chuyện dơi quạ ở đây không bao giờ ăn trái cây trong khuôn viên chùa, cũng như khu vực xung quanh. Chúng cũng chỉ trú ngụ trong khuôn viên của chùa chứ không rời đi ở nơi khác. Hay chuyện dơi không bao giờ chết trong khuôn viên chùa, bởi theo tín ngưỡng nơi đây là cửa sinh chứ không phải cửa tử của loài dơi… Đây cũng là một trong những nét đặc sắc thu hút khách đến viếng thăm chùa.
Chùa Dơi là ngôi chùa có kiến trúc, hoa văn đặc sắc, to đẹp vào bậc nhất trong số 92 ngôi chùa Khmer của tỉnh Sóc Trăng. Mái chùa gồm hai tầng lợp ngói màu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ theo hình rắn Naga cong vút rất tinh xảo. Trên đỉnh chùa, một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chánh điện (sanctury) có thờ tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Naga. Vách tường chánh điện được trang trí bằng những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc chào đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết Bàn.


Rời chùa Dơi, khách tham quan đến với ngôi chùa cổ thứ hai là . Tọa lạc tại số 71, đường Mậu Thân, thành phố Sóc Trăng. Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất Sóc Trăng. Theo sách ghi lại, chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI theo lối kiến trúc của các chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và Campuchia. Ban đầu, chùa được xây dựng bằng vật liệu gỗ, mái lợp lá. Kiến trúc hiện nay của chùa là do lần trùng tu cách đây hơn 80 năm, với vật liệu gạch, ngói.
Chùa Kh’Leang nằm trong khuôn viên rộng 3.825m². Cổng ra vào vừa được xây dựng rất công phu, phía trong là ngôi chánh điện nằm biệt lập với kiến trúc khá phức tạp, rất độc đáo. Bờ mái gồm 3 cấp, mỗi cấp chia thành 3 nếp, 2 nếp phụ hai bên nhỏ hơn nếp giữa và không có tháp nóc. Chánh điện được xây dựng từ năm 1918 bằng 6 hàng cột dọc gồm 60 cây cột trụ. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ được bản sao tài liệu ghi chép từ thư tịch cổ, trong đó có nói đến nguồn gốc địa danh Sóc Trăng, lịch sử của chùa. Hàng năm, chùa còn là nơi diễn ra những ngày lễ truyền thống của dân tộc Khmer như lễ Chol-Chnam-Thmay, lễ Dolta, lễ Cúng trăng và hội Đua ghe ngo.
Khác hơn hai ngôi chùa cổ trên, chùa Chén Kiểu thu hút khách tham quan ngay từ cái tên và kiến trúc lạ mắt.


Chùa Chén Kiểu còn có tên Sà Lôn nằm trên Quốc lộ 1A trên đường về Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km. Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, đến năm 1969, vị sư cả Tăng Đuch cho xây dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc như ngày nay: chánh điện, nhà hội (nhà Sala) và tháp bảo (nơi để sách kinh và làm chỗ dạy học).
Du khách khi đến viếng thăm chùa Chén Kiểu sẽ không khỏi xuýt xoa với tài nghệ của các bậc nghệ nhân đã khéo léo ghép những mảnh vỡ chén kiểu, đĩa kiểu để tạo ra những tác phẩm tuyệt tác như bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng bên trong vách tường của chánh điện cũng như các hoa văn khác trên mái của chánh điện,… Sở dĩ có tên là chùa Chén Kiểu là do trong quá trình xây dựng khan hiếm gạch men trang trí nên vị sư cả đã thu thập chén, đĩa kiểu bể để trang trí thay thế. Từ đó ngôi chùa còn được biết đến với cái tên gọi rất mộc mạc là chùa Chén Kiểu như hiện nay.


Một ngôi chùa cổ khác du khách không thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng, đó là chùa Bốn Mặt. Chùa Bốn Mặt nằm cách thị xã Sóc Trăng 6km về hướng Tây Bắc theo tỉnh lộ về huyện Kế Sách. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Khmer truyền thống với những hoa văn tinh xảo, thanh thoát, với những tượng Phật bằng đá bốn mặt. Chính đặc điểm này nên có tên là chùa Bốn Mặt. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của chùa Bốn Mặt chính là nguồn gốc tượng Phật này được lưu truyền với bao truyền thuyết huyền bí tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.

HÌNH ẢNH SÓC TRĂNG XƯA