Powered By Blogger

HÀO KHÍ VIỆT NAM
NHỮNG ĐOÁ HOA MÁU ĐẦU THẾ KỸ 20

Tự Do-Độc Lập- Dân Chủ-Hạnh Phúc không ai biếu không và cho không, mà phải đến bằng con đường đấu tranh, trước đây cũng vậy và hiện nay cũng vậy. Để có được thế đứng vững bên cạnh biển đông, Việt tộc trong hơn 4000 năm qua đã phải hoà máu mình trong mọi cuộc đấu tranh. Đầu thế kỷ 20 những anh hùng dân tộc Việt Nam Quốc Dân Đảng là những tấm gương sáng chói trong việc dành độc lập cho Việt tộc.Tuy cuộc cách mạng không thành công trước sức mạnh của kẽ thù thực dân Pháp, nhưng hào khí của họ đã thúc đẩy cho các cuộc cách mạng dân tộc tiếp nối.


Sự hy sinh của họ đã đánh thức được hồn việt, để toàn dân có thể hoàn thành tiếp cuộc cách mạng dang dở của người thanh niên trẻ 28 tuổi, sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội. 15 năm sau cái chết của các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng, vào ngày 11/3/1945,  là ngày mà thực dân Pháp đã phải trao trã độc lập cho Quốc Gia VN và hoàng đế Bảo Đại đã ký đạo dụ" Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập" gồm Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ngày 2/9/1945 không phải là ngày độc lập của VN, mà đó là ngày hồ chí minh chôm độc lập từ trong tay của chính quyền hợp pháp Trần Trọng Kim. Và kể từ ngày 2/9/1945 bắt đầu cho cái lý của kẻ thắng cuộc, lịch sử bước vào những giai đoạn đẫm máu và khốc liệt do ngoại bang chỉ đạo, mà kẻ thi hành chính hồ chí minh, người chôm độc lập của Quốc Gia VN, đó là thời kỳ loài vượn bắt đầu tàn phá đất nước VN.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140901_ngay_doc_lap_nao_le_cong_dinh


"Hoàng đế Bảo Đại vào 11/3/1945 đã ký đạo dụ 'Tuyên cáo Việt Nam độc lập', 
khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ"

Nội các Trần Trọng Kim 
(báo Trung Bắc Chủ Nhật 20/5/1945, Thư viện Quốc gia Pháp)

Tr lại vấn đề của VNQDĐ, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Ðảng Trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt tại làng Cổ Vịt. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học cùng 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài tại pháp trường Yên Báy. Nữ đảng viên VNQDĐ Nguyễn Thị Giang, người yêu của NTH tuẫn tiết theo Ðảng Trưởng một ngày sau đó. Trên 30 đảng viên bị thực dân xử chém sau đó, hàng ngàn đảng viên khác bị tù khổ sai và lưu đầy biệt xứ...Mười ba liệt sĩ lên máy chém thực dân 5 giờ 35, sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930 . Các anh hùng VNQDĐ trước khi máy chém rơi xuống đều hô to : "Việt Nam Vạn Tuế, Việt Nam Muôn Năm". Riêng ông Phó Ðức Chính còn đòi nằm ngửa để nhìn lưỡi máy chém rơi xuống đầu mình.


Nguyễn Thái Học người cuối cùng bước lên máy chém, ông mỉm cười nhìn công chúng và binh lính. Sắc mặt thản nhiên đọc thơ bằng tiếng Pháp nói lên lòng yêu nước, chết cho Tổ quốc đó là số phận đẹp đẽ nhất..

Mourir pour sa patrie
C’ est le sort le plus beau
Le plus digne d’ envie…


 “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang,
 lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”


Các anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thân xác và máu họ đã thấm vào lòng đất mẹ, đễ tên tuổi đi vào lịch sử và trường tồn với thời gian. 84 năm đã qua, lòng người dân Việt luôn ghi nhớ đến công ơn của những đoá hoa máu của đầu thế thế kỷ 20 đã vị quốc vong thân vì chữ Độc lập, Tự Do và Hạnh Phúc.

Dòng lịch sử vẫn lạnh lùng trôi sau ngày Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí trở thành những anh hùng bỏ mình vì nước.


Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bước lên máy chém. Như hai tác giả Louis Roubaud và Hoàng Văn Đào viết, không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.

Họ không hô "Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm", là vì tất cã đảng viên VNQDĐ biết rất rõ là đảng chỉ là công cụ phục vụ dân tộc trong một giai đoạn lịch sử và không thể nào muôn năm như đất nước và dân tộc VN. Chỉ có đảng viên của đảng csVN mới là những người không xác định được vị trí của đảng trong dòng sinh mệnh dân tộc và vị trí đảng cộng sản trong sự trường tồn của quê hương VN, nên họ chỉ biết cắm đầu theo tấm bảng chỉ đường của đảng. Một định hướng ngu xuẩn và sai lầm trong sự trưởng thành về tư tưởng con người của thời đại ngày hôm nay. Diển tiến về tư tưởng ngày hôm nay đã có những bước đi khá nhanh về dân chủ và nhân quyền, trong khi tư tưởng của đảng cộng sản vẩn còn nằm đưới đáy giếng, chưa ngoi lên khỏi mặt nước.

Nguyễn Thái Học khi sống là Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng khi chết đã chết như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, thư thái ngâm những vần thơ tuyệt mệnh “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang, lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”. Chàng thanh niên Việt Nam Nguyễn Thái Học đi vào lòng đất mẹ lúc chỉ mới 28 tuổi.(1902-1930).



MƯỜI BA NGỌN ÐUỐC 

( Thơ Vĩnh Nhất Tâm)

Mười Ba Ngọn Ðuốc ghi trang sử
Một nước hùng anh rạng cõi Ðông
Dù đã thăng trầm qua mấy bận
Quyết không hàng giặc bỏ non sông

Bước đi dõng dạc, chân xiềng xích
Máy chém đầu rơi, phụt máu đào
Vừa lúc ánh dương bừng thức dậy
Hào kh
í lưu mãi đến ngàn sau.

Ðã non thế kỷ không ngưng nghỉ
Từng lớp... vì dân đổ máu đào
Tiếp tục đấu tranh vì chính nghĩa
Tinh thần YÊN BÁI dưới trời cao. 


NHỮNG NGƯỜI BẤT TỬ
:

1- Nông Dân: BÙI TƯ TOÀN
2- Binh Ðoàn Yên Bái: BÙI VĂN CHUẪN
3- Binh Ðoàn Yên Bái: NGUYỄN AN
4- Thợ Hồ: HÀ VĂN LẠO
5- Binh Ðoàn Yên Bái: ÐÀO VĂN NHÍT
6- Binh Ðoàn Yên Bái NGÔ VĂN DU
7- Binh Ðoàn Yên Bái: NGUYỄN ÐỨC THỊNH
8- Binh đoàn Yên Bái: NGUYỄN VĂN TI ỀM
9- Binh đoàn Yên Bái: ÐỖ VĂN SỨ
10- Binh đoàn Yên Bái: BÙI VĂN CỬU
11- Học Sinh: NGUYỄN NHƯ LIÊN
12- Nhà Cách Mệnh: PHÓ ÐỨC CHÍNH

Người Thứ 13: NGUYỄN THÁI HỌC, được thực dân dẫn từ nhà giam ra lần thứ 13. Người anh hùng dân tộc ấy với bộ râu quai nón, mỉm cười, đưa cặp mắt sáng quắc nhìn bốn phía, nghiêng mình chào đồng bào lần cuối cùng; hô to “VIỆT NAM MUÔN...” thì Công sứ De Bottini vẫy tay lần thứ 13, đầu NGUYỄN THÁI HỌC rơi.( tr
ích thơ Vĩnh Nhất Tâm).

MỘT BỨC THƯ ĐẦY HÀO KHÍ 

Thư gửi cho tên Toàn Quyền Đông Dương của Nguyễn Thái Học

Yên Báy, Ngày… tháng 3 năm 1930

Gửi ông Toàn Quyền Đông Dương ở Hà Nội.

Ông Toàn Quyền,

Tôi, Nguyễn Thái Học ký tên dưới đây, chủ tịch Đảng cách mệnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị giam ở ngục Yên Báy, trân trọng nói cho ông rõ rằng:

Hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, tôi thực có trách nhiệm về mọi việc chính biến phát sinh trong nước, do Đảng tôi chỉ huy từ năm 1927 tới nay, vì tôi là chủ tịch Đảng, và là người sáng lập nữa. Vậy xin ông giết một mình tôi, chứ đừng giết các người đảng viên hay gọi là đảng viên, hiện bị giam ở các ngục, bởi vì người ta vô tội! Người ta vô tội vì trong số đó thì một phần là các đảng viên, nhưng họ vào đảng là vì tôi khuyến khích họ, cho họ biết thế nào là nghĩa vụ một người dân đối với quốc gia, thế nào là nghĩa vụ một người dân đối với quốc gia, thế nào là khổ nhục của một tên dân mất nước; còn ngoài ra thì là những người bị vu cáo bởi bọn thù hằn, bởi lũ mật thám, bởi những bạn bè bán mình cho chính phủ Đông Dương! Tôi nhắc lại một lần nữa để ông biết rằng chỉ cần giết một mình tôi, vì tôi mới chính là thủ phạm. Mà nếu còn chưa đủ hả, thì xin tru di cả nhà tôi, nhưng tôi đem nước mắt mà xin ông tha cho những người khác! Sau nữa tôi mong ông nghĩ đến danh dự nước Pháp, đến công lý, đến nhân đạo mà thôi, đừng ra lệnh ném bom hay đốt phá những làng vô tội như ông vừa mới làm! Đó là một lệnh giết người. Những đồng bào của tôi sẽ vì thế mà chết đói, chết rét lấy vạn mà kể!

Sau cùng kết kuận bức thư, tôi nói cho ông biết rằng: nếu người Pháp muốn ở yên ở Đông Dương mà không phải khốn đốn vì phong trào cách mệnh thì:

1) Phải thay đổi cái chương trình chính trị hung tàn và vô đạo hiện hành ở Đông Dương.

2) Phải cư xử cho ra vẻ là người bạn dân Việt Nam, chứ đừng có lên bộ ông chủ bạo ngược và áp chế.

3) Phải để lòng giúp đở những nỗi đau khổ về tinh thần, về vật chất của người Việt Nam, bằng cách trả lại các nhân quyền, như tự do du lịch, tự do học hành, tự do hội họp, tự do ngôn luận; đừng có dung túng bọn tham quan, ô lại, và những phong tục hủ bại ở các hương thôn; mở mang nền công, thương bản xứ, cho nhân dân được học tập những món cần thiết.

Ông Toàn Quyền, hãy nhận lấy tấm lòng tôi tôn kính và cảm kích, với sự nhiệt liệt tạ ơn.


Ký tên
Nhà Cách mệnh Nguyễn Thái Học
Kẻ thù của ông

Tiếc thương cho cái chết của anh hùng Nguyễn Thái Học, nhà văn Nhượng Tống đã viết bài thơ để vinh danh người đảng trưởng VNQDĐ đã bị thực dân Pháp tử hình. 

Khóc Liệt Sĩ

Tác giả: Nhượng Tống
Nhục mấy trùng cao ách mấy trùng
Thương đời không lẽ đứng mà trông?

Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng

Đâu chịu râu mày thẹn núi sông.

Người dẫu chết đi lòng vẫn sống

Việc dù hỏng nữa tội là công

Nhờ lời di huấn cơn lâm biệt,

Cười khóc canh khuya chén rượu nồng



SƠ LƯỢC VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG


Vào đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp ngày càng đè nặng ách thống trị lên đất nước Việt Nam từ Bắc chí Nam.  Chúng đàn áp dã man, bóc lột tận xương tủy; nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đày, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước; các phong trào chống Pháp trước đó đều bị dẹp tan.  Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.
Trước hoàn cảnh cực kỳ đau thương đó, các thanh niên Việt Nam nói riêng, tòan dân Việt nói chung, không thể tiếp tục cúi đầu khuất phục, đều đứng lên chống lại bạo quyền. Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội mới 25 tuổi cùng các thanh niên Việt Nam yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là VIỆT-NAM QUỐC-DÂN ĐẢNG vào ngày 25/12/1927 tại làng Thể Giáo ngoại ô Hà Nội. Một chính đảng được ra đời theo đề nghị của anh em Hà Nội. 
Mục đích là liên lạc tất cả các anh em đồng chí, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dùng võ lực để lấy lại quyền Độc Lập cho nước Việt Nam.
Cách tổ chức thì mỗi chi bộ gồm nhiều nhất là mười chín người. Vì theo pháp luật hiện hành, sự hội họp quá mười chín người phải xin phép trước. Mỗi chi bộ chia làm bốn ban: Ban Tài Chính, Ban Tuyên Truyền, Ban Trinh Thám và Ban Tổ Chức. Rồi bầu lấy một người chi bộ trưởng và một người đại biểu lên tỉnh bộ. Người trong tỉnh bộ gồm có các đại biểu của chi bộ. Cũng chia bốn ban. Cũng bầu bộ trưởng. Và cũng một người thay mặt cho anh em để dự vào đảng bộ cấp trên. Cấp trên là kỳ bộ, nguyên tắc tổ chức cũng như ở dưới. Rồi mỗi kỳ bộ sẽ cử lên một số đại biểu để họp thành Tổng Bộ. Tổng Bộ, cơ quan tối cao của Đảng, so với các đảng bộ dưới, có thêm ra bốn ban: Ban Binh Vụ, Ban Ngoại Giao, Ban Giám Sát và Ban Ám Sát.

Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm:

Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ
Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch
Phó Đức Chính: Trưởng Ban Tổ chức
Nhượng Tống: Trưởng Ban Tuyên truyền
Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng Ban Ngoại giao
Đặng Đình Điển: Trưởng Ban Tài chánh
Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng Ban Giám sát
Tưởng Dân Bảo: Trưởng Ban Trinh sát
Hoàng Văn Tùng: Trưởng Ban Ám sát




































Các câu nói đi vào lịch sử của Nguyễn thái Học

“…CHÚNG TÔI ĐI TRẢ NỢ NƯÓC ĐÂY,
CÁC ANH EM CÒN SNG CỨ NGƯI NÀO VIY,

CỜ ĐC LP PHI NHUM BNG MÁU,

HOA TỰ DO PHI TƯI BNG MÁU!

TỔ QUC CÒN CĐN SỰ HY SINH CA CON DÂN NHIU HƠN NA!
RI THẾ NÀO CÁCH MNG CŨNG THÀNH CÔNG!”

Lăng mộ của các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng (sưu tầm)

Hào khí của anh hùng Nguyễn thái Học tiếp nối "hào khí Đông A" của ngàn năm trước để cảnh thức hồn Việt trước nạn ngoại xâm gặm nhắm cơ thể mẹ VN. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng 25/12/1927, tác gĩa xin được ghi lại hào khí của các  anh hùng dân tộc VNQDĐ, nhằm soi sáng thế hệ thanh niên thanh nử hậu duệ Việt Quốc trong việc quang phục đất nước và vai trò "Minh Châu trời đông" cho đất nước VN.   

Viết cho mùa k niệm ngày thành lập VNQDĐ 25/12/1927
Lý Bích Thuỷ (Đức quốc ngày 18/12/2014)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét