Powered By Blogger
NGÀY HIỀN MẪU
 (Mother’s Day)

* Viết tặng tất cã những người mẹ, sắp sửa làm mẹ khắp nơi trên trên thế giới
* viết tặng tất cã những người vợ lính VNCH...trong đó có nội và mẹ tôi....
* và gởi đến các Sư tổ mẫu, sư mẫu, sư tỷ..sư muội trong môn phái VoViNam
Ngày hiền mẫu Mother´s Day ( tiếng Anh), Muttertag (tiếng Đức), fête des Mères (tiếng Pháp),  festa della mamma ( tiếng Ý)

ĐỪNG ĐỂ BUỒN TRÊN MẮT MẸ

Vu lan về con cài lên ngực
Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhoà
Của những đứa con nhớ về cha mẹ
Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽ
Nỗi lòng con gửi gắm những niềm thương
Dù bao năm dù có hoá vô thường
Công sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất
Cả cuộc đời mẹ cha tất bật
Cho chúng con lẽ sống tình yêu
Đại dương bao la đâu đã là nhiều
Với chúng con cha mẹ là tất cả
Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển đông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi ta khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở cho con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không?
(sưu tầm)

Nguồn gốc ngày của Mẹ có vào thời kỳ cổ Hy Lạp và La Mã.  Nhưng cái gốc lịch sử Ngày của Mẹ có thể tìm thấy ở Anh Quốc, nơi đó Chủ Nhật Ngày của Mẹ đã được tổ chức rộn riệp trước khi lễ lộc này được thành hình bên Hoa Kỳ.  Dầu vậy, việc ăn mừng liên quan của ngày này được coi là một hiện tượng mới gần đây, chưa đến một trăm năm.  Phải tri ân công khó của những phụ nữ tiền phong như Julia Ward Howe và Anna Jarvis mà "ngày này" mới thành hình.
Ngày Của Mẹ: Julia Ward Howe
      Đề nghị cho một ngày của Mẹ ở Mỹ chính thức được nêu ra do bà Julia Ward Howe vào năm 1872.  Là một người hoạt động chính trị, một nhà văn, nhà thơ, Julia được nỗi tiếng qua bài hát về chiến tranh Nam Bắc, "Battle Hymn of the Republic".  Bà Julia Ward Howe đề nghị lấy ngày 2 tháng Sáu hàng năm để tổ chức Ngày Của Mẹ và để cống hiến cho công cuộc hoà bình.  Bà viết một bức thư nhiệt thành gởi đến các phụ nữvà kêu gọi họ đứng lên chống lại chiến tranh trong Lời Công Bố của Các Bà Mẹ nỗi tiếng của bà, viết ở Boston năm 1870.  Bà cũng bắt đầu Ngày Của Mẹ Cho Hòa Bình được tổ chức vào chủ nhật thứ hai của tháng Sáu và tổ chức suốt trong nhiều năm.  Bà Julia tranh đấu không ngừng cho việc chánh thức công nhận một ngày cho các bà mẹ và việc tuyên bố ngày này làm ngày nghỉ.  Đề nghị của bà được phổ biến nhưng sau đó được thay thế với ngày của Mẹ làm ngày nghỉ và được tổ chức vào tháng Năm.

Ngày Của Mẹ: Anna Jarvis

Ngày của Mẹ (Mother’s Day) ra đời ở Mỹ cách đây 100 năm do bà Ann Maria Reeves Jarvis - một phụ nữ ở Bang West Virginia Hoa Kỳ khởi xướng từ những năm 1850. Bà đã tổ chức các câu lạc bộ "Ngày của Mẹ" (Mother’s Day) để cải thiện điều kiện vệ sinh và cố gắng giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh bằng cách chống lại bệnh tật và hạn chế việc sữa bị nhiễm độc; Giúp đỡ những người lính bị thương; Gắn kết lại tình cảm gia đình vốn đã bị chia cắt bởi nội chiến ở Mỹ từ năm 1861 đến 1865.
Anna Jarvis - Người đã đấu tranh bền bỉ đến phút cuối đời 
cho ý nghĩa thực sự của "Ngày của Mẹ"
Tuy Ann Maria Reeves Jarvis là người khởi xướng các hoạt động nhân đạo giúp đỡ phụ nữ nhưng chính Anna Marie Jarvis, con gái của Ann Maria Reeves Jarvis mới là người đã cống hiến cả cuộc đời để đấu tranh vì “Ngày của Mẹ”. Năm 1905, Ann Maria Reeves Jarvis mất, Anna Jarvis vô cùng đau buồn. Sau nhiều nỗ lực, bà đã tổ chức lễ kỷ niệm “Ngày của Mẹ” chính thức tại nhà thờ Andrews Methodist Church đầu tiên vào năm 1908. Cùng với lễ kỷ niệm riêng của Anna Jarvis, các gia đình đã tụ tập tại nhiều điểm tổ chức sự kiện này ở quê hương của Jarvis ở Grafton, West Virginia và nhiều thành phố khác.Sau này, nhờ những nỗ lực của Jarvis, “Ngày của Mẹ” đã được mở rộng sang ngày càng nhiều thành phố và tiểu bang của Mỹ.

Vào năm 1914, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã chính thức lấy ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5 để k niệm “Ngày của Mẹ”
Ngày nay, ngày của Mẹ được dành để tôn vinh các người mẹ và tình mẹ, và ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội. Ngày của Mẹ theo truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5. Lễ này cũng được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là trong mùa xuân.

Ngày của mẹ đầu tiên được ra đời ở nước Mỹ và cho đến thời điểm này ngày của mẹ đã và đang lan rộng ra hơn 65 quốc gia khắp toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày của mẹ còn có một tên gọi khác là Ngày Hiền Mẫu.

Nếu tính theo dương lịch thì Ngày của Mẹ ở Việt Nam trong 2015 là vào ngày 10/5/2015. Ở các nước phương Tây, vào ngày của mẹ, những người con sẽ biết ơn mẹ của mình bằng cách thể hiện tấm lòng của họ qua những câu chúc, những món quà tặng dù là vật chất hay tinh thần thể hiện mong muốn mẹ của mình được vui vẻ, hạnh phúc.

MẸ TRONG THƠ VĂN, CA DAO, NHẠC, ĐIỆU RU
Bàn tay mẹ...
...vuốt ve đôi bàn chân nhỏ xíu từ khi mới lọt lòng...

Bàn tay mẹ...
... nâng sửa chiếc cặp sách khi con đến trường..
Bàn tay mẹ...
... gạt những giọt mồ hôi của con sau những giờ tập thể thao...
Bàn tay mẹ...
... quạt nồng cho con những trưa nắng hạ...
Bàn tay mẹ...
... đấp thuốc lên những vết thương ứa máu...
Bàn tay mẹ...
... nâng mặt con lên và lau khô những giọt nước măt...
Bàn tay mẹ...
.....là nguồn ấm cho đời con..
(sưu tầm)

NHỚ MẸ HIỀN

Buồn lắm mẹ ơi, đêm trường viễn xứ
Con nhớ nhung hoài tiếng mẹ hiền ru
Thương mẹ lắm, giờ đây xa cách mãi
Chuyện tao phùng biền biệt cõi thiên thu!
Buổi ra đi nhìn mẹ già yếu lắm
Lệ lưng tròng rưng rức nhói buồng tim
Đường thiên lý quê người xa thăm thẳm
Con lạc loài biền biệt tựa bóng chim.
Con biết mẹ khóc chiều thu lá đổ
Mẹ mong chờ khi phượng đỏ đầy sân
Gió bấc về thương con buồn xứ lạnh
Cảnh xuân tàn mẹ vò võ bâng khuâng!
Con lưu lạc nửa đời xa cách mẹ
Như trùng dương thuyền mất dấu hải đăng
Ôi mờ mịt giữa đêm trường cô lẻ
Càng hãi hùng chợt thấy ánh sao băng.
(sưu tầm)


CON NỢ

Con nợ mẹ cha những ngày vui bất tận
Rong ruổi suốt cuộc đời không định hướng tương lai
Con nợ những chiếc hôn còn nóng hổi vành môi
Trong cơn điên loạn giữa bạc tiền mến mộ
Con nợ căn nhà sập xệ bàn tay mẹ mòn tháng năm
Để con lớn khôn mắt xanh hồn lữ thứ
Con nợ những trưa hè oi bức cha gồng gánh gia đình
Con đứng đó dửng dưng để thấy từng nhát đau xuyên qua ngực
Con nợ lòng dũng cảm đâu đó cần một thâm tình
Con nợ những giản đơn đời thường để che đi lòng kiêu hãnh
Con nợ đời sắp hai mươi vẫn chưa góp nhặt
Huênh hoang giữa mọi người để cô đơn đầy ắp cõi lòng
Con nợ sự tri âm ai đó yêu qua lời thơ tiếng nhạc
Con nợ đêm dài vồn vã những ấu trĩ dại khờ
Con nợ mẹ cha không bao giờ trả hết
Những nỗi nhọc nhằn con chỉ biết cắn vào môi
Bài học đầu đời thật vất vả mẹ cha ơi!
Xin cho con im lặng để mắt con cay
Xin cho con lạnh lùng để con không bật khóc
Xin cho con góp nhặt để còn chút lương tâm
Xin cho con chuộc lỗi dù biết đã muộn màng
(sưu tầm)


Sự hy sinh của người mẹ là quá lớn..... Mẹ đã hy sinh sắc đẹp, từng giọt mồ hôi...nước mắt...từng miếng ăn...và những hạnh phúc của riêng mình để có thể mang lại cho chúng ta một cuộc sống tốt nhất có thể..... Dù cuộc sống có giàu hay nghèo, có mẹ ở bên đã là một điều hạnh phúc tuyệt vời....nên con cái phải:
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.


Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ buồn! Khi mẹ già nhớ phải chăm sóc mẹ thật tốt, mất mẹ là điều bất hạnh vô vàn.
"Mẹ già như trái chín cây

Gió lay mẹ rụng, thân này mồ côi "

(Ca dao)

Mẹ là một tình thương bao la..lúc nào cũng là dòng suối mát... nguồn sửa ngọt ngào cho tất cả những đứa con của mẹ..

"Mẹ già như chuối ba hương .
Như xôi nếp một như đường mía lau" 
(Ca dao)

Con còn nhỏ mẹ cơ cực trăm bề...ngày ngày phải vỗ về từng giấc ngũ cho con dại....suốt đời trong ánh mắt của mẹ con luôn là người nhỏ bé nhất và luôn là mối lo của mẹ...
Miệng ru mắt nhỏ hai hàng,
Nuôi con khôn lớn mẹ càng thêm lo.

Rồi khi con khôn lớn mẹ lại vất vả dạy cho con những tập tục của Việt tộc trong truyền thống Văn lang để con không bị mọi người cười chê.....
Con ơi mẹ bảo câu này:
Học buôn hoc bán cho tày người ta,
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.

Đ
ến khi người con gái đã trưởng thành đến tuổi lấy chồng, có người con gái gặp nhân duyên từ miền Trung đi lấy chồng từ miền Nam, miền Bắc, hay xa hơn nữa là lấy chồng Việt Kiều ở Anh, Mỹ, Úc ...v .v.

Vào lúc trời chiều nhìn mây bay lơ lững, gió thổi man mác, nhìn những cánh chim trời bay về một phương xa xôi không biết đâu là biên giới ... Lòng cô gái đau xót nước mắt rưng rưng hướng về quê mẹ mà than thân trách phận, buồn nhớ mẹ già ...

"Mẹ ơi đừng gã con xa .

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu ?"

(Ca dao )

Hay
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau .

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều "


Những người mẹ VNCH có con đã hy sinh trong suốt
 chiều dài cuộc chiến trước năm 1975


Khi tất cã đã lập gia đình, thì mẹ già như chuối chín cây, chỉ cần ngọn gío trở trời sẽ làm mẹ nhuốm bệnh....đây chính là một trong những dịp đễ con cái báo đáp đền ơn công ơn công ơn của mẹ... 
Một đời tần tảo âu lo

Giờ mẹ ốm yếu lò dò tập đi
Nghẹn lòng con lệ tràn mi
Con đau từng bước mẹ đi nhọc nhằn

Cuộc đời biết mấy gieo leo
Giờ bàn tay ấy lần theo vách tường
Lòng con khấn vái bốn phương
Mong chân mẹ bước bình thường như xưa...

Hạnh Phúc nhất ko phải là khi bạn có cuộc sống giàu có ...Không phải là khi địa vị xã hội của bạn cao ...Không phải là khi bạn có một người yêu hoàn hảo ...mà hạnh phúc nhất là bạn còn nghe được tiếng nói của mẹ hàng ngày bên tai. 

ĐIỆU RU CỦA MẸ VIỆT NAM

Người mẹ mà tôi muốn nói đến nơi đây, đó là Long mẫu , Long mẫu khi chưa kết duyên cùng Kinh dương vương gọi là Long nữ con gái Động đình quân tức vua vùng Động đình hồ , Long mẫu chính là tổ mẫu dòng Hùng Việt hay Bách Việt ; vì chỉ Long mẫu mới có thể nằm ru con Hồng cháu Lạc ở Động đình hồ đúng như truyền thuyết lịch sử .....lời ru của bà đã truyền lại từ đời nầy qua đời kia... những câu hò ru con đã kết thành một bản trường ca bất tận cùa kho tàng văn chương Việt. Những câu hò của mẹ nói lên được nhân nghĩa cuộc đời, đạo lý làm con, tình yêu nước... sự thuỷ chung chồng vợ...Điệu hò thấm sâu vào tâm thức tuổi thơ, để khi lớn lên càng hiểu thêm những điều mà mẹ từng gửi gắm cho ta trong giấc ngủ. Những đứa trẻ VN lớn lên theo thời gian, trưởng thành cùng câu hát. Những đứa con của mẹ VN phải biết ơn vô cùng giọng hò ru ta từ thuở nằm nôi:


Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông
Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên 


Hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài cho tổ quốc VN. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi đám con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu, như bài hát ru của người mẹ sau đây:
Ầu ơi... chim khôn chưa bắt đã bay.
Người khôn chưa nói giang tay đỡ lời.

ầu ơi... Trời còn khi nắng khi mưa.

Người ta cũng có sớm trưa thất thường.


Trên tấm lưng gầy, mẹ đeo con lên nương rẫy, mẹ vừa vãi hạt giống gieo trồng xuống đất, vừa gieo vào lòng tuổi thơ ý nghĩa sống của một con người. Rằng không phải con chim nào bay lên trời cũng đều là chim ưng, mà quạ, diều, chim cắt, chim cú cũng bay lên trời cao! Và khi mẹ vừa đưa võng vừa may vá, mẹ lại gửi theo đường kim mối chỉ trong chiếc tã lót cho con - một trong những khuôn phép ở đời:

Ầu ơi... thương nhau bụi cỏ cũng ngồi

Đám tranh cũng lội, rừng chồi cũng bãng.
Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru cội nguồn Việt Nam, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử. Tiếng hát ru đưa chúng ta trở về những ngày thơ ấu. Sung sướng biết bao khi được nằm trong vòng tay mẹ trên chiếc võng đong đưa. Dòng sữa thơm ngọt từ bầu vú ấm áp, bàn tay mẹ xoa đầu êm ái dịu dàng và tuyệt vời hơn cả là giọng ru ngọt ngào, truyền cảm của mẹ đưa con trẻ vào giấc ngủ thiên thần.
Ngủ cho yên, ngủ cho say
Tiếng ru theo tiếng võng đưa ngọt ngào
XIN NƯỚC MẮT MẸ VN NGỪNG RƠI
Người ta còn nói rằng, vô phước cho một người nào đó không hề được nghe câu ru của mẹ để dần dần được lớn lên, dần dần được trưởng thành. Hơn 3 triệu đứa  con hoang, đàn trẻ lạc loài, được nuôi lớn bằng sa Mác Lénin và Mao nên những đa trẻ nầy chưa bao giờ được nghe điệu ru của mẹ VN cất lên từ võng đào, hàng ngày chúng lớn trong  tiếng ru hồn của đảng csVN tiếng và tiếng hát của loài quỷ  từ hang Pắc Pó như : hồ chí minh, Đổ mười, Võ nguyên giáp, Lê duẩn, Trường chinh, Tố hữu, ......Nông đức mạnh, Nguyễn minh triết, Nguyễn phú trọng,Nguyễn tấn dũng, Phùng quang thanh...Trương tấn sang, Nguyễn sinh hùng.....Đám con hoang nầy từ chối sữa mẹ VN, chúng lớn lên bằng dòng sữ của quỷ....lớn lên trong câu hát và điệu ru của quỷ nên trở thành những kẻ phản quốc bán nước, phi nhân, vô tổ quốc, vô đạo ( vô tôn giáo), vô gia đình....Chúng là những đứa trẻ khi cất tiếng nói đầu đời đã kêu ngay những tên chúa quỷ:


 ...
Sta -lin! Sta-lin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!

Mồm con thơm sữa xinh xinh

Như con chim của hoà bình trăng trong

Hôm qua loa gọi ngoài đồng

Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười
............ 
Hoặc:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
(dòng thơ của những đứa con hoang Tố Hữu)

Sống bằng dòng sữa Mác-Lê-Mao, nên chúng đã trỡ thành những con dã thú sẳn sàng quay lưng lại với Việt tộc, sẳn sàng liếm gót giày của Đại hán, để xin được tiếp tục làm kiếp quỷ..
Sức tàn phá của văn hoá Marx là vậy, đó là thủ phạm đã đưa xã hội VN mấy thập niên qua xuống dốc một cách thảm hại. Đám con phản trắc nầy đã tàn hại lương dân, phản bội lại quê hương của mẹ VN, chúng vất bỏ lương tâm chối bỏ cội nguồn vì bả công danh, chúng chính là mối di hoạ cho đất nước gần một thế kỷ qua. 
Hãy nhớ lấy nhớ lời ru của mẹ VN đễ sớm đưa Việt tộc trở về với vị trí đúng của nó. Trả tộc Việt về với cội nguồn, trở về với nền văn hoá Văn Lang, một thời thịnh trị kéo dài 2879 năm trước khi bị Tàu xâm lăng. Hãy dùng hình ảnh mẹ Việt Nam trong ngày Mother´s day đễ xoá đi màu đỏ của học thuyết Marx Lénin. Và dùng tiếng ru của mẹ VN để coi như những lời khuyên, lời nhắn nhủ để những đứa con hoang quay về lại với cội nguồn của Việt tộc. 


Mẹ VN đã quá khổ đau vì những đứa con hoang, nếu chúng không có khả năng quay đầu để trỡ về với đại gia đinh Việt tộc, thì chúng ta không thể chậm trễ được nữa, phải đứng lên làm một cuộc cách mạng toàn diện thay đỗi xã hội để con rồng cháu tiên cất cánh trong cộng đồng thế giới tiến bộ...để đất tổ rạng trời đông.... để Việt tộc còn có thể vươn lên trong bể tình bao la từ tấm lòng của mẹ VN, từ lời ru tiếng hát câu hò mà mẹ đã ầu ơ .... nơi mà tình Việt đã phát sinh từ chiếc võng đào nơi Động Đình Hồ.

Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên

Để cho nước mắt mẹ thôi rơi, xót xa vì những đứa con vong ơn phản bội, đem quê hương dâng hiến cho kẻ thù...nhưng mẹ ơi...xin mẹ đừng than khóc nửa...vì chúng con vẩn còn đây những đứa con của mẹ vẩn còn đây....những đứa con lớn lên bằng dòng sữa của mẹ vẩn còn đây..

Hạnh Phúc nhất của một người con là khi bạn có Mẹ và còn Mẹ ...!!!
Mẹ là để yêu....để thương...để trân trọng .....và để luôn điểm tựa ấm cúng nhất đời con....

Mẹ sẽ ấm lòng khi những đứa con của mẹ vẩn một lòng làm cuộc cách mạng dân chủ để mẹ ngừng rơi những giọt nước mắt đau khổ trong nhiều năm qua. Xin mẹ yêu, mẹ đừng than khóc nữa, chúng con nguyện đi dựng lại quê hương.  

Lý Bích Thuỷ 10/5/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét